Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CỦA NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 177 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng lớp 06xh1d và chưa
có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Số liệu được phân tích và dẫn chứng trong đề tài nghiên cứu là kết quả
nghiên cứu thực địa chúng tôi đã tiến hành tại phường 11, quận 6 và phường
Bình Hưng Hịa A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến
tháng 6 năm 2010.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung


LỜI CẢM ƠN
Tục ngữ Việt Nam có câu “ khơng thấy đố mày làm nên”, chính vì vậy
khi bản luận văn này được hồn thành tơi vơ cùng biết ơn công lao của quý
thầy cô đã dành cho tôi trong những năm học qua.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Khoa học xã
hội và nhân văn trường đại học Tôn Đức Thắng đã tận tình giảng dạy tơi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Phạm Thị Hà
Thương, đã nhiệt tình hướng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi có thể hồn
thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tiến sĩ Văn Thị Ngọc Lan; cán
bộ thư viện trường đại học Tôn Đức Thắng, trường Đại Học Khoa học xã hội
và nhân văn, thư viện tổng hợp, thư viện khoa học xã hội, viện kinh tế vùng
Nam Bộ; Uỷ ban nhân dân phường 11, quận 6 và phường Bình Hưng Hịa A,
quận Bình Tân đã hỗ trợ, cung cấp số liệu và thông tin cần thiết để tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn những người thân và gia đình đã tạo nhiều điều


kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận
văn này.
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2010
Nguyễn Thị Nhung


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. ........................................................................ 2
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................... 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................... 6
3.2. Khách thể nghiên cứu: ....................................................................... 6
3.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6
4.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6
4.1. Mục tiêu tổng quát: ............................................................................ 6
4.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 6
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 7
5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................. 7
5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................... 8
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích. ............................................. 9
6.1. Giả thuyết nghiên cứu. ...................................................................... 9
6.2. Khung phân tích. ............................................................................. 10
7. Ý nghĩa phương pháp luận. ..................................................................... 10
7.1. Ý nghĩa lý luận: ................................................................................ 10
7.2. Ý nghĩa thực tiễn: ............................................................................ 10
8. Giới hạn nghiên cứu cứu. ........................................................................ 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................... 12
1.1. Một số khái niệm liên quan tới đề tài................................................... 12

1.1.1. Cơng nghiệp hóa: .......................................................................... 12
1.1.2. Đơ thị:............................................................................................ 12
1.1.3. Đơ thị hóa: .................................................................................... 12
1.1.4. Đời sống: ....................................................................................... 13
1.1.5. Tái định cư: ................................................................................... 13
1.1.6. Điều kiện kinh tế: ......................................................................... 13
1.1.7. Việc làm: ....................................................................................... 13
1.2. Lý thuyết áp dụng................................................................................. 14
1.2.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý. ............................................................ 14
1.2.2. Lý thuyết cấu trúc- chức năng....................................................... 14
1.2.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội. .......................................................... 15
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CỦA NGƯỜI
DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ ............................................................................ 17
2. Điều kiện kinh tế- xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh và khái quát về dự
án 415. ......................................................................................................... 17
2.1 Điều kiện kinh tế- xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ......... 17


2.1.1. Về mặt Kinh tế: ............................................................................. 17
2.1.2. Về mặt xã hội: .............................................................................. 18
2.2. Khái quát về dự án 415 và tình hình kinh tế- xã hội ở phường 11,
quận 6 và Bình Hưng Hịa A, quận Bình Tân. ........................................ 20
2.2.1 Bối cảnh của dự án ......................................................................... 20
2.2.2 Thời gian, mục tiêu, phương pháp và địa điểm thực hiện dự án. .. 21
2.3. Thực trạng về điều kiện kinh tế của người dân sau tái định cư. ...... 22
2.3.1. Đặc điểm về mẫu nghiên cứu. ....................................................... 22
2.3.1.1. Giới tính ............................................................................. 23
2.3.1.2. Độ tuổi .............................................................................. 23
2.3.1.3. Việc làm ............................................................................. 24
2.3.1.5. Thu nhập............................................................................. 25

2.3.1.6. Hình thức tái định cư.......................................................... 26
2.3.2. Điều kiện kinh tế của người dân sau tái định cư ........................... 26
2.3.2.1. Vấn đề việc làm và thu nhập. ............................................. 27
2.3.2.2. Mức sống của người dân sau tái định cư. .......................... 30
2.3.2.3. Chính sách hỗ trợ của các tổ chức xã hội. ......................... 37
2.3.2.4. Mối quan hệ cộng cồng ...................................................... 40
Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ (THUỘC DỰ ÁN 415) ..................... 45
3.1. Yếu Tố khách quan .............................................................................. 45
3.1.1. Chính sách hỗ trợ từ phía dự án .................................................... 45
3.2.2. Sự quan tâm của chính quyền nơi đến. ......................................... 48
3.2. Yếu tố chủ quan (Sự tham gia của người dân)..................................... 50
3.2.1. Người dân hiểu mục đích dự án. ................................................... 50
3.2.2. Người dân tham gia vào quỹ tín dụng tự quản ............................. 51
3.2.3. Người dân tham gia bảo vệ môi trường. ...................................... 52
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................. 55
1. Kết luận ................................................................................................... 55
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 57

PHỤ LỤC.............................................................................................. 58
Phụ lục 1: Bảng hỏi ............................................................................... 58
Phụ lục 2: Tiêu chí phỏng vấn sâu ......................................................... 72
Phụ lục 3: Kết quả xử lý số liệu ............................................................. 74
Phụ lục 4: Biên bản phỏng vấn sâu ........................................................ 84
Phụ lục 5: Biểu đồ ................................................................................ 171


