Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tư tưởng lý luận phê bình văn học của kim thánh thán và sự tiếp nhận ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.23 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN



BÙI THỊ THÚY MINH

TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC
CỦA KIM THÁNH THÁN VÀ SỰ TIẾP NHẬN Ở VIỆT NAM

Ngành: Lý luận văn học
Mã số: 9220120

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2021


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại h
h
h i Nh n n – ĐHQG-HCM

ho

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Nguyễn Ngọc Quận
PGS. TS Nguyễn Kim Châu

Phản biện đ c lập 1: PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp
Phản biện đ c lập 2: PGS. TS Lê Thu Yến



Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Đình Phức
Phản biện 2: PGS. TS Đồn Thị Thu Vân
Phản biện 3: PGS. TS Trần Hoài Anh
Luận án sẽ được bảo vệ trước H i đồng chấm luận án ơ sở đ o
tạo h p tại:……………………………………………………….
……………………………………………………………………
vào hồi……. giờ……. ng y….. tháng…. N m…
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- ……………………………………………………………
- ……………………………………………………………
- ……………………………………………………………


1

TƢ TƢỞNG LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC
CỦA KIM THÁNH THÁN VÀ SỰ TIẾP NHẬN Ở VIỆT NAM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Một “nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất, nổi tiếng tự phụ nhất trong lịch sử bình
điểm hý khúc, tiểu thuyết”, một tài năng có “đơi mắt khác biệt” (Biệt xuất thủ nhãn) và
“ngịi bút điêu luyện, thường như có thần giúp đỡ”, hay “đại quái kiệt”... đó là những lời
khen tặng tiêu biểu của hậu thế dành cho Kim Thánh Thán, nhà thơ, nhà phê bình văn
học nổi tiếng thời Minh- Thanh, người kế thừa và phát huy xuất sắc truyền thống bình
điểm trong lịch sử lý luận phê bình văn học Trung Hoa.
1.2 Việc tìm hiểu tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán khơng
chỉ có ý nghĩa ở phương diện nghiên cứu lịch sử văn học mà còn có ý nghĩa ở phương
diện tiếp biến, giao lưu văn học. Việt Nam và Trung Hoa vốn có mối quan hệ giao lưu,
tiếp biến văn hóa lâu đời và mật thiết, trong đó, những tác động, ảnh hưởng sâu sắc của

văn học Trung Hoa đối với văn học Việt Nam là không thể phủ nhận được.
1.3 Vượt qua truyền thống thẩm bình vẻ đẹp của tác phẩm văn học bằng trực giác
cảm tính và kinh nghiệm cá nhân, Kim Thánh Thán đã có những đóng góp quan trọng về
mặt phương pháp luận khi đề xuất những nguyên tắc, cách thức, quy trình đọc, thưởng
thức, thẩm bình một tác phẩm văn học dựa trên đặc điểm thể loại.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán và sự tiếp nhận
ở Việt Nam, người viết xác định các mục đích nghiên cứu chủ yếu sau:
- Tìm hiểu một cách tồn diện và có hệ thống các vấn đề cơ bản trong tư tưởng lý
luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán; lý giải các vấn đề đó trên cơ sở quan niệm
triết học, mỹ học, quan niệm chính trị, hồn cảnh xuất thân, cuộc đời, cá tính độc đáo của
ơng. Thơng qua việc tìm hiểu, lý giải, người viết tiến hành đánh giá quan niệm văn học
của Kim Thánh Thán cũng như ảnh hưởng của những quan niệm đó đối với hậu thế.
- Khảo sát quá trình tiếp nhận và tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của việc tiếp
nhận tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán ở Việt Nam trong các lĩnh
vực phê bình và nghiên cứu văn học.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề cơ bản trong hệ thống tư tưởng lý
luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán, quá trình tiếp nhận và những biểu hiện của
việc tiếp nhận tư tưởng lý luận phê bình văn học Kim Thánh Thán ở Việt Nam .


2

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung tìm hiểu tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh
Thán được thể hiện qua các tác phẩm bình điểm cụ thể, các sáng tác thơ ca của ông. Đối
với các văn bản chưa dịch ra tiếng Việt, người viết căn cứ vào bản chữ Hán và dịch trực
tiếp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

- Khi tìm hiểu sự tiếp nhận tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh
Thán ở Việt Nam, luận án tập trung khảo sát những biểu hiện cụ thể của sự tiếp nhận qua
nội dung các bài tựa, bạt, đề dẫn, lời dẫn, đề từ,.. các bài phê bình, giới thiệu có liên quan
đến đề tài trên báo, tạp chí chuyên ngành văn học, các tác phẩm văn học và các cơng
trình nghiên cứu văn học…
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chính, gồm: phương pháp
lịch sử; phương pháp loại hình; phương pháp hệ thống; phương pháp thống kê; phương
pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh.
Quan điểm và phƣơng pháp thực hiện
Vận dụng tổng hợp các cơ sở lý thuyết sau:
- Cơ sở lý luận văn học được vận dụng để nghiên cứu tư tưởng lý luận phê bình
văn học, quá trình và đặc điểm của tiếp nhận văn học, đánh giá những mặt tích cực, có
giá trị trong tư tưởng Kim Thánh Thán để xác định đóng góp của ông ở phương diện lịch
sử văn học và lý luận phê bình văn học.
- Cơ sở xã hội học được vận dụng trong nghiên cứu bối cảnh lịch sử xã hội, hoàn
cảnh sống và ảnh hưởng của chúng đối với sự hình thành tài năng, cá tính sáng tạo, quan
niệm nghệ thuật,.. của Kim Thánh Thán.
- Cơ sở triết học được vận dụng vào nghiên cứu nhân sinh quan ảnh hưởng đến sự
hình thành quan niệm về thế giới, về đời sống, con người và quan niệm nghệ thuật của
Kim Thánh Thán.
- Cơ sở tâm lý học được vận dụng để lý giải nguyên nhân lựa chọn tác phẩm phê
bình, việc đề cao yếu tố trực giác, cảm xúc mãnh liệt, sự tương cảm tinh tế giữa người
phê bình với người sáng tác,...
- Cơ sở mỹ học được vận dụng để thẩm định giá trị thẩm mỹ trong các tác phẩm
phê bình văn học của Kim Thánh Thán.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lịch sử được vận dụng nhằm tìm hiểu ảnh hưởng, tác động của bối
cảnh lịch sử xã hội và những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Kim Thánh Thán có ảnh
hưởng đến q trình sáng tác và sự hình thành, phát triển tư tưởng lý luận phê bình văn

học của ơng. Ngồi ra, phương pháp này còn được vận dụng để lý giải những biểu hiện


3

của việc tiếp nhận tư tưởng Kim Thánh Thán trong bối cảnh lịch sử- xã hội đặc thù ở Việt
Nam.
- Phương pháp loại hình được vận dụng nhằm xác định rõ đặc điểm thể loại của
các tác phẩm văn học mà Kim Thánh Thán đã lựa chọn bình điểm, để trên cơ sở đó, có
thể chứng minh được tính hiệu quả và những đóng góp có ý nghĩa về mặt phương pháp
luận của Kim Thánh Thán trong việc đề xuất các nguyên tắc, cách thức bình điểm tác
phẩm văn học ứng hợp với từng thể loại.
- Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm tìm hiểu tư tưởng lý luận phê bình
văn học của Kim Thánh Thán trong quan hệ so sánh, đối chiếu với tư tưởng của những
nhà tư tưởng lý luận phê bình Trung Quốc khác, từ đó, có thể thấy rõ sự kế thừa, phát
triển hoặc khẳng định nét riêng, phần đóng góp cần được ghi nhận của tư tưởng Kim
Thánh Thán cho lịch sử văn học. Ngoài ra, khi nghiên cứu sự tiếp nhận tư tưởng Kim
Thánh Thán tại Việt Nam, người viết cũng vận dụng phương pháp này trong việc so sánh,
tìm ra sự khác biệt giữa tư tưởng lý luận phê bình văn học phương Tây với tư tưởng lý
luận phê bình văn học phương Đơng nói chung và tư tưởng của Kim Thánh Thán nói
riêng.
- Phương pháp thống kê được vận dụng trong quá trình tập hợp văn bản tác phẩm
của Kim Thánh Thán và của các tác giả văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng
của Kim Thánh Thán, nhằm thống kê dữ liệu tác phẩm, các chi tiết, hình ảnh, ngôn từ
được sử dụng với tần suất lặp lại đáng chú ý và sử dụng chúng như là những minh chứng
cho các luận điểm, kiến giải về tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp được vận dụng nhằm phân tích cụ thể những
vấn đề cơ bản trong tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán và những
biểu hiện của việc tiếp nhận tư tưởng đó trong văn học Việt Nam, để trên cơ sở đó, có thể
tổng hợp, khái quát chỉ ra những đặc điểm chung, khẳng định các nguyên tắc, cách thức,

quy trình bình điểm, đúc kết những vấn đề cơ bản trong tư tưởng của Kim Thánh Thán và
có những đánh giá khái quát về quá trình tiếp nhận tư tưởng Kim Thánh Thán trong văn
học Việt Nam.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án có thể được xem là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam xác lập một cái nhìn
tồn diện, có hệ thống về tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán và ảnh
hưởng của tư tưởng đó trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam.
- Luận án làm rõ hơn những đóng góp của Kim Thánh Thán cho di sản lý luận phê
bình trong lịch sử văn học Trung Hoa, chứng minh những ảnh hưởng của tư tưởng Kim
Thánh Thán đối với lịch sử văn học Việt Nam nói chung và lịch sử phê bình văn học Việt
Nam nói riêng.


