Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " Quan niệm về luật kinh tế, luật thương mại và luật kinh doanh" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.62 KB, 6 trang )



nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 59




TS. NGuyÔn ViÕt tý *
háp luật kinh tế không phải là ngành luật
độc lập theo tiêu chuẩn phân loại của lí
luận pháp luật hiện hành mà là khái niệm tổng
hợp, bao gồm toàn bộ các văn bản thuộc nhiều
ngành luật khác nhau như luật kinh tế, luật tài
chính, luật lao động, luật đất đai.
(1)
Như vậy,
trong hệ thống pháp luật kinh tế tồn tại một
ngành luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản
lí và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các
chủ thể kinh doanh với nhau và với các cơ
quan quản lí đó là luật kinh tế. Tuy nhiên, hiện
vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về ngành
luật này: Người này gọi là luật kinh tế, người
kia gọi là luật kinh doanh hoặc luật thương
mại. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả muốn
giới thiệu một số quan niệm về luật kinh tế,
luật thương mại và luật kinh doanh để bạn đọc
có sự lựa chọn cho riêng mình.
1. Quan niệm về luật kinh tế


Quan niệm về luật kinh tế được biết đến ở
các nước tư bản từ những năm đầu của thế kỉ
XX, khi trong nền kinh tế xuất hiện những
nhân tố mới như sự can thiệp của nhà nước
vào nền kinh tế, sự phát triển của kinh tế nhà
nước, sự xuất hiện độc quyền Những người
theo trường phái luật kinh tế cho rằng sự phân
chia truyền thống pháp luật tư sản ra luật công
và luật tư, trong hoàn cảnh đó không còn có ý
nghĩa mà cần có ngành luật mới đó là luật kinh
tế (хозяйственное пpаво, economic law) -
ngành luật nằm ở chỗ giáp ranh giữa luật công
và luật tư. Về vấn đề này, theo GS.TS Mazolin
thì sự xuất hiện trường phái luật kinh tế liên
quan đến thời kì chuẩn bị chiến tranh thế giới
thứ nhất, khi ở nước Đức, vấn đề tăng cường
sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực các
quan hệ kinh tế được đặt ra trước mắt để động
viên các nguồn nhân lực, vật lực. Sau chiến
tranh thế giới thứ nhất, cơ sở lí luận của luật
kinh tế được các luật sư Đức (Keyman,
Gedeman, Kleyzing), Ý (Mocca) và Tây Ban
Nha (Polo) nghiên cứu rất đầy đủ và chi tiết.
Về sau, trường phái này được thể hiện trong
một số tác phẩm của các tác giả người Pháp
(Amel, Lagard).
(2)

Theo quan điểm của những người theo
trường phái này, luật kinh tế điều chỉnh các

quan hệ kinh tế phát triển dưới sự tác động và
do sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
Nội dung của luật kinh tế gồm có: Luật thương
mại, luật lao động, luật điều chỉnh sở hữu công
nghiệp và một số chế định, quy phạm của luật
dân sự có áp dụng pháp luật công (quan hệ dân
sự do các chế định, quy phạm này điều chỉnh
có sự can thiệp của nhà nước). Trong nội dung
của luật kinh tế theo quan niệm này thì luật
thương mại có vị trí quan trọng nhất.
Cho đến nay, vấn đề này vẫn được GS.TS.
Friedrich Kubler khẳng định lại khi trả lời câu
hỏi về sự độc lập của ngành luật kinh tế tại Hội
P
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
Trường đại học luật Hà Nội


nghiªn cøu - trao ®æi
60
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004
thảo về pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang
Đức tháng 12/1990 tại Hà Nội. Theo ông, luật
kinh tế không thuần túy thuộc công pháp hoặc
tư pháp mà nó trùm lên cả công pháp và tư
pháp, có vấn đề thuộc công pháp và có vấn đề
thuộc tư pháp.
(3)

