Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

LỜI CẢM ƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 49 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường đại học Tôn Đức Thắng, em đã được học
hỏi nhiều kiến thức quý giá và được sự hướng dẫn tận tình của quý giảng viên nhà
trường. Với sự tận tâm, thầy cô đã chia sẻ những kinh nghiệm chuyên ngành quý
báu cho chúng em. Nhân đây em cũng xin gởi lời cảm ơn trân trọng đến q thầy cơ
đã truyền đạt kiến thức giúp em có nền tảng xây dựng bài cũng như kiến thức để em
có thể vững bước trong sự nghiệp thiết kế.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy hướng dẫn đồ án
tốt nghiệp của em là Thầy NGUYỄN ĐĂNG MINH. Thời gian qua đã dành thời
gian, công sức và tạo điều kiện tốt nhất, tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá
trình em làm đồ án để giúp em xây dựng hệ thống bài, tìm ý tưởng, phát huy sáng
tạo, hướng dẫn góp ý, bổ trợ thêm kiến thức, tư vấn để em có thể hồn thành đồ án
tốt nghiệp.
Ngồi ra em chân thành cảm ơn thầy chủ nhiệm, thầy Trần Thanh Hiếu và
thầy trưởng khoa Nguyễn Hoàng Tuấn đã quan tâm, nhắc nhở, cập nhật thông tin
thường xuyên cho lớp chúng em trong thời gian qua.
Kết lời, trân trọng cám ơn quý thầy cô và xin gởi thành quả hôm nay thay lời
cám ơn chân thành đến quý thầy cô.

Sinh viên
Tô Thị Huỳnh Anh


2

LỜI CAM ĐOAN
CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em và được sự


hướng dẫn khoa học của thầy Nguyễn Đăng Minh. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Tơn Đức Thắng khơng
liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do em gây ra trong q trình
thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 8 năm 2015
Tác giả
(ký tên và ghi rõ họ tên)
Tô Thị Huỳnh Anh


3

TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi cá nhân đều có „gu‟ thị hiếu thẩm mỹ cũng như sở thích khác nhau, điều
này thể hiện rõ qua cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Như người thích kiểu trang
phục này, người thích kiểu trang phục khác hay tơi ưa thích loại hình nghệ thuật
này, anh mê loại hình nghệ thuật kia, hay bạn yêu màu hồng, người khác bị hấp dẫn
bởi màu trắng…Và cuộc sống sẽ nghèo nàn, đơn điệu biết mấy nếu như mọi người
đều thích như nhau về một mốt quần áo, một kiểu tóc, hay một loại hình nghệ
thuật... Nói chung, xét ở khía cạnh cá nhân thì thị hiếu thẩm mỹ của mỗi người là
mỗi vẻ, chẳng ai giống ai. Nhưng nhờ sự mn hình mn vẻ của cá nhân đã tạo

nên tính đa dạng, phong phú và sinh động của thị hiếu xã hội do vậy thị hiếu thẩm
mỹ của mỗi cá nhân cũng như sở thích cần phải được tơn trọng.
Ngày nay, với sự phát triển khơng ngừng của xã hội thì đời sống tinh thần
lẫn vật chất của con người ngày càng được nâng cao. Nhu cầu và sở thích về thị
hiếu thẩm mỹ của con người ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Nhờ đó mà
chúng ta, những người sáng tạo ra cái mới cái đẹp trong tất cả các lĩnh vực nói
chung và ngành thiết kế đồ họa nói riêng ln học hỏi tìm tịi sáng tạo để có thể đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Em chọn đề tài này ngoài việc xem xét lựa chọn theo sở thích cá nhân cịn có
sự tham khảo góp ý của giảng viên hướng dẫn, mà còn thấy sự đa dạng phong phú
của đề tài qua màu sắc qua mẫu mã của từng sản phẩm. Đồng thời qua đề tài mà em
đã hồn thiện em có thể hiểu thêm về cái đẹp trong từng sản phẩm của mình làm ra
có phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay hay khơng và có khả năng đáp ứng được
một phần nhu cầu về thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng hay khơng.
2. Mục đích đề tài
Ngồi việc quảng cáo và giới thiệu sản phẩm mới, mục đích của đề tài còn