4

- Luận án cũng góp phần vận dụng lý thuyết vào việc nghiên cứu thực tiễn tiếp
nhận tư tưởng, lý luận phê bình của Kim Thánh Thán trong bối cảnh giao lưu, tiếp biến
giữa hai nền văn học Trung Hoa và Việt Nam.
- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc tìm hiểu, học tập, nghiên cứu văn
học Trung Quốc thời Minh- Thanh và văn học Việt Nam.
6. Cấu trúc nội dung của luận án
Không kể phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án gồm ..... trang,
được cấu trúc thành bốn chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2: Kim Thánh Thán trong bối cảnh văn học Trung Quốc thời Minh- Thanh
- Chương 3: Tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán
- Chương 4: Tiếp nhận lý luận phê bình văn học Kim Thánh Thán ở Việt Nam


5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu tƣ tƣởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán ở
Trung Quốc
Tại Trung Quốc, quá trình nghiên cứu tư tưởng lý luận phê bình văn học Kim
Thánh Thán có thể phân thành các thời kỳ như sau:
Thời kỳ thứ nhất- từ những năm đầu cho đến cuối những năm 40 của thế kỷ XX. Ở
thời kỳ này, việc nghiên cứu, đánh giá tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh
Thán đi theo hai hướng cực đoan. Nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng đề cao Kim Thánh
Thán, nhất là tập trung tìm hiểu và đánh giá cao phần phê bình Thủy hử truyện của ơng
nhưng ngược lại cũng có khơng ít người phủ nhận triệt để Kim Thánh Thán.
Thời kỳ thứ hai là từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ 20. Trong
khoảng thời gian này xuất hiện ba cao trào nghiên cứu về Kim Thánh Thán. Cao trào thứ
nhất vào khoảng giữa những năm 50, bao gồm một số bài viết đứng trên góc độ giai cấp
luận để phủ định và phê phán Kim Thánh Thán, tiêu biểu là bài viết Luận Kim Thánh
Thán bình Thủy hử truyện (1954) của tác giả Hà Mãn Tử. Cao trào thứ hai là từ những
năm 60 đến trước khi xảy ra Cách mạng văn hóa. Cao trào thứ ba là khoảng thời gian
Cách mạng văn hóa nổ ra. Trong giai đoạn này, có nhiều bài viết tập trung vào Kim phê
Thủy hử, đại bộ phận đứng trên lập trường giai cấp phân tích, thảo luận rất sơ lược về
Kim Thánh Thán.
Trong thời kỳ thứ ba, từ những năm 70 của thế kỷ XX đến hiện nay, việc nghiên
cứu Kim Thánh Thán chuyển sang hướng đa nguyên hóa. Khoảng 20 năm đầu của thời
kỳ này, việc nghiên cứu Kim Thánh Thán tập trung vào hai nội dung chủ yếu là tìm hiểu
con người và tư tưởng văn học của Kim Thánh Thán, gồm các vấn đề như: hành trạng,
tâm thái xuất thế, động cơ và lập trường tác giả khi phê bình Thủy hử, thái độ của ơng đối
với vương triều Mãn Thanh; trình bày nhận thức, quan điểm đánh giá các tác phẩm cụ thể
của Kim Thánh Thán như luận về nhân vật, về hồn cảnh điển hình, về tình tiết trong tác
phẩm.
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

1.2.1 Tình hình nghiên cứu tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán ở
Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945.
Song song với việc dịch thuật, giới thiệu các tác phẩm có lời phê bình của Kim
Thánh Thán, các dịch giả, nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam trong giai đoạn này chủ
yếu nghiên cứu về Kim Thánh Thán theo những định hướng sau:
- Tranh luận, giảng giải về tác giả, tác phẩm và những ảnh hưởng của tư tưởng lý luận
phê bình văn học Kim Thánh Thán đối với văn học Việt Nam.


6

Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh
Thán ở giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc khẳng định tài năng của Thánh Thán,
giới thiệu con người, cuộc đời cùng những tác phẩm phê điểm để đời của ông. Việc đọc
hiểu tác phẩm do ơng phê bình cũng chỉ nằm trong một khn khổ nhất định.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán ở
Việt
từ nă
45 đến n
C ng với sự mở rộng tầm nhìn học thuật, đa dạng hóa phương pháp của giới học
giả, thời kỳ này đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị học thuật liên quan
đến Thánh Thán. Trước kia, các nhà học giả đánh giá cao tài năng của Thánh Thán,
nhưng vẫn chưa xác lập vị trí của ơng trong bối cảnh văn học cổ điển Trung Quốc. Tình
hình đã thay đổi. Các nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý đi sâu tìm hiểu một số vấn đề sau:
- Khẳng định tài năng, vị trí của Kim Thánh Thán trong văn học cổ điển Trung Quốc và
ảnh hưởng của tư tưởng Kim Thánh Thán đối với văn học Việt Nam.
Ngoài ra, việc tiếp nhận cách phân tích bố cục tiền giải hậu giải cũng được nhắc
đến trong số bài viết, cơng trình nghiên cứu thơ ca trung đại Trung Quốc và Việt Nam
như Th Đường của Hồ ĩ Hiệp (1997), “Về trình tự phân tích một bài thơ bát cú đường
luật” của Nguyễn Khắc Phi và Sức sống của th Đường của Cao Hữu Công và Mai Tổ

Lân (Về thi pháp thơ Đường, Nguyễn Khắc Phi và Trần Đình ử dịch), Một số đặc điểm
nghệ thuật của th tứ tuyệt thời Đường của Nguyễn ĩ Đại, Th tứ tuyệt trong Văn học
Việt Nam từ TK X đến thế kỷ XIX của Nguyễn Kim Châu....
1.3. Tồn tại và vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Qua tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể thấy rằng tư tưởng lý luận
phê bình văn học của Kim Thánh Thán đã được giới học giả Việt Nam chú ý từ khá sớm,
tuy nhiên chưa thực sự đầy đủ, hệ thống và đặc biệt là việc nghiên cứu sự tiếp nhận tư
tưởng đó ở Việt Nam, từ trước đến nay, hầu như chưa được đề cập đến. Vì vậy, nội dung
của luận án này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề như sau:
- Hệ thống hóa tư tưởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán ở các
phương diện sáng tác, giá trị của tác phẩm, vai trò của người thưởng thức, thẩm bình tác
phẩm, phương pháp phê bình tác phẩm... để trên cơ sở đó, khẳng định vai trị và những
đóng góp của Kim Thánh Thán trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
- Khảo sát, tìm hiểu quá trình du nhập các tác phẩm và tư tưởng lý luận phê bình
văn học của Kim Thánh Thán vào Việt Nam, để trên cơ sở đó, xác định tầm ảnh hưởng,
phạm vi tiếp nhận tư tưởng của Kim Thánh Thán trong văn học Việt Nam.
- Khảo sát những biểu hiện cụ thể của sự tiếp nhận tư tưởng lý luận phê bình văn
học Kim Thánh Thán ở Việt Nam trong các lĩnh vực sáng tác và phê bình văn học


7

Chƣơng 2
KIM THÁNH THÁN TRONG BỐI CẢNH
PHÊ BÌNH VĂN HỌC TRUNG QUỐC THỜI MINH- THANH
2.1 Cơ sở hình thành tƣ tƣởng lý luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán.
2
Cơ sở lịch sử, văn hó - xã hội.
Thời Kim Thánh Thán sống là thời kỳ Trung Quốc diễn ra nhiều biến động lịch sử
đánh dấu sự sụp đổ của vương triều nhà Minh và sự thành lập của vương triều nhà Thanh.