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Sau khi đổi mới tình hình kinh tế- xã hội của đất nước không ngừng phát

triển, hệ thống các đô thị ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
có một vai trị nổi bật như nguồn động lực cho sự tăng trưởng và phát triển đó, trong
vịng hai thập niên qua khơng phải ngẫu nhiên Bộ chính trị ban chấp hành trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra các nghị quyết quan trọng về phương
hướng phát triển cho thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết 01 ra đời năm 1993 và
nghị quyết 20 ra đời vào cuối năm 2002). Những định hướng quan trọng này đã và
đang chỉ đường cho thành phố Hồ Chí Minh xác lập, hồn thiện quy hoạch và phát
triển đơ thị dài hạn, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị gắn liền với chiến lược
phát triển toàn diện của thành phố. Việc cải tạo- chỉnh trang, phát triển thành phố
phải đáp ứng cho những nhu cầu then chốt của sự nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, mở rộng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, xử lý các vấn đề tái định cư,
hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực, không ngừng nâng cao mức sống, chất lượng
sống của các tầng lớp nhân dân và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc đơ
thị phương Nam.
Trong bối cảnh chuyển đổi sinh động ấy “tấm áo đơ thị” đang ra sức căng lên
để “chồng” đủ cho “ cơ thể” kinh tế- xã hội, nếu như các chính sách quy hoạch
phát triển đơ thị khơng có cái nhìn tổng thể, mang tính dự báo thì sẽ khơng có sự ra
đời của các khu cơng nghiệp, khu cơng nghệ cao, khu đô thị vệ tinh và các trung
tâm thương mại lớn như hiện nay. Khi nói tới việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi,
cải tạo đơ thị, xóa bỏ các khu lụp xụp ven kênh rạch, tiến tới một thành phố văn
minh, sạch đẹp và phát triển bền vững…là đường lối đúng đắn của thành phố Hồ
Chí Minh và thành phố đã chi rất nhiều tiền từ nguồn ngân sách để thực hiện mục
đích trên điển hình là dự án 415.
Như vậy, sau gần 5 năm từ khi dự án hoàn thành đời sống của người dân nói
chung và các điều kiện kinh tế- xã hội nói riêng có nhiều chuyển biến. Vì vậy chúng
tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Điều kiện kinh tế của người dân sau tái định cư
thuộc dự án cải tạo kênh Tân Hóa- Lị Gốm”, nhằm đánh giá sự thay đổi ấy. Trong
phạm vi bài nghiên cứu này tác giả phân tích sự thay đổi về mặt kinh tế của người
1



dân trong các lĩnh vực như chuyển đổi cơ cấu việc làm, thu nhập, mức sống và các
mối quan hệ với bạn hàng, hàng xóm và chính quyền địa phương sau tái định cư.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Hệ thống các đơ thị ở Việt Nam nói chung đặc biệt là các thành phố lớn như
thành phố Hồ Chí Minh khơng ngừng mở rộng thơng qua các chính sách quy hoạch
đô thị dài hạn, khu công nghệ cao, khu đô thị vệ tinh, khu thương mại…liên tiếp
được xây dựng, những khu nhà “ ổ chuột” đang được xóa dần, song hành với sự
thay đổi ấy là các vấn đề xã hội nảy sinh và được những nhà nghiên cứu, khoa học
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tìm hiểu, phân tích thơng qua các chủ đề như:
 Đời sống của người dân sau tái định cư được các nhà nghiên cứu có
hướng tiếp cận khác nhau:
Đề tài: “Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình tái định cư các hộ dân
chương trình kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè”, luận văn thạc sĩ xã hội học của Ngô Thị
Kim Dung- trường KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả phân tích vấn đề xã hội nảy sinh xung quanh việc di dời và tái định
cư như hiện tượng sang nhượng lại căn hộ của một số hộ sau khi chung chuyển lên
chung cư do không trả được nợ của dự án, một số khơng hội nhập được văn hóa
chung cư, mức thu nhập của người dân trong quá trình chung chuyển và mới tái
định cư thấp hơn so với trước kia bởi mơi trường làm ăn có sự thay đổi, người lao
động bị mất việc làm...không chỉ dừng lại ở đó tác giả tìm ra các yếu tố tác động tới
việc biến đổi về việc làm, thu nhập và điều kiện sống của người dân trong khu vực
trên.
Bằng phương pháp điều tra xã hội học như thu thập thông tin bằng bảng hỏi,
phỏng vấn sâu, phương pháp phân tích nguồn tư liệu sẵn có và phương pháp tổng
hợp thống kê, tác giả đã chỉ ra mặt ưu điểm và hạn chế của đề tài từ đó đưa ra một
vài khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xã hội trong các dự án cải tạo và phát triển
đô thị sau này.
Đồng thời Ths. Lê Văn Thành thuộc viện nghiên cứu phát triển thành
phố Hồ Chí Minh với đề tài: “ Thực trạng đời sống kinh tế- xã hội các hộ gia đình

sau tái định cư: vấn đề và giải pháp” năm 2007 lại đặc biệt nhấn mạnh về sự thay
đổi của người dân sau khi dự án tái định cư hoàn thành, tác giả đánh giá về đặc
2


điểm đời sống vật chất, tinh thần như: điều kiện nhà ở, vệ sinh môi trường, tiếng ồn
hay sự tiếp cận các dịch vụ đô thị của người dân sau khi tái định cư. Trên cơ sở đó
phát hiện những vấn đề bức xúc cần giải quyết và đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ
với mục đích khơi phục và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân sau tái định
cư.
Với phương pháp phân tích, tổng hợp sắc xảo cùng với sự kết hợp chặt chẽ
về phương pháp điều tra xã hội học tác giả nghiên cứu đã chỉ ra rất cụ thể trong sự
biến đổi về đời sống của người dân sau tái định cư tại các đơ thị nói chung và thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Có thể nói, cùng một chủ đề hai tác giả có hướng tiếp cận hồn tồn khác
nhau nhưng ở đó có một sợi chỉ chung đó là đều phân tích sự biến đổi và các nhân
tố tác động tới sự biến đổi đó của những người dân sau khi tái định cư trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
 Vai trò của tái định cư trong các dự án quy hoạch đơ thị.
Chủ đề trên đóng vai trị quan trọng về vấn đề mà tác giả của đề tài luận văn
nghiên cứu bởi tác giả muốn tìm hiểu quan điểm của các nhà quản lý, nhà khoa học
về chính sách tái định cư ở thành phố có mặt ưu và hạn chế như thế nào thông qua
hội thảo khoa học với chủ đề: “ Trao đổi kinh nghiệm về vai trò tái định cư của các
dự án tái định cư nhỏ trong quá trình cải tạo- chỉnh trang và phát triển đô thị” do
viện khoa học xã hội và tổ chức các thành phố đang chuyển đổi(VeT) đồng tổ
chức ngày 7/8/2003.
Trong hội thảo trên có rất nhiều quan điểm phân tích sâu sắc về vai trị tái
định cư đối với các dự án quy hoạch nhỏ thông qua nhãn quan của nhiều lĩnh vực
khoa học khác nhau như:
Dưới góc nhìn của nhà quản lý, Ts. Võ Kim Cương PGĐ.Sở quy hoạchkiến trúc thành phố Hồ Chí Minh có bài phát biểu về chủ đề:“ Tái định cư là quá