4

hướng đến cho khách hàng là làm thế nào để lựa chọn màu sắc khơng những đáp
ứng được sở thích, mà còn phù hợp đến sự tương quan của phong thuỷ và màu sắc
trong ngơi nhà của bạn. Vì nếu chọn màu sắc phù hợp với mệnh của mình sẽ đem
lại cho bạn sự may mắn và thành công trong cuộc sống.
Màu sắc trong phong thủy chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng âm
và dương để đạt đến sự hài hòa lý tưởng. Màu sắc được vận dụng để tăng cường
những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào
ngôi nhà.
Theo nguyên lý ngũ hành, môi trường gồm 5 yếu tố Kim (kim loại), Mộc
(cây cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất) và mỗi yếu tố đều có những màu sắc

đặc trưng. Kim gồm màu sáng và những sắc ánh kim; Mộc có màu xanh, màu lục;
Thủy gồm màu xanh biển sẫm, màu đen; Hỏa có màu đỏ, màu tím; Thổ gồm màu
nâu, vàng, cam…
Tính tương sinh của ngũ hành gồm Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh
Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Tính tương khắc của ngũ hành là Kim khắc
Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Tương sinh,
tương khắc hài hòa, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như
trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thủy.
3. Đối tượng đề tài
Mark đã khẳng định rẳng “Trong bất cứ một ngành sản xuất vật chất nào,
con người cũng đều sáng tạo theo quy luật của cái đẹp”. Trong cuộc sống của con
người cái đẹp ln là người bạn đồng hành, ở đâu có lao động là ở đó có cái đẹp,
cái đẹp ở khắp mọi nơi, cái đẹp vây quanh con người trong mỗi bước đi, mỗi việc
làm, mỗi hành vi ứng xử. Ở đâu có cuộc sống của con người là ở đó có cái đẹp. Cái
đẹp đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, nâng đỡ con người trong mọi khó khăn, tiếp
thêm sức mạnh để con người vượt qua thử thách. Nhờ có cái đẹp mà con người
khơng mất lịng tin vào cuộc sống, vào chân lí. Cái đẹp ln ln là khát khao vươn


5

tới của con người. Với tư cách là chủ thể thẩm mỹ, con người ln đi tìm cái đẹp,
khám phá cái đẹp và cao hơn là sáng tạo ra cái đẹp. Bởi vậy, con người cũng đánh
giá các sự vật và hiện tượng xung quanh mình theo tiêu chí đẹp hay không đẹp. Như
đứng trước một cảnh vật thiên nhiên do tạo hóa sinh ra con người cũng đánh giá đẹp
hay không đẹp, cầm trên tay một sản phẩm do chính mình làm ra một khi đã tiện lợi
về mặt sử dụng rồi chúng ta lại phân vân nó đẹp hay không đẹp. Đặc biệt đối với
một tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp chính là lí do sống cịn của nó. Cứ thế, nhu cầu cái
đẹp của con người là vô tận, khát khao vươn tới cái đẹp là không cùng, dù nhu cầu
đó là chủ yếu hay thứ yếu nhưng hầu như khơng thể thiếu ln ln có.

Vậy đối tượng của đề tài chính là con người, hay nói cách khác đối tượng của sản
phẩm chính là khách hàng là người tiêu dùng. Có thể nói một sản phẩm tiêu thụ
được nhiều hay ít, nhanh hay chậm bên cạnh sản phẩm đó phải tốt về mặt chất
lượng mà mẫu mă sản phẩm phải đẹp, phải bắt mắt kích thích được thị giác của
khách hàng bên cạnh một chiến lược xây dựng thương hiệu thật hiệu quả.
4. Nhiệm vụ đề tài
Nhiệm vụ của đề tài là xây dựng thương hiệu và việc xây dựng được bắt đầu
bằng tên (brand name) và biểu trưng (Logo) của thương hiệu, nó được xây dựng
dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của thương
hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhất trong kinh doanh là tấm danh thiếp cho đến
một website hay một chiến lược quảng cáo rầm rộ.
Tính nhất quán của một hệ thống nhận diện thương hiệu là cần thiết, trong đó
biểu trưng là xuất phát điểm của hệ thống nhận diện thương hiệu. Thơng qua nó,
người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận biết sản phẩm hay các yếu tố nhận dạng hữu hình
của thương hiệu.
5. Phương pháp thực hiện đề tài
Để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất, ngoài việc lựa chọn đề tài mình thích
em cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác như đề tài mình làm có phù hợp với khả
năng hay khơng, có thể làm mới được đề tài em chọn hay không mặc dù đề tài này
không mới thậm chí có những sinh viên khóa trước đã làm rồi... Sau khi tham khảo


