Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ CHẺ BIẾN QUẢN LỢI THUỘC CÔNG TY CAO SU BÌNH LONG- BIỆN PHÁP GIẢM THIẾU MÙI HÔI TRONG XƯỞNG SƠ CHÉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
NGÀNH : BẢO HỘ LAO ĐỘNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM
VIỆC CỦA XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ BIẾN QUẢN
LỢI THUỘC CƠNG TY CAO SU BÌNH LONG –
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÙI HÔI TRONG
XƯỞNG SƠ CHẾ

SVTH : Nguyễn Hồ Anh Tuấn
MSSV : 610031B
LỚP : 06BH1N
GVHD : KS . Nguyễn Chí Tài

-

- TP HCM –
Ngaøy 17 – 09 – 2006 -

-1-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
NGÀNH : BẢO HỘ LAO ĐỘNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM
VIỆC CỦA XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ BIẾN QUẢN
LỢI THUỘC CƠNG TY CAO SU BÌNH LONG –
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÙI HÔI TRONG
XƯỞNG SƠ CHẾ
SVTH
MSSV
LỚP

: Nguyễn Hồ Anh Tuấn
: 610031B
: 06BH1N

Ngày giao nhiệm vụ luận văn :
Ngày hoàn thành luận văn :
TPHCM - Ngày
tháng
Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Chí Tài

năm 2006


LỜI CẢM ƠN

Bằng tất cả vốn kiến thức đã học tại trường cùng với thời gian tiếp xúc thực tế , em
đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Em xin biết ơn sâu sắc đến ban giám hiệu trường ĐH BC Tôn Đức Thắng , thầy
trưởng khoa TS Nguyễn Văn Quán cùng với các quý thầy cô trong khoa Khoa
Học Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động đã truyền thụ cho em những kiến thức quý
báu trong những năm học vừa qua.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Chí Tài , người đã hết lịng hướng
dẫn , chỉ bảo cho em những kinh nghiệm thực tế cũng như kỹ năng chun mơn bổ ích
để hồng thành bảng luận văn tốt nghiệp này .
Để hoàng thành bản luận văn tốt nghiệp này , em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cơ chú trong các phịng ban thuộc cơng ty cao su Bình Long và Xí nghiệp
cơ khí chế biến Quản Lợi , em xin chân thành cảm ơn .
Do thời gian tìm hiểu thực tế có hạn , cũng như những bỡ ngỡ giữa lý thuyết và
thực tế , nên bản luận văn này chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót , em rât
mong nhận được sự thông cảm cùng với những ý kiến đóng góp của các thầy cơ và các
cơ chú trong xí nghiệp để bản luận văn này có thể trở thành một tài liệu hoàn chỉnh .

Em xin chân thành cảm ơn.
NGUYỄN HỒ ANH TUẤN
TPHCM – Tháng 12 năm 2006 -


BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN HỒ ANH TUẤN .
Giáo viên hướng dẫn : KS. NGUYỄN CHÍ TÀI .
TÊN ĐỀ TÀI :

MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA XÍ
NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ BIẾN QUẢN LỢI THUỘC CƠNG TY CAO SU
BÌNH LONG - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÙI HÔI TRONG XƯỞNG
SƠ CHẾ

Nội dung luận văn tốt nghiệp :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tháng 12 năm 2006
Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Chí Tài


BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CỦA GIÁO VIÊN PH ẢN BI ỆN
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN HỒ ANH TUẤN
Giáo viên hướng dẫn : KS. NGUYỄN CHÍ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI :

MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA XÍ
NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ BIẾN QUẢN LỢI THUỘC CƠNG TY CAO SU
BÌNH LONG - BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÙI HÔI TRONG XƯỞNG
SƠ CHẾ
Nội dung luận văn tốt nghiệp :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tháng 12 năm 2006
Giáo viên phản biện


MỤC LỤC
Trang
Mục lục

1

Danh mục các hình và bảng có trong luận văn


5

Hình

5

Bảng

6

Danh mục các chữ viết tắt sử dụng trong luận văn

7

Chương 1 : Mở đầu

8

1.1. Tính bức xúc và sự cần thiết nghiên cứu đề tài .

9

1.2. Mục tiêu – Phương pháp – Nội dung nghiên cứu đề tài .

10

1.2.1. Mục tiêu

10


1.2.2. Phương pháp

10

1.2.3. Nội dung

10

Chương 2 : Thực trạng tình hình sản xuất của xí nghiệp
2.1. Giới thiệu sơ lược về cao su
2.1.1. Cao su thiên nhiên

12
12
12

2.2. Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty cao su Bình Long. 12
2.3. Giới thiệu sơ lược về xí nghiệp cơ khí chế biến Quản Lợi.

14

2.3.1. Địa điểm – Vị trí địa lý của xí nghiệp

14

2.3.2. Đặc điểm cấu trúc xây dựng

14

2.3.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh


14

2.3.4. Cơ cấu và bộ máy tổ chức của xí nghiệp cơ khí chế biến
Quản Lợi

14

2.3.5. Thời gian làm việc – Thời gian nghỉ ngơi

17

2.3.5.1 Thời gian làm việc

17

2.3.5.2 Thời gian nghỉ ngơi

18

2.4. Giới thiệu nguồn nhân lực

19

2.4.1. Phân loại lao động theo học vấn

19

2.4.2. Phân loại lao động theo nhóm tuổi


19

2.5. Giới thiệu quy trình cơng nghệ sản xuất cao su

21

2.5.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất mủ cốm.

