Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo "Quan niệm về doanh nghiệp - một số vấn đề về phương pháp luận " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.76 KB, 8 trang )



nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 9




ThS. §ång Ngäc Ba *
oanh nghiệp là khái niệm pháp lí cơ bản
của hệ thống pháp luật kinh doanh. Khái
niệm doanh nghiệp được sử dụng một cách
phổ biến để chỉ các chủ thể chủ yếu của quan
hệ pháp luật kinh doanh. Tuy vậy, cho đến
nay xung quanh khái niệm doanh nghiệp vẫn
còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt
để cả trên phương diện lí luận cũng như luật
thực định. Để góp phần làm sáng tỏ khái niệm
doanh nghiệp, bài viết này trình bày một số
vấn đề có tính phương pháp luận về doanh
nghiệp. Ở đây, doanh nghiệp được tiếp cận
với tính chất một khái niệm khoa học, không
lệ thuộc vào việc có hay không có việc sử
dụng chính thức thuật ngữ doanh nghiệp
trong pháp luật thực định ở các quốc gia qua
các thời kì khác nhau.
Về mặt ngữ vựng, doanh nghiệp (tiếng
Anh là Enterprise) có nghĩa là công việc kinh
doanh.
(1)
Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm


doanh nghiệp thường được dùng với nghĩa là
hình thức tổ chức các hoạt động kinh doanh.
Trong giới nghiên cứu, có quan điểm hiểu
khái niệm doanh nghiệp với nội hàm rất rộng,
bao gồm tất cả những chủ thể hành nghề kinh
doanh (không phân biệt chủ thể đó là pháp
nhân hay thể nhân): “Doanh nghiệp được
hiểu là đơn vị kinh doanh được thành lập
nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt
động kinh doanh”;
(2)
“doanh nghiệp là một
đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp,
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh và lấy hoạt động kinh doanh làm nghề
nghiệp chính”
(3)
Theo quan điểm này, khái
niệm doanh nghiệp được hiểu đồng nghĩa với
khái niệm về chủ thể kinh doanh hay nhà kinh
doanh. Quan điểm khác lại cho rằng doanh
nghiệp chỉ bao gồm những chủ thể kinh
doanh đáp ứng được những điều kiện nhất
định (về cơ cấu tổ chức, tư cách pháp lí ):
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản riêng, trụ sở giao dịch ổn
định, được thành lập theo quy định của pháp
luật nhằm thực hiện hoạt động kinh
doanh”.
(4)

Theo quan điểm này, doanh nghiệp
chỉ là một loại chủ thể kinh doanh. Từ đó có
thể suy luận logic rằng sẽ có những chủ thể là
chủ thể kinh doanh (thực hiện nghề nghiệp
kinh doanh) nhưng không được coi là doanh
nghiệp (nếu chủ thể kinh doanh đó không có
trụ sở giao dịch ổn định chẳng hạn). Cách
hiểu này có phần lệ thuộc vào các quy định
của luật thực định hiện hành ở Việt Nam khi
xác định khái niệm doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng
doanh nghiệp cần được hiểu theo hai nghĩa:
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng,
doanh nghiệp là tất cả các “cơ sở sản xuất
kinh doanh”; theo nghĩa hẹp, doanh nghiệp
chỉ bao gồm các cơ sở kinh doanh thuộc khu
vực chính thức (có đăng kí tư cách theo quy
định của pháp luật), không tính các cơ sở
thuộc khu vực phi kết cấu (non-structure).
(5)

D

* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trường đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi
10
Tạp chí luật học số 2/2004