6

ý kiến của giảng viên hướng dẫn em đã thực hiện đề tài này, có thể kể ra các bước
để em thực hiện đề tài như sau:
- Thu thập tài liệu từ sách, báo, internet... để hiểu thêm về đề tài cần làm
- Tìm ý tưởng mới cho đề tài để tránh sự sao chép hay trùng lắp với những
cái đã có qua việc vẽ phác thảo từ đó lựa chọn phương án tốt nhất.
- Để có thể hồn thiện đề tài một cách tốt nhất và đúng thời gian cho phép

ngồi việc tìm kiếm tài liệu và tìm ý tưởng cho bài thì việc tiếp thu ý kiến đóng góp
của các giảng viên trong hội đồng qua những lần duyệt bài cũng như thầy hướng
dẫn là rất cần thiết để em có thể hồn thiện bài được tốt hơn.


7

MỤC LỤC

I/ Lời cảm ơn……………………………………………………………………….1

II/ Lời cam đoan……………………………………………………………………2

III/ Tóm tắt………………………………………………………………………....3

IV/ Mục lục………………………………………………………………………...7

V/ Nội dung Luận văn/Luận án……………………………………………….....9
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn …………………………………………………9
1.1Tổng quan lịch sử của đề tài...……………………………………….……9
1.1.2 Lịch sử đề tài nghiên cứu………………………………………….…...9
1.1.3 Hiện trạng và thực tế đề tài…………………………………………….13
2. Quy trình và phƣơng pháp thực hiện đề tài……………………………..14
2.1 Giới thiệu đề tài…………..………………………………………….…..14
2.2 Phương pháp thiết kế ……………………………..…………..……........15
2.2.1 Logo…………..…………………………………………………...16
2.2.1.1 Ý nghĩa logo…………..………….…………………...…..17
2.2.1.2 Màu sắc logo……...……..….…...….……….……………17
2.2.2 Hệ thống nhận diện thương hiệu……….……………….....20
2.2.3 Poster…………………………………………………….....27

Leaflet.…………...……………………………..……….….28
Catalogue………...………………………………………....29


8

Lịch……………………….………….…………………….30
Bao bì…………….….…………….………………….........31
Bảng màu……….……...........…….…………………..........33
2.3 Kỹ thuật và chất liệu thiết kế………………………………………....…34
3.Quy tắc thực hiện đồ án………………

………………………………...….35

3.1 Lựa chọn đề tài…………………………………………………….....…35
3.1.2 Tìm ý tưởng cho đề tài…………………………………...………...…35
3.1.3 Phát thảo và chỉnh sửa……………………………………………...…36
3.1.4 Về mặt hoàn thiện dề tài………………….………………………...…37
3.1.5 Về mặt lý thuyết…...……………………………..………………...…37
3.1.6 Về mặt thực hành …………...……...……………………………...…37
4.Những kết quả sang tạo cái mới……………..……………………………...….38
4.1 Giá trị về măt kinh tế ………..……...……...………………………...…39
4.2 Giá trị về mặt ứng dụng ……..……...…...…………………………...…40
5. Sƣu tầm tài liệu liên quan……………..…………………………………....….43

VI/ Tài liệu tham khảo……………………………………………………………50


9


NỘI DUNG LUẬN VĂN

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Tổng quan lịch sử của đề tài
Từ nhiều thế kỷ trước, màu sắc đã được phát triển thành những thực thể
tượng trưng cho suy nghĩ và tình cảm. Vì thế, việc chọn lựa màu sắc trong trang trí
nhà cửa theo thuật phong thuỷ là một phần tạo nên sự hồn thiện cho mơi trường
sống.
Lý thuyết về màu sắc ln là đề tài gây nhiều tranh luận giữa các nhà tư vấn
và thiết kế nội thất. Một điều mà dường như ai cũng đồng tình đó là mỗi màu đều có
ảnh hưởng nhất định tới tình cảm, mức năng lượng và tinh thần một cách toàn diện
của con người.
Việc pha trộn và phối màu luôn dựa trên thẩm mỹ cá nhân. Mỗi người có
cách nhìn nhận về màu sắc theo những cách khác nhau nên kết quả là điều phản ánh
thực nhất. Thực tế khơng có một ngun tắc nào trong việc phối màu nhưng những
màu sáng thường phù hợp với những tông màu sáng khác, màu nhẹ đi với màu nhẹ,
màu sẫm lại ăn nhập với màu sẫm. Ba nhân tố cơ bản của màu sắc:
Sắc thái: là những gam màu thể hiện dải màu Quang
phổ Sắc độ: thể hiện độ sáng tối của màu
Cường độ: thể hiện độ mạnh của màu
1.1.2 Lịch sử đề tài nghiên cứu
Ngành công nghiệp sơn Việt Nam có thể lấy điểm khởi đầu phát triển là năm
1914 -1920 với sự xuất hiện của một số xưởng sơn dầu tại Việt Nam, trong đó nổi
bật nhất là công ty sơn của ông Nguyễn Sơn Hà – ông tổ ngành sơn Việt Nam. Tuy
nhiên do bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam mãi đến năm 1975 mới thực sự là một
quốc gia độc lập và thống nhất lãnh thổ và có đầy đủ điều kiện phát triển kinh tế xã