22

2.5.2. Quy trình công nghệ sản xuất mủ li tâm

25
1


2.5.3. Quy trình cơng nghệ sản xuất mủ tạp
2.6. Nhận xét

27
29

Chương 3 : Mơi trường khơng khí và điều kiện làm việc của cơng
nhân xí nghiệp cơ khí chế biến.

31

3.1 Mơi trường khơng khí .

31


3.1.1. Vi khí hậu

31

3.1.1.1 Nhiệt độ

31

3.1.1.2 Độ ẩm

32

3.1.1.3 Tốc độ gió

32

3.1.2. Tiếng ồn

32

3.1.3. Hơi khí độc

33

3.1.4. Bụi

33

3.1.5 Ánh sáng


33

3.2. Điều kiện lao động.
3.2.1. Thành lập Hội đồng BHLĐ

34
34

3.2.1.1 Thành viên

35

3.2.1.2 Cơ cấu hoạt động

35

3.2.1.3 Nhận xét

35

3.2.2. Bộ phận bảo hộ lao động

36

3.2.3. Bộ phận y tế

37

3.2.4. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên


37

3.2.5. Hoạt động BHLĐ ở xí nghiệp

38

3.2.6. Cơng đồn với cơng tác BHLĐ

39

3.2.7. Kế hoạch BHLĐ

40

3.2.8. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ

41

3.2.8.1 Các biện pháp về kỹ thuật an tồn

41

3.2.8.2 Phịng chống cháy nổ

41

3.2.9. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động,cải thiện điều kiện
làm việc


42

3.2.9.1 Đầu tư xây dựng , lắp đặt mới ,sửa chữa và bảo
dưỡng các hệ thống kỹ thuật vệ sinh

42

3.2.9.2 Đầu tư cho việc cải thiện mơi trường trong xí nghiệp

44

3.2.10 Trang bị PTBVCN cho người lao động

44

3.2.11 Tuyên truyền – Giáo dục – Huấn luyện BHLĐ

47

3.2.12 Chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho


người lao động

48

3.2.12.1 Khám sức khỏe định kỳ-khám bệnh nghề nghiệp

48


3.2.12.2 Chất lượng lao động

49

3.2.12.3 Chế độ bồi dưỡng độc hại

49

3.2.12.4 Việc khai báo điều tra tai nạn lao động

50

3.2.13. Tự kiểm tra cơng tác BHLĐ

50

3.2.14. Tình trạng máy móc thiết bị

50

3.2.15. Tâm lý lao động

52

3.2.16. Việc quy hoạch kết cấu và bố trí nhà xưởng

52

3.2.16.1 Quy hoạch kết cấu nhà xưởng


52

3.2.16.2 Bố trí nhà xưởng

53

3.2.17 Tư thế lao động

55

3.2.18. An toàn điện

55

3.2.19. An toàn thực phẩm

56

3.2.20. An toàn đi đường

56

3.2.21. Phong trào “ Xanh – Sạch – Đẹp”

57

Chương 4 : Kiến nghị biện pháp xử lý mùi hôi trong xưởng chế biến

59


4.1 Mùi hôi của cao su

60

4.2 Giới thiệu thành phần chính của trà

60

4.2.1 Thành phần hố học

60

4.2.2 Hợp chất phenol ( ta nin )

60

4.3 Mơ tả quy trình thí nghiệm
4.3.1 Xác định tỉ lệ pha giữa trà và nước

61
62

4.3.1.1 Cách pha trà

62

4.3.1.2 Phương pháp đánh giá

63


4.3.1.3 Phương pháp tiến hành thử nghiệm

63

4.3.1.4 Quá trình thử nghiệm

63

4.3.1.4.1 Thử tỉ lệ

63

4.3.1.4.2 Đánh giá kết quả thử nghiệm

64

4.3.1.5 Nhận xét
4.3.2 Thực nghiệm bằng phương pháp ngâm

64
64

4.3.2.1 Cách pha nước trà

65

4.3.2.2 Phương pháp đánh giá

65


4.3.2.3 Phương pháp tiến hành thử nghiệm

65

4.3.2.4 Quá trình thử nghiệm

65


4.3.2.4.1 Thử tỉ lệ

65

4.3.2.4.2 Đánh giá kết quả thử nghiệm

67

4.3.2.5 Nhận xét
4.3.3 Xác định thời gian sử dụng của trà

68
68

4.3.3.1 Cách pha nước trà

69

4.3.3.2 Phương pháp đánh giá

69


4.3.3.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm

69

4.3.3.4 Quá trình thử nghiệm

69

4.3.4 Thực nghiệm bằng phương pháp ngâm

70

4.3.4.1 Phương pháp đánh giá

70

4.3.4.2 Cách tiến hành

70

4.3.4.3 Đánh giá kết quả

71

4.3.5 Nhận xét
4.4 Kiến nghị

71
71


4.4.1 Sơ đồ quy trình xử lý

72

4.4.1.1 Kiến nghị mơ hình xử lý mùi hôi tại bãi chứa mủ tạp

72

4.4.1.2 Kiến nghị mơ hình xử lý mùi hơi tại hồ xử lý nước thải

76

4.4.1.2.1 Sử dụng hệ thống phun sương kết hợp hệ thống nâng
thuỷ lực

77

4.4.1.2.2 Sử dụng hệ thống phun sương kết hợp động cơ kéo dây 79
4.4.1.3 Nhận xét
4.4.2 Nhận xét về phương pháp xử lý mùi hôi bằng nước trà

82
82

Chương 5 : Kiến nghị và kết luận

84

5.1 Một vài kiến nghị khác

5.2 Kết luận

84
87

Tài liệu tham khảo

88


THỐNG KÊ CÁC HÌNH VÀ BẢNG
HÌNH
Hình 1 : Sơ đồ tổ chức xí ban thơng tư 08 (TT08).

