Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Zearalenone I – yếu tố quan trọng gây nên sự sụt giảm khả năng sinh sản của heo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.52 KB, 8 trang )


Zearalenone I – yếu tố
quan trọng gây nên sự
sụt giảm khả năng sinh
sản của heo







Khi nhìn thấy những biểu hiện đặc trưng như âm hộ đỏ, sưng lên
ở heo nái hậu bị; tỉ lệ sẩy thai, chết non tăng lên trong quá trình
mang thai có thể nghi ngờ thức ăn nhiễm độc tố Zearalenone
(ZEA). Zearalenone là loại mycotoxin chủ chốt làm giảm khả
năng sinh sản trên heo.
Zearalenone được sản xuất bởi nấm Fusarium và thường được
tìm thấy trong gạo, ngũ cốc khắp n
ơi trên thế giới khi điều kiện
sản xuất, thu hoạch, bảo quản không tốt. ZEA gây ra hiện tượng
lên giống giả ở heo (do cấu trúc hóa học ZEA tương tự với
estrogen) và ảnh hưởng trên tất cả các nhóm tuổi khác nhau, đặc
biệt nhạy cảm trên heo nái và nái hậu bị. Triệu chứng lâm sàng
và cận lâm sàng được mô tả trong hình 1
GREE
NFEED
NEWS
LETTE
R



Hiểu rõ tác động sinh học và quá trình biến dưỡng của ZEA có
thể giúp người chăn nuôi tránh sự nhiễm độc mycotoxin và giảm
thiểu thiệt hại kinh tế. Cấu trúc hóa học của ZEA được mô tả
trong hình 2a. Dạng đồng phân hoạt động l-form được phân lập
từ nấm sợi Fusarium graminearum. Chất độc này ở dưới dạng
tinh thể không màu, nhiệt độ nóng chảy trong khoảng 164-165
o
C,
điều đó giải thích rằng ZEA rất khó bị phá hủy ở nhiệt độ chế
biến thức ăn thông thường. Trên thực tế, ZEA vẫn còn được tìm
thấy trong bắp xay ở nhiệt độ 150
o
C sau 44h.

Cấu trúc cua Zearalenone

ZEA tan ít trong nước, tan nhiều trong acetone, ether, benzene,
alcohol và dung dịch kiềm. Như đã đề cập ở trên, ZEA có cấu
trúc hóa học tương tự như estrogen, ZEA có thể bám vào điểm
tiếp nhận estrogen, gây ra hiện tượng mang thai giả ở heo.

Heo nái hậu bị ăn phải thức ăn nhiễm ZEA có chu kỳ lên giống
kéo dài hơn, tỷ lệ mang thai giảm, tăng tỉ lệ bào thai dị dạng. Ví
dụ, cho heo nái hậu bị ăn 20 mg ZEA/ngày trong th
ời gian 5 ngày
trong giai đoạn giữa và sau của chu kỳ lên giống làm tăng một
cách đáng kể thời gian giữa hai chu kỳ lên giống từ 20 ngày
(trung bình) đến 74 ngày (dài nhất). Trong một nghiên cứu khác,
hiện tượng mang thai giả đã tăng 25%, 88%, và 88% khi cho heo

nái hậu bị ăn lần lượt 3, 6, và 9 ppm ZEA. Khi cho heo nái hậu bị
đã thụ tinh ăn thức ăn bị nhiễm 15 hoặc 30 ppm ZEA tinh khiết
trong 14 ngày, số lượng bào thai sống giảm đáng kể so với nhóm
đối chứng. Cũng trên thí nghiệm đó, người ta nhận thấy không có
sự phát triển của bào thai khi nái hậu bị được cho ăn 60 hoặc 90
ppm ZEA. Young và cộng sự (1981) đã ghi nhận rằng có sự liên
quan giữa hiện tượng âm hộ sưng, đỏ, sự tăng trọng giảm, hiệu
suất tiêu thụ thức ăn với sự tăng nồng
độ ZEA từ 0 đến 9 ppm.
Một nhóm nghiên cứu khác cũng báo cáo rằng heo nái cho ăn 10
ppm ZEA có biểu hiện chậm động dục sau cai sữa, giảm lứa đẻ và
khả năng thụ tinh, tăng trọng lượng tử cung và độ dày của thành
âm đạo. Gần đây, Yang và nhóm nghiên cứu của ông (2008) đã
báo cáo rằng khi cho heo hậu bị ăn 1 đến 3 ppm ZEA tinh khiết
trong 21 ngày, kích thước và trọng lượng của âm hộ và trọng
lượng của các cơ quan
đích (tử cung, buồng trứng, thận, gan)
tăng đáng kể. Nhóm nghiên cứu này phát hiện khi cho heo hậu bị
ăn 1 ppm ZEA, lượng protein thô và năng lượng hấp thụ giảm rõ
rệt. Tuy nhiên, những tác động xấu của ZEA có thể được cải
thiện khi trộn chất hấp phụ vào thức ăn.

