Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.85 KB, 23 trang )

BÀI TIỂU LUẬN:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA,
GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
GVHD : ThS NGUYỄN THỊ HAI HẰNG
LỚP

: K09.404.A

SVTH : NHÓM 18
NGUYỄN THỊ BÌNH

K094040516

NGUYỄN THANH HƯƠNG K094040557
ĐẶNG THỊ ANH THÙY

K094040608


1. Quá trình ra đời của Hiệp ước vốn Basel

- Những năm 1980, hệ thống NHTM phát triển mạnh và có dấu hiệu cạnh tranh khơng lành mạnh => củng cố hoạt động
và tạo ra một cơ chế cạnh tranh bình đẳng, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng được thành lập
+ Tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Ủy ban Basel khơng có bất kỳ một cơ quan
giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này khơng có tính pháp lý và u cầu tn thủ đối với việc giám sát hoạt động
ngân hàng.
+ Xây dựng, công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp
dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia.
+ Khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám
sát của các nước thành viên



2. Sự ra đời của Basel II

- Năm 1988, Uỷ ban Basel phê duyệt văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I)
- Khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính.
- Ngày 26/6/2004, Basel II đã chính thức được ban hành. Sự khác biệt lớn nhất của Basel II so với Basel I được thể hiện ở
việc cấu trúc của Basel II tập trung vào định lượng rủi ro cho các mục đích phân bổ vốn.
- Basel II hướng tới 03 mục đích chính sau đây:
+ Đảm bảo vốn phân bổ theo hướng nhạy cảm rủi ro.
+ Phân biệt rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng, đồng thời định lượng 02 loại rủi ro này.
+Thu hẹp khoảng cách giữa vốn theo quy định và vốn kinh tế


Ba trụ cột chính của Basel II
Trụ cột thứ I



CAR vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính theo ba yếu tố chính mà ngân hàng
phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

Trụ cột thứ II



Liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những
“cơng cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối
mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng
hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại.


Trụ cột thứ III




Các ngân hàng cần phải cơng khai thơng tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường.
=> Quá trình phát triển của Basel ngày càng yêu cầu các NHTM hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn
phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn.


NỘI DUNG CHÍNH CỦA TRỤ CỘT 2 BASEL II
Nguyên tắc 1



Các ngân hàng cần có một quy trình đánh giá mức độ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến
lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Trong nội dung này, quản lý ngân hàng phải gánh một trách nhiệm cơ bản
đối với việc khẳng định rằng ngân hàng phải có vốn đủ để hỗ trợ các rủi ro xảy ra. Quá trình quản lý rủi ro ngân hàng
bao gồm các nội dung sau: giám sát quản lý của ban giám đốc và cấp cao, đánh giá vốn chắc chắn, đánh giá về rủi ro
toàn diện, thanh tra và báo cáo, kiểm tra kiểm soát nội bộ.


Nguyên tắc 2



Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả
năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu
họ khơng hài lịng với kết quả của quy trình này. Các tổ chức giám sát cần kiểm tra các nội dung sau: kiểm tra tính đầy đủ
của vốn của các đánh giá rủi ro, đánh giá về tính đầy đủ vốn, đánh giá về mơi trường kiểm sốt, kiểm tra giám sát về sự

tn thủ các tiêu chuẩn tối thiểu, đáp ứng giám sát.

Nguyên tắc 3



Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

Nguyên tắc 4



Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng khơng giảm dưới mức tối thiểu theo quy
định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn khơng được duy trì trên mức tối thiểu.


3. Đánh giá mức độ đáp ứng trụ cột 2 hiệp ước Basel II của các NHTM

- Công tác thanh tra, giám sát thực hiện thông qua 2 phương thức: thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.
+Thanh tra tại chỗ: hoạt động kiểm tra trực tiếp của Thanh tra Ngân hàng tại các NHTM thơng qua các đồn kiểm tra.
Hàng năm Thanh tra ngân hàng xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra trình Thống đốc phê duyệt và xây dựng Đề
cương chi tiết chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện.
+Hoạt động giám sát từ xa: được thực hiện thông qua việc thu thập và xử lý các số liệu báo cáo của NHTM để đánh giá
việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn cơ bản trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời, tổng hợp đánh giá chung hoạt động của
cả hệ thống, phục vụ cho sự chỉ đạo, điều hành toàn ngành của Thống đốc NHNN. Hiện nay, hoạt động giám sát từ xa
được tiến hành hàng tháng và được thực hiện qua mạng máy tính.