16

Hình 2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy xí nghiệp cơ khí chế biến.

17

Hình 3 : Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất.

21

Hình 4 : Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất mủ cốm.

22

Hình 5 : Thành mương đánh đơng


23

Hình 6 : Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất mủ li tâm.

25

Hình 7 : Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất mủ tạp.

27

Hình 8 : Sơ đồ hoạt động BHLĐ ở xí nghịêp.

38

Hình 9 : Hệ thống xử lý nước thải

42

Hình 10 : Cơ cấu che chắn an tồn

51

Hình 11 : Kết cấu nhà xưởng

52

Hình 12 : Đường giao thơng trong xí nghiệp

53


Hình 13 : Mương đánh đơng

53

Hình 14 : Bãi chứa mủ tạp

54

Hình 15 : Tư thế lao động

55

Hình 16 : Biển báo giao thơng

57

Hình 17 : Sơ đồ quy trình thí nghiệm

62

Hình 18 : Phương pháp ngửi đánh giá mùi

66

Hình 19 : Sơ đồ quy trình xử lý

72

Hình 20 : Sơ đồ bố trí giàn phun sương mủ tạp


73

Hình 21 : Cấu tạo giàn phun sương mủ tạp

74

Hình 22 : Cấu tạo trục quay

74

Hình 23 : Sơ đồ bố trí quả tạ

75

Hình 24 : Hồ xử lý nước thải

77

Hình 25 : Sơ đồ bố trí giàn phun sương bằng hệ thống thuỷ lực

78

Hình 26 : Sơ đồ bố trí hệ thống thuỷ lực

79

Hình 27 : Cấu tạo hệ thống phun sương được kéo bằng động cơ

80


Hình 28 : Sơ đồ tổng quát hệ thống phun sương được kéo bằng
động cơ

81


Hình 29 : Sơ đồ bố trí hệ thống phun sương bằng động cơ

81

II / BẢNG
Bảng 1 : Bảng phân loại lao động theo trình độ văn hóa .

19

Bảng 2 : Bảng phân loại lao động theo nhóm tuổi .

19

Bảng 3 : Bảng đo vi khí hậu

31

Bảng 4 : Kết quả đo tiếng ồn

32

Bảng 5 : Kết quả đo ánh sáng

34


Bảng 6 : Bảng kết quả đo mẫu nước thải ở xí nghiệp cơ khí
chế biến

43

Bảng 7 : Bảng định mức danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân

44

Bảng 8 : Bảng đánh giá khả năng khử mùi của trà

64

Bảng 9 : Bảng đánh giá khả năng khử mùi

67

Bảng 10 : Bảng đánh giá khả năng khử mùi của trà trên mẫu một

68

Bảng 11 : Bảng đánh giá khả năng khử mùi của trà trên bảng hai

68

Bảng 12 : Bảng đánh giá khả năng khử mùi của trà để ở các
khoảng thời gian khác nhau

70



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ
DỤNG TRONG LUẬN VĂN
1. ATVSV : An toàn vệ sinh viên.
2. BNN : Bệnh nghề nghiệp.
3. BHLĐ : Bảo hộ lao động.
4. CBCNV : Cán bộ công nhân viên
5. HĐBHLĐ : Hội đồng bảo hộ lao động.
6. HĐLĐ : Hợp đồng lao động.
7. PCCC : Phòng cháy chữa cháy. .
8. PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân.
9. TCCP : Tiêu chuẩn cho phép.
10. TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
11. TNLĐ : Tai nạn lao động.


CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
-Hiện nay công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm phát triển
kinh tế được đảng và nhà nước ưu tiên đặt lên hàng đầu. Trong nhiều năm qua Đảng
và nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết hướng dẫn về cơng tác BHLĐ, các
ngành chức năng của nhà nước (lao động, y tế …) và Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam đã có nhiều cố gắng tăng cường chỉ đạo cơng tác BHLĐ .Các cán bộ quản lý, cán
bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lao động ở nhiều ngành, địa phương cơ sở đã hết sức
cố gắng duy trì cơng tác BHLĐ, duy trì và đảm bảo phong trào ATVSLĐ, từng bước
cải thiện ĐKLV. Điều đó cũng khẳng định được BHLĐ có tầm quan trọng và khơng
thể thiếu được trong ngành sản xuất, rõ ràng ở đâu có sản xuất có con người làm việc
thì ở đó phải có BHLĐ. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, để hội nhập vào nền kinh
tế thế giới thì phải bảo đảm ATVSLĐ, đó là điều tất yếu mà chúng ta phải làm.
- Trong những năm qua , công tác BHLĐ đã được nhà nước quan tâm nhiều ,