10


hội và từng bước phát triển, ngành sơn Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn
sau:
Giai đoạn 1914 – 1954: có 3 hãng sơn lớn của người Việt Nam tại 3 khu vực thành
phố lớn là:
1. Hà Nội: Công ty sơn Thái Bình – Cầu Diễn, Hà Nội (sau này là Cơng ty
Hóa chất sơn Hà Nội và hiện nay là Cơng ty cổ phần Hóa chất Sơn Hà Nội)
2. Hải Phịng: Cơng ty Sơn Nguyễn Sơn Hà – sau này đổi tên là Công ty Sơn
Phú Hà (hậu duệ của ông Nguyễn Sơn Hà) và hiện nay là Cơng ty cổ phần sơn Hải
Phịng.
3. Sài Gịn (sau này là Thành phố Hồ Chí Minh): Cơng ty sơn Bạch Tuyết do
ông Bùi DuyCận (một cộng tác viên của ông Nguyễn Sơn Hà) vào Nam sáng lập,
hiện nay là Công ty cồ phần sơn Bạch Tuyết.
Giai đoạn này, sản phẩm chủ yếu là sơn dầu, sơn alkyd gốc dung môi với
công nghệ đơn giản, chất lượng sơn không cao chủ yếu phục vụ cho yêu cầu sơn
trang trí xây dựng, các loại sơn công nghiệp chất lượng cao đều nhập khẩu. Ngoài ra
trong vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp cũng có cơ sở sản xuất sơn của Việt
Nam nhưng sản phẩm chủ yếu là sơn dầu từ nguyên liệu thiên nhiên sẵn có ở Việt
Nam như: nhựa thơng, dầu chẩu…
Giai đoạn 1954 – 1975: Bối cảnh lịch sử đất nước tạm thời chia cắt 2 miền Bắc –
Nam với chế độ chính trị khác nhau và do đó điều kiện phát triển kinh tế cũng khác
nhau, cụ thể là:
1. Miền Bắc: có 3 nhà máy sơn Nhà nước quy mô sản xuất công nghiệp là:
Nhà máy Sơn Tổng Hợp Hà Nội (mới thành lập) do Tổng cục hóa chất quản lý; Nhà
máy Hóa chất Sơn Hà Nội (trước đây là Cơng ty Sơn Thái Bình – Cầu Diễn) do sở
công nghiệp Hà Nội quản lý; Nhà máy Sơn Hải Phịng (trước đây là xí nghiệp sơn
Phú Hà) do Sở Cơng nghiệp Hải Phịng quản lý.
Sản phẩm chính là sơn dầu nhựa thiên nhiên trong nước sơn Alkyd ứng dụng
chủ yếu cho cơng nghiệp dân dụng và trang trí, chất lượng chưa cao, công nghệ lạc



