Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ĐÈ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATVSLĐ TẠI XƯỞNG SẲN XUẤT THIẾT BỊ NHIỆT ĐIỆN CÔNG TY TNHH IIVI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 103 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG

KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ ATVSLĐ TẠI XƯỞNG SẢN
XUẤT THIẾT BỊ NHIỆT ĐIỆN CÔNG TY
TNHH II-VI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện:
Lớp

: 08BH1D

MSSV

: 080168B

Khoá

: 12

PHAN THỊ HUỆ

Giảng viên hướng dẫn: Th.s LÊ ĐÌNH KHẢI
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012



TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG

KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ ATVSLĐ TẠI XƯỞNG SẢN
XUẤT THIẾT BỊ NHIỆT ĐIỆN CÔNG TY
TNHH II-VI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện:
Lớp

: 08BH1D

MSSV

: 080168B

Khoá

: 12

PHAN THỊ HUỆ

Giảng viên hướng dẫn: Th.s LÊ ĐÌNH KHẢI
Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)



LỜI CẢM ƠN 
 
Trước tiên, xin cho phép em gửi những lời kính u nhất đến gia đình em, 
chỗ  dựa  vững  chắc  đã  tạo  mọi  điều  kiện  để  cho  em  được  học  tập  như  ngày 
hơm nay. 
Em xin bày tỏ lịng tri ân sâu sắc đến tồn thể q Thầy cơ trong khoa Mơi 
trường  và  Bảo  hộ  lao  động  đã  truyền  đạt  cho  em  những  kiến  thức  và  kinh 
nghiệm vơ cùng q báu trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt, 
em xin kính lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Đình Khải đã tận tình hướng 
và truyền đạt những kinh nghiệm q báu cho em trong suốt q trình thực 
tập và hồn thành báo cáo luận văn tốt nghiệp. 
Tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng do thời gian và trình độ có hạn 
nên có thể luận văn này cịn nhiều thiếu sót và hạn chế nhất định. Kính mong 
nhận được sự góp ý của thầy cơ. 
 
                                          TP Hồ Chí Minh, Ngày 26 Tháng 12 Năm 2012. 
                                                          Sinh viên 
 
                                                            Phan Thị Huệ       


MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ................................................................ 4
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGIỆP ...................................................... 4
1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển .................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ..................................................................... 4

1.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT ................................................................. 5
1.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG XƯỞNG SẨN XUẤT THIẾT BỊ NHIỆT ĐIỆN ................. 6
1.3.1. Mặt bằng sản xuất......................................................................................... 6
1.3.1.1. Sơ đồ bố trí Doanh nghiệp với các hướng tiếp giáp ............................ 6
1.3.1.2. Mặt bằng sản xuất xưởng thiết bị nhiệt điện ....................................... 7
1.3.2. Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc khu vực cơng ty ....................... 11
1.4. SƠ ĐỒ CƠNG NGHỆ, TỔ CHỨC, PHƯƠNG TIỆN SẢN XUẤT ................. 11
1.4.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất thiết bị nhệt điện ......................................... 11
1.4.2. Phương tiện sản xuất và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất .............. 16
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATVSLĐ CỦA CÔNG TY .. 19
2.1. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG ...................................................... 19
2.1.1. Tổng số lao động ........................................................................................ 19
2.1.2. Độ tuổi lao động ......................................................................................... 20
2.1.3. Trình độ học vấn......................................................................................... 20
2.1.4. Thâm niên lao động .................................................................................... 21
2.1.5. Sức khỏe lao động ...................................................................................... 22
2.2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG VÀ CẬP NHẬT CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ
CÔNG TÁC ATVSLĐ CỦA CÔNG TY II-VI VIỆT NAM ................................... 25
2.2.1. Hệ thống văn bản Luật đang được thi hành tại Doanh Nghiệp ................. 25
2.2.2. Hệ thống nghị định của chính phủ được thi hành tại Doanh Nghiệp ......... 25
i


2.2.3. Hệ thống thơng tư của chính phủ được thi hành tại Doanh Nghiệp ........... 26
2.2.4. Hệ thống quy định, quyết định của chính phủ được thi hành tại Doanh
Nghiệp .................................................................................................................. 27
2.2.5. Hệ thống tiêu chuẩn pháp quy kỹ thuật về ATVSLĐ được thi hành được thi
hành tại Doanh Nghiệp ......................................................................................... 27
2.2.6. Các văn bản, nội bộ, quy định do Doanh Nghiệp ban hành liên quan đến
công tác ATVSLĐ ................................................................................................ 27