các cơ sở đều phấn đấu để trở thành đơn vị đạt danh hiệu “ Xanh - Sạch - Đẹp - Đảm
bảo ATVSLĐ ” . Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu , ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
công tác BHLĐ đạt được nhiều thành quả nhất định , góp phần vào cải thiện ĐKLĐ ,
phòng chống TNLĐ , BNN cho người lao động , nâng cao năng suất sản xuất . Song
song đó vẫn cịn tồn tại nhiều nỗi lo mà khơng dễ gì khắc phục được trong một sớm
một chiều :
+ Hầu hết ở các cơ sở sản xuất công tác BHLĐ chưa hình thành rõ nét , đặc
biệt khơng xây dựng chỉ tiêu quản lý , không đánh giá được thực chất cơng tác BHLĐ
tại cơ sở mình , các báo cáo thì cịn mang tính hình thức , chung chung “còn nguy
hiểm ,còn độc hại ”.
+ Trong nhiều ngành sản xuất (nhất là trong các đơn vị sản xuất tư nhân )
điều kiện lao động kém còn tương đối phổ biến . Vấn đề TNLĐ , BNN … còn nghiêm
trọng , vấn đề thực hiện các chính sách về BHLĐ còn nhiều bất cập , chủ yếu thực hiện
cho có hình thức .
+ Do sự hiểu biết về BHLĐ của người lao động cịn kém , họ khơng hiểu và
khơng biết được quyền hạn và nghĩa vụ của mình .Phần lớn họ không được hướng dẫn
về ATVSLĐ trước khi nhận cơng việc , nếu dơn vị có tổ chức huấn luyện về BHLĐ thì
nội dung chỉ mang tính chung chung ,nhiều khi không đề cập đến công việc mà người
lao động đang làm .
+ Công tác thanh kiểm tra BHLĐ chưa đáp ứng kịp thời với sự phát triển
sản xuất , các công tác này chủ yếu là để phát hiện ra các yếu tố nguy hiểm , yếu tố
gây hại , từ đó đưa ra các giải pháp ,các kiến nghị nhằm bảo đảm an toàn cho người


lao động , đảm bảo an toàn sản xuất .Nhưng do có quá nhiều cơ sở sản xuất mà lực
lượng thanh tra lại ít nên việc quản lý cịn rất lỏng lẻo .
1.1 – Tính bức xúc và sự cần thiết để nghiên cứu đề tài .
- Trong các ngành cơng nghiệp tại VIỆT NAM thì ngành cơng nghiệp sản xuất từ
cao su đóng vai trị khá quan trọng trong thành phần của nền kinh tế quốc dân, do đó
việc mở rộng sản xuất là điều tất yếu, dẫn tới số lượng nhà xưởng, máy móc, lực lượng

cơng nhân tham gia sản xuất cũng không ngừng tăng lên. Sự phát triển này địi hỏi
cơng tác BHLĐ phải theo kịp với tình hình thực tế. Đặc biệt do đặc trưng của công
nghệ sản xuất cao su vừa sử dụng nhiệt, vừa sử dụng nhiều hóa chất, dây chuyền cơng
nghệ đặt trong nhà máy chưa hợp lý về mặt kiến trúc xây dựng, người lao động thao
tác thủ công ở nhiều công đoạn nên tổn hao năng lượng là khá lớn, tâm lý căng thẳng
và khả năng xảy ra tai nạn lao động là điều khó tránh khỏi. Do đó người lao động luôn
phải làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt.
- Hiện nay cao su đang có giá , mang lại lợi nhuận cao cho ngành sản xuất cao su
.Người công nhân cao su là người trực tiếp sản xuất , trực tiếp làm ra nhiều tiền, vì thế
nên chi tiền nhằm làm tốt công tác BHLĐ, bảo vệ sức khỏe cho người lao động để họ
cống hiến lâu dài .
- Xí nghiệp cơ khí chế biến Quản Lợi thuộc cơng ty cao su Bình Long là đơn vị
thành viên của tổng cơng ty cao su Việt Nam .Vị trí địa lí cơng ty nằm ở phía bắc của
miền Đơng Nam Bộ ,trên vùng đất đỏ Bazan thích hợp cho việc trồng cây cao su và
các loại cây công nghiệp khác .
- Ơ nhiễm mơi trường khơng khí (đặc biệt là mùi hôi đặc trưng của ngành sản xuất
cao su) ln tồn tại trong q trình sơ chế cao su , đây là vấn bức xúc mà nhiều năm
qua vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả . Các cơng trình nghiên cứu về xử lý mùi hơi
trong sản xuất cao su hiện nay chưa nhiều , chủ yếu đưa ra phương pháp xử lý bằng
hoá chất , các phương pháp này có kinh phí cao và khó sử dụng , ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng sản phẩm . Vì thế cần có các cơng trình nghiên cứu sâu và kỹ vấn
đề này nhằm xử lý mùi hơi , cải thiện mơi trường khơng khí trong nhà máy sơ chế cao
su nói riêng và đối với ngành sản xuất cao su nói chung . Nhận thấy những bức xúc
trên là vô cùng cấp bách nên tác giả quyết định chọn đề tài “ MƠI TRƯỜNG KHƠNG
KHÍ VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ BIẾN QUẢN
LỢI THUỘC CƠNG TY CAO SU BÌNH LONG . BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÙI
HÔI TRONG XƯỞNG SƠ CHẾ ” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn đưa ra một
số tài liệu có tính khả thi góp phần vào việc ngăn ngừa TNLĐ và bảo vệ sức khoẻ cho
người lao động ở cơng ty cao su Bình Long nói riêng và ngành sản xuất cao su Việt
Nam nói chung .


1.2 - Mục tiêu – Phương pháp - Nội dung nghiên cứu đề tài .