trình tất yếu”, tác giả cho rằng tái định cư không phải là một công việc hỗ trợ đền
bù, giải tỏa mà nó là một lĩnh vực trong phát triển đơ thị, cải tạo tại chỗ đô thị cũng
thuộc lĩnh vực của tái định cư, việc cải tạo này đem lại nhiều lợi ích cho người dân,
họ là những người trực tiếp tham gia quyết định. Vấn đề quản lý và phát triển đơ thị
thực sự có ý nghĩa quyết định tới chính sách tái định cư vì vậy cần sớm có chính

3


sách tài chính phù hợp nhằm phát huy nguồn lực cho việc đầu tư và cải tạo, phát
triển đô thị một cách bền vững.
Với phương pháp tổng hợp, phân tích và điều tra thực tế, bài trình bày theo
cấu trúc quy nạp tác giả bài viết nhấn mạnh vai trò của vấn đề tái định cư trong
chính sách phát triển đơ thị bền vững ở thành phố.
Nhưng dưới góc nhìn của tác giả Trịnh Duy Luân với bài viết: “ Tái định cư
trong phát triển đô thị và một số vấn đề xã hội”(107),2009 lại thấy rằng tái định cư
đâu phải là hoạt động dịch chuyển đơn thuần mà nó là sự nghiệp bảo đảm sự đồng
thuận của xã hội, để đạt được điều đó địi hỏi những người làm quản lý, hoạch định
chính sách…đưa ra các quy tắc đối với sự cơ động, chuyển đổi nơi ở, nhà ở trong
điều kiện tái định cư. Nhưng ở Việt Nam vấn đề tái định cư đang gặp khó khăn về
vấn đề xã hội điều này có nghĩa là những vấn đề liên quan tới lợi ích, tâm lý, sự
đồng thuận của người dân đối với các đối tác trong hoạt động trên. Thực tế đối với
những người dân có thu nhập thấp thì cụm từ “ đền bù, giải tỏa, tái định cư, chính
sách hỗ trợ…” khơng chỉ dừng lại ở việc di chuyển từ nơi này tới nơi khác mà nó
cịn liên quan tới sự chuyển đổi về đời sống kinh tế như lao động, việc làm, thu
nhập, môi trường làm việc, mức sống và các mỗi quan hệ xã hội…
Như vậy, ngoài phương pháp tiếp cận vấn đề giống nhau nhưng hai tác giả
này có một sợi dây chung trong vùng chủ đề trên đó là đều nhấn mạnh vai trị của
chính sách đối với tái định cư trong việc cải tạo- chỉnh trang đô thị tại thành phố Hồ
Chí Minh. Chính sách trên khơng chỉ hỗ trợ cho người dân mà nó cịn giúp các nhà

quản lý thực hiện tốt cơng năng của mình, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.
Cuộc hội thảo cịn có nhiều quan điểm khác về chủ đề tái định cư như: “ Sự
tham gia của cộng đồng trong hoạt động nâng cấp đô thị tại chỗ: trường hợp dự án
thí điểm 415 “ Nâng cấp đơ thị- làm sạch kênh Tân Hóa- Lị Gốm”, tác giả Ts.
Huỳnh Thị Ngọc Tuyết ( cố vấn nhóm xã hội – dự án 415). Trong bài thảo luận
tác giả nhấn mạnh về sự tham gia của người dân vào trong dự án, để làm được điều
đó một phần lớn nhờ sự tiếp cận cộng đồng thành công của nhóm cơng tác xã hội.
Họ là những người gắn kết giữa người dân và dự án rất mật thiết vì vậy lợi ích của
người dân được bảo vệ, sự đồng thuận của cộng đồng giúp cho ban quản lý dự án
xúc tiến nhanh q trình quy hoạch đơ thị, một trong những thí điểm thành cơng cho
mơ hình trên là dự án 415.
4


Một hội thảo khoa học khác cũng đồng tình với quan điểm của Ts. Huỳnh
Thị Ngọc Tuyết về những đóng góp quan trọng trong việc của nhân việc cơng tác
xã hội đối với vấn đề đền bù, giải tỏa các dự án quy hoạch đô thị và tái định cư tại
thành phố Hồ Chí Minh. Đó là hội thảo khoa học cấp trường với nội dung: “ Vai trò
của nhân viên công tác xã hội trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động giải phóng
mặt bằng và các dự án phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh” do khoa
KHXH&NV trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức ngày 26/9/2009, các đại
biểu tham gia hội thảo đều đưa ra luận cứ chứng minh vai trị của nhân viên cơng
tác xã hội trong vấn đề đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng. Họ như chiếc cầu nối
giữa chính sách của nhà nước với người dân, họ giúp cho cộng đồng nhận biết được
tiềm năng và lợi ích cũng như thách thức khi dự án tái định cư, quy hoạch đô thị
tiến hành.
Các bài viết với những góc cạnh chun mơn khác nhau nhưng có nét chung
đó là phân tích cụ thể sự thay đổi về cuộc sống của người dân sau tái định cư trên
mọi lĩnh vực, từ đó các tác giả nhìn nhận ra vấn đề xã hội như việc làm, y tế- giáo
dục ...nảy sinh trong bộ phận dân cư. Tuy nhiên, các bài viết chưa chỉ rõ được chính