2.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG ATVSLĐ .............................................. 29
2.3.1. Bộ phận An tồn sức khỏe mơi trường (EHS) ........................................... 29
2.3.2. Tổ chức cơng đồn trong cơng tác ATVSLĐ ............................................ 30
2.3.3. Bộ phận Y Tế ............................................................................................. 32
2.4. LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ATVSLĐ ............................................... 34
2.5. THỰC TRẠNG KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CƠNG TÁC ATVSLĐ ............................................................................................. 36
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH CƠNG TÁC ATVSLĐ XƯỞNG SẢN XUẤT THIẾT
BỊ NHIỆT ĐIỆN .......................................................................................................... 38
3.1. Môi trường lao động .......................................................................................... 38
3.2. Tình hình an tồn máy móc thiết bị ................................................................... 46
3.2.1. An toàn Vệ Sinh Lao Động dây chuyền cơng nghệ, máy móc thiết bị ...... 46
3.2.2. Máy móc, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt ATLĐ ...................... 52
3.3. ATVSLĐ nhà xưởng, nhà kho ........................................................................... 56
3.4. An tồn hóa chất ................................................................................................ 59
3.5. An tồn PCCN ................................................................................................... 63
3.5.1. Nguy cơ cháy nổ trong Công ty ................................................................. 63
3.5.2. Công tác phịng cháy .................................................................................. 64
3.5.3. Cơng tác chữa cháy .................................................................................... 65
3.6. An toàn điện, chống sét ..................................................................................... 67
3.6.1. An toàn điện ............................................................................................... 67
ii


3.6.2. Chống sét .................................................................................................... 68
3.7. Trang cấp PTBVCN .......................................................................................... 69
3.8. Tư thế lao động .................................................................................................. 74
3.9. Khai báo điều tra TNLĐ .................................................................................... 75
3.10. Công tác huấn luyện, tuyên truyền ATVSLĐ ................................................. 77
3.11. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi ........................................................... 78

3.12. Hệ thống xử lý chất thải ................................................................................... 79
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ................................................ 81
4.1. Máy móc, thiết bị ............................................................................................... 81
4.2. Nhà kho .............................................................................................................. 81
4.3. Lưu trữ hóa chẩt ................................................................................................. 83
4.4. Phịng cháy chữa cháy ....................................................................................... 86
4.5. Sử dụng PTBVCN ............................................................................................. 86
4.6. Biện pháp về giáo dục, tuyên truyền ................................................................. 88
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 90
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................ 90
5.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 93
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 94

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Diễn giải

1

ATLĐ

An toàn lao động


2

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

3

BHLĐ

Bảo hộ lao động

4

BVMT

Bảo vệ môi trường

5

BNN

Bệnh nghề nghiệp

6

BYT

Bộ y tế


7

BLĐTBXH

Bộ lao động thương binh xã hội

8

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

9

ĐKLĐ

Điều kiện lao động

10

MTLĐ

Môi trường lao động

11

NLĐ

Người lao động


12

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

13

PTBVCN

Phương tiện bảo vệ cá nhân

14

PCCN

Phòng chống cháy nổ

15

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

16

TNLĐ

Tai nạn lao động


17

TT

Thông tư

18

TTLT

Thông tư liên tịch

19

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

20

TCVSCP

Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

21

VSLĐ

Vệ sinh lao động


22

EHS

Environment Health and Safety

23

PPM

Bộ phận bản trì (Physical Plant and Maintenance)
iv


24

IT

Kỹ thuật thông tin (Information Technology)

25

HR

Bộ phận nhân sự (Human Resource)

26

QA


Bộ phận chất lượng (Quality Assurance)

TEM

Bộ phận xản xuất sản phẩm nhiệt điện
(Productiondepartment to produce thermoelectric
products)

27

28
29

NIR

Bộ phận xản xuất sản phẩm kính quang học chính xác
(Production department to produce precision optics)

PIC

Bộ phận kiểm soát tồn kho và kiểm soát sản xuất
(Production and Inventory Control)