1.2.1 - Mục tiêu
 Khảo sát , đánh giá môi trường khơng khí và điều kiện làm việc tại Xí nghiệp cơ
khí chế biến Quản Lợi .
 Đưa ra phương pháp và đánh giá khả năng xử lý mùi hôi trong xưởng chế biến.
 Ứng dụng xử lý mùi hôi , cải thiện mơi trường khơng khí trong xưởng chế biến.
1.2.2 - Phương pháp
 Tham khảo các tài liệu quy định chung về công tác bảo hộ lao động của nhà nước,
đặc biệt là đối với những quy định có liên quan đến ngành công nghiệp sản xuất
cao su.
 Thu thập các số liệu cũng như kết quả hiện có về thực trạng công tác bảo hộ lao
động (nhiệt độ, tiếng ồn, bộ máy tổ chức hoạt động BHLĐ của xí nghiệp, kế hoạch
phịng chống cháy nổ, chế độ bồi dưỡng độc hại, ……) của Xí nghiệp cơ khí chế
biến Quản Lợi .
 Quan sát thực tế môi trường lao động tại xí nghiệp, xem xét tìm hiểu đâu là yếu tố
độc hại đâu là yếu tố nguy hiểm đối với người lao động trong quá trình sản xuất.
 Phân tích và so sánh những cái làm được và chưa làm được ở xí nghiệp so với quy
định pháp luật của nhà nước để từ đó đề xuất các biện pháp giải quyết nhằm khắc
phục những vấn đề còn thiếu sót tồn tại trong cơng tác bảo hộ lao động.
 Tiến hành thực nghiệm .
 Tổng kết.
1.2.3 - Nội dung
 Khảo sát đánh giá môi trường lao động gồm các yếu tố về điều kiện lao động như
nhiệt độ, độ ẩm, ồn, bụi, hơi khí độc, ……
 Khảo sát đánh giá quy trình cơng nghệ về an tồn vệ sinh lao động và bảo vệ môi
trường.
 Khảo sát thiết bị, máy móc về An tồn lao động – Vệ sinh lao động.

 Khảo sát an toàn nhà xưởng sản xuất.
 Khảo sát an toàn tổ chức sản xuất.
 Khảo sát an tồn phịng chống cháy – nổ.
 Khảo sát an tồn điện.
 Khảo sát an tồn hố chất.
 Khảo sát các chỉ tiêu khác về đảm bảo An toàn lao động – Vệ sinh lao động bao
gồm :
- Chỗ làm việc.
- Việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Chế độ tuyên truyền huấn luyện bảo hộ lao động cho cán bộ, công nhân.


- Đánh giá hiệu quả các cơng trình kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn.
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi của công nhân lao động.
- Chế độ khám tuyển, khám định kỳ theo từng ngành nghề khác nhau cũng như
việc tổ chức phịng – chữa cho cơng nhân.
- Điều kiện sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi của công nhân.
 Xây dựng phương án xử lý mùi .
 Tiến hành thực nghiệm tại xưởng .
 Kiểm tra chất lượng của cao su đã qua xử lý trước và sau khi sấy .
 Nghiên cứu đề xuất biện pháp khắc phục


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP
2.1 – Giới thiệu sơ lược về cao su .
Trong công nghiệp cao su, cao su là nguyên liệu quan trọng nhất, nó quyết định
phần lớn tính năng sử dụng của sản phẩm. Do đó, việc chọn lựa loại cao su, phẩm cấp
của loại cao su đó là điều hết sức cần thiết. Tùy loại sản phẩm mà đôi lúc trên một sản
phẩm phải sử dụng đến hai ba loại cao su (cao su thiên nhiên hoặc cao su tổng hợp) có

phẩm cấp khác nhau, các chất phối hợp và cơng nghệ khác nhau thì có như thế mới đạt
u cầu sử dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cho sản xuất. Khơng thể có sản phẩm tốt
nếu khơng sử dụng cao su đạt chất lượng. Ngược lại, không nên sử dụng cao su tốt đối
với những sản phẩm hay chi tiết sản phẩm khơng địi hỏi tính năng cơ lý cao.
2.1.1 - Cao su thiên nhiên
- Cao su thiên nhiên chính là mủ cao su được lấy từ lô trồng cây cao su về nhà
máy chế biến.
- Thành phần cơ bản của mủ cao su thiên nhiên bao gồm thường có : cao su,
nước, albumin, các chất nhựa, thành phần đường, các chất khác. Thành phần này phụ
thuộc vào giống cây, tuổi cây, thời gian lấy mủ trong năm, điều kiện thiên nhiên.
- Có hai dạng mủ cao su thiên nhiên :
+ Mủ nước ở dạng lỏng có thêm chất chống đơng thường là amoniac có nồng
độ 3% và formol nồng độ 5%. Mủ nước dùng để sơ chế thành cao su tờ xơng khói
(RSS : Ribbed smoked sheet) và cao su bún, cốm hạng CSV 5D và CSV 5.
+ Mủ phụ là mủ đã bị đông gồm mủ chén, mủ miệng, mủ đất, …… Mủ phụ sơ
chế thành crêpe, cao su bún cốm hạng CSV 10, CSV 20 và CSV 50.
- Phạm vi sử dụng cao su thiên nhiên rất rộng và rất đa dạng, thường mang lại
cho sản phẩm thơng thường những tính năng cơ lý rất tốt và có thể làm những sản
phẩm cao cấp như lốp xe, găng tay, giày dép, các sản phẩm cơ học, keo dán, ……
- Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp phải đáp ứng các yêu cầu thật đặc biệt như chịu
dầu mỏ, chịu nhiệt thật cao, chống cháy, bám dính kim loại, phải dùng các loại cao su
đặc biệt, cao su thiên nhiên đáp ứng dễ dàng các yêu cầu thơng thường.
2.2 – Q trình hình thành và phát triển của cơng ty cao su Bình Long .
- Cơng ty cao su Bình Long là đơn vị thành viên của tổng cơng ty cao su Việt
Nam .Vị trí địa lí cơng ty nằm ở phía bắc của miền Đơng Nam Bộ , trên vùng đất
đỏ Bazan thích hợp cho việc trồng cây cao su và các loại cây công nghiệp khác .