11

hậu, số lượng sản xuất cịn thấp khơng đáp ứng đủ yêu cầu (do hạn chế nhập khẩu
nguyên liệu vì nguồn ngoại tệ khơng đủ đáp ứng).
2. Miền Nam: Có 16 hãng sơn lớn nhỏ sản xuất đủ các loại sơn tổng sản
lượng 7.000 tấn/năm (theo số liệu của Tổng Cục Hóa Chất – 28/4/1976). Các
nguyên liệu sản xuất phần lớn đều nhập khẩu có chất lượng cao, cơng nghệ hiện đại
theo thời điểm 1960, có thể kể các nhà máy lớn và các sản phẩm tiêu biểu:
- Nhà máy sơn Bạch Tuyết và Huệ Phát (nay là Công ty sơn Bạch Tuyết): sản
phẩm chủ yếu là sơn alkyd dùng cho ngành xây dựng và một lượng không lớn sơn
Ep-oxy.
- Nhà máy sơn Á Đông, Á Châu, Việt Điểu, Vĩnh Phát: Sau năm 1975, các
nhà máy này có cơng ty sơn chất dẻo Tổng cục Hóa chất quản lý sát nhập lại gọi là
Xí nghiệp sơn Á Đơng và hiện nay là Công ty cổ phần Sơn Á Đông, sản phẩm chủ
yếu là sơn dầu, sơn alkyd và sơn nước cho ngành sơn trang trí xây dựng.
Một số nhà máy sơn khác chuyên sản xuất các loại sơn công nghiệp chất
lượng cao là sơn gỗ khô nhanh gốc N/C (nitrocellose), sơn tân trang xe hơi, sơn tàu
biển… trong các hãng sơn này còn một hãng sơn tuy nhỏ nhưng vẫn cịn tồn tại đến
nay là Cơng ty sơn Tứ Tượng, cịn lại từ sau 1980 các hãng sơn nhỏ có tiếng tăm về
sơn như: Laphale`ne, Durico, Tân Chánh Hưng đều giải thể.
Giai đoạn 1976 – 1989: Đặc điểm phát triển của ngành sơn giai đoạn này mang dấu
ấn khó khăn chung của nền kinh tế sau chiến tranh thống nhất đất nước. Đó là thời
kỳ kinh tế bao cấp, mặc dầu đến năm 1986 nền kinh tế đã bắt đầu khởi động phát
triển với mức đột phá “đổi mới” nhưng ngành cơng nghiệp sơn vẫn cịn phát triển trì
trệ mãi đến năm 1989.
- Sản phẩm sơn tiêu thụ trong nước chỉ có sơn dầu, hồn tồn khơng có sơn
nước, nhà cửa và cơng trình xây dựng chỉ được trang trí bằng quét nước vôi màu
- Các loại sơn nhựa tổng hợp có chất lượng cao và tốt dùng cho ngành cơng
nghiệp gốc Alkyd, Epoxy…chỉ được sản xuất số lượng ít theo hạn mức ngoại tệ
nhập khẩu nguyên liệu.



12

- Các loại sơn gốc dầu nhựa thiên nhiên có chất lượng thấp được sản xuất với
số lượng nhiều hơn sơn nhựa tổng hợp vì nguồn cung cấp nhựa tạo màng có sẵn
trong nước khá dối dào và rẻ tiền như: nhựa thông.
Tuy nhiên sản lượng sơn sản xuất ra cũng bị hạn chế vì khơng đủ đáp ứng số
ngun liệu quan trọng khác của ngành sơn như dung môi, bột màu…cần nhập khẩu
bằng ngoại tệ.Tóm lại đặc điểm phát triển của công nghiệp sơn trong giai đoạn này
là:
- Tổng sản lượng sơn chỉ đạt mức dưới 10.000 tấn/năm cung khơng đủ cầu,
những loại sơn có chất lượng tốt đều phân phối theo chỉ tiêu và giá bao cấp do Nhà
nước quản lý, những loại sơn có chất lượng khơng cao (kiểu sơn dầu) cũng được
phân phối “nới” rộng hơn, nhưng nghiêng về cơ chế hành chính “xin và cho” với cả
nhà sản xuất và người tiêu dùng từ cơ quan quản lý và phân phối của Nhà nước.
- Số lượng cơng ty, xí nghiệp sản xuất sơn đều thuộc quyền sở hữu Nhà
nước:
Ở miền Bắc vẫn có 3 cơng ty sơn (2 ở Hà Nội và 1 ở Hải Phịng) như giai đoạn
1954 – 1975, có thêm 1 xưởng nhỏ sản xuất sơn của hải quân; Ở miền Trung có một
xí nghiệp sơn nhỏ của Cơng ty kỹ thuật hóa chất Đà Nẵng thuộc Tổng Cục Hóa
Chất; Ở miền Nam có một Cơng ty sơn Đồng Nai (cải tạo từ hãng sơn tư nhân Hồng
Phát lập từ đầu năm 1975 chưa kịp sản xuất) do Sở công nghiệp Đồng Nai sở hữu.
- Bốn xí nghiệp sơn lớn thuộc sở hữu Nhà nước là Công ty Sơn chất dẻo, Á
Đông, Vĩnh Phát, Việt Điểu (sau này sát nhập lại lấy tên chung là Nhà máy sơn Á
Đơng). Một xí nghiệp sơn lớn và có thương hiệu uy tín nhất Sài Gịn và Tp. Hồ Chí
Minh sau này là Bạch Tuyết thuộc sở hữu Sở Cơng Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh. Xí
nghiệp sơn nhỏ của Cơng ty kỹ thuật hóa chất Tp. Hồ Chí Minh thuộc Tổng Cục
Hóa Chất (mang tên Nam Sơn từ trước năm 1975 sau 1990 là thương hiệu
“Liksho”)