30

ADC

Bộ phận thiết kế phát triển châu Á

31


FIN

Finance department

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Các bảng biểu

Trang

Bảng 1.1: Liệt kê hạng mục cơng trình

7

Bảng 1.2: Nhu cầu về ngun liệu chính cho năm sản xuất ổn định

17

Bảng 2.1: Phân loại giới tính, lao động trực tiếp, lao động gián tiếp

19

Bảng 2.2: Phân loại sức khỏe theo cấp độ kết quả khám bệnh định kỳ

22

Bảng 3.1: Kết quả đo ánh sáng, tiếng ồn, bụi toàn phần

39


Bảng 3.2: Kết quả đo khơng khí mơi trường xung quanh nhà xưởng

41

Bảng 3.3: Kết quả đo khơng khí mơi trường làm việc trong xưởng

42

Bảng 3.4: Thống kê chất thải thông thường trong quý

44

v


Bảng 3.5: Khối lượng chất thải nguy hại 6 tháng đầu năm2012 của công ty
TNHH II-VI VIỆT NAM

45

Bảng 3.6: Thống kê máy móc xưởng thiết bị nhiệt điện

46

Bảng 3.7: Các nguy cơ xuất hiện khi máy móc hoạt động

48

Bảng 3.8: Thống kê các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATVSLĐ được sử dụng tại Doanh nghiệp.


53

Bảng 3.9: Các chất, thiết bị có nguy hiểm về cháy nổ

63

Bảng 3.10: Thống kê số lượng thiết bị PCCC xưởng sản xuất thiết bị nhiệt
điện

65

Bảng 3.11: Danh mục các loại PTBVCN cấp phát cho NLĐ xưởng sản xuất
thiết bị nhiệt điện

71

Bảng 3.12: Thống kê tình hình TNLĐ và biện pháp khắc phục tại cơ sở

75

Bảng 3.13: Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

78

Bảng 5.1: Những vị trí cần dán thêm nhãn nhận biết / thay mới những bảng
hiệu hiệu lệnh bị cũ.

87


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Các Sơ đồ

Trang

Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức tổng quan của Công ty

5

Sơ đồ 2: Sơ đồ bố trí Doanh nghiệp với các hướng tiếp giáp

6

Sơ đồ 3: Sơ đồ mặt bằng sản xuất tầng 1 của xưởng sản xuất thiết bị nhiệt
điện

9

Sơ đồ 4: Sơ đồ mặt bằng sản xuất tầng 2 của xưởng sản xuất thiết bị nhiệt
điện

10

vi


Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất thỏi bán dẫn (Element)

12


Sơ đồ 6: Quy trình sản xuất miếng sứ (Ceramic)

14

Sơ đồ 7: Quy trình sản xuất thiết bị nhiệt điện

15

Sơ đồ 8: Tổ chức ban chấp hành cơng đồn cơng ty TNHH II-VI Việt Nam

30

Sơ đồ 9: Quy trình xử lý chất thải của xưởng sản xuất thiết bị nhiệt điện

80

Sơ đồ 10: Sơ đồ bố trí lại hóa chất trong kho chất thải nguy hại

84

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Các hình ảnh

Trang

Hình 2.1: Biểu đồ lao động trực tiếp, lao động gián tiếp

19


Hình 2.2: Biểu đồ phân loại độ tuổi theo giới tính

20

Hình 2.3: Biểu đồ thống kê lao động theo trình độ học vấn

20

Hình 2.4: Biểu đồ thống kê về tuổi nghề

21

Hình 2.5: Biểu Thống kê và phân loại sức khỏe lao động năm 2011

22

Hình 3.1: Chuyền mạ Ceramic

50

Hình 3.2: Các tấm wafer xếp trên khuôn được phủ lớp sáp

51

Hình 3.3: Khu vực Wafer Muonting-cơng đoạn làm tan chảy sáp phủ bề mặt
tấm wafer

51

Hình 3.4: Khu vực Element dismuonitng


52

Hình 3.5: Bồn sấy khơ

52

Hình 3.6: Khu vực kho T29

57

Hình 3.7: Cơng nhân vận hành xe Forklift khơng mang nón bảo hiểm

58

Hình 3.8: Hàng hóa chất q cao, phuy hóa chất đặt cùng với khu vực thùng
giấy dễ gây cháy.

58

vii


Hình 3.9: Nâng người bằng xe Forklift

58

Hình 3.10: Tủ đựng hóa chất ăn mịn, nguy hiểm

59


Hình 3.11: Nhà kho chứa chất thải nguy hại

60

Hình 3.12: Pallet gỗ bị hư hỏng

60

Hình 3.13: Chai lọ thải đặt khơng đúng vị trí và đặt trên lối đi.