Về mặt kinh tế, nông nghiệp sa sút nhưng thương nghiệp lại phát triển mạnh. Từ giữa
đời Minh, các khu vực thành thị đặc biệt là vùng ven biển Đông Nam, Giang Nam, rất
thịnh vượng.
Thương nghiệp phát triển dẫn đến sự hình thành các đơ thị sầm uất với một tầng lớp
thị dân đơng đảo. Họ địi hỏi những phương thức sinh hoạt tinh thần mới, trong đó, kể
chuyện, diễn kịch rất được hoan nghênh. Đây chính là cơ sở hình thành các bộ tiểu thuyết
như Tam quốc, Thủy hử, Tây du,...
Về mặt ý thức hệ, để củng cố tôn ti trật tự phong kiến, thủ tiêu tinh thần phản kháng
đấu tranh của nhân dân, giai cấp thống trị Minh cũng như Thanh ra sức đề cao lý học như
là một thứ quốc giáo, d ng văn bát cổ để thi cử. Đề thi rút từ các luận điểm trong Tứ thư
do Chu Hi soạn và Ngũ Kinh do các nhà Tống nho chú thích.
2 2 Cơ sở văn học
Gắn liền với thực tiễn sáng tác đó, phê bình văn học giai đoạn này tập trung vào xu
hướng ca ngợi thế giới quan chủ thể, đề cao cảm tính và lý tính chủ thể, khẳng định tự
ngã, theo đuổi tinh thần chủ thể độc lập tuyệt đối, đề cao cá tính, tính linh, phản đối tinh
thần trọng cổ, phục cổ, câu nệ khuôn sáo, học theo thánh nhân.
Nhiều người quen dùng từ “lãng mạn” để khái quát tư trào văn học thời vãn Minh.
Xu hướng lãng mạn trong văn chương thể hiện rõ qua việc đặc biệt đề cao tình cảm, xác
nhận và theo đuổi giá trị của tự ngã, nhân tình, vật dục. Các nhà văn cho rằng cái tồn tại
duy nhất trên thế giới là chính bản thân mình và điều duy nhất có giá trị là thỏa mãn hạnh
phúc của chính mình, trong đó có khát vọng thỏa mãn tính dục.
Đề cao cá tính, tính linh, phản đối tinh thần trọng cổ, phục cổ, câu nệ khuôn sáo,
học theo thánh nhân cũng là một xu hướng tích cực mà tư tưởng văn học của phái Cảnh
Lăng và phái Công An là tiêu biểu. Đại diện của phái Cảnh Lăng là Chung Tinh và Đàm
Nguyên Xuân, người vùng Cảnh Lăng, Hồ Bắc. Họ phản đối phái Phục cổ bắt chước máy
móc người xưa, đề xướng lột tả “tính linh”, nhưng lại là những “tình cảm lẻ loi u uất”,
“những hành vi cô đ n tĩnh mịch” ở chỗ “hoang vắng không người”.


8


Giai đoạn văn học cuối Minh đầu Thanh cũng là giai đoạn chứng kiến bước phát
triển mới, mạnh mẽ của phê bình văn học thơng tục, đặc biệt là phê bình hý khúc và tiểu
thuyết.
Phê bình tiểu thuyết cũng bước vào thời kỳ mở rộng phạm vi thể loại, từ thần thoại,
truyền thuyết cổ đại, ngụ ngơn, tiểu thuyết chí quái, truyền kỳ đời Đường đến thoại bản
thời Tống Nguyên,.. Nội dung phê bình rất phong phú từ bình luận tổng hợp đến đi sâu
bình luận từng vấn đề. Loại tác phẩm phê bình cũng hết sức đa dạng, từ tựa, bạt đến bút
ký, t y bút. Phương pháp phê bình khơng dừng lại ở những cách thức truyền thống mà
chú ý truy xét cội nguồn, so sánh với những tác phẩm khác, phân tích sâu tình tiết, hình
tượng, câu chữ. Đặc biệt là tư duy lý luận đã có nhiều tiến bộ hơn trước đó khi chú ý tìm
hiểu khẳng định tác dụng xã hội, giá trị, ý nghĩa thẩm mỹ của tiêu thuyết.
2.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Kim Thánh Thán
2.2.1 Cuộc đời
Kim Thánh Thán vốn tên Trương Tống, tự Nhược Tống. Sau khi triều Minh bị diệt
vong, ông đổi sang họ Kim lấy tên là Nhân Thuỵ. Khoảng 20-30 tuổi mới có biệt hiệu
Thánh Thán.
Sử liệu về năm sinh Thánh Thán không được ghi chép rõ ràng. Trong bài tựa Gia
thu đường thi viết cho tập Gia thu đường cựu khắc tạp thi của người bạn thân Kê Vĩnh
Nhân, Kim Thánh Thán có nói: “Đồng học đệ Kim Nhân Thụy cúi đầu: Đệ năm nay đã
53 tuổi rồi. Từ trước mùa đông đã bệnh liền cả trăm ngày, toàn thân uể oải…Từ tết Đoan
Ngọ, đệ đã thu thập từ mười mấy quyển sách hư cũ, đến làm khách vùng quê nhà cỏ của
con gái thứ ba, đau đáu một mình, chọn lựa h n 600 bài th thất luật của người thời
Đường, đưa đi khắc, đã hoàn thành”. Căn cứ thêm vào lời kể của Kim Thánh Thán và
con trai của ông là Kim Ung trong bài bạt Quán Hoa đường thì năm Kim Thánh Thán 53
tuổi là nhằm năm Thuận Trị thứ 17. Nếu trừ ngược lại thì ước tính ơng sinh vào năm
Minh Thần Tông, niên hiệu Vạn Lịch thứ 36, tức năm 1608.
Về quê hương của Kim Thánh Thán, nhiều thuyết ghi khác nhau nhưng tựu trung
cũng có điểm thống nhất. Thái Cái Nhân trong Thanh đại thất bách danh nhân truyện,
Kim Nhân Thụy và Khốc miếu ký lược cho rằng Thánh Thán là người Trường Châu. Liêu

Yến trong Thánh Thán tiên sinh truyện lại cho rằng ông sinh ở huyện Ngô (Ngô huyện
chư sinh dã). Quy Trang lại nói Kim Thánh Thán quê ở Tô Châu (Tô Châu hữu Kim
Thánh Thán); Ngô Dực Phụng trong Đơng Trai tỏa ngữ thì cho rằng Kim Thánh Thán
sống ở Điềm Kiều (Kim Thánh Thán cư Điềm Kiều hạng). Theo Càn Long Tơ Châu phủ
chí, quyển tam thì Điềm Kiều cũng thuộc Trường Châu (Điềm Kiều hạng, liêm lệ Trường
Châu). Từ đó có thể đốn rằng, thuở nhỏ Thánh Thán sống ở làng quê Trường Châu, sau


9

đó di cư đến Điềm Kiều, phía tây thành Tơ Châu, mà khu vực này lúc ấy thuộc huyện
Ngô.
Căn cứ vào một số tư liệu thơ văn, có thể biết rằng thuở nhỏ, Kim Thánh Thán sống
trong gia cảnh khá sung túc, tuổi thơ ơng có được những tháng ngày vô tư, thoải mái,
chuyên tâm học tập dưới sự hướng dẫn của cha, tuy nhiên, ngay từ lúc đó đã có lịng hồi
nghi với sách vở thánh hiền.
Ngược lại, ơng rất tâm đắc với loại sách tiêu khiển, sớm tiếp xúc và yêu mến dân ca,
say mê Sử ký, Ly Tao và đặc biệt là Thủy hử: “Thoạt đầu ta được trông thấy, là bộ Sử ký
và Diệu pháp Liên hoa, thứ nhì là bộ Ly tao của Khuất Tử, khổ vì có nhiều chữ lạ, thích
mà khơng hiểu, chỉ nhớ được mấy câu thường để ngâm nga, Pháp Hoa kinh và Sử ký hiểu
nghĩa được nhiều, nhưng bụng chưa vững vàng, nên cũng ít khi đọc tới.
Đáng tiếc, cuộc đời Kim Thánh Thán lại kết thúc trong bi kịch. Khi ấy, Kim Thánh
Thán mới 53 tuổi.
2.2.2 Sự nghiệp sáng tác.
Kim Thánh Thán sở học tinh thâm quảng bác, thạo Dịch lý, Đạo học lại thơng kinh
Phật. Ơng thường dùng Phật học để chú thích Nho, Lão; khi bình văn hay chen thêm
Thiền lý. Ông đặc biệt chuyên tâm phê bình thơ văn, tiểu thuyết và hý khúc, thường gọi
các tác phẩm Ly Tao, Nam Hoa kinh, Sử ký, th Đỗ Phủ, Thủy hử, Tây sư ng ký là Lục
tài tử thư, nhưng trong đời chỉ mới bình điểm được Thủy hử, Tây sư ng ký và một phần
thơ Đỗ Phủ. Ngồi ra, ơng cịn bình chú Tả truyện, Đường tài tử thư và nhiều tác phẩm

kinh điển khác. Những lời bình điểm của ơng đối với Thủy hử và Tây sư ng ký có nhiều
chỗ thú vị, xác đáng, thể hiện rõ tài hoa, trí tuệ mẫn tiệp của một nhà phê bình văn học
bậc thầy nên được lưu truyền rất rộng rãi, có ảnh hưởng sâu sắc trong khơng khí sáng tác,
học thuật thời Minh- Thanh. Kim Thánh Thán cũng rất giỏi thơ, có bộ Trầm ngâm lâu thi
tuyển chép 384 bài, đương thời rất tâm đắc và học tập thơ Đỗ Phủ.
Trong văn học sử Trung Hoa, Kim Thánh Thán được khen ngợi là đệ nhất phê bình
gia. Năm 1659, ơng đã được hồng đế Thuận Trị thán phục, tôn làm cổ văn cao thủ.
Trong cuộc vận động “Tân văn học” (một phong trào cách tân, đã đặt nền móng cho văn
học hiện đại Trung Hoa), Kim Thánh Thán được Hồ Thích tơn làm “Đại qi kiệt” có
tầm nhìn trước thời đại. Lâm Ngữ Đường, vốn cũng là một “U Mặc đại sư”, đánh giá
Kim là nhà phê bình vĩ đại nhất thế kỷ XVII của chủ nghĩa ấn tượng.