- Công ty được thành lập theo số 141/NN.TCCB-QĐ ngày 4/3/1993 của Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ( nay là Bộ nông nghiệp và phát triển

nông thôn ) đăng ký DN tại trọng tài kinh tế tỉnh Sông Bé số 100962 ngày
12/3/1993 hoạt động theo điều lệ và tổ chức của công ty được phê chuẩn tại quyết
định số 16/HĐQT – QĐ ngày 16/4/1996 của hội đồng quản trị tổng cơng ty cao su
Việt Nam ,có tư cách pháp nhân là DN nhà nước hoạt động theo nghị định 43 CP
ngày 13/7/1995 của hội đồng chính phủ.
- Tiền thân của công ty là đồn điền TERROUGE của Pháp ,1976 có tên là Quốc
Doanh Cao Su Quản Lợi.
- Tên cơng ty hiện nay là : CƠNG TY CAO SU BÌNH LONG.
- Tên giao dịch quốc tế : BÌNH LONG RUBER COMPANY.
- Trụ sở văn phịng cơng ty : Km 10 – Quốc lộ 13 Thị Trấn An Lộc –Huyện
Bình Long – Tỉnh Bình Phước .
- Điện thoại : (0651)666324 – fax : (0651)666222.
- Tổng diện tích vườn cây : 15.659,94 ha.
- Trong đó : - Khai thác
- Khu chế biến

12.090,23 ha
3.569,23 ha.

-Sản xuất các chủng loại sản phẩm chủ yếu :
SVR20 , Mủ kem ( còn gọi ;là mủ li tâm ).

SVR 3L , SVR 5 , SVR10 ,

-Công ty có 2 nhà máy chế biến là :
+ Xí nghiệp cơ khí chế biến Quản Lợi có cơng suất 23.300 tấn / năm.
+ Nhà máy chế biến 30/4 có cơng suất 9.500 tấn / năm.
- Cơng ty có một bệnh viện với 50 giường bệnh.
-Công ty đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO 9001 –
2000.

- Từ đó đến nay, Cơng ty cao su Bình Long đã phát triển khơng ngừng và ngày
càng lớn mạnh, góp phần khơng nhỏ với địa phương và cơng tác xã hội, giải quyết
công ăn việc làm cho hơn 5000 cán bộ công nhân viên và vệ sinh môi trường của xí
nghiệp.
- Cơng ty cao su Bình Long có một đội ngũ công nhân cán bộ quản lý, kỹ thuật
đã lớn mạnh không ngừng, nguồn nhân lực cho hiện tại và tương lai đã được đào tạo
cơ bản. Đó là niềm tự hào và cũng là nền tảng cho xí nghiệp tiếp tục phát triển và lớn
mạnh đi lên cùng với các xí nghiệp thành viên khác của Tổng công ty cao su Việt
Nam..


2.3 - Giới thiệu sơ lược về xí nghiệp cơ khí chế biến Quản Lợi .
2.3.1 - Địa điểm – Vị trí địa lý của xí nghiệp
- Xí nghiệp cơ khí chế biến Quản Lợi thuộc ấp Quản Lợi – xã Tân Lợi –
Huyện Bình Long – Tỉnh Bình Phước . Cách cơng ty cao su Bình Long 5 Km
về phía Đơng Bắc. Có đường giao thơng thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên
liệu và thành phẩm.
2.3.2 - Đặc điểm cấu trúc xây dựng
- Xí nghiệp được xây dựng trên tổng diện tích là 180.000 m2 gồm các
phịng ban chức năng, các khu vực sản xuất bằng các vật liệu khơng hoặc khó
cháy.
- Xí nghiệp gồm có 2 phân xưởng sản xuất, kho thành phẩm, kho bao bì,
kho hóa chất … và tất cả đều được xây dựng bằng bêtông cốt thép, khung sắt,
hệ thống điện được đặt trong các ống sắt ,cầu dao tự động chia riêng cho từng
khu vực.
- Giao thơng bên trong xí nghiệp là đường giao thơng liên hồn rộng 7m,
riêng tại bể tiếp nhận mủ đánh đông là 10m tráng nhựa giữa các phân xưởng,
các phịng ban và xe chữa cháy có thể hoạt động tốt trong cơ sở. Có một cửa
chính, và một cửa phụ.
2.3.3 - Đặc điểm sản xuất kinh doanh

- Xí nghiệp sử dụng phần lớn là nguyên - nhiên liệu chất dễ cháy gồm :
cao su, vải mành, các loại hóa chất, xăng dầu, điện…
- Hiện nay xí nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm : SVR 3L , SVR 5 ,
SVR10 , SVR20 , Mủ kem ( còn gọi là mủ ly tâm ).
2.3.4 - Cơ cấu và bộ máy tổ chức của xí nghiệp cơ khí chế biến Quản Lợi.
- Giám đốc là người lãnh đạo bao quát toàn bộ xí nghiệp.
- Phó giám đốc phụ trách xưởng chế biến,là người chịu trách nhiệm chính
vơí giám đốc cũng như việc trực tiếp quản lý chỉ đạo hoạt động của xưởng chế biến
để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận nguyên vật liệu và chế biến thành phẩm,bảo đảm
đạt năng suất cũng như chất lượng đã đề ra,đồng thời cũng phải đảm bảo an tồn và
vệ sinh mơi trường sản xuất trong xưởng cũng như của cả nhà máy .
- Phó giám đốc phụ trách xưởng cơ điện ,là người chịu trách nhiệm chính
với giám đốc cũng như việc trực tiếp quản lý chỉ đạo hoạt động của xưởng,phụ
trách quản lý năng lượng,cũng như máy móc của xí nghiệp,bao gồm cả chế tạo,bảo
dưỡng và sửa chữa máy móc của xí nghiệp. Đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn
và vệ sinh môi trường sản xuất trong xưởng cũng như của cả nhà máy .
- Phó giám đốc hành chính là người chịu trách nhiệm chính với giám đốc về
giấy tờ ,sổ sách ,tuyển nhân viên.