sách hỗ trợ của nhà nước đối với người dân trong khu vực tái định cư như thế nào
nhất là vấn đề về việc chuyển đổi cơ cấu việc làm, các mỗi quan hệ xã hội….chưa
được các tác giả phân tích cụ thể mà chỉ nói rất khái qt.
Nhìn chung, các báo cáo, cơng trình nghiên cứu cho thấy vai trị của tái định
cư thuộc chương trình quy hoạch đô thị ở thành phố hiện nay, bên cạnh sự phát triển
ấy là những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực hiện các dự án trên, các tác
giả phân tích cụ thể những vấn đề xã hội .Với đề tài này, chúng tôi tập trung vào
làm rõ các yếu tố tác động tới đời sống vật chất như việc làm, thu nhập, mức sống,
chính sách hỗ trợ mà dự án mạng lại cho người dân trong khu vực tái định cư tại
kênh Tân Hóa- Lị Gốm như thế nào, từ đó đưa ra một vài giải pháp mang tính tham
khảo nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân và bài học kinh nghiệm cho các
dự án sau.

5


3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Điều kiện kinh tế của người dân sau tái định cư thuộc dự án cải tạo kênh
Tân Hóa- Lò Gốm.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Người dân thuộc diện quy hoạch, tái định cư tại khu vực kênh Tân Hóa- Lị
Gốm phường 11, quận 6 và phường Bình Hưng Hịa A, quận Bình Tân.
Các hình thức tái định cư tại khu vực kênh Tân Hóa- Lị Gốm phường 11,
quận 6 và phường Bình Hưng Hịa A, quận Bình Tân gồm:
- Nhóm tái định cư vào các chung cư thấp tầng do dự án thiết kế và xây dựng
gần nơi ở cũ.
- Nhóm tái định cư vào khu đất có hạ tầng cơ bản cách xa nơi ở cũ 8 km tại
quận Bình Tân để xây dựng nhà ở với sự hỗ trợ của dự án.
- Nhóm nâng cấp nhà tại chỗ

Chính quyền địa phương bao gồm nơi người dân đi và cơ quan nơi đến đối
với các hình thức tái định cư trên.
Ban quản lý dự án, cán bộ dự án.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: tại 2 khu vực chung cư phường 11, quận 6 và phường Bình
Hưng Hịa A, quận Bình Tân.
- Thời gian nghiên cứu: trong phạm vi đề tài này tác giả nghiên cứu từ 19/3
đến 15/7 năm 2010.
4.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu tổng quát:
Điều kiện kinh tế của người dân sau tái định cư thuộc dự án cải tạo kênh Tân
Hóa- Lị Gốm
4.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng điều kiện kinh tế như việc làm, thu nhập, chính sách về
việc làm, mức sống và mối quan hệ của người dân trước và sau tái định cư.

6


Tìm hiểu những yếu tố tác động đến vấn đề việc làm, thu nhập, chính sách về
việc làm, mức sống và mối quan hệ của người dân sau tái định cư.
Đưa ra kết luận và một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân sau tái định cư.
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập thông tin và khảo sát thực địa
Phân tích thực trạng về điều kiện kinh tế của người dân sau tái định cư
Tìm ra các yếu tố tác động tới các điều kiện kinh tế trên. Những khó khăn và
thuận lợi của các hộ gia đình trong khu vực tái định cư đang gặp phải.
Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị mang tính tham khảo nhằm góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sau tái định cư.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng và định tính.
5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
 Phương pháp chọn mẫu.

N= 200 Hộ

Chung cư
N=70 ( Hộ)

Nhận nền
N= 30( Hộ)

Nâng cấp tại
chỗ
N=70( Hộ)

Theo dự kiến ban đầu lớp chúng tôi lựa chọn 200 hơ gia đình chia làm ba
hình thức tái định cư trong dự án 415 tại phường 11, quận 6 và Bình Hưng Hồ A,
quận Bình Tân. Nhưng số liệu thơng tin sau khi thu thập về xử lý cịn 143 hộ, vì vậy
tính đại diện của mẫu là 143 hộ.

7


 Phương pháp thu thập thơng tin
Bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi thông qua
các tiêu chí:
+ Điều kiện kinh tế bao gồm việc làm, thu nhập, mức sống,

+ Mối quan hệ xã hội bao gồm quan hệ họ hàng, quan hệ hàng xóm láng
giềng và các tổ chức xã hội.
+ Chính sách về việc làm của người dân sau khi tái định cư.
+ Những nguyện vọng, đề xuất của người dân.
Sở dĩ sử dụng các tiêu chí trên trong luận văn tốt nghiệp là do tác giả phát
triển từ đề đề tài thực tập của lớp 06xh1d
 Phương pháp xử lý thông tin.
Dữ liệu định lượng sau khi thu thập được sẽ được xữ lý bằng phần mềm
SPSS 11.5
Xử lý các phân tổ liên quan đến hộ gia đình: các phân tổ chính như hình thức
tái định cư, nghề nghiệp chính của chủ hộ, học vấn, giới tính, tuổi, thu nhập bình
qn hộ, sự tham gia vào các hoạt động của dự án….
5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
5.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
 Phương pháp chọn mẫu:

N= 16 Hộ

Chung cư
N=8 ( Hộ)

Nâng cấp tại
chỗ
N=2( Hộ)

Nhận nền
N= 5( Hộ)

Nhân viêc công
tác xã hội

N=1 người

Như vậy, nam giới là 5 cuộc, nữ giới là 11 cuộc trong tổng 16 cuộc phỏng
vấn sâu.