Sau Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại,

cùng với việc thiết lập chính quyền chuyên
chính vô sản, giai cấp công nhân và nhân dân
lao động đã thiết lập chế độ sở hữu hoàn toàn
mới - chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản
xuất. Sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất là cơ
sở của nền kinh tế quốc dân XHCN. Hầu hết
mọi chủ trương chính sách của các đảng cộng
sản và các nhà nước XHCN đều nhằm phát
triển tối đa hình thức sở hữu này. Các hình
thức sở hữu khác (sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất) hầu như không được quan tâm đến.
Mặt khác, như GS. VS. Laptev khẳng định:
"Nhà nước xã hội chủ nghĩa không chỉ thực
hiện quyền lực chính trị mà chính nó còn kinh
doanh".
(4)
Như vậy, Nhà nước XHCN không
chỉ là trung tâm quyền lực chính trị mà còn là
trung tâm kinh tế. Với tư cách là người chủ sở
hữu tư liệu sản xuất chủ yếu và là người nắm
quyền lực chính trị, Nhà nước XHCN trực tiếp
tiến hành hoạt động kinh tế và lãnh đạo hoạt
động đó. Tất cả các tình tiết đó có ý nghĩa quan
trọng để nhận thức bản chất của luật kinh tế
trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các
nước XHCN nói chung và ở nước ta nói riêng.
Mặc dù, ở các nước XHCN trước đây có
các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội tương
đối giống nhau nhưng quan niệm về luật kinh
tế cũng không hoàn toàn thống nhất với nhau.

PGS.TS. Nguyễn Như Phát đã nhận xét:
"Ngay trong phạm vi các nước XHCN trước
đây, ở Liên Xô luật kinh tế chưa được chính
thức công nhận, ở Cộng hòa dân chủ Đức nó
được coi là một ngành luật độc lập và Tiệp
Khắc là quốc gia xã hội chủ nghĩa duy nhất có
trong hệ thống luật của mình Bộ luật kinh tế".
(5)

Thậm chí, ngay ở trong một nước như
Liên Xô (cũ), trong mỗi thời kì lịch sử, cũng
có nhiều quan niệm khác nhau về luật kinh tế.
- Theo Tônxtôi và Alekxaev (người theo
trường phái luật kinh tế là ngành luật tổng
hợp), luật kinh tế được chia ra luật dân sự kinh
tế và luật hành chính kinh tế, luật kinh tế được
nghiên cứu như là "cấu trúc thứ sinh" trong hệ
thống pháp luật Xô viết.
(6)

- Có trường phái khác lại cho rằng luật
kinh tế điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong
lĩnh vực kinh tế nhà nước. Các quan hệ được
coi là đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là
những quan hệ sản xuất do nhà nước tổ chức
dưới hình thức hàng hóa - tiền tệ, giữa các tổ
chức nhà nước và các bộ phận cấu thành của
chúng.
(7)
Trường phái kinh tế này có thể tạm

gọi là "trường phái hàng hóa", bởi vì nó chỉ
bao hàm những quan hệ kinh tế dưới hình thức
hàng hóa - tiền tệ.
- Theo Kraxavchikov, luật kinh tế là tổng
thể văn bản pháp quy chứa đựng các quy phạm
của nhiều ngành luật khác nhau có liên quan
mật thiết với nhau.
(8)

- Theo GS.VS. Laptev - người đứng đầu
trường phái luật kinh tế trong những năm 60, 70
thế kỉ trước thì luật kinh tế là một ngành luật, là
tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trật
tự quản lí và thực hiện các hoạt động kinh tế và
điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức
kinh tế XHCN cũng như các đơn vị cấu thành
bên trong của nó với việc vận dụng nhiều


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 61

phương pháp điều chỉnh khác nhau.
(9)