Tổng cộng giai đoạn 1976 -1990 tồn quốc có 12 cơng ty – xí nghiệp sản xuất
sơn lớn nhỏ thuộc sở hữu nhà nước. Các nhà máy có cơng suất lớn chỉ sản xuất cầm


13

chừng do không đủ nguyên liệu (phụ thuộc nhập khẩu phần lớn gia công cho Bộ vật
tư nhà nước theo chất lượng cam kết, theo phần nguyên liệu được phân phối, sản
phẩm giao cho người tiêu dùng theo lệnh phân phối của Bộ vật tư. Trong khi đó với
sự nhạy cảm của một số người “khéo xoay sở “ trong thị trường sơn lúc này hàng
loạt tổ hợp và cơ sở tư nhân sản xuất sơn ra đời đáp ứng hầu như tất cả các loại sơn
dầu chất lượng thấp cho người tiêu dùng, và đáp lại người tiêu dùng sẵn sàng mua
để “xài”, bất chấp chất lượng tới đâu vì khi sơn xong phải mất 3 -6 tháng sau mới
biết rõ tốt xấu. Tình hình này nếu cịn kéo dài thêm ít năm nữa chắc ngành cơng
nghiệp sơn Việt Nam sẽ bị tụt dốc nghiêm trọng về chất lượng sản phẩm – công
nghệ, số lượng nhà sản xuất sơn có uy tín ở thị trường.. rất may tình hình xấu đi chỉ
trong thời gian ngắn 1982 – 1986. Từ 1986 với chính sách “đổi mới” tồn bộ cơ cấu
kinh tế và xã hội, Việt Nam đã có những cải cách quan trọng về phát triển kinh tế,
ngành sơn Việt Nam đã thực sự chuyển mình phát triển mới từ giai đoạn 1990.
1.1.3 Hiện trạng và thực tế đề tài
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội, của tiến bộ khoa học kỹ
thuật ngày càng phát triển thì nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con
người được tốt hơn, đầy đủ hơn... nhưng những điều đó chưa lý giải được cho tất
tần tật những cái bất ổn cũng như tốt đẹp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Phong thuỷ được đặt trong văn hố phương Đơng, là khoa học và nghệ thuật
sắp xếp sao để ở cho thuận với môi trường. Tuy nhiên, trong đời sống đô thị chật
chội, chen chúc, những yếu tố thiên nhiên, mơi trường ngoại giới khó kiểm sốt, thì
việc tư duy về phong thuỷ như một thứ khoa học thích ứng theo thời gian là cần
thiết. Tìm một ngôi nhà, không gian làm việc phù hợp với các ngun lý phong thuỷ
là khơng tưởng. Việc bố trí các vật dụng trong nhà cũng theo những nguyên tắc

không quá tương khắc. Trong tình huống tốt đẹp hơn, thì phong thuỷ củng cố sự tự
tin cho con người
rằng nhờ biết thuật phong thuỷ, biết cách chọn hướng nhà, hợp tuổi, giỏi trong sắp
đặt trang trí mà cuộc sống thuận buồm xi gió. Xét về mặt tích cực, thì phong thuỷ
có lúc giúp ích tinh thần, giúp người ta có hy vọng, được yên tâm khi thực tế diễn ra