8


 Phương pháp thu thập thơng tin
Bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với các tiêu chí
tương tự như phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
 Phương pháp xử lý thông tin.
Thông tin phỏng vấn sâu sau khi thu thập được sẽ được gỡ băng và phân tích
theo phương pháp phân tích đề mục.
5.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm.
 Phương pháp chọn mẫu:
Bài nghiên cứu chia ra hai nhóm tuổi: Nhóm 1 từ 18-25:1 cuộc, nhóm
thứ 2 là từ 25 –trên 50: 5 cuộc, dựa vào các tiêu chí sau:
+ Thu nhập- việc làm
+ Đời sống sinh hoạt
+ Các dịch vụ cơng ích được hưởng từ phía dự án
+ Mối quan hệ cộng đồng
 Phương pháp xử lý thông tin: Thông tin sau khi thu thập sẽ được gỡ
băng và phân tích theo đề mục của tiêu chí thảo luận
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích.
6.1. Giả thuyết nghiên cứu.
Điều kiện kinh tế của người dân sau tái định cư tại phường 11, quận 6 và
phường Bình Hưng Hịa A, quận Bình Tân có sự chuyển biến tích cực so với trước
kia. Mức độ chuyển biến giữa các nhóm dân cư là khác nhau.
Chính sách hỗ trợ của các tổ chức xã hội như chính quyền địa phương và

ban quản lý dự án làm thay đổi mức sống của người dân trong khu vực tái định cư
tại phường 11, quận 6 và Phường Bình Hưng Hịa A, quận Bình Tân.
Mức độ hịa nhập cộng đồng của người dân về điều kiện kinh tế chịu ảnh
hưởng bởi yếu tố: chính sách hỗ trợ của dự án, sự quan tâm của chính quyền địa
phương nơi đến và nguồn lực sẵn có của người dân( trình độ học vấn, quỹ tín dụng
tự quản và mối quan hệ cộng đồng..).

9


6.2. Khung phân tích.

Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa
- Đơ thị hóa
Quy hoạch đơ thị
Điều kiện kinh tế

- Việc làm
- Thu nhập

Chính
sách hỗ
trợ

Mức sống

Mối quan hệ
- Bạn hàng
- Hàng xóm
- CQĐP


Kết luận và khuyến nghị
7. Ý nghĩa phương pháp luận.
7.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn có sử dụng một số lý thuyết khác nhau để làm cơ sở lý luận và
thơng qua những lý thuyết này chúng ta có thể làm phong phú hơn hệ thống lý
thuyết nghiên cứu về điều kiện kinh tế của người dân sau khi dự án cải tạo- chỉnh
trang kênh Tân Hóa – Lị Gốm được tiến hành. Khơng chỉ có vậy kết quả nghiên
cứu này sẽ giúp tác giả hoàn thiện bài luận văn tốt nghiệp và nâng cao kỹ năng
nghiên cứu sau khi ra trường.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua việc nghiên cứu về điều kiện kinh tế hay còn gọi là đời sống vật
chất của người dân sau tái định cư của thuộc dự án 415 chúng ta biết được thực
trạng về đời sống, mức sống của người dân sau khi tái định cư, tác giả cịn tìm ra
được những yếu tố tác động tới thực trạng đó và đưa ra một vài khuyến nghị mang
tính tham khảo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và chỉ ra bài
học kinh nghiệm cho phía quản lý dự án.

10


8. Giới hạn nghiên cứu cứu.
Về không gian nghiên cứu: Phường 11, qn 6 và phường Bình Hưng Hồ
A, quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh.
Về nội dung nghiên cứu: trong vùng chủ đề nghiên cứu tác giả sẽ đi phân
tích điều kiện kinh tế của người dân sau tái định cư tại kênh Tân Hố- Lị Gốm
thơng qua các chỉ báo về việc làm, thu nhập, mức sống( chi tiêu), nhà ở, tài sản, môi
trường sống xung quanh và mối quan hệ họ hàng, bạn bè và bạn hàng trước và sau
tái định cư.


11


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1. Một số khái niệm liên quan tới đề tài.
1.1.1. Công nghiệp hóa:
Cơng nghiệp hóa là q trình xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn trong tất cả các
ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt trong công nghiệp dẫn tới sự tăng nhanh
trình độ trang thiết bị kỹ thuật cho lao động và nâng cao năng suất lao động.( Theo từ
điển tiếng Việt phổ thông Nxb: Thành phố Hồ Chí Minh 2002).
1.1.2. Đơ thị:
Đơ thị là khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau:
+ Về cấp quản lí, đơ thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định thành lập
+ Về trình độ phát triển, đơ thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh,
vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố
trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. Đối với khu vực
nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt
65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu
phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho
từng loại đơ thị, quy mơ dân số ít nhất là 4000 người và mật độ dân số tối thiểu phải
đạt 2000 người/km².
( Nguồn: Xã hội học đô thị, tác giả Trịnh Duy Luân, Nxb: Khoa học xã hội).
1.1.3. Đô thị hóa:
Đơ thị hóa là sự mở rộng của đơ thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đơ
thị hay diện tích đơ thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó
cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo
cách đầu thì nó cịn được gọi là mức độ đơ thị hóa; cịn theo cách thứ hai, nó có tên

là tốc độ đơ thị hóa.
Đơ thị hóa là q trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các
mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,...
12


Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc) thường có mức độ đơ thị
hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay
Trung Quốc) (khoảng ~30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên
tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển.
Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đơ thị so với
kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đơ thị. Do đó, sự tăng trưởng của đơ
thị khác tốc độ đơ thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian
xác định như 1 năm hay 5 năm).
( Nguồn: Xã hội học đô thị, tác giả Trịnh Duy Luân, Nxb: Khoa học xã hội).
1.1.4. Đời sống:
Đời sống là toàn bộ những sinh hoạt trong một lĩnh vực nào đó của con
người, của xã hội.( Theo từ điển tiếng Việt phổ thơng Nxb: Thành phố Hồ Chí Minh
2002).
Như vậy, trong phạm vi đề tài này tác giả hiểu khái niệm đời sống theo
hướng là những hoạt động kinh tế- văn hóa, xã hội của cư dân sống ven kênh Tân
Hóa- Lị Gốm sau dự án tái định cư.
1.1.5. Tái định cư:
Tác giả hiểu khái niệm tái định cư trong phạm vi bài nghiên cứu này là quá
trình tái định cư nâng cấp tại chỗ hoặc di chuyển đến cư trú ở một nơi khác.
1.1.6. Điều kiện kinh tế:
Trong quá trình nghiên cứu tác giả tìm hiểu khái niệm về điều kiện kinh tế là
những hoạt động vật chất được đo bằng việc làm, thu nhập, mức độ chi tiêu trong
gia đình và các mối quan hệ cộng đồng của người dân sau tái định cư.
1.1.7. Việc làm:

Từ điển tiếng Việt phổ thơng Nxb: Thành phố Hồ Chí Minh 2002) khái niệm
việc làm là công việc được giao cho làm và được trả công.
Như vậy, trong phạm vi đề tài này tác giả hiểu khái niệm trên là một công việc
tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và các thành viên trong gia đình, cơng việc mang
tính lâu dài, khơng thay đổi qúa nhiều trong một thời gian ngắn.

