Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

"Méo mặt" vì câu hỏi khó của con ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.21 KB, 3 trang )

"Méo mặt" vì câu hỏi khó của con
Phần lớn các bé không chịu dừng lại trước một đáp án của cha mẹ
mà thích "vặn vẹo" lại. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh rơi vào
tình huống khó xử vì sợ lời giải thích không logic sẽ làm hại con.
Vì thế, cha mẹ cần cẩn trọng trong lời nói. Trái với suy nghĩ của
nhiều người lớn, trí nhớ của các bé khá tốt. Do đó, một câu chuyện
của cha mẹ có thể khiến bé ghi nhớ rất lâu và đến một lúc nào đó, bé
sẽ "vặn" lại cha mẹ. Cho nên, những đáp án thiếu tính chặt chẽ của
phụ huynh có thể khiến bé hoang mang vì không biết đâu là đúng,
đâu là sai.
Đối với những câu hỏi của trẻ đưa ra, để có cách trả lời tốt nhất vừa
thoả mãn tính hiếu kỳ, lại vừa kích thích tư duy bạn có thể tham khảo
mấy cách sau:
1. Trả lời bằng cách đặt câu hỏi ngược lại:
Khi trẻ nêu ra câu hỏi, bạn đừng bao giờ vội vã giải thích hoặc trả lời
ngay, mà có thể dùng hình thức hỏi ngược lại câu hỏi của trẻ để khơi
gợi trẻ tự suy nghĩ, tìm ra câu trả lời độc lập hoặc bạn cùng trao đổi
với trẻ nhằm loại trừ các sai sót để có được câu trả lời chính xác
nhất.
2. Trả lời theo cách khơi gợi trí tưởng tượng:
Bạn thường hay đọc cho trẻ một câu chuyện ngắn trước giờ đi ngủ.
Đây là thói quen tốt, không chỉ trau dồi ngôn ngữ mà còn có lợi trong
việc bồi dưỡng phẩm chất, góp phần phát triển sự hiểu biết và thúc
đẩy trí lực phát triển. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho trẻ có khả năng
suy luận, óc tưởng tượng tốt và tinh thần sáng tạo, bạn đừng bao giờ
đọc phần kết thúc truyện. Chắc chắn khi đang đọc, bạn dừng lại, trẻ
sẽ hỏi phần kết thúc như thế nào. Bạn hãy cho trẻ tự mình tưởng
tượng, để xem trẻ có nảy sinh cái gì mới, sau đó mới bổ sung phần
kết.
3. Trả lời theo kiểu cùng thăm dò, cùng trao đổi:
Cha mẹ không nên trả lời trực tiếp câu hỏi cho trẻ ngay, mà nên cùng


sinh hoạt, cùng trao đổi với trẻ để tìm ra đáp án chung. Ví như không
hiểu biết một hiện tượng vật lý nào đó có thể cùng làm thí nghiệm
nhỏ với trẻ, thiếu đồ chơi thì có thể tìm nguyên vật liệu và hướng dẫn
trẻ tự làm lấy. Phương thức này sẽ giúp trẻ có thói quen chịu làm,
chịu động não và cùng hợp tác thăm dò, bồi dưỡng tính thích thú khi
học tập cũng như trong lúc nghiên cứu.
4. Trả lời theo kiểu bảo lưu nghi vấn:
Có những câu hỏi mà trẻ đặt ra liên quan đến các hiện tượng phức
tạp của tự nhiên, xã hội, nếu bạn trả lời sẽ quá sự hiểu biết của trẻ
cũng như khó trả lời rõ ràng. Ví dụ như trẻ hỏi vì sao em bé lại ra đời,
hay tại sao có chiến tranh bạn cũng không cần phãi giải thích và
đòi hỏi trẻ hiểu ngay tất cả, nên có thể nói với trẻ bằng thái độ nhã
nhặn rằng con đang còn bé, chưa hiểu biết nhiều, khi lớn lên con sẽ
hiểu hết. Với cách thức này trẻ sẽ mang theo tâm tư nghi vấn để
quan sát. Nhưng cũng không nên áp dụng tùy tiện, bởi vì các câu hỏi
của trẻ nếu thường không được giải quyết thỏa đáng, sẽ làm mất đi
tính tích cực về việc suy nghĩ các vấn đề cần hiểu.
Đôi khi bé có thể đặt những câu "tại sao " rất tối nghĩa, ví như: "Mẹ
ơi, tại sao KFC?". Khi đó mẹ không nên nói rằng mẹ chẳng hiểu nổi
bé muốn nói gì, mà hãy hỏi lại để hiểu rõ ý bé hơn. Có lẽ là bé muốn
biết món KFC được làm từ nguyên liệu gì, tại sao nó được gọi như
thế, hoặc cũng có thể bé đang thèm ăn món này chăng? Và mẹ có
thể hỏi lại bé: "Ý con muốn hỏi KFC là gì á?" " KFC là thịt gà đem rán
lên "
Vâng, càng được ba mẹ quan tâm giải thích nhiều câu hỏi "tại sao",
bé sẽ càng có cơ hội để khám phá thế giới muôn màu, càng phát
triển trí tuệ sớm và tốt hơn.

×