14

khơng mấy tốt đẹp, trong tình thế ngược lại, thì nó lại là một cái cớ của những
người muốn chứng tỏ mình sành điệu, biết sống...
Phong thuỷ thích ứng, đặt trên nền tảng phân tích một cách hợp lý và tỉnh táo,
thì đem lại hiệu quả trong giải pháp kiến trúc cũng như trang trí nhà cửa phù hợp
với điều kiện và lối sống hiện đại. Trong khi đó, nếu tư duy phong thuỷ theo hướng
mê tín, thì lại gây ra biết bao chuyện khôi hài, kệch cỡm ...
2. Quy trình và phƣơng pháp thực hiện đề tài
2.1 Giới thiệu đề tài
Sơn Huỳnh Anh dùng trong trang trí nội thất và ngoại thất là loại sơn có chất
lượng tốt nhất với độ bóng cao, bền đẹp, khơng phai màu, độ kết dính tốt và giúp
bảo vệ cho vật sử dụng được bền lâu. Ngồi sơn trang trí nội ngoại thất ra, sơn
Huỳnh Anh cịn có sơn dùng được trong trang trí đồ vật bằng gỗ và kim loại như
bàn ghế, cửa sắt, bảng hiệu..
Sơn nội ngoại thất cao cấp Huỳnh Anh được ứng dụng công nghệ Nano, giúp
màng sơn chống thấm cực kỳ hiệu quả và chống bám bẩn bề mặt cực tốt, lại chịu
đựng được sự tác động khắc nghiệt của môi trường, giúp màng sơn trơn láng, dễ lau
chùi và đặc biệt là kháng khuẩn tuyệt đối đến 99,9% năm loại vi khuẩn thường gặp
nhất.
Sơn kháng khuẩn Nano áp dụng phương thức nghiên cứu khoa học công
nghệ cao, hiện đại kết hợp chất kháng khuẩn vơ cơ kích hoạt với công nghệ vật liệu
nano, ứng dụng thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ cao vào công nghệ sản

xuất sơn truyền thống, từ đó cải thiện tính năng của vật liệu sơn. Sơn kháng khuẩn
nano có nhiều ưu điểm đặc biệt:
Tính bền khi bị cọ rửa, chống lão hố và khơng bị nhiễm bẩn đều được tăng
cường rõ nét.
Có thể ngăn ngừa hữu hiệu sự sinh sơi của các loại vi khuẩn, hấp thụ và phân
giải các chất hữu cơ và mùi vị lạ trong khơng khí.
Làm sạch các chất khí độc hại trong khơng khí như CO, NO, SO, NH v.v...,


15

hạ thấp VOC.
Có tính năng chống bức xạ tia tử ngoại rất tốt, tăng thêm nồng độ ion ẩm
trong không khí, làm trong lành khơng khí, cải thiện giấc ngủ, thúc đẩy sự chuyển
hố.
Sơn có tính năng chịu được nhiệt độ thấp, có thể giải quyết hữu hiệu vấn đề
khơng thể nhanh chóng đẩy hết chất khí độc hại ra khỏi phịng do cơng trình xây
dựng kín.
2.2 phương pháp thiết kế
2.2.1 Logo
Logo được xem là một công cụ tiếp thị hiệu quả, những đứa trẻ nhỏ còn nhận
ra các logo quen thuộc trước khi chúng có thể nói một câu hoàn chỉnh. Một logo
thiết kế bắt mắt sẽ giúp bạn trở nên nổi bật trong lĩnh vực của mình thậm chí trên thị
trường.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, logo nên mang một ý nghĩa nào đó liên
quan tới khách hàng đồng thời cũng nên truyền tải một thông điệp rõ ràng về công
ty và lời chào hàng của bạn.
Thông qua nghiên cứu, tham khảo các logo nổi tiếng trên thế giới chúng ta
sẽ dễ dàng nhận thấy các nhà design logo của thế giới không phải ngẫu nhiên sáng
tác ra được các logo nổi tiếng đó một cách dễ dàng, trái lại các designer đã phải lao

tâm khổ trí, tìm tịi thiết kế đủ mọi kiểu dáng, màu sắc, font chữ cho logo vì kỹ
thuật thiết kế tạo mẫu logo của họ luôn áp dụng chặt chẽ các nguyên lý, định luật
cơ bản của thị giác cũng như sáng tạo dựa trên cơ sở của quy luật bố cục tạo hình.
Do vậy, logo trước hết cần phải được thiết kế chân phương, hồn chỉnh và độc đáo
ln tốt lên sự minh bạch rõ ràng, cân đối, hài hòa tạo nên sự thu hút thị giác,
thích ứng với tất cả thị trường mà nó nhắm đến.
Màu sắc của logo hầu hết xuất phát từ màu sắc của sản phẩm công ty sản
xuất. Màu sắc của logo có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian mà người tiêu dùng nhận


16

ra nó. Các chuyên gia thiết kế cho rằng logo càng ít màu càng tốt, tuy rằng trong
thực tế vẫn có những logo rất nhiều màu sắc nhưng vẫn hiệu quả vì chúng được kết
hợp một cách khéo léo để tạo nên một ấn tượng đặc biệt nào đó.
Bên cạnh màu sắc, hình dáng, đường nét của logo cũng rất quan trọng.
Những logo quá trừu tượng thường không ấn tượng và rất dễ bị lãng qn, những
logo có hình dáng lấy cảm hứng từ những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng
ngày sẽ đạt hiệu quả cao nhất.