13


1.2. Lý thuyết áp dụng
1.2.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý.
Học thuyết này có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học thế kỷ
XVIII-XIX. Sự hình thành và phát triển học thuyết gắn liền với các nhà khoa học
như K.Marx, Georg Simmel, George Homans...nhưng nó được phát triển lên thành
lý thuyết xã hội học nhờ công lao của Jane S.Coleman
Lý thuyết này cho rằng : « Con người ln hành động một cách có chủ đích,
có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được
kết quả tối đa với chi phí tối thiểu ».
Theo Coleman các chủ thể khi hành động đều hướng tới một mục tiêu được
định hình bởi các giá trị hoặc sở thích. Chủ thể hành động sẽ tối đa hố các lợi ích
hay sự thoả mãn các nhu cầu, mong muốn của mình, theo mỗi chủ thể hành động có
nhiều tiềm năng và cách thức sử dụng tiềm năng khác nhau. Điều đó ảnh hưởng
đáng kể đến việc đạt được mục đích, hoạt động của họ. Ngồi các tiềm năng, chủ
thể cịn chịu ảnh hưởng của các thiết chế xã hội. Tất cả những nhân tố đó đều quy
định hành vi của các cá nhân, quy định sự lựa chọn hành vi của họ.
Khi vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu đề tài ta nhận thấy người dân
sống trong khu vực tái định cư thuộc dự án cải tạo và nâng cấp môi trường sống tại
khu vực kênh Tân Hóa- Lị Gốm là chủ thể hành động, họ là người quyết định lựa
chọn hình thức tái định cư cho gia đình mình, khơng chỉ có vậy những hộ dân đang
sống trong chung cư là những người lựa chọn và quyết định bản thiết kế của chung

cư…tuy nhiên sự lựa chọn đó sẽ khơng thể hoàn thiện khi những điều kiện về kinh
tế, xã hội trong đời sống bị xáo trộn, khơng có sự can thiệp, bảo vệ kịp thời của các
cấp ban ngành liên quan. Đó là sự lựa chọn hợp lý trong mối quan hệ tương tác giữa
người dân và chính quyền làm như thế nào để có mối quan hệ bền vững, tạo mọi
điều kiện tốt nhất có thể cho họ ổn định cuộc sống trong môi trường mới.
1.2.2. Lý thuyết cấu trúc- chức năng.
Lý thuyết này có nguồn gốc từ tư tưởng của H.Spencer-nhà xã hội học người
Anh cuối thế kỷ XIX nhưng người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng và
chủ nghĩa cấu trúc dựa vào nền tảng là tư tường của H.Spencer. E.Durkheim đưa ra
ra các quy tắc sử dụng các khái niệm này làm công cụ phân tích xã hội học. Vào thế
14


kỷ XX, lý thuyết này được phát triển bởi T.Pakson và trở nên phổ biến trong việc sử
dụng làm cơ sở nghiên cứu xã hội học.
Lý thuyết này cho rằng « Một xã hội tồn tại được, phát triển được là do các
bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng
chung của cả cấu trúc, bất kỳ một sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo
sự thay đổi ở các thành phần khác. Sự biến đổi của cấu trúc tn theo quy luật tiến
hóa, thích nghi khi mơi trường sống thay đổi ».
Cấu trúc ở đây chính là xã hội- tổng thể, cá nhân sống trong đó là một bộ
phận cấu thành khơng thể tách biệt, gia đình cũng vậy, nó là một tế bào, một bộ
phận để xây dựng nên cộng đồng và thực hiện chức năng duy trì, phát triển hoạt
đống sống trong cộng đồng đó. Người dân trong khu vực tái định cư tại kênh Tân
Hóa- Lị Gốm cũng vậy, việc thay đổi, lựa chọn phương thức, tập quán sống trong
môi trường mới một cách hợp lý, khoa học sẽ thay thế cho sự tự phát, thói quen
khơng tốt…chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, trật tự xã hội được
ổn định, các bộ phận sẽ đi vào cấu trúc ổn định.
Như vậy, trong phạm vi đề tài này tác giả nghiên cứu mục đích của việc cải
tạo, nâng cấp mơi trường sống trong khu vực Kênh Tân Hóa- Lị Gốm đã thực hiện

đúng chức năng chưa? Người dân thuộc diện tái định cư là các bộ phận cấu thành
cộng đồng xã hội có vai trị và chức năng như thế nào? đời sống của các bộ phận ấy
hiện tại ra sao?
1.2.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội.
Chúng ta đều là thành viên của nhiều nhóm, tổ chức xã hội khác nhau và
thơng qua mối quan hệ quen biết để thực hiện được những kết nối với những người
thuộc giới xã hội khác sự nối kết này được gọi là mạng lưỡi xã hội( social network)điều này có nghĩa là các chuỗi các quan hệ xã hội được nối kết trực tiếp một người
với người khác và thông qua họ để gián tiếp liên kết thêm với những người khác
nữa, những mạng lưới xã hội này sẽ là sợi dây cấu buộc người ta qua việc giới hạn
tầm tương tác, nhưng những mạng lưới ấy cũng có thể làm tăng thêm sức mạng cho
người khác khiến tài ngun mênh mơng trở nên có sẵn.
Như vậy, mạng lưới xã hội của con người chủ yếu dựa vào các mối quan hệ,
mối quan hệ nào mạnh thì mạng lưới đó sẽ gặp nhiều điều thuận lợi và tạo ra cho cá
15