Như vậy, những người theo trường phái
luật kinh tế của GS.VS Laptev cho rằng luật
kinh tế là ngành luật độc lập trong hệ thống
pháp luật Xô viết, điều chỉnh các quan hệ giữa
các tổ chức kinh tế XHCN và các bộ phận cấu

thành của chúng trong lãnh đạo và thực hiện
các hoạt động kinh tế. Những quan hệ này
được gọi là các quan hệ kinh tế và phát sinh
trong quá trình tái sản xuất XHCN. Tất nhiên,
đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế không
phải là tất cả các quan hệ phát sinh trong quá
trình tái sản xuất XHCN mà chỉ một phần các
quan hệ đó - các quan hệ kinh tế với đặc trưng
quan trọng nhất của chúng là trong các quan
hệ đó bao giờ cũng kết hợp hài hòa yếu tố tài
sản và yếu tố tổ chức - kế hoạch. Ngoài ra,
những người theo trường phái này còn khẳng
định rằng luật kinh tế không chỉ có đối tượng
điều chỉnh riêng mà còn có phương pháp điều
chỉnh và các nguyên tắc riêng.
Ở Việt Nam, vào những năm 60, 70 của
thế kỉ XX, nhân dân ta phải thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược, đó là giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước và xây dựng CNXH
ở miền Bắc. Trong quá trình xây dựng CNXH
ở miền Bắc chúng ta có những điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội cơ bản tương tự như Liên
Xô và các nước Đông Âu và chúng ta đã áp
dụng cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hóa tập
trung như các nước đó. Đó là lí do cơ bản để lí
giải cho sự tác động của khoa học pháp lí của
Liên Xô và các nước Đông Âu đối với khoa
học pháp lí nước ta. Có thể nói, trong thời kì
này, Việt Nam đã tiếp thu các quan điểm lí
luận về luật kinh tế là ngành luật độc lập mà

không có sự tranh luận gay gắt nào xảy ra. Lí
giải cho thực tế này, PGS.TS. Nguyễn Như
Phát cho rằng có hai lí do cơ bản:
Thứ nhất, khi lí luận về luật kinh tế được
truyền bá vào khoa học pháp lí Việt Nam thì
nói chung toàn bộ hệ thống khoa học pháp lí
Việt Nam còn non trẻ. Vì vậy, lí luận luật kinh
tế không vấp phải sự phản kháng của những
lực lượng khoa học hùng mạnh. Thứ hai, vào
những năm 70 các nhà khoa học tiền bối như
Tạ Như Khuê, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Ngọc
Minh, Nguyễn Niên, Trần Trọng Hựu truyền
bá hệ thống lí luận luật kinh tế vào Việt Nam
thì lúc đó luật kinh tế ở Liên Xô và các nước
Đông Âu đang thắng thế và đã trở thành ngành
luật độc lập.
(10)

Hơn nữa, nếu ở các nước Liên Xô và
Đông Âu, sự ra đời của luật kinh tế vấp phải
sự kháng cự quyết liệt của giới lí luận luật dân
sự và luật hành chính thì ở Việt Nam cả luật
dân sự lẫn luật hành chính tại thời điểm lí luận
về luật kinh tế được du nhập vào Việt Nam
còn chưa phát triển. Do đó, lí luận về luật kinh
tế đã phát triển một cách khá thuận chiều.
Chính vì vậy, quan niệm về luật kinh tế
trong giới lí luận cũng như các nhà thực tiễn ở
nước ta lúc bấy giờ không có gì khác so với
quan niệm của GS.VS. Laptev như đã trình

bày ở trên.
Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế đã làm thay
đổi cơ bản tính chất của các quan hệ trong kinh
doanh. Những quan hệ trong kinh doanh
(trước đây thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
kinh tế) có những tính chất cơ bản giống
những quan hệ tài sản do luật dân sự điều
chỉnh. Trong hoàn cảnh đó, vào những năm 90
của thế kỉ XX, ở một số hội thảo khoa học đã
xuất hiện việc tranh luận về sự tồn tại của luật


nghiên cứu - trao đổi
62
Tạp chí luật học số 2/2004
kinh t. Kt qu ca vic tranh lun ú l tip
tc cụng nhn s tn ti ca lut kinh t vi t
cỏch l ngnh lut trong h thng phỏp lut
nc ta. Tuy nhiờn, ni dung ca lut kinh t
phi c i mi cho phự hp vi s thay i
ca cỏc quan h kinh t, phi phn ỏnh c
i sng kinh t - xó hi ca t nc.
Hin nay nc ta, lut kinh t vn c
quan nim l: "Tng th cỏc quy phm phỏp
lut iu chnh cỏc quan h xó hi phỏt sinh
trong quỏ trỡnh t chc, qun lớ v hot ng
ca sn xut kinh doanh gia cỏc doanh nghip
vi nhau v vi c quan qun lớ nh nc".
(11)