17

2.1.1.1 Ý nghĩa:
Logo Huỳnh Anh được thiết kế theo nguyên tắc sử dụng chữ và hình tượng,
theo font chữ đậm khơng chân thể hiện tính đơn giản, khỏe khoắn, dễ đọc...,bên
cạnh đó chữ A được cách điệu gắn liền với tên thương hiệu như một ngôi nhà
2.1.1.2 Màu sắc logo:
-


Màu đỏ tượng trưng cho sự sang trọng quý phái và gam màu đỏ cũng
được thế giới chọn là pantone ấn tượng của năm 2015 (hay còn gọi là màu
marsala)

-

Màu xanh tượng trưng nhẹ nhàng vui tươi, mang lại nguồn năng lượng mới
cho ngôi nhà của bạn.
=> Sự kết hợp giữa màu xanh và màu đỏ trong logo mang thông điệp đem

đến diện mạo mới cho không gian sống của bạn.


18

2.2.2 Hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và biểu
trưng (Logo) thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố
mang tính đồng bộ và nhất quán của thương hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhất
trong kinh doanh là tấm danh thiếp cho đến một website hay một chiến lược quảng
cáo rầm rộ. Hệ thống nhận diện thương hiệu làm tăng thêm nhận thức về thương
hiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Hệ thống nhận diện thương hiệu được xây dựng dựa trên sự kết hợp của
nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của thương hiệu. Bao gồm: tên thương
hiệu, logo, danh thiếp (Namecard), letterhead, folder, bì thư, brochure, website,
đồng phục bảng tên, đĩa CD, màu sắc chủ đạo và font chữ ….. Để xây dựng hệ
thống nhận diện thương hiệu cần xây dựng một hệ thống liên kết chặt chẽ giữa các
yếu tố trên.
Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết,
sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà cịn nhắm đến việc tác động

đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mơ của doanh nghiệp là lớn, tính chun nghiệp
là cao của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng.
Hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác
biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản
sắc văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một hệ thống nhận
diện thương hiệu là tính đại chúng.
Nếu chỉ xây dựng thơi thì chưa đủ, thương hiệu phải được mọi người biết
đến, hiểu nó và chấp nhận nó. Đây là vấn đề cốt lõi dẫn đến sự thành công của công
tác xây dựng thương hiệu. Do đó, xây dựng thương hiệu chỉ mới dừng lại ở trong
nội bộ thì chưa hồn thành mà phải thực hiện các hoạt động truyền thông thương
hiệu với thị trường thì thương hiệu mới đi đến được tâm trí khách hàng.
Cho đến nay, hệ thống nhận diện thương hiệu đã giữ một vai trò quan trọng


19

đối với sự phát triển tổng thể của thương hiệu, nó cho thấy một sự đầu tư nghiêm
túc, chuyên nghiệp, dễ dàng được chấp nhận về mặt nhận thức và nó trở nên một
phần của văn hóa cơng ty. Hệ thống nhận diện thương hiệu là một công cụ quảng bá
thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư
một cách sâu rộng và lâu dài.

Hệ thống nhận diện thương hiệu của sơn Huỳnh Anh


20

2.2.3 Poster
Poster là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và quảng bá
thương hiệu. Nó gây được ấn tượng mạnh với người đối diện và ăn sâu vào tiềm

thức cũng như dành được tình cảm một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Poster
nằm trong hệ thống nhận diện thương hiệu và chỉ đứng sau logo trong việc truyền
tải hình ảnh thương hiệu.
Poster Huỳnh Anh được thiết kế với mục tiêu sử dụng công nghệ nano để
truyền tải cho khách hàng hiểu rõ hơn về công nghệ nano trong sơn Huỳnh Anh với
những tính năng ưu việt như:
- Thân thiện với môi trường
- Tự làm sạch (không bám bụi, không nấm mốc, chống vi khuẩn hiệu quả)
- Chống ăn mòn
- Chịu nhiệt độ cao 12000C (gấp 6 lần bình thường) và thích hợp với khí hậu
nhiệt đới như ở Việt Nam.
- Độ kết dính, dẻo cao
- Chống rỉ sét
- Chống côn trùng


21

- Poster 1


22

- Poster 2


23

- Poster 3



24

- Poster 3


25

- Poster 4


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×