Quan im ny cng cho rng vic hiu
doanh nghip theo ngha rng v theo ngha
hp cú ý ngha quan trng trong vic hoch
nh v thc hin cỏc ch qun lớ ca Nh
nc i vi cỏc c s kinh t.
giỏc khỏc, li cú quan im cho rng
doanh nghip ch l hin tng riờng cú ca
nn kinh t vn hnh theo c ch th trng.
i din cho quan im ny l Gutenberg.
Theo Gutenberg, xớ nghip thỡ cú c trong nn
kinh t k hoch hoỏ tp trung v nn kinh t
th trng nhng doanh nghip l mt hin
tng c bit ca kinh t th trng vỡ ch
ú mi cú cỏc c im c bn ca cỏc doanh
nghip. Cỏc c im ú l: (i) Nguyờn tc t
ch; (ii) Nguyờn tc thu nhp kinh t; (iii)
Nguyờn tc s hu t nhõn v t ú phỏt sinh
quyn t quyt nh.
(6)
Guttenberg ó xut
phỏt t gúc iu kin tn ti v phỏt trin
ca doanh nghip khng nh tớnh riờng cú
ca doanh nghip trong c ch kinh t th
trng. Vi quan im ny, nn kinh t vn
hnh theo c ch kinh t k hoch tp trung
s khụng bao hm cỏc yu t cn thit cho s
tn ti v phỏt trin ca doanh nghip; cỏc
n v kinh t trong c ch kinh t k hoch
tp trung nh xớ nghip cụng nghip quc
doanh, xớ nghip liờn hp hay liờn hip cỏc xớ

nghip quc doanh c suy lun l khụng
cú cựng bn cht vi doanh nghip.
Quan im khoa hc cú nh hng nht
nh n ni dung lut phỏp. Trờn th gii
hin nay cú nhiu trng phỏi phỏp lut v
doanh nghip. mi quc gia v trong tng
giai on phỏt trin, vi nhng c im v
kinh t - xó hi, doanh nghip cú th c
tip cn khụng ging nhau v phng din
phỏp lut. Tuy nhiờn, qua nghiờn cu cho
thy a s cỏc nc khụng ch nh khỏi
nim chung v doanh nghip trong phỏp lut
m ch a ra nh ngha phỏp lớ v tng loi
hỡnh doanh nghip; ni hm ca khỏi nim
doanh nghip c gii ngha thụng qua vic
ch nh c im phỏp lớ ca nhng hỡnh
thc t chc kinh doanh c th (cỏ nhõn kinh
doanh, hp danh, cụng ti ). Thc tin phỏp
lut cỏc nc phn ỏnh mt quan im ph
bin coi doanh nghip l tt c cỏc n v
kinh doanh hp phỏp; khỏi nim doanh
nghip dng nh ng ngha vi khỏi nim
ch th kinh doanh (Business Entity), theo
ú doanh nghip l cỏc ch th phỏp lut (cỏ
nhõn hoc t chc), c xỏc lp t cỏch
theo quy nh ca phỏp lut hot ng
kinh doanh.
Khỏc vi nhiu nc trờn th gii, phỏp
lut hin hnh Vit Nam cú a ra nh
ngha phỏp lớ v doanh nghip. Lut doanh

nghip t nhõn nm 1990, Lut cụng ti nm
1990 m sau ú c thay th bng Lut
doanh nghip nm 1999 l cỏc vn bn a ra
nh ngha chớnh thc v doanh nghip trong
iu kin kinh t th trng Vit Nam.
Trc khi cú Lut doanh nghip nm 1999,
ni hm ca khỏi nim doanh nghip khụng
c hiu nht quỏn trong ton b h thng
phỏp lut. Theo Lut cụng ti thỡ doanh
nghip l n v kinh doanh c thnh lp
nhm mc ớch ch yu l thc hin cỏc hot
ng kinh doanh.
(7)
Vi quy nh ny, khỏi
nim doanh nghip cú ni hm rt rng. Cú
th hiu tt c cỏc ch th cú ngh nghip
kinh doanh (ch th kinh doanh) c xỏc lp
t cỏch theo th tc do phỏp lut quy nh
u l doanh nghip. Quan im v doanh
nghip trong Lut cụng ti nm 1990 cho thy


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 11

sự phù hợp với cách hiểu phổ biến trên thế
giới. Tuy nhiên, ở nhiều văn bản pháp luật
khác của Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp
được xác định với nội hàm hẹp hơn nhiều
(Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, Luật

đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và
các văn bản hướng dẫn thi hành ). Hệ quả
của nó là tạo ra sự không thống nhất ngay
trong hệ thống pháp luật cách hiểu về doanh
nghiệp, gây ra không ít rắc rối trong quá trình
giải thích và áp dụng pháp luật.
Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời với
nhiều đổi mới, trong đó có vấn đề quan điểm
về doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp,
chỉ có những chủ thể kinh doanh thỏa mãn
những điều kiện nhất định mới có tư cách
doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp quy định:
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng kí kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh”.
(8)
Phù hợp với quan điểm
chung về doanh nghiệp như vậy, các văn bản
pháp luật về tổ chức doanh nghiệp của Việt
Nam hiện nay chỉ chính thức ghi nhận "tư
cách doanh nghiệp" cho các chủ thể là:
Doanh nghiệp tư nhân, các loại công ti (quy
định trong Luật doanh nghiệp), công ti nhà
nước (quy định trong Luật doanh nghiệp nhà
nước), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (quy định trong Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam).
Có thể nhận thấy khái niệm doanh nghiệp

theo Luật doanh nghiệp có nội hàm hẹp hơn
khái niệm chủ thể kinh doanh theo cách hiểu
thông thường. Đây cũng là cơ sở của quan
điểm cho rằng “theo suy luận lôgic từ pháp
luật hiện hành thì hiện nay, không phải tất cả
các đơn vị kinh doanh (chủ thể kinh doanh)
được thành lập “nhằm mục đích chủ yếu là
thực hiện các hoạt động kinh doanh” đều
được coi là doanh nghiệp”.
(9)
Nhận định này
là có cơ sở, bởi lẽ, có những chủ thể kinh
doanh nhỏ (hộ kinh doanh cá thể) không thỏa
mãn các điều kiện theo định nghĩa pháp lí về
doanh nghiệp nêu trên và vì vậy không được
gọi là doanh nghiệp. Điều này dẫn đến trên
thực tế, địa vị pháp lí của các chủ thể kinh
doanh được quy định không giống nhau giữa
những chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp và
những chủ thể kinh doanh không phải là
doanh nghiệp (về các vấn đề chủ yếu như lựa
chọn ngành nghề kinh doanh, giao kết hợp
đồng kinh tế, tham gia quan hệ đầu tư trực
tiếp nước ngoài, xử lí tình trạng phá sản ).
Trên cả bình diện nghiên cứu cũng như
pháp luật thực định, có thể khẳng định quan
niệm về doanh nghiệp hiện nay chưa có sự
thống nhất. Điều này có thể xuất phát từ
nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan
song điều đáng quan tâm là, về mặt luật pháp,

hiện đang tồn tại sự khác biệt lớn giữa Việt
Nam và đa số các nước trong cách hiểu về
khái niệm doanh nghiệp. Theo quan điểm cá
nhân, với điều kiện các nước đang chuyển
đổi, trong đó có Việt Nam, quan niệm về
doanh nghiệp với ý nghĩa tạo tiền đề lí luận
cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
doanh nghiệp cần được tiếp cận phù hợp với
xu hướng phổ biến, đáp ứng đòi hỏi của hội
nhập kinh tế. Để thống nhất cách hiểu về
doanh nghiệp, khái niệm doanh nghiệp phải
được xem xét từ các góc độ kinh tế - xã hội
và pháp lí, gắn với những yếu tố của kinh tế
thị trường.


nghiªn cøu - trao ®æi
12
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004
1. Tiếp cận khái niệm doanh nghiệp từ
góc độ kinh tế - xã hội
Bản chất của doanh nghiệp là những thực
thể xã hội, sinh ra với chức năng chủ yếu là
hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp được
cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như cơ
sở vật chất (vốn, tài sản), bộ máy quản lí điều
hành, người lao động Với chức năng kinh
doanh, doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu
vào của quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm,
hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nền