60

Hình 3.14: Cơng nhân làm việc tại chuyền mạ axit

61

Hình 3.15: Cơng nhân làm việc tại cơng đoạn hàn dây điện

61

Hình 3.16: Vị trí làm việc tại máy bức xạ bên cạnh tủ đựng hóa chất

61

Hình 3.17: Công nhân đang pha chế dun dịch Cyanua trước khi mang đi xử lý

62

Hình 3.18: Bồn rửa mắt khẩn cấp


62

Hình 3.19: Phịng tắm khẩn cấp

62

Hình 3.20: Vị trí đặt thiết bị bình chữa cháy bị khuất tầm nhìn, khó phát hiện

67

Hình 3.21: Cơng nhân làm việc tại máy bắn cát khơng mang kính bảo hộ

70

Hình 3.22: Cơng nhân làm việc tại máy mài Ceramic khơng mang PTBVCN

70

Hình 3.23: Khu vực Decap-pha chế hóa chất

70

Hình 3.24: cơng nhân làm việc với tư thế ngồi tại khu vực lắp rắp dưới kính
hiển vi

75

Hình 3.25: cơng nhân làm việc với tư thế đứng tại may rửa Tricholorethylene


75

Hình 4.1: Đề xuất mẫu thang di động

82

Hình 4.2: Quạt thơng gió lắp mái tự động

84

Hình 4.3: Lỗ thơng khí (đang bịt kín) bên hong của tủ đựng hóa chất

85

Hình 4.4: Mẫu nhãn chất thải nguy hại theo tiêu chuẩn

87

Hình 4.5: Bảng hiệu lệnh mang kính bảo hộ khu vực rửa hàng bị cũ

87

viii


CHƯƠNG MỞ ĐẦU

 Lý do chọn đề tài
Ngành sản xuất thiết bị nhiệt điện và kính quang học là một ngành cơng nghiệp có từ
lâu đời và phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển như: Mỹ, Singapore, Trung Quốc,

Nhật Bản,...Khi xã hội hiện đại càng phát triển thì nhu cầu khoa học kỹ thuật, kỹ thuật
điện tử, nhu cầu sử dụng những sản phẩm thiết bị nhiệt điện, thiết bị điện có chức năng
biến nhiệt, những sản phẩm kính quang học phục vụ trong ngành y tế, quân sự,…ngày
càng cao. Ngành sản xuất thiết bị nhiệt điện và kính quang học vì thế mà ngày càng
phát triển, trở thành ngành công nghiệp vô cùng quan trọng trên thế giới và Cơng ty
TNHH II-VI Việt Nam đóng tại Việt Nam trực thuộc tập đoàn của Mỹ là một trong số
những công ty phát triển về ngành công nghiệp sản xuất thiết bị nhiệt điện và kính
quang học. Theo báo cáo của Công ty TNHH II-VI Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm
2012, hoạt động sản xuất thiết bị nhiệt điện và kính quang học tiếp tục đạt mức tăng
trưởng mạnh mẽ. Sản phẩm thiết bị nhiệt điện đạt 1.398.683 sản phẩm, sản phẩm kính
quang học đạt 466.152 sản phẩm. Theo dự kiến trong năm tới công ty sẽ mở rộng thêm
một xưởng để tăng số lượng sản phẩm và lợi nhuận của ngành hơn nữa.
Tuy ngành sản xuất thiết bị nhiệt điện và kính quang học trong nước, cũng như trên thế
giới đã đạt được những thành tựu vượt bậc và có nhiều thuận lợi để tiếp tục phát triển
ngành nhưng đây là một ngành công nghiệp mà điều kiện làm việc của người công
nhân phải tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại, yếu tố nguy hiểm như hóa chất, bụi kim
loại, tiếng ồn.,..Người lao động chủ yếu làm việc trong mơi trường tiếp xúc với nhiều
hóa chất, trong mơi trường làm việc máy lạnh, cần sự chính xác và tỉ mỉ cao dưới kính
hiển vi để lắp ráp những sản phẩm có kính thước rất nhỏ ảnh hưởng nhiều đến mắt sau
một thời gian làm việc lâu dài, phải tiếp xúc nhiều với máy móc thiết bị, nơi làm việc
phát sinh nhiệt, bụi, tiếng ồn,…. Về lâu dài, các tác động chứa nhiều yếu tố nguy hiểm
và độc hại sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động: hít phải hóa chất có
thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, sức khỏe; Tiếng ồn cao gây bệnh điếc, tiếp xúc với
kính hiển vi nhiều gây ra cận thị sau thời gian làm việc, môi trường máy lạnh 24h và
mơi trường làm việc có nhiều hơi dung mơi, hơi hóa chất xử lý chưa thât sự tốt gây ra
bệnh viêm xoan mũi, hở van 2 lá nhất là vào mùa đông,..thế nhưng cho đến nay công