Nh vy, cú th núi, lut kinh t l ngnh
lut iu chnh hai nhúm quan h xó hi ch
yu, ú l nhng quan h phỏt sinh trong quỏ
trỡnh thc hin hot ng kinh doanh v nhng
quan h trong quỏ trỡnh qun lớ nh nc i
vi hot ng kinh doanh ú. Tng ng vi
cỏc quan h ú, ni dung ca lut kinh t bao
gm hai b phn quy phm phỏp lut chớnh:
Th nht, nhng quy nh v vic thc hin
hot ng kinh doanh; th hai, nhng quy
nh v qun lớ nh nc i vi hot ng
kinh doanh. Tựy thuc vo bn cht ca nn
kinh t trong tng giai on lch s m Nh
nc chỳ trng u tiờn phỏt trin cỏc quy nh
v thc hin hot ng kinh doanh hoc cỏc
quy nh v qun lớ nh nc i vi hot
ng kinh doanh.
lm sỏng t hn quan nim v lut kinh
t, cn thit phi xem xột hai khỏi nim cựng
loi vi khỏi nim lut kinh t, ú l lut
thng mi v lut kinh doanh.
2. Quan nim v lut thng mi
Trong i sng kinh t xó hi cng nh
trong khoa hc phỏp lớ cỏc nc theo h
thng phỏp lut chõu u lc a, lut thng
mi ó tn ti nh mt ngnh lut quan trng,
cựng vi lut dõn s iu chnh cỏc quan h ti
sn mang tớnh cht hng húa - tin t.
Lut thng mi ra i do yờu cu mi
ca i sng kinh t xó hi lỳc by gi v do

cỏc quy nh ca lut dõn s khụng th ỏp
ng c i vi nhng quan h mi phỏt sinh
trong lnh vc lu thụng thng mi. Nh TS.
Nguyn Quang Quýnh nhn xột: "Lỳc u
ngi ta ch bit cú dõn lut. Ti thi kỡ
thng mi phỏt trin, ngi ta nhn thy cú
nhu cu c bit, cn cú cỏc quy tc riờng mi
tha món c. Thớ d, nhu cu nhanh chúng,
mau l v th tc, nhu cu tớn dng".
(12)

Lỳc khi thy, lut thng mi l ngnh
lut t in hỡnh, l lut ca cỏc thng gia,
iu chnh cỏc quan h mua bỏn trờn th
trng. Nh vy, lỳc by gi lut thng mi
ch iu chnh cỏc hnh vi mua bỏn hng húa
nhm mc ớch kim li. Nhng v sau, cỏi
gi l "hnh vi thng mi" khụng cũn b bú
hp l hnh vi mua bỏn m c m rng ra,
bao gm tt c cỏc hnh vi: u t, sn xut,
trao i hng húa, cung ng dch v nhm
mc ớch sinh li. Do ú, phm vi iu chnh
ca lut thng mi ngy cng c m rng
v ni dung ca nú ngy cng phong phỳ hn.
Ni dung ca lut thng mi cỏc nc ny
c th hin tp trung nht trong cỏc b lut
thng mi, cp nhng vn c bn nh
a v phỏp lớ v hot ng ca cỏc thng
nhõn, cỏc giao dch thng mi v i din
thng mi, chng khoỏn, thng mi hng

hi, mt kh nng thanh toỏn v phỏ sn.
Ngoi ra, trong b lut thng mi ca mt
nc cũn cha ng nhng quy nh v gii


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 63

quyết tranh chấp trong thương mại.
Ở Việt Nam, cùng với việc ban hành Luật
thương mại năm 1997, trên thực tế đã xuất
hiện khái niệm "luật thương mại". Song, do
khái niệm thương mại được Luật thương mại
(1997) nước ta tiếp cận ở nghĩa hẹp tức chỉ là
một khâu của hoạt động kinh doanh cho nên
luật thương mại không được coi là một ngành
luật mà chỉ được coi như một bộ phận của luật
kinh tế.
Trong thời gian gần đây, theo tinh thần
của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì
cũng như trên cơ sở Pháp lệnh trọng tài
thương mại (2003), khái niệm hoạt động
thương mại được hiểu theo nghĩa rộng.
(13)
Với
hoạt động thương mại theo nghĩa rộng đó,
chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần nhìn nhận
lại vị trí của luật thương mại trong hệ thống
pháp luật của Việt Nam.
3. Quan niệm về luật kinh doanh