- Ngồi ra bên cạnh đó thì giám đốc cũng là người phải trực tiếp quản lý chỉ
đạo các phòng ban khác :
+ Phòng kỹ thuật là bộ phận quản lý kỹ thuật và bảo đảm chất lượng sản
phẩm. Đây cũng là phịng ban phải kiêm ln trách nhiệm về việc thực hiện
cơng tác bảo hộ lao động ở xí nghiệp.
+ Phòng kế hoạch sản xuất là bộ phận lên kế hoạch sản xuất, điều độ sản
xuất, nhận đơn đặt hàng ngoại.
+ Phịng kế tốn là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý tài chính của xí
nghiệp.
+ Phịng tổ chức lao động và tiền lương là bộ phận quản lý tổ chức hành

chính và nhân sự.
+ Phịng y tế là bộ phận theo dõi và chăm lo sức khoẻ cho người lao
động.
* Nhận xét :
- Đây là một bộ máy tổ chức có cơ cấu quản lý chặt chẽ, rõ ràng.
- Mỗi người tuy ở từng vị trí bộ phận khác nhau nhưng họ đều phải có trách
nhiệm và nghĩa vụ thực hiện tốt các công việc được giao thuộc phận sự của mình.
- Mỗi bộ phận đều có người quản lý trực tiếp để từ đó có thể báo cáo tồn bộ
mọi cơng việc lên lãnh đạo của xí nghiệp, sau đó ban lãnh đạo sẽ có phương hướng đề
ra các mục tiêu tiếp tục phát triển những việc đã làm được hoặc biện pháp khắc phục
giải quyết những việc chưa làm tốt.
- Đặc biệt khi xí nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO – 9001 thì mỗi thành viên trong xí
nghiệp đều có một bảng phân cơng chức năng nhiệm vụ của riêng mình và được cấp
lãnh đạo phê duyệt, vì thế họ tự cố gắng nỗ lực hồn thành cơng việc để tiếp tục duy trì
tiêu chuẩn ISO – 9001 mà xí nghiệp đã đạt được.
- Riêng bộ phận làm công tác bảo hộ lao động được thể hiện bởi ban TT08
(ban thơng tư 08) do trưởng phịng tổ chức lao động làm trưởng ban.Ban TT08 gồm 9
thành viên ,có nhiệm vụ kiểm tra an tồn và vệ sinh lao động định kỳ mỗi tháng một
lần trong xí nghiệp.


Trươ
ûng
ban
TT08

Cán
bộ
an
toàn

khối
hàn
h
chính
phục
vụ

AT
kỹ
thuậ
t
viên
tổ
PCC
C

AT
kỹ
thuậ
t
viên
tổ
bảo
vệ

Cán
bộ
an
toàn
xưở

ng cơ
điện

AT
kỹ
thuậ
t
viên
tổ y
tế –
tạp
vụ

AT
AT
kỹ
kỹ
thuậ thuậ
t
t
viên viên
tổ
tổ
Sữa vận
chữa hàn

h
điện điện

Cán

bộ
an
toàn
xưở
ng
chế
biến

AT
AT
AT
kỹ
kỹ
kỹ
thuậ thuậ thuậ
t
t
t
viên viên viên
tổ
tổ
tổ
Vận Hoá Đán
hàn nghie
h
h
đôn
äm
nướ
g


Hình 1 : Sơ đồ tổ chức ban TT08

AT
kỹ
thuậ
t
viên
tổ
SVR

AT
kỹ
thuậ
t
viên
tổ
Li
tâm


Giám đốc

P.GĐ xưởng chế
biến

P.GĐ xưởng cơ
đi ä

P.GĐ hành chính


Tổ hoá nghiệm

Tổ sửa chữa cơ
điện

Phòng hành
chính

Tổ vận hành
đi ä

Phòng kế toán

Tổ đánh đông

Tổ SVR
Tổ vận hành
ướ
Tổ li tâm
Phòng kỹ thuật

Phòng tổ chức
nhân sự và tiền
lương
Phòng kế hoạch

Phòng y tế

Ban TT08


Hình 2 :Sơ đồ tổ chức bộ máy xí nghiệp cơ khí chế biến
2.3.5 - Thời gian làm việc - Thời gian nghỉ ngơi
2.3.5.1 - Thời gian làm việc
- Thời gian làm việc quy định là 8 giờ / ngày – 48 giờ / tuần.
- Thời gian làm thêm không quá 4 giờ trong 1 ngày, 200 giờ trong 1
năm.


- Đối với công nhân tham gia trực tiếp sản xuất thì sẽ được phân chia bố
trí làm việc theo ca và khi cần có thể tăng ca nhưng vẫn thực hiện đúng quy
định :
 Ca 1 (Ca sáng) : từ 6 giờ đến 14 giờ.
 Ca 2 (Ca chiều) : từ 14 giờ đến 22 giờ.
 Ca 3 (Ca đêm) : từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
- Một tuần thực hiện thay ca một lần.
2.3.5.2 - Thời gian nghỉ ngơi
- Thời gian làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất ½ giờ tính vào
thời gian làm việc, làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút tính vào thời
gian làm việc theo ca, nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi sang ca mới.
- Mỗi tuần (7 ngày) được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục) vào chủ
nhật hoặc 1 ngày theo lịch ổn định – trường hợp đặc biệt do yêu cầu sản xuất
kinh doanh không thể nghỉ tuần được thì được nghỉ ít nhất bình qn 4 ngày / 1
tháng.
- Đối với lao động nữ :
 Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút.
 Phụ nữ được nghỉ 1 tháng trước khi sinh và 5 tháng sau khi sinh và hưởng 70%
mức lương cơ bản.
 Trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút để làm vệ sinh.
Họ không được sử dụng thời gian nghỉ này để về sớm.