Sự hấp thụ: Trong ruột non, ZEA được hấp thu rất nhanh. Sau
khi heo ăn ZEA, người ta tìm thấy sự hiện diện ZEA trong máu
sau vài phút, trong s
ố đó, 85% ZEA được hấp thụ trong thành
ruột với thời gian dưới 30 phút. Sự hấp thụ ZEA tuân theo quá
trình động học bậc nhất có Ka (hằng số động lực học) bằng 9.3/h
đối với chuột. Khi ZEA được hấp thụ vào cơ thể, enzyme CyP450
trong tế bào biểu mô ở thành ruột và gan nhanh chóng chuyển

ZEA thành α-zearalenol (ZEO) và b-zearalenone (ZEL). α-ZEO
tạo hiệu ứng mang thai giả cao hơn nhiều so với tiền chất của nó
là ZEA trên heo. Ở
gan, ZEA và các chất chuyển hóa của nó kết
hợp với các chất đường, các hợp chất này đi vào ruột non thông
qua mật. Trong ruột non, một số hợp chất được thải ra phân và
một số được tái hấp thụ vào cơ thể thông qua chu trình Gan –
Mật. (Hình 2)


Sau khi Zearalenone được hấp thụ vào cơ thể, nghiên cứu cho
thấy rằng không có biện pháp nào có thể làm giảm độc tính của
ZEA trên heo. Tuy nhiên, chất hấp phụ tại ruột có thể gắn kết với
những dạng ZEA khác nhau, do vậy ngăn chặn được sự tái hấp
thu thông qua chu trình Gan – Mật. Sau khi tiêm ZEA vào tĩnh
mạch heo con, thời gian bán rã của ZEA trong máu là 86,6h. Tuy
nhiên, khi mật bị ngăn cản không cho đổ vào ruột non, thời gian
bán rã của ZEA và quá trình chuyển hóa giảm đáng kể còn 3,3h.
Điều đó cho thấy tỷ lệ hồi phục khỏi độc lực ZEA có thể tăng
nhanh khi ngăn chặn sự “tái tuần hoàn” của ZEA trong cơ thể.
Nói chung, khoảng 2/3 khối lượng độc chất hấp thu được bài tiết
ra phân chủ yếu là hợp chất ZEA được sản xuất ở gan và thoát ra
đường mật. Dạng hòa tan ZEA được thải ra đường tiểu và mộ
t
lượng nhỏ ZEA được tìm thấy trong sữa. Chu trình chuyển hóa
Zearalenone ở heo nái được mô tả trong hình 3.


Tóm lại, sự hiện diện ZEA trong thức ăn là không thể tránh khỏi
và sự nhiễm độc ZEA rất khó xử lý. Phương pháp hữu hiệu nhất

hiện nay là sử dụng chất hấp phụ trong thức ăn để ngăn chặn sự
hấp thụ ZEA vào ruột và sau đó là ngăn chặn sự tái hấp thụ dạng
kết hợp của ZEA bởi chu trình Gan – Mật. ZEA được hấp thụ
nhanh chóng trong ruột non, do vậy, sau khi ăn thức ăn nhiễm
độc, điều quan trọng hơn cả là phải kịp thời ngăn chặn độc tính
của ZEA phát tán trong cơ thể. Bằng cách hiểu rõ sự hấp thụ và
chuyển hóa của ZEA, người sản xuất thức ăn và người chăn nuôi
có thể lựa chọn phương pháp thích hợp để xử lý độc tố ZEA một
cách hiệu quả và kinh tế.

ThS. Fang Chi và ThS. Jonathan Broomhead, Công ty Amlan,
Chicago
________________________________________________________





×