kinh tế cũng như toàn xã hội. Chức năng kinh
doanh của doanh nghiệp tạo cho doanh
nghiệp vai trò của một "mắt xích" trọng yếu
trong toàn bộ hệ thống kinh tế - xã hội. Sự tồn
tại của doanh nghiệp luôn được đặt trong môi
trường kinh tế - xã hội xác định. Không thể
hiểu rõ bản chất cũng như xu hướng vận
động, phát triển của doanh nghiệp nếu không
xem xét nó trong mối quan hệ với những điều
kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Các yếu tố của
môi trường kinh tế - xã hội (cơ chế kinh tế,
trình độ phát triển kinh tế, hệ thống luật pháp,
trình độ dân trí, phong tục tập quán, triết lí
sống, văn hóa kinh doanh ) đều có tác động
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
ở những phương diện và mức độ khác nhau.
Về thực tiễn, sự hình thành các doanh
nghiệp là hệ quả tất yếu của sự phát triển hoạt
động kinh doanh: “Kinh doanh là hoạt động
mang tính nghề nghiệp, điều đó có nghĩa là
trong xã hội đã có những người, nhóm người,
tổ chức mà nghề nghiệp chính của họ là kinh
doanh, sống bằng nghề kinh doanh”.
(10)
Thực
tiễn đã chứng minh, kinh doanh với tính chất
là một nghề chỉ ra đời và phát triển khi phân
công lao động trong xã hội đã phát triển đến
trình độ nhất định và hình thành nền sản xuất
hàng hóa; “kinh doanh là một phạm trù gắn

liền với sản xuất hàng hóa, là tổng thể các
hình thức, phương pháp và biện pháp nhằm
tổ chức các hoạt động kinh tế, phản ánh quan
hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải
vật chất xã hội nhằm mục đích thu về một giá
trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu”.
(11)
Điều
này cho phép khẳng định, những yếu tố tạo
nên sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa cũng
chính là cơ sở duy trì sự tồn tại và phát triển
của hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp không phải là hiện tượng
riêng có của nền kinh tế thị trường nhưng lí
luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng chỉ trong
điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp
mới có thể tồn tại và phát triển với đúng ý
nghĩa đích thực của nó. Trong nền kinh tế thị
trường, doanh nghiệp là hình thức phù hợp
nhất để tổ chức hoạt động kinh doanh chứ
không phải là các mô hình cá nhân, gia đình
hay toàn xã hội.
Điều kiện căn bản để hoạt động kinh
doanh có thể phát triển với tính chất là một
nghề trong xã hội và làm xuất hiện doanh
nghiệp, đó là sự tồn tại của thị trường. Thị
trường với những nguyên tắc khách quan của
nó đã tạo ra động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy
sự phát triển hoạt động kinh doanh. Ngược

lại, kinh doanh có tác động sâu sắc tới sự vận
hành của thị trường. Kinh doanh là yếu tố
quyết định thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa
phát triển đến giai đoạn đỉnh cao - giai đoạn
kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nói như vậy
không có nghĩa là kinh doanh chỉ tồn tại trong
nền kinh tế thị trường và sẽ càng sai lầm nếu
cho rằng kinh doanh chỉ tồn tại trong điều
kiện kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Thực


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 13

tiễn vận hành nền kinh tế kế hoạch tập trung
ở Việt Nam cũng như các nước xã hội chủ
nghĩa trước đây đã biết đến hoạt động kinh
doanh, cho dù có những biến dạng nhất định.
Khái niệm kinh doanh xã hội chủ nghĩa đã
được nhắc đến với cách hiểu là “tổng thể các
hình thức, phương pháp và biện pháp nhằm
tổ chức các hoạt động kinh tế dưới chủ nghĩa
xã hội. Nó phản ánh mối quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa, quan hệ giữa người với người
trong quá trình sản xuất, trao đổi và tiêu
dùng của cải vật chất xã hội, dựa trên chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất. Mọi hoạt động
kinh doanh xã hội chủ nghĩa phải nhằm đạt
hiệu quả kinh tế cao, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