1



tác ATVSLĐ vẫn chưa được hiệu quả cho lắm, vẫn cịn nhiều khía cạnh chưa thật sự
đảm bảo an tồn.
Thực tế cho thấy, số vụ tai nạn lao động và tình hình bệnh nghề nghiệp của ngành
trong những năm qua vẫn đang xảy ra, tuy nhiên số vụ tai nại chủ yếu là do ý thức bất
cẩn của người lao động và họ chưa thật sự am hiểu hết quy trình làm việc an tồn, vấn
đề biện pháp kỹ thuật chưa thật sự được đảm bảo tốt,.. Chính vì vậy, công tác
ATVSLĐ cần được quan tâm chú trọng hàng đầu, là nhiệm vụ quan trọng không thể
thiếu được nhằm bảo vệ người lao động, góp phần xây dựng mơi trường lao động an
toàn hơn, đồng thời tăng năng suất lao động còn đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và
bền vững của doanh nghiệp.
Sau một thời gian được đi thực tế tại công ty, mặc dù công ty đã hồn thành tốt cơng
tác ATVSLĐ thì vẫn có một số vấn đề chưa an toàn, sức khỏe của người lao động
chưa thật sự được đảm bảo, để góp phần hồn thiện hơn và nâng cao tốt công tác
ATVSLĐ nên đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Đề xuất biện pháp cải thiện
công tác quản lý ATVSLĐ tại xưởng sản xuất thiết bị nhiệt điện công ty TNHH II-VI
VIỆT NAM”.
 Mục tiêu đề tài:
Thông qua hiện trạng công tác ATVSLĐ Công ty TNHH II-VI VIỆT NAM nhằm đề
xuất biện pháp cải thiện công tác ATVSLĐ tại xưởng sản xuất thiết bị nhiệt điện của
công ty.
 Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát thực tế về tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ.
- Điều kiện lao động của công nhân tại xưởng sản xuất thiết bị nhiệt điện.
- Đề xuất biện pháp cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ tại xưởng sản
xuất thiết bị nhiệt điện.
 Đối tượng nghiên cứu:
- Công tác quản lý ATVSLĐ.
- Điều kiện lao động của công nhân tại xưởng sản xuất thiết bị nhiệt điện.
- Máy móc, thiết bị.
2



 Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp hồi cứu tài liệu:
- Hồi cứu dữ liệu doanh nghiệp liên quan phạm vi đề tài luận văn.
- Tra cứu các tài liệu sẵn có, cập nhật các thơng tin, văn bản luật có liên quan ngành
nghề.
- Tìm hiểu các nội dung nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến ngành nghề.
 Phương pháp khảo sát thực tế:
- Khảo sát, thu thập thông tin về công tác ATVSLĐ tại xưởng sản xuất thiết bị nhiệt
điện; điều kiện làm việc, môi trường lao động của công nhân; Khảo sát các loại máy
móc, thiết bị đang sử dụng trong xưởng sản xuất thiết bị nhiệt điện.
- Khảo sát thực tế, thu thập ý kiến người lao động.
 Phương pháp đánh giá phân tích:
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác ATVSLĐ cơng ty.
- Phân tích, đánh giá điều kiện lao động của công nhân xưởng sản xuất thiết bị nhiệt
điện.

3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
- Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH II-VI VIỆT NAM
- Tên tiếng anh: II-VI VIET NAM CO.LTD
- Địa chỉ: Công ty II-VI Việt Nam là chi nhánh của Tập đoàn II-VI, định vị tại:
Số 36, đường số 4, KCN VSIP 1,Thuận An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
- Loại hình/ Dạng doanh nghiệp: Cơng ty TNHH một thành viên.
- Người đại diện:

• Tổng Giám Đốc: Ơng AHMAD BIN MOHAMED MAGAD, quốc tịch
Singapore.
• Giám đốc điều hành xưởng sản xuất kính quang học: Ơng Đỗ Văn Đàm
• Giám đốc điều hành xưởng sản xuất thết bị nhiệt điện: Ơng Ngơ Kim Tuyến
- Hình thức đầu tư: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi
- Điện thoại: 0650.3767125