Vào cuối thế kỉ XX, trong một số tài liệu
nghiên cứu và giảng dạy pháp lí ở một số nước
trên thế giới xuất hiện khái niệm luật kinh
doanh. Theo các tài liệu đó, ở Liên bang Nga,
luật kinh doanh (предпpинимателъское пpаво)
được coi là ngành luật và được hiểu là: "Tổng
thể các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các
quan hệ kinh doanh và các quan hệ xã hội
khác liên quan mật thiết với quan hệ kinh
doanh, trong đó có các quan hệ trong lĩnh vực
quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước và của xã
hội".
(14)
Hoặc ở Mĩ, vốn dĩ khái niệm luật dân
sự và luật thương mại là ngành luật độc lập
hầu như không được biết đến cho nên luật kinh
doanh cũng không tồn tại như là ngành luật mà
chỉ tồn tại như là môn học. Trong cuốn "Luật
kinh doanh" (Business law), ấn bản lần thứ 6,
R.Robert Rosenberg có giới thiệu: "Cuốn luật
kinh doanh dựa trên cơ sở Bộ luật thương mại
thống nhất Hoa Kì, trình bày những vấn đề
pháp lí cơ bản về pháp luật thương mại và
pháp luật hành chính".
(15)
Các vấn đề pháp lí
trình bày trong cuốn sách này có thể chia thành
hai bộ phận: Thứ nhất, bộ phận pháp luật tư
bao gồm các vấn đề về chủ thể kinh doanh,

hợp đồng; sở hữu tư nhân và các biện pháp
đảm bảo; mua bán; giấy tờ có giá, bảo hiểm
Thứ hai, bộ phận pháp luật công bao gồm các
vấn đề như vi phạm và tội phạm trong kinh
doanh, trình tự tố tụng Với nội dung trên
của cuốn "Luật kinh doanh", chúng tôi suy
luận rằng luật kinh doanh bao gồm những quy
định điều chỉnh các quan hệ kinh doanh, bảo
vệ những lợi ích tư của các chủ thể tham gia
thương trường và những quy định về khả
năng và cách thức của sự can thiệp của nhà
nước vào hoạt động kinh doanh, bảo vệ
những lợi ích công.
Ở Việt Nam, thuật ngữ "luật kinh doanh"
hay "pháp luật kinh doanh" được bàn đến vào
những năm đầu của thập kỉ 90 thế kỉ XX,
trong các đề tài nghiên cứu khoa học và trong
các hội thảo khoa học. Theo PGS.TS. Lê Hồng
Hạnh: "Luật kinh doanh điều chỉnh các quan
hệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh
doanh".
(16)
Còn theo TS. Dương Đăng Huệ,
pháp luật kinh doanh, nói một cách nôm na
nhất là tổng hợp các văn bản pháp luật điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ
chức hoạt động và giải thể doanh nghiệp. Nội
dung của luật kinh doanh có bốn bộ phận cơ
bản cấu thành là pháp luật về các loại hình
doanh nghiệp; pháp luật về hành vi kinh



nghiªn cøu - trao ®æi
64
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004
doanh; pháp luật về vỡ nợ, phá sản; pháp luật
về cơ quan tài phán trong kinh doanh.
(17)