lao động, luôn gắn với sản xuất và thúc đẩy
sản xuất phát triển”.
(12)
Có thể khẳng định
rằng nền sản xuất hàng hóa mới chính là cơ
sở quyết định sự tồn tại của hoạt động kinh
doanh. Trong khi đó "sản xuất hàng hóa và
lưu thông hàng hóa là những hiện tượng
thuộc về nhiều phương thức sản xuất hết sức
khác nhau, tuy rằng quy mô và tầm quan
trọng của chúng không giống nhau".
(13)
Điều
này dẫn đến hệ quả là nghề kinh doanh trong
mỗi một cơ chế quản lí kinh tế đều có những
nét đặc thù nhất định. Trong cơ chế kinh tế kế
hoạch tập trung thì "nhà nước xã hội chủ
nghĩa không chỉ thực hiện quyền lực chính trị,
mà chính nó còn kinh doanh";
(14)
hoạt động
kinh doanh vì vậy bị chi phối sâu sắc (quyết
định) bởi ý chí nhà nước thông quan hệ thống
chỉ tiêu kế hoạch mang tính mệnh lệnh hành
chính. Với cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung,
các doanh nghiệp (các tổ chức kinh tế xã hội
chủ nghĩa) không phải và không thể là nhân
vật trung tâm của thị trường mà thay vào vị trí
đó chính là Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế
thị trường, nghề kinh doanh chủ yếu được

quy định và chi phối bởi các quy luật kinh tế
khách quan, hoạt động kinh doanh, vì vậy có
điều kiện thuận lợi nhất để phát triển. Đó
cũng chính là động lực thúc đẩy sự ra đời và
phát triển mạnh mẽ của các loại hình doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm trong các
hoạt động kinh tế, “các doanh nghiệp là
những khối chủ chốt của thị trường, sản xuất
hàng hóa và cung cấp dịch vụ, tạo thành cơ
sở của trao đổi thị trường”.
(15)

2. Tiếp cận khái niệm doanh nghiệp từ
góc độ pháp lí
Từ góc độ pháp lí, doanh nghiệp được
hiểu là một loại chủ thể pháp luật (có tư cách
chủ thể pháp lí độc lập) và có nghề nghiệp
kinh doanh (thực hiện hoạt động kinh doanh
với tính chất nghề nghiệp). Trong điều kiện
kinh tế thị trường, doanh nghiệp trở thành đối
tượng trung tâm chịu sự điều chỉnh của hệ
thống pháp luật kinh doanh. Doanh nghiệp có
những đặc điểm pháp lí cơ bản sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp là loại chủ thể
pháp luật, có năng lực để tham gia các quan
hệ pháp luật, trong đó trước hết và chủ yếu là
các quan hệ kinh doanh. Tư cách chủ thể
pháp luật của doanh nghiệp có thể là tư cách
cá nhân hoặc tổ chức. Trong trường hợp

doanh nghiệp với tư cách là cá nhân, năng lực
chủ thể pháp luật của doanh nghiệp chính là
năng lực chủ thể pháp luật của cá nhân trong
việc tham gia các quan hệ kinh doanh theo
quy định của pháp luật. Trong trường hợp
doanh nghiệp là một tổ chức, năng lực chủ
thể của doanh nghiệp được phân biệt với năng
lực chủ thể của những người (tổ chức hoặc cá


nghiªn cøu - trao ®æi
14
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004
nhân) đã tạo ra nó. Ngoại trừ trường hợp
doanh nghiệp cá nhân, doanh nghiệp tồn tại
với tư cách pháp lí độc lập (tương đối) với
chủ sở hữu của nó. Mối quan hệ giữa chủ sở
hữu của doanh nghiệp và doanh nghiệp không
chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa chủ sở hữu
với đối tượng của quyền sở hữu mà còn là
mối quan hệ giữa các chủ thể pháp lí độc lập.
Đối với những doanh nghiệp là tổ chức cần
lưu ý tư cách tổ chức của doanh nghiệp không
đồng nghĩa với tư cách pháp nhân theo đúng
nghĩa kinh điển của từ này. Thực tiễn pháp luật
kinh doanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam
đã ghi nhận những doanh nghiệp không phải là
pháp nhân và cũng không phải là cá nhân (như
công ti hợp danh chẳng hạn). Theo cách này,
pháp luật kinh doanh đã thể hiện sự linh hoạt