10

Chƣơng 3
TƢ TƢỞNG LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA KIM THÁNH THÁN
Có người cho rằng về hình thức thì Kim Thánh Thán bình điểm văn học thiếu tính
hệ thống. Tuy nhiên, trong phê bình văn học của Kim Thánh Thán, cái gọi là thiếu tính
logic, tùy ý, ngẫu hứng chỉ là hiện tượng bề mặt. Về bản chất, những lời bình điểm của
Kim Thánh Thán đều xuất phát từ một hệ thống lý luận và những quan điểm phê bình có
tính hệ thống đó ln chi phối một cách nhất qn trong q trình ơng đọc, chú giải, bình
điểm các tác phẩm văn học.
3.1 Quan niệm của Kim Thánh Thán về động cơ, nguyên tắc và phƣơng pháp sáng
tác văn học
3
Động cơ sáng tác: Tâm nhàn lộng bút và Phát phẫn tác thư
Trong quan niệm của Kim Thánh Thán, chủ thể tinh thần của tác giả, tức lý tưởng
thẩm mỹ, nhận thức về giá trị cuộc sống, nhu cầu thể nghiệm tình cảm… của tác giả
chính là nguồn động lực sáng tác văn chương. Ông cho rằng, sở dĩ người ta sáng tác các

tác phẩm tiểu thuyết, hý kịch là bởi vì “Người xưa khơng ai mà ăn c m nhà mình lại đi lo
chuyện nhà người khác để phí bao nhiêu bút mực như vậy. Thực ra là vì ở vào một thời
điểm tốt đẹp nào đó, ở một n i diệu địa, người nhàn nhã, tâm hồn mở rộng, tự nhiên
tư ng ngộ, rồi một cách tự nhiên, mượn tạp vật trên thế gian để gửi gắm thiên c trong
lịng”. Nói “tự nhiên tư ng ngộ” là muốn nhấn mạnh rằng tình cảm, ý chí chủ quan của
tác giả bỗng gặp được ngoại vật là “giai thời, diệu địa” mới sản sinh ra được “ý”. Chủ thể
sáng tác tiếp xúc với ngoại vật rồi từ đó đưa đến việc khơi dậy những ký ức, kinh nghiệm
sống trong chính cuộc đời để tác giả liên tưởng, rồi đi đến việc thống nhất giữa “ý” và
“tượng”, cũng chính là một bụng “thiên c ” thống nhất với “tạp vật thế gian”.
Tâm nhàn vơ sự, sảng khối thích chí cũng có thể phóng bút miêu tả gió mây. Tâm
đang phẫn uất, bức bách, ngịi bút cũng có nhu cầu bật ra nỗi khổ đau ai ốn. Động cơ
thơi thúc văn nhân sáng tác không phải do những tác động từ bên ngồi ép buộc mà nảy
sinh từ chính nhu cầu bộc lộ, giải tỏa cảm xúc, suy tư xuất phát từ tâm của người cầm bút
thôi thúc. Cho nên theo Kim Thánh Thán, xét đến cùng, bản chất của tâm lý sáng tác là
động tâm.
3.1.2 Nguyên tắc sáng tác: Động tâm
Bàn về tâm lý sáng tác, Kim Thánh Thán cho rằng “thân động tâm nhi vi” (chính
bản thân mình động tâm mà viết) vì vậy, khi sáng tác tác phẩm văn chương, tác giả cần
phải đặt mình vào vị trí nhân vật để miêu tả lời nói, hành động theo logic, phải dựa vào
quá trình tâm lý nhân vật để cảm ngộ. Kinh nghiệm cuộc sống của bản thân tác giả vốn
hạn chế, không thể yêu cầu tác giả chỉ dựa vào kinh nghiệm cuộc sống của mình mà sáng
tác. Do đó trong q trình miêu tả, người cầm bút phải “căn cứ tùy theo nhân vật mà viết


11

ra” (Kỳ văn dã t y nhân duyên nhi khởi), phải để tồn tâm ý của mình dung hợp với nhân
vật, đặt mình trở thành đối tượng được miêu tả đồng thời dựa theo hoàn cảnh cụ thể của
các nhân vật khác nhau.
Khi phê bình Thủy hử, Thánh Thán nhấn mạnh rằng Thi Nại Am tả dâm phụ hay

trộm cắp thì khơng hẳn “phải cầm bút, quệt mực, trèo tường khoét ngạch”. Tác giả chỉ
cần “động tâm đến gái dâm, động tâm đến trộm cắp”, “tả ra như đúng do tâm động mà
nên” là có thể bằng “ba tấc bút, một tờ giấy” mà tả thành công.
3 3 Phương pháp sáng tác: Tinh nghiê và Cực vi.
3.1.3.1 Thuyết tinh nghiêm
Không chỉ bàn sâu về động cơ và nguyên tắc sáng tác, Kim Thánh Thán còn đặc
biệt quan tâm đến phương pháp sáng tác và một trong những quan điểm cơ bản của ông
xét ở phương diện này là thuyết Tinh nghiêm. Kim Thánh Thán nói về “tinh nghiêm” như
sau: “Thế nào gọi là văn tinh nghiêm? Chữ có phép chữ, câu có phép câu, chư ng có
phép chư ng, bộ có phép bộ vậy”.
3.1.3.2 Thuyết cực vi
Cái rất nhỏ (tiếng Phạn là Paramanu, nghĩa là một đơn vị nhỏ đến mức khơng thể
phân tách được nữa) chính là chất liệu cơ bản cấu thành thế giới vật chất. Vận dụng
thuyết này, Kim Thánh Thán nhằm hướng tới mục đích giải thích cái vi diệu của văn
chương. Theo ơng, văn chương phải thật tinh diệu mới có thể miêu tả được vẻ đẹp tinh
diệu của trời đất (Thiên địa diệu văn). Muốn tả cái lăn tăn của mây m a thu thì người làm
văn phải quan sát từ những chi tiết rất nhỏ: “Nay từ dưới trông lên mà đẹp như thế, thì tất
là giữa khoảng cái lăn tăn này với cái lăn tăn khác, tất có vơ số tầng lớp, như liền với
nhau, như theo với nhau. Có cái gọi là rất nhỏ, chính ở chỗ đó, khơng thể khơng xét
được”. Những vẻ đẹp vi diệu đó chỉ được thể hiện thành công bằng cách miêu tả thật tỉ
mỉ, tinh tế, nhờ một chữ, một câu, một chi tiết rất nhỏ, cho nên, “Kẻ nóng lịng, khơng
biết nỗi khổ tâm ấy, đọc lên chỉ biết đấy là ít câu hát hay! Có biết đâu từ một chữ, một
câu, cho đến một chi tiết, đều tách bóc ở trong một hạt nếp mà ra cả”.
Người viết đã quan sát, miêu tả tinh tế vi diệu thì người phê bình cũng phải có con
mắt tinh tế, vi diệu để phát hiện ra những cái “cực nhỏ” nhưng lại góp phần làm nên
thành cơng lớn lao cho cả tác phẩm. Đây chính là cơ sở hình thành một nguyên tắc cơ bản
trong Phép đọc của Kim Thánh Thán, đó là phải chú ý bình điểm từng yếu tố rất nhỏ như
một chi tiết, một từ, ngữ được sử dụng trong tác phẩm.
3.2 Quan niệm của Kim Thánh Thán về giá trị của tác phẩm văn học.
3.2.1 Quan niệm của Kim Thánh Thán về giá trị của tiểu thuyết và hý khúc qua tiêu