Fax: 0650.3767127

- Website: />1.1.1. Q trình thành lập và phát triển
Công ty bắt đầu hoạt động vào tháng 3 năm 2005 với 100% vốn đầu tư của nước ngoài
dưới giấy phép đầu tư số 135/GB-KCN-VS với 282 lao động (Trong đó 6 lao động
nước ngồi). Đến nay công ty đã mở rộng thêm 4 cơ sở định tại lô D10, T31, T18, T29
với 667 lao động.
1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Công ty II-VI Việt Nam chủ yếu tập trung sản xuất các sản phẩm nhiệt điện và kính
quang học chính xác với hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, cùng đội ngũ cán bộ
công nhân viên có trình độ chun mơn cao, năng động nhiệt tình cùng xây dựng cơng
ty phát triển vững mạnh. Với chính sách chất lượng: “Chúng tơi cam kết đạt được hay
vượt trên yêu cầu khách hàng nội bộ và bên ngồi thơng qua sự cống hiến của nhân
viên để cải tiến liên tục”. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm
có chất lượng cao nhất, sản lượng tốt nhất và giá thành thấp nhất.
4


Công ty II –VI vận hành theo Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001. Phạm vi kinh
doanh:
Phạm vi của ISO9001: Thiết kế và Sản xuất sản phẩm Nhiệt điện, và Sản xuất Kính
quang học chính xác.
Phạm vi của TS16949: Thiết kế và Sản xuất sản phẩm Nhiệt điện cho các khách hàng

ngành ô-tô.
1.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT

s

Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức tổng quan của Công ty
5


 Mô tả chung về sơ đồ tổng quan công ty:
Đứng đầu là giám đốc điều hành (Một giám đốc điều hành xưởng sản xuất kính quang
học, một giám đốc điều hành xưởng sản xuất các sản phẩm nhiệt điện) chịu trách
nhiệm quản lý tổng thể, quản lý các phòng ban, phê duyệt các hoạt động, tài liệu quan
trọng, hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty.
Giám đốc nhân sự (Một giám đốc xưởng sản xuất kính quang học, một giám đốc
xưởng sản xuất các sản phẩm nhiệt điện) chịu trách nhiệm quản lý tồn bộ nhân viên
trong cơng ty và các vấn đề liên quan.
Các trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý bộ phận của mình. Phịng kế tốn chun
quản lý các hóa đơn, chứng từ, lập bảng lương cho nhân viên v.v... Phòng kế hoạch
nghiên cứu lập kế hoạch phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh v.v...Phịng
nhân sự thì quản lý nhân viên trong công ty v.v...Cùng với đội ngũ nhân viên trực
thuộc các phịng ban, khu sản xuất thực hiện những cơng việc, nhiệm vụ được giao.
1.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG XƯỞNG SẢN XUẤT THIẾT BỊ NHIỆT ĐIỆN
1.3.1. Mặt bằng sản xuất
1.3.1.1. Sơ đồ bố trí Doanh nghiệp với các hướng tiếp giáp:

D10 

Đường số 4


 





Đường số 5

T31

Đất trống KCN
 
T28

Đường số 4

 
T29 

Công ty Rita

 

Công ty Hampel

Cơng ty Presto

Đất trống
KCN


Cơng ty Hercules
D26 Trụ
sở chính
cơng ty
TNHH IIVI Việt
Nam

Công ty
Việt
Nam
Dong
Yun
Plate

Making

Công ty DUEL

Sơ đồ 2: Sơ đồ bố trí Doanh nghiệp với các hướng tiếp giáp

6


 Cơng ty tọa lạc khu đất có tổng diện tích 2000m2 có các vị trí tiếp giáp:
+ Hướng đơng giáp: Công ty Việt Nam Dong Yun Plate Making
+ Hướng tây giáp: Đường số 4
+ Hướng nam giáp: Công ty DUEL
+ Hướng Bắc giáp: Công ty Hercules
Nhận xét: Nhà máy nằm trong khu công nghiệp nên rất thuận lợi về cơ sở hạ tầng như
cấp thốt nước, giao thơng, cung cấp điện, thông tin liên lạc và xử lý chất thải. Khu

vực nhà máy nói riêng và cả huyện Thuận An nói chung có nguồn nhân lực dồi dào
thuận lợi cho việc tuyển chọn lao động.
1.3.1.2. Mặt bằng sản xuất xưởng thiết bị nhiệt điện:
- Tổng diện tích tồn Doanh nghiệp: 9.870 m2
- Diện tích mặt bằng: 2.000 m2
- Diện tích xây dựng: 1.000 m2
Mặt bằng của gồm 2 tầng cùng với một số cơng trình phụ khác.
Bảng 1.1: Liệt kê hạng mục cơng trình
STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