trong việc phát triển quan điểm của dân luật cổ
điển về chủ thể của quan hệ pháp luật.
Như vậy, khái niệm doanh nghiệp có bản
chất là "danh tính pháp lí" của những chủ thể
hành nghề kinh doanh, cho phép phân biệt
những chủ thể có nghề nghiệp kinh doanh với
những chủ thể không có nghề nghiệp này.
Trong nền kinh tế thị trường, với việc thừa
nhận quyền tự do kinh doanh, tất yếu có sự
tham gia hoạt động kinh doanh của các cá
nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và
hình thức sở hữu khác nhau. Việc đặt ra khái
niệm doanh nghiệp với cách hiểu như vậy là
tiền đề cần thiết để xây dựng cơ chế điều
chỉnh pháp luật đảm bảo sự bình đẳng trong
kinh doanh - một đòi hỏi quan trọng của cơ
chế kinh tế thị trường.
Tồn tại trong xã hội, doanh nghiệp tất yếu
tham gia vào các quan hệ xã hội thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau. Điều đó đã tạo cho doanh
nghiệp tính chất của “một tổ chức sống, có
vòng đời (ra đời, tăng trưởng, phát triển và
có thể diệt vong)”.
(16)
Về lí luận, các quan hệ
xã hội phát sinh từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trước hết và chủ yếu là các
quan hệ thuộc lĩnh vực pháp luật tư, vì vậy,
vấn đề tổ chức hoạt động của doanh nghiệp
cần được tiếp cận điều chỉnh chủ yếu bằng

phương pháp của luật tư, trên cơ sở đó mới có
thể đảm bảo tính độc lập cần thiết cho doanh
nghiệp. Tất nhiên, tính độc lập trong hoạt
động của doanh nghiệp không phải là tuyệt
đối. Trong hoạt động của mình, doanh nghiệp
luôn bị chi phối bởi các quy định của pháp
luật, với những điều kiện liên quan đến môi
trường xung quanh, với những hợp đồng mà
doanh nghiệp kí kết với đối tác.
Tính chất chủ thể pháp lí độc lập của
doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có
quyền tự chủ đồng thời phải tự chịu trách
nhiệm trong việc tổ chức hoạt động, bất cứ là
doanh nghiệp tự hoạt động kinh doanh hay
những người làm công, những người được ủy
quyền theo hợp đồng của doanh nghiệp thực
hiện các hoạt động kinh doanh nhân danh
doanh nghiệp. Trách nhiệm pháp lí cơ bản
của doanh nghiệp về hoạt động kinh doanh
thể hiện ở chỗ, những cam kết tài chính,
những nợ nần trong kinh doanh doanh
nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình và còn có thể vượt ra khỏi phạm
vi những tài sản đó trong những trường hợp
nhất định do pháp luật quy định (trường hợp
những doanh nghiệp theo quy chế trách
nhiệm vô hạn).
Thứ hai, doanh nghiệp được xác lập tư
cách (thành lập và đăng kí kinh doanh) theo
thủ tục do pháp luật quy định. Việc thành lập