chí tuyển chọn Lục tài tử thư


12

Trong lịch sử văn học cổ điển Trung Quốc, việc tuyển chọn, giới thiệu, thẩm bình
tác phẩm văn học đã có truyền thống rất lâu đời và đương nhiên khi tuyển chọn một hoặc
một tuyển tập tác phẩm, người làm cơng việc đó phải có những tiêu chí riêng của mình.
Các tiêu chí đó, xét đến cùng, ln dựa trên những giá trị cốt lõi mà người tuyển chọn đề
cao.
Dù chỉ có thể căn cứ chủ yếu vào phần bình Thủy hử, Tây sư ng ký và phân giải
thơ Đường nhưng, thơng qua các tiêu chí và thực tế lựa chọn tác phẩm của Kim Thánh
Thán, có thể thấy rõ quan niệm của ông về giá trị của tiểu thuyết và hý khúc nói riêng
cũng như giá trị của tác phẩm văn học nói chung:
Thứ nhất, việc lựa chọn Thủy hử và Tây sư ng ký, xếp vào hàng đệ ngũ và đệ lục
tài tử thư cho thấy Kim Thánh Thán muốn thừa nhận và đề cao giá trị của tiểu thuyết và
hý khúc, các thể loại thuộc bộ phận văn học thông tục.
Tiểu thuyết, hý khúc trong quan niệm bảo thủ của tinh thần Lý học rõ là chẳng liên
quan gì đến chuyện giáo hóa nên bị xếp vào hàng thấp kém. Thế nhưng, với quan niệm
giải phóng cá tính, đề cao tình cảm, Kim Thánh Thán lại xếp Thủy hử, Tây sư ng ký vào
hàng sáu tác phẩm tài tử mn đời. Từ đó, có thể thấy rằng, một tiêu chí quan trọng mà
Kim Thánh Thán dựa vào để tuyển chọn đó là tác phẩm phải có tính chất đột phá, táo bạo,
đề cao cá tính, tình cảm, vượt thốt khỏi lối mịn trong tư duy văn học truyền thống lúc
nào cũng tập trung ca ngợi phong hóa, “ôn nhu đôn hậu”.
Thứ hai, tuy rằng Kim Thánh Thán khơng trực tiếp nói rõ mục đích và bối cảnh
tuyển chọn Lục tài tử thư, nhưng qua cách ơng bình điểm, nhấn mạnh cái ưu tú và điển
hình của tác gia tác phẩm, có thể rằng một tiêu chí mà ông cũng rất quan tâm khi tuyển
chọn, đó là tài năng của tác giả.
Thứ ba, Kim Thánh Thán chỉ chọn những tác phẩm có khả năng dạy cho con cháu,
học trị của mình, với hy vọng hậu thế có thể noi theo vẻ đẹp của văn chương trong

những tác phẩm đó mà viết được câu văn hay.
Tóm lại, với ba tiêu chí lựa chọn Lục tài tử thư, ta có thể thấy rõ quan niệm của
Kim Thánh Thán về giá trị mn đời của một tác phẩm văn chương: đó là nội dung phải
thể hiện được tinh thần giải phóng cá tính, tình cảm, phải có vẻ đẹp nghệ thuật đáng học
hỏi và thể hiện rõ tài năng, nét độc đáo của người cầm bút. Xét trong bối cảnh đương thời,
khi xu hướng ca ngợi tinh thần thi học, thi giáo, tơng Đường phỏng Tống vẫn chiếm vị trí
thượng phong trên văn đàn, thì quan điểm tuyển chọn Lục tài tử thư của Kim Thánh Thán
đã chứng minh rằng ông đúng là một bậc “đại quái kiệt” nhìn trước thời đại như Hồ
Thích từng tán dương.
3.2.2 Quan niệm của Kim Thánh Thán về giá trị củ thơ c


13

Những giai thoại liên quan đến Kim Thánh Thán thường làm cho người đời sau
nghĩ rằng ông là người cao ngạo, ngơng cuồng, thậm chí lập dị nhưng trong thực tế, ở
phương diện đạo đức Kim Thánh Thán không hề mang “tiếng xấu”. D hết lời khen ngợi
giá trị văn chương của Thủy hử, Tây sư ng ký, nhưng, ở phương diện nội dung, ông vẫn
khẳng định rằng đây không phải là những sách dạy trộm cắp hay dâm tà. Ngồi ý nghĩa
khuyến khích cá tính, đề cao tình cảm cá nhân, những chuyện yêu đương hay gương cờ
khởi nghĩa trong các tác phẩm này cịn nhằm mục đích phê phán sự mất khống chế về lễ
và pháp của kẻ quản lý. Kim Thánh Thán trước sau vẫn là người bảo vệ cho lễ giáo
phong kiến. Vì vậy, ở phương diện lý luận thơ ca, ơng vẫn có khuynh hướng nhận thức
thơ ca theo truyền thống lý luận thơ ca của Nho gia nhưng vẫn có một số đóng góp đáng
chú ý khi nêu lên các tiêu chuẩn thẩm định giá trị của một tác phẩm thơ ca.
- Thi ngôn chí, thơ hay phải chứa đựng nội dung “ơn nhu đơn hậu”, phải phát huy cơng
năng giáo dục mới có thể lưu truyền thiên cổ.
Ngoài tiêu chuẩn tuyển thơ, việc Kim Thánh Thán đặc biệt quan tâm đến thơ Đỗ
Phủ cũng thể hiện rõ quan niệm đề cao tư tưởng Nho gia “ơn nhu đơn hậu” trong thơ. Nói
đến Đỗ Phủ, người đời sau không ai là không tán dương tình cảm bi thiên phẫn nhân, ưu

quốc ưu dân lớn lao được thể hiện trong thơ ông. Qua thơ Đỗ Phủ, tinh thần đạo đức Nho
gia được thể hiện một cách tập trung cho nên, khi bình luận thơ ơng, đa phần các nhà
bình luận đều khẳng định và giải thích nhân cách lý tưởng và giá trị đạo đức mà ơng đã
nêu ra. Vì vậy, có thể nói Đỗ Phủ là điển phạm sáng tác và thước đo giá trị trong bình
luận thơ ca thơ Đường luật từ thời Tống về sau. Chọn thơ Đỗ Phủ để bình điểm, rõ ràng
Kim Thánh Thán đặc biệt quan tâm đến công năng giáo hóa của thơ ca và xem đó là một
trong những tiêu chuẩn xác định giá trị của tác phẩm.
- Thi quý chân, thơ phải phát sinh từ tình cảm chân thành mới có được giá trị lâu bền.
áng tác thơ ca, theo Kim Thánh Thán, chính là ghi nhận những tâm trạng, cảm xúc nhất
thời, nếu không nắm bắt, ghi lại, ắt cảm xúc sẽ vụt mất.
- Thi cầu tân, thơ cần mới mẻ, sáng tạo độc đáo, tri thức thâm sâu. Kim Thánh Thán cho
rằng việc xác lập và phát huy cá tính sáng tạo, lúc nào cũng khao khát tìm kiếm cái mới
mẻ, độc đáo chính là sự bảo đảm cho động lực nghệ thuật mạnh mẽ của thi nhân và cũng
là tiêu chuẩn xác định giá trị muôn đời của tác phẩm thơ ca. Chỉ khi thoát khỏi sự ràng
buộc của những quan niệm cũ, tự do thể hiện những cảm xúc của bản thân mình, thi nhân
mới có thể sáng tạo nên kiệt tác.
- Thi trọng luật, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy cách để đảm bảo sự hài hịa giữa nội
dung và hình thức. Trong phần Tự ngôn Quán Hoa đường tuyển phê đường tài tử thi,
Kim Thánh Thán cho rằng thơ ca chính là một sự thể hiện ra bên ngồi tình và tính của
con người.


14

3.3 Quan niệm của Kim Thánh Thán về thƣởng thức, phê bình văn chƣơng
Truyền thống lý luận phê bình văn chương cổ điển Trung Hoa chủ yếu hướng tới
vẻ đẹp, ý nghĩa của tác phẩm và vai trò của chủ thể sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh hướng
phát triển này, một hướng đi khác cũng được các nhà phê bình văn chương nhìn thấy từ
rất sớm đó là tìm hiểu và xác lập vai trò của độc giả, người tri âm, đồng điệu với tác giả;
người thưởng thức, thẩm định giá trị của một tác phẩm văn chương.

3.3.1 Quan niệm của Kim Thánh Thán về thưởng thức, phê bình hý khúc và
tiểu thuyết
3.3.1.1 Phát hiện và cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế của từng chữ trong lời văn nghệ
thuật của tác phẩm
Từ trong cội nguồn của văn chương Trung Hoa, khái niệm Văn vốn đã được hiểu
là vẻ đẹp hình thức của ngơn từ mà nhờ đó, nội dung của lời nói mới có khả năng đi được
xa (“Ngơn chi vô văn, hành nhi bất viễn”- Tả Truyện). Cho nên, với người xưa, sáng tác
văn chương là một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, ở đó, người nghệ sĩ phải vất
vả “thôi xao”, lựa chữ, chọn lời, chỉ hai câu thơ mà ba năm mới làm xong đến nỗi một lần
ngâm lên, hai hàng lệ nhỏ (Nhị cú tam niên đắc- nhất ngâm song lệ lưu- Giả Đảo). Gửi
gắm trọn tâm huyết vào từng câu, chữ nên tác giả chỉ mong tìm được một người tri âm,
một người đọc tài hoa và uyên bác có thể thấu hiểu được tình ý và thẩm định những giá
trị đích thực cho đứa con tinh thần của mình. Theo Kim Thánh Thán, người đọc tài hoa
và uyên bác đó dứt khốt phải là những nhà phê bình có kinh nghiệm, luôn biết cách đọc
tác phẩm thật kỹ, chú ý đến từng chữ và mối quan hệ của chúng trong lời văn rồi dùng
năng lực trực giác nhạy bén để phát hiện và bình giá chính xác những chỗ dùng chữ tinh
diệu.
3.3.1.2 Phát hiện và thẩm bình cái hay trong cách tổ chức sắp xếp câu cú, chương
đoạn, chi tiết, bút pháp miêu tả của nhà văn.
Luyện chữ đương nhiên là một công việc quan trọng đối với người sáng tác văn
chương nhưng chữ còn phải kết hợp với nhau để thành câu và câu phải kết hợp với nhau
để thành chương, từ đó mới có được một văn bản nghệ thuật hoàn chỉnh.
Kim Thánh Thán phát hiện ra, ý nghĩa biểu đạt trong ngôn ngữ văn chương và các
tổ hợp chữ- chữ, từ- từ, câu- câu, đoạn- đoạn ... có quan hệ mật thiết với nhau; sử dụng
thông minh biện pháp này, có thể nảy sinh hiệu quả khơng ngờ.
Khơng chỉ đọc bao quát để nắm rõ cách tổ chức chương đoạn, tình tiết, chi tiết và
đọc kỹ để phát hiện các điểm sáng thẩm mỹ, theo Kim Thánh Thán, người đọc còn phải
hiểu rõ bút pháp miêu tả của tác giả mới thấy hết cái hay của tác phẩm. .
Tóm lại, theo Kim Thánh Thán, phương pháp đọc tác phẩm tốt nhất là trước tiên
phải đọc một mạch để có cảm nhận chung và cái nhìn bao qt tác phẩm. au khi đọc bao