Nhận xét :
- Do yêu cầu của sản xuất nên bắt buộc xí nghiệp phải sản xuất liên tục
trong 3 ca .
- Đối với người làm ca 3 vấn đề an toàn cần phải được đặc biệt quan
tâm hơn vì :
+ Làm ca nên 1 tuần thay ca 1 lần sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học
của người lao động , làm việc trong ca này người lao động cảm thấy mệt mỏi hơn ,
căng thẳng hơn dễ mất tập chung hơn nên dễ xảy ra tai nạn lao động hơn .
+ Là ban đêm nên không tận dụng được ánh sáng tự nhiên , chỉ dùng ánh
sáng nhân tạo nên khơng đủ sáng .
2.4 - Giới thiệu nguồn nhân lực.
Xí nghiệp cơ khí chế biến Quản Lợi có tổng số lao động là 260 người, trong đó :
 Số lao động nam

: 149 người (chiếm 57,3%)

 Số lao động nữ

: 111 người (chiếm 42,7%)

 Trong đó :

Chế biến 151 người( chiếm 58%)


Phụ trợ 84 người ( chiếm 32,3%)
Số lao động nữ 83 người
* Nhận xét :
- Tỷ lệ lao động nữ chiếm gần ½ tổng số lao động của tồn xí nghiệp
(42,7%), ít hơn tỷ lệ lao động nam.

- Trong tổng số 235 lao động (chế biến và phụ trợ) số lao động nữ là 83
người (chiếm 35,3%)
- Điều này là hợp lý vì đây là một xí nghiệp thuộc ngành sản xuất có
tính chất nặng nhọc, độc hại (theo quy định của nhà nước), có nhiều yếu tố nguy hiểm
độc hại phát sinh trong dây chuyền công nghệ sản xuất cũng như trong môi trường lao
động sản xuất cho người lao động, nhất là đối với lao động nữ.
2.4.1 - Phân loại lao động theo trình độ học vấn
Bảng 1 : Bảng phân loại lao động theo trình độ học vấn
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

SỐ LAO ĐỘNG SỐ PHẦN
(người)
TRĂM (%)

Đại học

16

6,2

Trung cấp

17

6,5

Sơ cấp

227


87,3

* Nhận xét :
- Tất cả công nhân viên (trừ trình độ đại học và trung cấp ) trước khi vào
làm ở xí nghiệp đều phải có bằng chứng chỉ nghề về sơ chế cao su do công ty kết hợp
với trường cao đẳng nghiệp vụ cao su tổ chức.Vì thế ln bảo đảm cơng nhân có kiến
thức và hiểu biết về quy trình cơng nghệ cũng như hiểu biết về an toàn và vệ sinh lao
động.
2.4.2 - Phân loại lao động theo nhóm tuổi
Bảng 2 : Bảng phân loại lao động theo nhóm tuổi
NHĨM TUỔI

SỐ
LAO SỐ PHẦN
ĐỘNG
TRĂM (%)
(người)

Từ 18 tuổi - 30 tuổi

64 (người)

24,6 (%)

Từ 31 tuổi - 50 tuổi

183 (người)

70,4 (%)


Từ 51 tuổi - 60 tuổi

13 (người)

5 (%)


* Nhận xét :
- Độ tuổi chủ yếu của người lao động tại Xí nghiệp cơ khí chế biến là tập
trung ở 2 nhóm tuổi : từ 31 tuổi – 50 tuổi (70,4%) và từ 18 tuổi – 30 tuổi (24,6%), cịn
số lao động ở nhóm tuổi từ 51 tuổi – 60 tuổi rất ít (5%).
- Xí nghiệp có nhiều lao động ở nhóm tuổi từ 31 tuổi – 50 tuổi, là một lợi
thế quan trọng vì đây là nhóm lao động có sức khỏe, kiến thức chun mơn và kinh
nghiệm ổn định. Những lao động này sản xuất tốt, ít gây ra sai sót, tạo ra những sản
phẩm có chất lượng (khơng có phế phẩm) mà lại ít gây ra tai nạn nhằm làm tăng năng
suất lao động góp phần đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp.
- Lao động ở nhóm từ 18 tuổi – 30 tuổi tuy trẻ và có ít kinh nghiệm cũng
như chưa thành thạo công việc nên thường dẫn đến sai sót và có thể gây ra hậu quả
đáng tiếc nhưng bù lại họ lại có sức khỏe tốt, năng động, nắm bắt nhanh cơng việc và
có khả năng làm được các công việc nặng nhọc.
- Ngược lại với lao động trẻ thì lao động ở nhóm từ 51 tuổi – 60 tuổi có
nhiều kinh nghiệm, nắm vững quy trình cơng nghệ nhưng sức khỏe khơng cịn tốt,
khơng cịn minh mẫn và nhanh nhẹn nên khả năng lao động không còn bằng với lao
động trẻ.Tuy nhiên lao động thuộc độ tuổi này phần lớn làm cơng việc văn phịng,ít
tiếp xúc với môi trường sản xuất.


×