nhân đó nhiều cơ may trong cuộc sống và ngược lại mạng lưới yếu sẽ gặp khơng ít
khó khăn.
Vận dụng lý thuyết này vào trong đề tài ta thấy rằng sau khi lựa chọn các
hình thức tái định cư một bộ phận người dân trong khu vực kênh Tân Hóa- Lò Gốm
phải di chuyển tới khu vực khác sinh sống, một bộ phận khác thì thay đổi mơi
trường làm việc, môi trường sống… kéo theo mối quan hệ giữa họ hàng, hàng xóm,
bạn làm ăn và chính quyền địa phương cũng thay. Khơng chỉ dừng lại ở đó hệ thống
các mối quan hệ trên cịn có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu việc làm, đời sống hàng
ngày….vì vậy tác giả sẽ đi tìm hiểu, phân tích các yếu tố tác động tới sự thay đổi
đó.

16



Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CỦA NGƯỜI DÂN
SAU TÁI ĐỊNH CƯ
2. Điều kiện kinh tế- xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh và khái quát về dự án
415.
2.1 Điều kiện kinh tế- xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và
Đồng Bằng Sơng Cửu Long, hình thành nhờ cơng cuộc khai phá miền nam của nhà
Nguyễn, năm 1968 Nguyễn Hữu Cảnh cho thành lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra
đời thành phố. Trải qua những năm tháng Pháp và Mĩ xâm lược phủ Gia Định đổi
tên thành Sài Gòn và được mệnh danh là hịn ngọc Viễn Đơng hay paris phương
đông, ngày 2/7/1976, quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài
Gòn thành “ Thành phố Hồ Chí Minh”.
Trải qua những năm tháng hình thành và phát triển, hiện nay thành phố là có
19 quận và 5 huyện với tổng diện tích 2.095,01 km2, dân số là 7.123.340 người
(chiếm 8,3% dân số Việt Nam), mật độ trung bình là 3.401 người/km². Tình hình
kinh tế- xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây có nhiều khởi
sắc.
2.1.1. Về mặt Kinh tế:
Thành phố ln giữ vị trí kinh tế đầu tàu của cả nước với thế mạnh là các
ngành khai thác mỏ, dầu khí, thủy sản, công nghiệp chế biến, xây dựng, du lịch, tài
chính….với 0,6% diện tích và 8,3% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2%
tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất cơng nghiệp và 34,9% dự án nước ngồi. Vào
năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn
người ngồi độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2008, thu
nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với
trung bình cả nước, 1024 USD/năm. Cơ cấu kinh tế của thành phố trong khu vực
nhà nước chiếm 33,3%, ngồi quốc doanh chiếm 44,6%, phần cịn lại là khu vực có
vốn đầu tư nước ngồi. Ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%.
Phần cịn lại, cơng nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nơng nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản chỉ chiếm 1,2%( nguồn: http// vi. wikipedia.org.)


17


2.1.2. Về mặt xã hội:
+ Về hành chính: Thành phố Hồ Chí Minh là một trong năm thành phố trực
thuộc trung ương, có 322 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó các huyện
ngoại thành chiếm 63 xã, hệ thống quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh có 976 địa chỉ, trong đó 47 thuộc trung ương, 73 thuộc thành phố,
549 thuộc các quận, huyện và 307 thuộc cấp phường xã.. Đứng đầu Hội đồng Nhân
dân gồm một Chủ tịch, một Phó chủ tịch và một Uỷ viên thường trực. Hội đồng
Nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
+ Về y tế: Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đơng, mật độ cao trong nội
thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và
chăm sóc sức khỏe. Mơi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng cùng với chế tài về chất
lượng an toàn thực phẩm chưa khoa học và rứt điểm nên tình hình sức khỏe của
người dân bị ảnh hưởng…Những bệnh truyền nhiễm phổ biến như sốt rét, sốt xuất
huyết, tả, thương hàn, tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần, bệnh nghề
nghiệp... đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuổi thọ trung bình của nam giới
ở thành phố là 71,19, nữ giới là 75,00.
Thành phố Hồ Chí Minh có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có 3.399 bác sĩ.
Tỷ lệ bác sĩ đạt 5.45 trên 10 nghìn dân, tồn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56
bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh. Thế nhưng mạng lưới bệnh viện chưa
được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong nội ô, hệ thống y tế cộng đồng tương
đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước,
thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở được tư nhân, góp phần
giảm áp lực cho các bệnh viện lớn.
+ Về giáo dục: Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh quản lý các cơ sở giáo

dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong năm học 2008–2009, tồn thành phố có 638
cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và
55 trường cấp II, III. Ngồi ra, thành phố cịn có 20 trung tâm xóa mù chữ, 139
trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1.308 cơ sở
giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở cơng lập và bán cơng, cịn lại là các cơ sở
18


dân lập, tư thục.Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp
thành phố. phương thức đào tạo đa dạng như : trường dạy tiến việt cho người nước
ngoài, trường quốc tế…..
Hệ thống giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa
số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học cơng lập
(đại học Sài Gòn và đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng
với Hà Nội.. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao
đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia.
Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng
giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn cịn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí
chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô.
Tỷ lệ trẻ em người Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em người
Kinh. Giáo dục đào tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội. Hệ thống cơ
sở vật chất ngành giáo dục thành phố còn kém. Nhiều trường học sinh phải học ba
ca. Thu nhập của giáo viên chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành.
+ Về mặt quy hoạch và kết cấu đô thi.
Theo thiết kế đô thị ban đầu của người Pháp vào năm 1860, thành phố Sài
Gòn sẽ là nơi sinh sống cho 500.000 dân. Chính quyền Việt Nam Cộng hịa đã tăng
qui mơ của thành phố lên đến 3 triệu dân. Tuy nhiên hiện nay thành phố này có dân
số kể cả số lượng khách vãng lai là 10 triệu người chính vì vậy kết cấu đơ thị đã

quá tải.
Không gian kiến trúc thành phố này trở nên chật chội với nhiều cơng trình
xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất bởi khơng gian cây xanh trước đây bị thay
thế để xây dựng nhà cửa, các khu nhà ổ chuột hình thành và phát triển rộng khắp
trong mạng lưới thành phố, cơng tác quy hoạch có nhiều bất cập và yếu kém. Đến
thời điểm đầu năm 2008 mới chỉ có 23% khối lượng cơng tác quy hoạch 1/2000
được thực hiện. Quy hoạch cho hệ thống cơng trình ngầm vẫn chưa được thực hiện
xong. Công tác xây quy họach và xây dựng đô thị mới vẫn mang nặng tư duy thời
kỳ bao cấp. Trong 10 năm gần đây, khu vực đô thị mới để lại dấu ấn lớn trong q
trình phát triển thành phố này là khu đơ thị mới Phú Mỹ Hưng do nước ngoài đầu tư