15

quát, người đọc phải biết bình kỹ, soi kỹ từng chi tiết, từng chữ để thấy cái hay, cái tinh
tế, vi diệu của văn chương, để thấy cách dùng từ, cách miêu tả hợp tình hợp cảnh như thế
nào.
3.3.1.3 Người thưởng thức văn chương phải có cái tâm thanh đạm, hư tĩnh, phải
sống cùng với nhân vật và có tâm hồn đồng điệu với nhà văn.
áng tác và thưởng thức tác phẩm là những hoạt động mang đậm chất cao nhã
trong quan niệm văn chương trung đại.
3.3.1.4 Lời văn trong tác phẩm phê bình cũng phải mang phẩm chất của lời văn
nghệ thuật.
- Lời văn phê bình phải sắc gọn, hàm súc, tinh tế
Ngơn ngữ phê bình cũng là ngơn ngữ văn chương nên lời văn nghệ thuật của
người phê bình phải sắc gọn, hàm súc và tinh tế. Yêu cầu sắc gọn ở đây được hiểu là lời
văn phê bình phải ngắn gọn, cơ đọng và sắc sảo bởi người phê bình vừa phải có cái say,
cái hứng thú mãnh liệt của người sáng tạo văn chương vừa phải tỉnh táo, sắc bén trong
việc phát hiện, lý giải cái hay của tác phẩm mà mình chọn phê bình.
- Lời văn của người phê bình phải giàu sắc thái tạo hình, biểu cảm
Theo Kim Thánh Thán, lời văn của người phê bình khơng chỉ sắc gọn, hàm súc,
tinh tế mà còn phải hết sức uyển chuyển, linh hoạt và giàu sắc thái tạo hình, biểu cảm và
quan niệm này thể hiện rõ ngay trong lời văn phê bình của ơng. Đọc văn phê bình của
Thánh Thán, ta khơng chỉ thích thú, tâm đắc với những nhận xét, phẩm bình tinh tế, điểm
chỉ rõ cái đẹp, cái sâu sắc của tác phẩm được phê bình mà cịn thích thú với những câu
văn trau chuốt, điêu luyện, thể hiện được tài hoa và cá tính sáng tạo độc đáo của nhà phê
bình.
Với vai trò một độc giả ưu tú, “người đọc lý tưởng”, nhà phê bình trước hết cần
hết sức tỉnh táo, khách quan để phát hiện, điểm chỉ đích đáng cái hay và cái dở của tác
phẩm văn chương. Bên cạnh sự nghiêm túc, khách quan, sòng phẳng khi xác định giá trị

của tác phẩm, nhà phê bình cịn có nhu cầu bộc lộ cảm xúc chủ quan, tình cảm yêu ghét
đối với tác phẩm được chọn phê bình. Xét ở phương diện này, Kim Thánh Thán có một
nét khác biệt rất đáng chú ý bởi lời văn phê bình của ông rất giàu sắc thái biểu cảm. Ông
không ngần ngại thể hiện cách đánh giá chủ quan của một “cái tơi” đầy cá tính, thậm chí
có phần cực đoan của mình thơng qua những lời lẽ tán dương nồng nhiệt, qua cách bộc lộ
những trạng thái xúc cảm mãnh liệt, chân thành khi đọc được một đoạn văn hay, một từ
dùng khéo hay một cách tả “đắc ý”.
3.3.2 Quan niệm củ Ki Thánh Thán trong thưởng thức phê bình thơ c
3.3.2.1 Thưởng thức, phê bình nội dung của tác phẩm thơ ca


16

Kim Thánh Thán cho rằng cái hay trong nội dung của thơ Đường trước hết là nhờ
vào tình cảm của thi nhân, một thứ tình cảm hết sức tự nhiên, hồn hậu, chân thành có nhu
cầu bộc lộ, giãi bày. Trong Thư gửi bác Trường Văn Xư ng, Kim Thánh Thán nhấn
mạnh: “Th khơng phải là điều gì kỳ lạ, chỉ là những câu diễn đạt nỗi lòng phát ra đầu
lưỡi một cách tự nhiên mà thôi” (1). ự kỳ diệu của thơ, theo ơng, chính là vì tình cảm
mạnh mẽ, bức thiết, thôi thúc tác giả không thể không cầm lấy bút: “Người ta vốn không
dự định làm th , chỉ tại th bức người ta làm ra mà thơi” (Qn Hoa đường đơng trụ). Vì
vậy, theo Kim Thánh Thán, sáng tác thơ ca là hành động mang tính nhất thời, biểu hiện
tâm trạng, cảm xúc của thi nhân trong một khoảnh khắc thần hứng, linh hứng bất ngờ
xuất hiện, nếu khơng nắm bắt được nó sẽ vụt mất.
3.3.2.2 Thƣởng thức, phê bình hình thức của tác phẩm thơ ca
Theo ơng, thơ ca chính là sự thể hiện ra bên ngồi của tình và tính con người.
Muốn thể hiện ra bên ngồi hết cái tình và tính này thì phải thơng qua một hình thức nhất
định, thích hợp nhất, đó là thơ Đường luật.
Ngồi lý thuyết về cách tiếp cận thơ luật trên cơ sở cấu trúc phân giải, Kim Thánh
Thán cịn có những đóng góp ở phương diện đúc kết một số phương pháp làm thơ và đặt
cho các phương pháp ấy những tên gọi rất đặc biệt, như “Thảo mộc giai binh pháp”, “Tỵ

thực thủ hư pháp”, “Tầm s n vấn huyệt”,.... Trong phần bình bài Hồi vọng Qn Hoa cố
cung, ơng giải thích “Thảo mộc giai binh pháp” như sau: “Ở phần hậu giái vẫn còn là
tình cảm với cung Quán Oa này. Câu 5,6 sẻ kêu, hồng hót, vẫn nói đến mong muốn phá
Ngơ của Quán Oa, cũng đã thấy Ngô bị phá rồi, nay Qn Oa hãy cịn hận gì nữa mà
vẫn đỏ mặt, vẫn hiện ra ở đây? Cảnh sắc thê lư ng, dần dần hiện ra sen hồng kỳ quái,
đây cũng là dùng thảo mộc giai binh pháp vậy.”. Hoặc trong phần bình bài Vịnh hồi cổ
tích ngũ thủ của Đỗ Phù, ông giải thích phép “Tầm sơn vấn huyệt” như sau: “ Muốn nói
Hình mơn có thơn của Minh phi, trước thì có câu “quần s n vạn hác”, dùng Hình gia với
phép Tầm s n vấn huyệt vậy.”
Về tự pháp, ngoài quan niệm dùng chữ quý ở chỗ diễn đạt được ý nghĩa, lan
truyền tình cảm ra, Kim Thánh Thán còn cường điệu sự tinh luyện trong cách dùng từ
ngữ để đạt tới sự chính xác, tinh tế trong miêu tả cảnh vật và bày tỏ cảm xúc. Bình bài
Trùng dư ng của Cao Thích, ơng đặc biệt quan tâm đến các số từ được dùng rất đắt:
“Xem ông chỉ là bậc lão niên, hoạn chuyết, gia bần, lộ viễn bốn từ này, nhưng ông lại
tuyệt vời thay thế bằng bốn số “bách”,“tam”,“ ngũ”,“nhất”, làm người ta khi đọc đến
sẽ có một cảm giác như đang lạc vào rừng sâu, um tùm, cây cối dày đặc.”. Hoặc bình
Quá Trần Lâm mộ của Ơn Đình Qn, ơng chỉ tấm tắc khen hai chữ trong bài thơ:
“Không biết dụ bút thế nào, bỗng trong câu chen vào hai chữ „phiêu linh‟hai câu 14 chữ
bây giờ như chỉ còn là hai chữ mà thôi.”...