1

Khu vực sản xuất

567 m2

2

Kho hàng

24 m2

3

Khu vực văn phòng


216 m2

4

Khu vực giải lao

5 m2

5

Nhà xe

35 m2

6

Phòng tiếp tân

35 m2

7

Nhà vệ sinh

20 m2

8

Nhà chứa rác


10 m2

9

Phịng chứa máy nén khí

10 m2
7


10

Phòng bảo vệ

10 m2

11

Trạm điện

10 m2

12

Khu vực chứa rác thải nguy hại + hóa chất thải 15 m2

13

Sân bãi + cây xanh


168 m2

(Nguồn: công ty TNHH II-VI Việt Nam)

8


Cổng chính

Sơ đồ 3: Sơ đồ mặt bằng sản xuất tầng 1 của xưởng sản xuất thiết bị nhiệt điện

9


Sơ đồ 4: Sơ đồ mặt bằng sản xuất tầng 2 của xưởng sản xuất thiết bị nhiệt điện
10


Nhận xét: Thơng qua sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, cho thấy được việc phân bố, sắp
xếp giữa phịng ban lãnh đạo (Giám đốc, phó giám đốc..) và các phòng ban khác, phân
xưởng sản xuất, kho,.. về cơ bản là hợp lý, thuận tiện vận chuyển nguyên vật liệu và
bán thánh phẩm, sản phẩm giữa các bộ phận sản xuất theo quy trình sản xuất của sản
phẩm; cũng như là cơng tác phịng cháy chữa cháy khi có cháy xảy ra. Ngoài ra, mỗi
khu vực sản xuất như: Lắp ráp, sản xuất, sản xuất ceramic, phòng mài,…đều cách ly
với nhau trong phịng kín nên sự lan truyền ơ nhiễm từ phân bộ phận này sang phân bộ
phận khác, lan truyền ra ngoài khu vực phân xưởng bị hạn chế.
1.3.2. Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc khu vực công ty
Công ty tọa lạc tại khu vực công nghiệp Việt Nam-Singapore nằm trên đại lộ Binh
Dương, khu vực có hệ thống giao thơng hồn chỉnh, nằm trên các trục đường giao
thơng chính (Quốc lộ 13, Quốc lộ 1 A). Do đó hệ thống giao thơng rất thuận lợi cho

việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của công ty.
Hệ thống giao thông trong khu Công nghiệp rất rộng rãi và thơng thống, nên đối với
cơng tác phịng chống cháy nổ (PCCN), cơng tác chữa cháy, bố trí lối thốt hiểm cho
NLĐ, di tản tài sản rất thuận lợi và khả năng cháy lan sang công ty bên cạnh cũng khó
xảy ra..
Thơng tin liên lạc đã được tỉnh đầu tư xây dựng, tạo sự phát triển nhanh chóng trong
thời gian qua, có thể liên hệ bằng máy telex, fax, điện thoại truyền dẫn số,… tự động
hóa 2 chiều theo tiêu chuẩn quốc tế.
1.4. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ, TỔ CHỨC, PHƯƠNG TIỆN SẢN XUẤT
1.4.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất thiết bị nhệt điện

11


 Quy trình sản xuất thỏi bán dẫn (Elemen):
Nguyên liệu đầu vào (ingot)
Dán kết các thanh bán dẫn

Chất thải rắn

Cắt các lát bán dẫn

Chất thải rắn

Mài bề mặt lát bán dẫn
Mạ Niken (mạ khô)
Tách riêng các lát bán dẫn
Mài
Mạ thiết (mạ nước) (Tin plating)
Kiểm tra độ dày

Mài cạnh các lát bán dẫn

Chất thải rắn và bụi
Bụi
Chất thải rắn
Chất thải rắn và bụi
Nước thải
Chất thải rắn
Bụi, chất thải rắn

Dùng sáp dán các lát bán dẫn

Chất thải rắn

Cắt theo kích thước yêu cầu(Slicing)

Chất thải rắn

Kiểm tra kích thước thỏi bán dẫn

Chất thải rắn

Rửa tách thỏi bán dẫn khởi sáp

Nước thải

Kiểm tra ngoại quan

Chất thải rắn


Sàn lọc thỏi bán dẫn

Chất thải rắn

Kiểm tra kích thước chiều cao

Chất thải rắn

Đóng gói lưu kho
Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất thỏi bán dẫn
12