và đăng kí kinh doanh là cơ sở để xác định


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 15

tính chất chủ thể pháp lí độc lập của doanh
nghiệp, gắn với những đặc điểm của hoạt
động kinh doanh. Đặc điểm này xuất phát từ
yêu cầu của quản lí nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Thủ tục xác lập tư cách pháp lí cho doanh
nghiệp có sự khác nhau giữa các loại hình
doanh nghiệp, phù hợp với những đặc điểm
về mặt tổ chức của từng loại hình doanh
nghiệp. Ngoài ra, về phương diện chủ quan,
thủ tục thành lập và đăng kí kinh doanh được
quy định cho các doanh nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào quan điểm của các quốc gia trong
việc sử dụng quyền lực nhà nước để can thiệp
vào thị trường. Tuy vậy, xuất phát từ yêu cầu
của tự do kinh doanh, xu hướng phổ biến hiện
nay trên thế giới là thủ tục xác lập tư cách
pháp lí cho doanh nghiệp ngày càng được đơn
giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư.
Thứ ba, doanh nghiệp thực hiện hoạt
động kinh doanh với tính chất nghề nghiệp.
Doanh nghiệp có nghề nghiệp kinh doanh
được biểu hiện ở chỗ, hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp được thực hiện có hệ thống,
độc lập, trên danh nghĩa và trách nhiệm của
doanh nghiệp, với mục đích sinh lợi và trong
điều kiện do pháp luật quy định. Tính chất có
hệ thống của hoạt động kinh doanh có thể
hiểu theo ý nghĩa thông thường của nó, tức là
hoạt động kinh doanh có khuynh hướng lâu
dài, không gián đoạn trong thời gian nhất
định và tiềm ẩn khả năng tái diễn thường kì.
Tính chất hoạt động kinh doanh có hệ thống
là dấu hiệu cơ bản để xác định nghề nghiệp
kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là
căn cứ quan trọng để phân biệt doanh nghiệp
với các chủ thể khác. Khi một chủ thể nào đó
chỉ thực hiện hành vi kinh doanh có tính chất
đơn lẻ, vụ việc thì không thể xem chủ thể đó
hành nghề kinh doanh và vì vậy không thể coi
chủ thể đó là doanh nghiệp.
Ngoài ra, bản thân nghề kinh doanh đã
quy định mục đích thu lợi nhuận trong các
hoạt động của doanh nghiệp. Khi xác định
mục đích lợi nhuận trong các hoạt động của
doanh nghiệp cần hiểu "ý định" thu lợi nhuận
của doanh nghiệp mới là tiêu chí quyết định
còn việc có đạt được lợi nhuận hay không
cũng như việc sử dụng lợi nhuận đạt được
cho mục đích gì không phải là dấu hiệu quyết
định. Nói cách khác, cơ sở để quy kết mục
đích lợi nhuận không phải là xem doanh
nghiệp có đạt được lợi nhuận hay không mà

phải xem xét tính chất của hoạt động để sinh
lợi. Trên thực tế, những tổ chức được thành
lập không phải vì mục đích kinh doanh cũng
có thể hoạt động kinh doanh trong những
trường hợp nhất định, tuy nhiên hoạt động
chính của tổ chức này không phải là hoạt
động kinh doanh thu lợi nhuận và vì vậy
không được xem là doanh nghiệp, cho dù
doanh số mà tổ chức đó thu được từ hoạt
động kinh doanh có thể là rất lớn. Theo logic
đó, có phần khiên cưỡng, không nói là thiếu
cơ sở khoa học khi đặt ra khái niệm "doanh
nghiệp công ích" với cách hiểu chúng có cùng
bản chất với doanh nghiệp, trong khi những
"doanh nghiệp" này lại có nghề nghiệp chính
là "hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ
công cộng theo các chính sách của Nhà nước
hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh".
(17)

Mặt khác, cũng cần thống nhất rằng
doanh nghiệp coi kinh doanh là nghề nghiệp
nhưng điều đó không có nghĩa là doanh


nghiªn cøu - trao ®æi
16
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004
nghiệp chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh.