Nhận xét:




Trong thời gian qua, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đã từng bước được đổi mới trên cơ sở các thông lệ và
chuẩn mực quốc tế về giám sát an toàn hệ thống ngân hàng. NHNN đã có quy định, thơng tư về việc u cầu các
ngân hàng phải đảm bảo, duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu là 8%. Đồng thời, cũng quy định về việc NHNN có thể
u cầu các NHTM duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn cao hơn mức quy định dựa vào kết quả thanh tra, kiểm tra của
cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.


Tuy nhiên công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tài chính vẫn cịn nhiều bất cập:
- Bộ máy giám sát tài chính tại ngân hàng Việt Nam chưa được xây dựng đồng bộ và hiệu quả để đảm bảo giảm
thiểu rủi ro. Hiện nay, thanh tra ngân hàng được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động giám sát an toàn hệ
thống ngân hàng trong khi vẫn có chức năng thanh tra chuyên ngành như mọi cơ quan thanh tra trong các Bộ, cơ
quan ngang Bộ khác. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế việc thực thi có hiệu quả chính
sách giám sát ngân hàng.
- Mơ hình tổ chức, giám sát của Việt Nam là phân tán nhưng rất chồng chéo, làm giảm hiệu quả cơng tác giám
sát gây khó khăn cho các định chế tài chính. Cụ thể: việc phân định chức năng, phối hợp nghiệp vụ và trao đổi
thông tin giữa các cơ quan thực hiện giám sát chưa được quy định cụ thể gây khó khăn trong q trình tác
nghiệp, hoạt động chồng chéo.


- Quy định giám sát còn chưa đồng bộ, nhiều quy định cịn chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế.
- Năng lực quản lý so với yêu cầu quản lý mới còn khoảng cách đáng kể. Năng lực phát hiện, xử lý sai
phạm còn hạn chế trong khi chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh.
- Tình trạng nhiều “lượng” nhưng ít “chất”, thậm chí dẫm chân lên nhau cũng đang khiến hệ thống giám
sát thị trường tài chính bộc lộ nhiều lỗ hổng đáng ngại.
- Phương pháp thanh tra, giám sát đang từng bước được đổi mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quản
lý. Kiểm tra tại chỗ, thanh tra tuân thủ vẫn là vẫn là nội dung hoạt động chủ yếu, khả năng giám sát toàn
bộ thị trường tiền tệ, cảnh báo sớm và ngăn ngừa rủi ro cịn yếu.
- Kiểm tốn nội bộ chưa phát huy được vai trò, trong nhiều trường hợp chỉ là hình thức.

- Khn khổ thể chế, pháp lý chưa thích ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ của mơi trường hoạt động
thị trường tài chính.
Hiện cơng tác thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của Trụ cột II hiệp
ước Basel II


4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc áp dụng Basel II nói chung và trụ cột 2 nói riêng trong hệ thống các NHTM Việt Nam

4.1 Những nguyên nhân thuộc về nội dung của Basel II
- Nội dung Basel II Quá phức tạp



Một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc tiếp cận các quy tắc trong hiệp ước Basel chính sự khác biệt về ngơn
ngữ. Ngơn ngữ được thể hiện trong hiệp ước Basel là tiếng Anh, hoàn tồn chưa có một tài liệu nghiên cứu hoặc dịch
thuật chính thức nào về hiệp ước Basel bằng tiếng Việt => việc tiếp cận rất khó khăn. Mỗi văn bản có độ dài từ 400
đến hơn 500 trang, thuật ngữ được sử dụng cũng thật sự khơng dễ hiểu. Ngồi ra, một khối lượng đồ sộ các văn bản
của Basel với nhiều cơng thức tính tốn phức tạp, chưa gần gũi với tình hình thực tế trong hoạt động của hệ thống
ngân hàng Việt Nam cùng là lý do để các chuyên gia chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.


- Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn
Chi phí vận hành theo chuẩn mực của Basel II quá lớn. Đối với các ngân hàng quốc tế lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật quản lý
rủi ro gần tương thích với Basel II và có thể tiết kiệm chi phí thơng qua quy mơ hoạt động. đối với các nước đang phát
triển, nhiều ngân hàng của các nước đang phát triển sẽ gặp khó khăn, vì việc chuyển sang Basel II là rất tốn kém, các
ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp ngân hàng. Đây là một thách thức lớn
đối với hệ thống tài chính Việt Nam. Theo ước tính, các NHTM cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu đôla Mỹ, tương đương với
160 tỷ đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của các NHTM CP. Trong khi đó, nếu là ngân hàng cỡ lớn thì chi phí vận
hành hệ thống Basel này có thể lên đến 200 triệu đôla Mỹ, tương đương với 3.200 tỷ đồng Việt Nam.



- Yêu cầu của Basel II về vốn khá cao



Hiệp ước Basel II nhằm điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn ngân hàng hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia, vì
vậy u cầu an tồn vốn là một trong những mục tiêu đặt ra hàng đầu đối với những ngân hàng này. Vốn này nhằm
giảm thiểu đến mức tối đa khả năng xảy ra vỡ nợ đối với các ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong
Basel II vẫn giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở
Basel I bởi các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này sẽ
cực kỳ bất lợi cho các ngân hàng Việt Nam vì rủi ro hoạt động cũng như rủi ro thị trường thấp hơn các ngân hàng
quốc tế lớn bởi phạm vi hoạt động của các ngân hàng tương đối hẹp.


4.2 Những nguyên nhân trong nội tại của hệ thống NHTM
- Chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện Basel II một cách cụ thể và chi tiết
- Nguồn nhân lực



Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là vấn đề chung đối với tất cả các NHTM và kể cả đối với cơ quan
giám sát NHTM như NHNN. Thơng qua tìm hiểu những chuẩn mực Basel II trong chương I, có thể thấy rằng để
nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực này đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng
và nhân viên phụ trách phải có một tầm hiểu biết nhất định, giỏi về ngoại ngữ lẫn kiến thức tốn học và kiến thức
quản trị. Ngồi ra các kỹ năng phân tích, dự báo cũng là những kỹ năng không thể thiếu. Đây thực sự là những yêu
cầu cao đối với các chuyên gia ngân hàng Việt Nam tại thời điểm này.


- Hạn chế về năng lực giám sát
+Cuộc khủng hoảng tài chính tồn đã đặt ra vấn đề thực sự, đó là năng lực giám sát của nhiều quốc gia, trong đó có Việt

Nam...
+Giám sát tài chính ở Việt Nam chưa hình thành một hệ thống mà đang được tiến hành riêng rẽ cho từng lĩnh vực. Ngay
cả việc giám sát riêng rẽ đó cũng nặng về giám sát tuân thủ hơn là giám sát rủi ro. Trong khi đó, nói đến hệ thống tài
chính là nói đến những rủi ro có tính hệ thống, là những rủi ro trong từng lĩnh vực và rủi ro chéo từ lĩnh vực này sang lĩnh
vực khác. Và nếu hiểu theo nghĩa đó có thể thấy, hệ thống giám sát tài chính của Việt Nam cịn vơ cùng sơ khai. Đó là về
tổ chức.


+ Chỉ tiêu giám sát từ xa được Thanh tra ngân hàng thuộc NHTƯ áp dụng - chỉ là những chỉ tiêu mang tính định lượng: rất
hạn chế bởi những chỉ tiêu này dựa trên chuẩn kế toán Việt Nam và phải căn cứ vào kết quả thống kê phụ thuộc vào thời
gian: cuối quý, cuối năm...Trong khi đó, rủi ro thì đến từng ngày. Vì thế, ở Việt Nam đang rất cần một hệ thống chỉ tiêu định
tính. Ở các nước, ngồi hệ thống giám sát tài chính cịn có hệ thống định giá tài chính, xếp hạng tài chính của các tập đồn xếp
hạng tài chính như Standard & Poor’s, Fitch Ratings...cũng đưa ra những chỉ tiêu gần với hệ thống chỉ tiêu giám sát chung.
Như vậy, thị trường có đầy đủ các thơng tin, kể cả thơng tin về giám sát chung của Chính phủ cũng như những thông tin về
định giá hoặc thông tin về xếp hạng tín nhiệm của các cơng ty xếp hạng độc lập và nó tạo ra một hệ thống giám sát tài chính
tương đối tồn diện.