17

CHƢƠNG 4
TIẾP NHẬN TƢ TƢỞNG LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC KIM THÁNH THÁN
TẠI VIỆT NAM
Giao lưu văn hóa là một hiện tượng tất yếu, mang tính quy luật, đặc biệt là đối với
các quốc gia gần gũi về địa lý và có mối quan hệ lịch sử lâu dài mà bằng chứng sinh động
là quan hệ giao lưu tương tác về văn hóa, văn học giữa Trung Quốc và Việt Nam.
4.1 Quá trình tiếp nhận tƣ tƣởng lý luận phê bình của Kim Thánh Thán ở Việt Nam

4
Gi i đoạn thế kỷ XVIII- XIX.
Theo nghiên cứu của Phạm Tú Châu, các tác phẩm văn học Trung Quốc thuộc
mảng đề tài tình yêu, tài tử được giới tri thức Việt Nam ưa thích và thường vào Việt Nam
qua ba con đường: thứ nhất là do quan lại Trung Quốc mang sang, thứ hai là lái buôn
sách bên kia biên giới đem sang bán và thứ ba là do các thành viên trong đoàn sứ giả Việt
Nam mang về. Kết luận này được đưa ra trên cơ sở những cứ liệu lịch sử liên quan đến
hoạt động của các đoàn sứ bộ Việt Nam, trong đó có nhắc đến việc sách vở Trung Quốc
được các thành viên trong đoàn sứ bộ Việt Nam mua về, có khi bị giữ lại bởi Hải quan
Trung Quốc. Chẳng hạn, Phạm Tú Châu có dẫn một sự việc năm 1760- 1761, “đoàn đi sứ
đã mang về nhiều sách nhưng bị giữ lại. Phó sứ Lê Q Đơn có làm tờ trình xin Hải quan
Trung Quốc đóng tại Quế Lâm đình chỉ việc thu hồi tất cả sổ sách sứ bộ mua mang về,
song rốt cuộc đề nghị đó khơng được chấp thuận”.
Tình hình du nhập sách vở Trung Quốc vào Việt Nam có sự phát triển nhanh
chóng từ thế kỷ XVIII về sau cũng được Nhan Bảo, một học giả Trung Quốc, trong bài
viết “Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt Nam” nhấn mạnh dựa
vào một số thông tin trong chỉ dụ của tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài năm
1734 yêu cầu các địa phương phải cố gắng ra sách nhiều hơn và cấm đưa sách từ Trung
Quốc sang. Chỉ dụ này khơng chỉ cho thấy “có một số lượng sách trao đổi nhất định giữa
hai nước” mà còn phản ánh rõ sự quan ngại của nhà nước phong kiến Việt Nam trong
giai đoạn này trước tình hình du nhập sách vở Trung Quốc có chiều hướng phát triển
vượt ra ngồi tầm kiểm sốt. Ngồi ra, chiều hướng phát triển trong giao lưu sách vở giữa
Trung Quốc và Việt Nam còn được ghi nhận qua việc các nhà in ở Quảng Đông, chủ yếu
là ở thị trấn Phật ơn, nhận in nhiều tác phẩm chữ Nôm của Việt Nam vào giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XIX.
4 2 Gi i đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với các chính sách cai trị của thực dân Pháp,
văn hóa Phương Tây đem đến cho xã hội truyền thống Việt Nam một sự thay đổi tồn
diện và mạnh mẽ, trong đó có cả những lĩnh vực dịch thuật, nghiên cứu, xuất bản…



18

Ở phương diện dịch thuật, theo khảo sát của chúng tôi, Thủy hử truyện, Đệ ngũ tài
tử thư do Kim Thánh Thán bình điểm là quyển sách được các dịch giả quan tâm nhiều
nhất trong những thập niên đầu thế kỷ XX
Nhìn chung ở giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945, tên tuổi, tài năng của Kim
Thánh Thán đã được giới học giả Việt Nam chú ý thông qua quá trình dịch thuật, in ấn
các tác phẩm nằm trong hệ thống Lục tài tử thư, đặc biệt là Thủy hử truyện và Tây sư ng
ký. Các dịch giả, các nhà văn, nhà phê bình văn học nổi tiếng trong giai đoạn này đều gặp
nhau ở chỗ thừa nhận, khen ngợi tài năng và có xu hướng vận dụng phong cách, phương
pháp phê bình độc đáo của Kim Thánh Thán vào việc tìm hiểu các tác phẩm văn chương
Việt Nam. Đáng chú ý là quan niệm coi trọng vẻ đẹp nghệ thuật văn chương của Kim
Thánh Thán rất phù hợp với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật nên hiển nhiên, ơng
được các nhà văn, nhà phê bình theo xu hướng này đặc biệt chú ý, đề cao.
4 3 Gi i đoạn từ 1945 đến 1975.
Ở giai đoạn này, các tác phẩm có lời phê bình của Kim Thánh Thán cũng được
tiếp tục dịch thuật, chủ yếu trong văn học đơ thị miền Nam trước 1975. Vẫn chưa có
những cơng trình nghiên cứu chun sâu mà chỉ có các cơng trình nghiên cứu văn học cổ
điển Trung Quốc, trong đó có đề cập đến Kim Thánh Thán khi bàn về các tác phẩm hý
khúc, tiểu thuyết và lĩnh vực phê bình văn học thời Minh- Thanh, đặc biệt là những tác
phẩm nằm trong hệ thống Lục tài tử thư.
4 4 Gi i đoạn từ 75 đến nay.
Ở giai đoạn này, do sự chi phối của xu hướng mở rộng, phát triển văn học so sánh, xu
hướng tiếp thu các lý thuyết văn học của phương Tây và nhìn lại những vấn đề của văn
học phương Đông, Kim Thánh Thán được chú ý nhiều hơn trong lĩnh vực nghiên cứu và
phê bình.
có thể thấy rằng việc tiếp nhận tác phẩm, tư tưởng, phương pháp phê bình văn
chương của Kim Thánh Thán ở Việt Nam đã diễn ra trong một quá trình liên tục nhờ sự
quan tâm của các nhà văn, các nhà nghiên cứu trong việc trích dẫn, giới thiệu, luận bàn

về tài năng, cá tính độc đáo của Kim Thánh Thán. Đây không chỉ là một hiện tượng văn
học thể hiện rõ sự tiếp biến, mối quan hệ giữa văn học Việt Nam với văn học cổ điển
Trung Hoa mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc đúc kết thành tựu, đặc điểm của sáng
tác, thưởng thức, phê bình văn học ở Việt Nam.
4.2 Các xu hƣớng tiếp nhận chủ yếu
4.2.1 Tiếp nhận quan niệm về người tài tử, sách tài tử của Kim Thánh Thán
trong văn học trung đại Việt Nam.
Trong lịch sử phát triển văn học Trung Quốc cổ đại lưu truyền quan niệm “thuật
nhi bất tác”, tức là thượng tôn cổ nhân và cổ thư, cho rằng công việc sáng tác văn chương


19

chủ yếu là trước thuật, làm sáng tỏ tư tưởng sâu sắc của người xưa hơn là tìm kiếm những
cái mới mẻ, vượt ra ngồi khn khổ kinh điển. Trên cơ sở đó, thời Đường, Tống thịnh
hành phong trào học thuật với ý thức tôn s ng văn chương cổ nhân, chú trọng khn
phép, quy cách, điển lệ và đó là một trong những tiền đề quan trọng dẫn đến hiện tượng
luật hóa các thể thơ văn vốn trước đó hết sức phóng khống về cấu trúc, quy cách sáng
tác. Thời kỳ Minh- Thanh vẫn thịnh hành tư tưởng “thịnh Đường long Tống”, đề cao
khuôn phép, văn chương cử tử thường lấy đề mục từ Tứ thư với yêu cầu mơ phỏng, diễn
giải lời nói thánh nhân, gọi là “Đại thánh hiền tập ngôn”. Tuy nhiên, bên cạnh bộ phận
văn chương cung đình, văn chương cử tử đậm chất cao nhã, giai đoạn Minh- Thanh còn
chứng kiến sự phát triển chưa từng thấy của bộ phận văn học thông tục với tiểu thuyết, hý
khúc,..
42
Cơ sở tiếp nhận quan niệ người tài tử, sách tài tử của Kim Thánh Thán
Tư tưởng và tác phẩm của Kim Thánh Thán bắt đầu du nhập vào Việt Nam trong
giai đoạn nền văn học trung đại đang chứng kiến một sự vận động, chuyển biến sâu sắc
trong quan niệm sáng tác so với trước đó. Những cuộc chiến tranh nông dân, chiến tranh
vệ quốc và nội chiến tàn khốc giữa các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực dẫn