Từ những quan niệm trên cho thấy dù
quan niệm luật kinh doanh là ngành luật hay
môn học thì nội dung cơ bản của nó cũng chứa
đựng hai vấn đề pháp lí cơ bản, đó là: Pháp
luật về hoạt động kinh doanh của các chủ thể
kinh doanh và pháp luật về quản lí nhà nước
đối với hoạt động kinh doanh. Suy cho cùng,
những vấn đề trong nội dung của luật kinh
doanh cơ bản giống những nội dung của luật
kinh tế như đã trình bày ở trên, có chăng, chỉ
khác về cách thức, mức độ can thiệp (quản lí)
bằng pháp luật của các nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh trong từng thời kì lịch sử.
Còn luật thương mại với tư cách là bộ phận
của luật tư ở các nước TBCN có nội dung hẹp
hơn luật kinh tế và luật kinh doanh, chủ yếu
điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động thương
mại. Tuy nhiên, hiện đang có xu hướng mở
rộng đối tượng điều chỉnh của luật thương mại.
Theo GS Kubler: "Ở một số nước (Pháp) có
xu hướng mở rộng đối tượng điều chỉnh của

luật thương mại để thay vào đó khái niệm luật
kinh doanh".
(18)

Tóm lại, với những trình bày trên đây
chúng tôi muốn quán triệt nhận định là ở
phương diện nào đó, luật kinh tế, luật thương
mại hay luật kinh doanh được sử dụng như
những khái niệm cùng loại - đều là ngành
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh
vực kinh tế, thương mại hoặc kinh doanh tại
quốc gia nào đó, trong giai đoạn lịch sử nào
đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách thức và
mức độ can thiệp của nhà nước vào hoạt
động nói trên mà trong nội dung của chúng
cũng có những điểm khác nhau./.

(1).Xem: Trường đại học luật Hà Nội, "Giáo trình luật
kinh tế", Nxb. Công an nhân dân, H. 2003, tr. 12,13.
(2).Xem: Mazôlin, "Luật dân sự và thương mại của
các nước tư bản chủ nghĩa", Trường Đảng cao cấp,
Matxcơva- 1980, tr. 9.
(3), (18). GS.TS F. Kubler và J. Simon, "Mấy vấn đề
lí luận pháp luật kinh tế Cộng hoà Liên bang Đức",
Nxb. Pháp lí, H. 1992, tr.223, 21.
(4), (9).Xem: V.V. Lapchep, "Giáo trình Luật kinh
tế", Nxb. Khoa học, Matxcơva - 1975, tr.7, 17.
(5).Xem: PGS.TS. Nguyễn Như Phát, "Tìm hiểu luật
so sánh", Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1993, tr. 31.
(6).Xem: Iu. K. Tônxtôi, “Những vấn đề hoàn thiện

pháp luật kinh tế” trong cuốn: "Điều chỉnh bằng pháp
luật các quan hệ kinh tế", Viện Nhà nước và Pháp
luật, Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, Matxcơva-
1978, tr. 31-51.
(7).Xem: I. E. Kraxco, "Những vấn đề thời sự của
luật kinh tế Xô Viết", Trường Đảng cao cấp, Khar cốp
1776, tr. 25.
(8).Xem: O.A. Kraxavchikov, "Hệ thống pháp luật
và hệ thống văn bản pháp luật", Tạp chí Pháp luật số
2, tr. 25.
(10).Xem: PGS.TS. Nguyễn Như Phát, "Giáo trình
luật kinh tế", Trường đại học tổng hợp Hà Nội, H.
1993, tr.15.
(11).Xem: Trường đại học luật Hà Nội, "Giáo trình
luật kinh tế", Nxb. Giáo dục, H. 1996, tr. 23.
(12).Xem: TS. Nguyễn Quang Quýnh, "Dân luật",
quyển 1, Viện Đại học Cần Thơ, 1967, tr. 56.
(13).Xem: Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương
mại ngày 25/2/2003.
(14).Xem: I.V. Đoinhikov, "Luật kinh doanh", Nxb.
Brandec, Matxcơva- 1997, tr. 17.
(15).Xem: Robert Rosenberg, Business law, with
UCC Applications, Sixth Edition, Mc Graw - Hill.
(16).Xem: PGS.TS. Lê Hồng Hạnh, "Tham luận tại Hội
thảo khoa học", Bộ tư pháp tổ chức ngày 19/1/1990.
(17).Xem: Bộ Tư pháp, Đề tài Luật kinh doanh, Đề
tài cấp Bộ, Mã số 86- 96- 009, H. 1990, tr. 19.

×