+Hiệp ước Basel II giao cho cơ quan quản lý ngân hàng được quyền xem xét khả năng ứng dụng từng loại hệ thống
đánh giá rủi để phân loại rủi ro tài sản của TCTD. Trong thực tế, nếu như ngân hàng trung ương – cơ quan quản lý và
giám sát hoạt động ngân hàng khơng đủ trình độ để kiểm chứng hệ thống đánh giá rủi ro của các TCTD có phù hợp
hay khơng thì sẽ rất nguy hiểm cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Chẳng hạn như khi được sử dụng hệ
thống đánh giá rủi ro nội bộ, nhiều TCTD có thể quá lạc quan về triển vọng khách hàng của mình và khơng có các
biện pháp đối phó cũng như phịng ngừa thích hợp, dẫn đến khả năng vỡ nợ của khách hàng có thể kéo theo sự vỡ nợ
của ngân hàng nói riêng và tồn hệ thống ngân hàng nói chung.


5. Sự cần thiết ứng dụng hiệp ước Basel II trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Thứ nhất, hoạt động của ngân hàng khơng cịn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà trải rộng ra rất nhiều quốc gia,
nhiều khu vực với những danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng. Trên thực tế, một số NHTM của Việt Nam đã và đang tìm
cách mở chi nhánh của mình ở nước ngồi nhằm tăng tính chủ động trong hoạt động đồng thời tận dụng tốt thị trường
tiềm năng trên thế giới. Khi đã lựa chọn phương án mở chi nhánh ngân hàng tại quốc gia khác thì phải tuân theo pháp luật
hiện hành của họ, không thể chỉ giữ riêng theo luật pháp của Việt Nam.
Thứ hai, trong thời gian tới, hoạt động ngân hàng nước ngoài dự báo sẽ phát triển mạnh trên lãnh thổ Việt Nam,
việc kiểm soát để hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi của những
người gửi tiền là hết sức cần thiết. Nếu khơng có quy định luật pháp đi trước một bước thì khi chậm chân hơn, hệ thống
ngân hàng chúng ta sẽ phải nhận những hậu quả có thể rất nặng nề.




Thứ ba, hoàn thiện theo các chuẩn mực quốc tế sẽ giúp các ngân hàng có thể so sánh và đánh giá một cách chính
xác, khách quan nhất về những điểm yếu, điểm mạnh, từ đó có những biện pháp kịp thời nâng cao năng lực cạnh
tranh của hệ thống, giảm thiểu những điểm yếu và bất lợi. Điều này sẽ giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể
phát triển bền vững và an toàn hơn.



Việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng, đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc cơ bản Basel có ý
nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng tài chính vững mạnh, đáp ứng các điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế. Ngoài ra, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế còn giúp chúng ta xây dựng một hệ thống thanh tra giám sát
hiệu quả, hỗ trợ việc phát triển thị trường tài chính, phát triển hoạt động ngân hàng vững mạnh, nâng cao khả năng
cạnh tranh, gia tăng giá trị cho các TCTD, đồng thời mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.


6. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm soát, giám sát ngân hàng

Theo hiệp ước Basel, NHNN là cơ quan giám sát ngân hàng đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của

toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, NHNN được quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đưa ra quy định chi
tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phương pháp đánh giá
rủi ro, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao. Khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm
được trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân
hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


- Đầu tiên, hồn thiện mơ hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự
độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng Nhà nước. Quy tắc giám sát
của bộ máy thanh tra dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả họat động Ngân hàng của
ủy ban Basel đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.
- Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an
tồn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.


- Thứ ba, phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị
và đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ;
- Thứ tư, xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi
ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề
và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.


Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe!



×