19


xây dựng, khơng phải là những quận, huyện được chính quyền địa phương thành
lập.
Có thể nói, tình hình kinh tế- xã hội trong những năm gần đây ở thành phố
Hồ Chí Minh ngày một phát triển với tốc độ nhanh nhưng bên cạnh sự phát triển ấy
là những vấn đề xã hội nảy sinh, khu nhà ổ chuột cùng với một bộ phận dân cư
nghèo đang sinh sống tại đó, sức khỏe cũng như tiếp cận xã hội như giáo dục, y tế ,
văn hóa….của họ gặp khó khăn, bộ mặt đô thị của thành phố lớn nhất cả nước bị
ảnh hưởng, dịng chảy đầu tư từ nước ngồi vào cịn hạn chế. Đứng trước tình trạng
này chính quyền thành phố thực hiện chương trình quy hoạch đơ thị và thực hiện
các dự án tái định cư cho người dân điển hình là dự án thí điểm 415 tại kênh Tân
Hóa- Lị Gốm.
2.2. Khái qt về dự án 415 và tình hình kinh tế- xã hội ở phường 11, quận 6
và Bình Hưng Hịa A, quận Bình Tân.
2.2.1 Bối cảnh của dự án
Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại có 19 quận và 5 huyện với tổng diện tích
2.095,01 km2 ( Nguồn: Tổng cục thống kê), là thành phố đông dân nhất đồng thời

cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Dưới tốc độ
Cơng nghiệp hóa- đơ thị hóa nhanh chóng như hiện nay thành phố phải đối diện với
những vấn đề đô thị như sự bùng nổ về dân số, giao thông liên tục bị ùn tắc, môi
trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, hệ thống kênh rạch của thành phố bị rác thải lấn
chiếm gây ùn tắc dịng chảy, q trình quy hoạch đô thị không đồng đều một phần
do làn sóng di dân từ nơng thơn lên thành thị để cải thiện đời sống kinh tế- xã hội.
Một trong những nguyên nhân hình thành các khu nhà các khu nhà “ ổ chuột” trong
nội ơ của thành phố, điển hình là cư dân sống xung quanh kênh Tân Hóa- Lị Gốm.
Kênh Tân Hóa- Lị Gốm nằm ở phía tây thành phố, có 166 hộ gia đình nghèo
sinh sống trong các con hẻm ven kênh từ những năm 1970, diện tích khoảng 20km2
và thoát nước cho 19 km2 với dân cư khoảng 500 ngàn người thuộc 3 quận: Quận
Bình Tân, quận 11 và quận 6. Đây là con kênh có mức độ ô nhiễm trầm trọng và
mưa độ ô nhiễm được báo động bằng các nguyên nhân sau:

20


+ Dân di cư lấn chiếm hết hai bờ để xây dựng nhà ở mới, họ lấn chiếm công
khai hoặc mua đất bất hợp pháp trên các lơ đất đó, đầu tiên họ dựng tạm các căn nhà
ổ chuột dần về sau họ xây nhà ngay trên dòng kênh.
+ Chất lượng của nguồn nước trên dòng kênh bị chất thải công nghiệp và
chất thải sinh hoạt gây ô nhiễm trầm trọng.
+ Lượng rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp bị xả trực tiếp xuống
kênh hàng ngày gây ra tình trạng ngập úng mỗi khi vào mùa mưa, chiều cường
khiến sức khỏe của dân sống trong khu vực trên bị ảnh hưởng.
Tháng 6/1997 chính phủ Bỉ và Việt Nam đã ký hiệp định cụ thể cho dự án: “
Cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị kênh Tân Hóa- Lị Gốm” tại tp. HCM, được
xác định là dự án nghiên cứu dể giải quyết các vấn đề theo phương cách bao qt
thơng qua phương pháp có sự tham gia.
( Nguồn: />2.2.2 Thời gian, mục tiêu, phương pháp và địa điểm thực hiện dự án.

 Thời gian thực hiện của dự án
Tổng thời gian của dự án là 4năm 9 tháng và được chia ra làm 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 4/1998 kết thúc vào tháng 9 năm 2001
+ Giai đoạn 2 là giai đoạn mở rộng bắt đầu từ 10/2001 đến 6/2006.
 Mục tiêu dự án
Mục tiêu của dự án được nêu rất rõ trong văn kiện được ký kết giữa
chính phủ Bỉ và Việt Nam, được tập trung vào 2 mục tiêu chính sau:
1. Cài thiện đời sống dân cư vùng ven kênh Tân Hóa- Lị Gốm, đặc biệt là
dọc bờ kênh bằng cách giảm ô nhiễm và sự xuống cấp của mơi trường, từ đó giảm
đi các mỗi đe dọa đến sức khỏe và phát triển đô thị, chú trọng tới các hoạt động
kinh tế và phát triển cộng đồng có liên quan.
2. Cải thiện và nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường năng lực các nhà
quản lý đô thị và các ban ngành trong các quận của khu vực.
 Phương pháp tiếp cận dự án
Phương pháp tiếp cận liên quan tới các cấp, các sở ban ngành thành
phố và chính quyền tại chỗ cùng với người dân đi đến việc xác định các hoạt động
thí điểm liên quan tới nguồn vốn đầu tư.
21


×