Thuyết minh quy trình sản xuất thỏi bán dẫn:
Để sản xuất thỏi bán dẫn dùng trong thiết bị giải nhiệt. Đầu tiên, công ty sẽ tiến hành
nhập kho nguyên liệu vào là các loại nguyên liệu nhiệt điện (ingot). Tiếp theo, các
thanh nguyên liệu này sẽ được tiến hành ghép lại để cắt thành lát bán dẫn, mục đích
của việc ghép các thanh bán dẫn lại với nhau nằm tăng năng suất của quá trình cắt. Các
lát bán dẫn sau đó sẽ được mài để phục vụ cho việc mạ Niken sau đó. Sau khi q trình
hồn tất thì các lát ban dẫn sẽ được đưa qua quá trình mạ Niken (Giai đoạn mạ Niken
là công đoạn mạ khô và sẽ được tiến hành trong phịng kín và chất thải phát sinh chủ
yếu là bụi Niken, lượng bụi này sẽ được dẫn vào hệ thống lọc bụi để thu gom lượng bụi
phát sinh này, trong giai đoạn này thì khơng phát sinh nước thải).
Sau quá trình mạ thì các sản phẩm này sẽ được tách riêng ra từng lát bán dẫn khác
nhau. Các lát bán dẫn này sẽ được đem đi mài một lần nữa để loại bỏ lớp oxi hóa trên
bề mặt để thực hiện cho q trình mạ điện (Quá trình mạ thiếc sẽ phát sinh ra nước
thải, trong quá trình mạ thiếc thì dung dịch cần sử dụng là H2SO4 10%. Sn SO4). Sau
khi qua quá trình mạ điện thì các lát bán dẫn này có sự thay đổi về độ dày nên công ty
sẽ tiến hành kiểm tra độ dày của từng sản phẩm trước khi thực hiện công đoạn tiếp
theo. Khi kiểm tra xong các lát bán dẫn sẽ được đưa qua quá trình mài một lần nữa

(Mài các cạnh của lát bán dẫn). Khi quá trình mài đã được tiến hành xong thì các lát
bán dẫn sẽ được cố định gần nhau bằng sáp để tăng năng suất cho quá trình cắt lát bán
dẫn thành thỏi bán dẫn. Khi cắt xong thì các thỏi này sẽ được kiểm tra lại trước khi
được mang đi để rửa tách sáp ra thỏi bán dẫn (Quá trình rửa sáp sẽ sử dụng dung dịch
Aqua Clean bao gồm các thành phần như: Chất hoạt tính bề mặt, kiềm chất hóa màu và
nước). Sau khi rửa thì các thỏi bán dẫn này sẽ được đưa vào máy kiểm tra sản phẩm,
sau đó mẻ sản phẩm này sẽ được đưa qua quá trình sàng lọc để loại bỏ những sản phẩm
không đạt yêu cầu. Tiếp theo các thỏi bán dẫn này sẽ được đưa qua công đoạn kiểm tra
cuối cùng về kích thước của sản phẩm trước khi đưa sản phẩm đi đóng gói và lưu kho.

13


 Quy trình sản xuất miếng sứ (Ceramic):
Tấm sứ dạng thơ (ceramic)
Cắt theo kích thước u cầu

Chất thải rắn

Vét lớp đồng hay thiếc + Niken tùy theo loại sản phẩm

Hơi hóa chất

Qua băng tải nung
Kiểm tra tấm sứ (ceramic)

Nhiệt độ
Sản phẩm hư hỏng

Đóng gói lưu kho

Sơ đồ 6: Quy trình sản xuất miếng sứ
Thuyết minh quy trình sản xuất miếng sứ:
Tấm sứ dạng thơ được nhập về sau đó được vào máy cắt để cắt theo kích thước yêu
cầu, tiếp theo dùng máy đính hợp chất thiếc/đồng dạng kem lên tấm Ceramic tại những
vị trí đã được xác định theo yêu cầu của sản phẩm. Sau đó, sản phẩm được chuyển qua
máy sấy nóng bằng băng tải nung để làm cho các lớp đồng, niken, thiếc giãn nỡ và kết
dính vào tấm sứ; Tiếp tục những tấm sứ này được mang qua bộ phận kiểm tra để kiểm
tra xem tấm sứ có bị nứt, mẻ và chất lượng lớp đồng, niken, thiếc đạt yêu cầu chưa.
Sau đó được lưu kho để chuẩn bị qua công đoạn lắp ráp.

14


×