Với tính chất là một thực thể "sống" trong xã
hội, để có thể tồn tại và hoạt động kinh
doanh, doanh nghiệp có thể và cần phải thực
hiện nhiều hoạt động khác không phải là hoạt
động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của
mình hoặc theo quy định của pháp luật. Điều
này làm xuất hiện trên thực tế có nhiều hoạt
động được thực hiện bởi doanh nghiệp nhưng
không phải là hoạt động kinh doanh theo đúng
nghĩa. Đó chính là cơ sở thực tiễn của khái
niệm "hành vi kinh doanh phụ thuộc" trong
khoa học pháp lí và trong luật thực định của
một số quốc gia trên thế giới. Thực chất đây là
những hoạt động có bản chất dân sự (theo
nghĩa hẹp) nhưng do doanh nghiệp tiến hành
nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh nên
trong nhiều trường hợp chúng được điều chỉnh
bởi cơ chế của pháp luật kinh doanh.
Tóm lại, khái niệm doanh nghiệp có thể
được tiếp cận nghiên cứu dưới các góc độ kinh
tế - xã hội và pháp lí. Dưới góc độ kinh tế - xã
hội, doanh nghiệp là một thiết chế kinh tế-xã
hội, được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác
nhau, có chức năng thực hiện các hoạt động
kinh doanh, doanh nghiệp tồn tại trong sự
tương tác với các yếu tố khác của hệ thống
kinh tế - xã hội. Dưới góc độ pháp lí, doanh
nghiệp là một loại chủ thể pháp luật, được xác
lập tư cách theo trình tự do pháp luật quy định
để thực hiện nghề nghiệp kinh doanh. Trong

cơ chế thị trường, doanh nghiệp có nội hàm
pháp lí rất rộng và được tổ chức dưới nhiều
hình thức tổ chức khác nhau. Thay cho lời kết,
tác giả bài viết chia sẻ với quan điểm cho rằng:
“Trong cơ chế thị trường hiện đại, đã và sẽ
xuất hiện rất nhiều mô hình pháp lí của việc tổ
chức các hoạt động kinh doanh mà ta quen gọi
là doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa rằng, doanh
nghiệp là khái niệm chung, không có nội hàm
pháp lí cụ thể và không biểu hiện một mô hình
pháp lí cụ thể của việc tổ chức và quản lí các
hoạt động kinh tế, thương mại”
(18)
./.

(1).Xem: Black’ Law Dictionary, Centennial Edition
(1891-1991), page 531.
(2), (16).Xem: "Quản trị kinh doanh", Học viện hành
chính quốc gia, Nxb. Lao động, H.2003, tr.8.
(3).Xem: "Giáo trình thương mại doanh nghiệp",
Trường đại học kinh tế quốc dân, Nxb. Thống kê,
2002, tr.5.
(4).Xem: "Từ điển giải thích thuật ngữ luật học",
Trường đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân
năm 2000; tr. 36.
(5).Xem: "Quản lí kinh tế", Học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2003,
tr. 278.
(6). E. Gutenberg - Grundlagen der Betriebwirtschaftslehre, 24.
Auflage, Berlin 1983.

(7).Xem: Điều 3 Luật công ti ngày 21/12/1990.
(8).Xem: Khoản 1 Điều 3 Luật doanh nghiệp năm 1999.
(9).Xem: PGS.TS. Nguyễn Như Phát (đồng tác giả),
"Luật kinh tế Việt Nam", Nxb.Chính trị quốc gia,
H.2002, tr.30.
(10), (11).Xem: TS. Bùi Ngọc Cường, "Xây dựng và
hoàn thiện pháp luật kinh tế đảm bảo quyền tự do
kinh doanh ở nước ta hiện nay", Luận án tiến sĩ luật
học, H. 2001, tr. 7, 9.
(12).Xem: Mai Hữu Khuê, "Danh từ kinh tế", Nxb.
Sự thật, H.1987, tr. 185.
(13).Xem: C.Mác và Ph.Ăng-ghen Toàn tập, Nxb.
Chính trị quốc gia, H.1993, Tập 23, tr.175.
(14).Xem: Laptev V.V, "Luật kinh tế", Nxb. Khoa
học, Maxcơva 1975, tr. 7.
(15).Xem: "Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường", Ngân
hàng thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2002, tr 35.
(17).Xem: Khoản 4 Điều 3 Luật doanh nghiệp nhà
nước năm 1995.
(18).Xem: PGS.TS. Nguyễn Như Phát, "Dự thảo Luật
doanh nghiệp - Một số vấn đề phương pháp luận",
Tạp chí nhà nước và pháp luật số 5/1999, tr. 46.

×