đến nhiều “phen thay đổi s n hà” (Nguyễn Du) khiến sinh mệnh con người bị quăng quật,
va đập trong bão táp lịch sử, trong những cuộc tang thương dâu bể, những biến cố thăng
trầm. Sự khủng hoảng của hệ thống chính trị kéo theo sự khủng hoảng của ý thức hệ
phong kiến lấy Nho giáo làm nền tảng cơ bản. Những cuộc nổi dậy của nông dân khởi
nghĩa mà đỉnh cao là phong trào Tây ơn khiến trật tự phong kiến bị đảo lộn, những
tượng đài, giá trị và quyền uy phong kiến tưởng như hết sức vững chắc được tạo lập trong
các giai đoạn trước đó, giờ bị kéo đổ, bị nghi ngờ thậm chí phủ nhận... Tất cả những biến
cố lịch sử của giai đoạn thế kỷ XVIII- XIX đã có những tác động sâu sắc đến quá trình
vận động văn học mà một trong những biểu hiện dễ thấy nhất chính là sự chuyển biến ở
quan niệm sáng tác.
4.2.1.2 Những biểu hiện tiếp nhận
- Khái niệm “Tài tử”- dấu ấn tiếp nhận quan niệm về người tài tử, sách tài tử của Kim
Thánh Thán
Quả thực, chỉ trong giai đoạn hạ kỳ trung đại, văn học Việt Nam mới chứng kiến sự
xuất hiện phổ biến của từ “tài tử” trong thơ Nguyễn Du: “Dập dìu tài tử giai nhân- Ngựa
xe như nước, áo quần như nêm” (Truyện Kiều); trong thơ Hồ Xuân Hương:“Tài tử văn
nhân ai đó tá- Thân này đâu đã chịu già tom” (Tự tình); trong thơ Nguyễn Cơng Trứ:
“Minh qn lư ng tướng tao phùng dị- Tài tử giai nhân tế ngộ nan... Quân tử đa tình
cánh khả lân- Nọ mấy người tài tử giai nhân” (Duyên gặp gỡ); trong phú của Cao Bá


20

Quát: “Đừng thấy người bạch diện thư sinh- Mà cười rằng đa cùng tài tử (Tài tử đa c ng
phú);...
Tóm lại, khơng có những bằng chứng trực tiếp (ý kiến phát biểu trong tựa, bạt, lời
dẫn hay ngôn từ trong tác phẩm thơ văn) cho thấy rằng các nhà nho tài tử trong văn học
trung đại Việt Nam thừa nhận mình đã tiếp nhận, kế thừa quan niệm về người tài tử và
khái niệm Tài tử thư mà Kim Thánh Thán là người đầu tiên sử dụng. Tuy nhiên, các bằng
chứng gián tiếp đều cho thấy rõ sự tương đồng trong quan niệm về người tài tử, sách tài

tử của Kim Thánh Thán với quan niệm về người tài tử của các tác giả nhà nho tài tử trong
văn học thế kỷ XVIII- XIX ở Việt Nam. Trong bối cảnh các tác phẩm có lời phê bình của
Kim Thánh Thán được tiếp nhận, lưu truyền, cải biên một cách phổ biến, lại có sự tương
đồng trong quan niệm về “tài tử”, hẳn nhiên, việc các nhà nho tài tử Việt Nam có sự tâm
đắc, vận dụng quan niệm của Kim Thánh Thán cũng là điều hợp lý và có cơ sở thuyết
phục.
- Dấu ấn tiếp nhận quan niệ người tài tử, sách tài tử của Kim Thánh Thán qua xu
hướng sáng tác, cải biên những tác phẩ có đề tài tài tử- giai nhân.
Trong bối cảnh chuyển biến sâu sắc về quan niệm sáng tác, nhu cầu thẩm mỹ ở giai
đoạn văn học thế kỷ XVIII- XIX, có những cơ sở để khẳng định rằng: Các nhà nho tài tử
Việt Nam khơng chỉ có khả năng tiếp nhận quan niệm người tài tử, sách tài tử của Kim
Thánh Thán mà cịn ít nhiều chịu ảnh hưởng của ơng khi sáng tác, cải biên những tác
phẩm có đề tài tài tử- giai nhân.
Việc sáng tác, cải biên những truyện thơ Nôm có đề tài tài tử- giai nhân khơng chỉ
phản ánh rõ chiều hướng mở rộng, phát triển trong quan hệ giao lưu giữa văn học Trung
Quốc thời Minh- Thanh với văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX mà còn cho
thấy rõ những nhu cầu sáng tác bức thiết ở một thời đại mà quan niệm nghệ thuật và nhu
cầu thẩm mỹ đã có nhiều chuyển biến sâu sắc hướng về phía chú trọng đề cao cá tính và
địi hỏi giải phóng tính cảm cá nhân. Mặt khác, sự nở rộ của hàng loạt truyện thơ Nôm về
đề tài tài tử- giai nhân cũng cho thấy rõ xu hướng phát triển mạnh mẽ của bộ phận văn
học thông tục với những quan niệm định giá mới mẻ, vượt thoát khỏi sự chi phối bởi các
chuẩn mực của văn học chính thống. Trong bối cảnh đó, quan niệm của Kim Thánh Thán
về việc đề cao giá trị của những tác phẩm “tài tử thư” là rất phù hợp với nhu cầu sáng tác
và vì vậy mà hẳn nhiên sẽ rất dễ được tiếp nhận bởi các nhà văn Việt Nam giai đoạn thế
kỷ XVIII- XIX.
4.2.2 Tiếp nhận qu n điểm và lối phê bình thẩm mỹ của Kim Thánh Thán trong văn
học Việt Nam.
4.2.2.1 Khái niệ và đặc điểm



21

Phê bình thẩm mỹ (Phương Lựu) hay phê bình trực giác (Nguyễn Văn Dân), phê
bình ấn tượng (Nguyễn Văn Trung),.. là một số khái niệm mà các nhà nghiên cứu từng sử
dụng để chỉ lối phê bình đề cao yếu tố trực giác, ấn tượng chủ quan của người phê bình
khi tiếp nhận tác phẩm với mục đích cuối cùng và quan trọng nhất là cảm thụ, đánh giá
cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Tài năng, cá tính độc đáo, phương pháp phê bình thẩm mỹ, trực giác của Kim
Thánh Thán được giới sáng tác, phê bình văn học ở Việt Nam biết đến chắc hẳn là ngay
từ khi tư tưởng, tác phẩm của ông được du nhập, dịch thuật, giới thiệu rộng rãi từ đầu thế
kỷ XX về sau. Thậm chí, một số nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam cịn thừa
nhận rằng mình ngưỡng mộ và ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi phong cách phê bình của Kim
Thánh Thán. Các nhà phê bình này đã tạo nên một xu hướng, một dịng chảy khơng có sự
ngắt qng, “từ bài phê bình Truyện Kiều của Hồi Thanh ngược dòng lên qua những bài
viết cũng về Truyện Kiều của Nhất Linh, Vũ Đình Long,…rồi Mộng Liên Đường chủ
nhân”, một dịng chảy “từ Hồi Thanh, Xn Diệu, Vư ng Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Mạnh,
Vũ Quần Phư ng,…”, tất cả “đều rất đề cao lối phê bình của Kim Thánh Thán và lấy nó
làm mẫu mực”. Dựa trên những cơ sở nào mà lối phê bình thẩm mỹ của Kim Thánh Thán
lại được các nhà phê bình văn học ở Việt Nam tiếp nhận, đề cao và chịu ảnh hưởng? Đó
là vấn đề sẽ được giải quyết trong phần tiếp theo.
42

2 Cơ sở tiếp nhận lối phê bình thẩm mỹ của Kim Thánh Thán

- Tư du cảm tính và truyền thống thẩ

bình văn học

Trong sáng tác, người xưa đặc biệt đề cao yếu tố trực giác, tôn trọng “thần hứng”,
“linh hứng” với ý nghĩa là một trạng thái thăng hoa kỳ diệu của cảm xúc bất ngờ xuất

hiện trong tâm hồn và đặc biệt là không thể lý giải hay điều khiển một cách chủ động
được.
- Chủ trương đề cao vẻ đẹp văn chương củ các nhà văn theo xu hướng nghệ thuật vị
nghệ thuật.
Lối phê bình thẩm mỹ, nặng tính ấn tượng, trực giác của Kim Thánh Thán khơng
chỉ phù hợp với tư duy cảm tính đặc thù và truyền thống thẩm bình văn học trung đại
Việt Nam mà cịn tỏ ra tương thích và hiệu quả khi được tiếp thu, vận dụng bởi những
nhà phê bình văn học hiện đại Việt Nam theo xu hướng đề cao vẻ đẹp nghệ thuật của tác
phẩm văn chương.


22

4.2.1.3 Những biểu hiện
Rải rác trong lời văn của các nhà phê bình theo khuynh hướng Nghệ thuật vị nghệ
thuật ở giai đoạn văn học đầu thế kỷ XX- 1945, có thể tìm thấy một số dấu ấn đậm nhạt
của phong cách phê bình Kim Thánh Thán dù rất hiếm người thừa nhận trực tiếp rằng
mình chịu ảnh hưởng từ lối văn “như dòng thác bạc chảy tự trên cao xuống, văn như dệt
gấm thêu hoa..” của nhà phê bình đầy cá tính thời Minh- Thanh. Cho nên, việc viện dẫn
và chỉ ra những dấu ấn ảnh hưởng có tính chất gián tiếp qua lời văn của các nhà phê bình
rất dễ sa vào áp đặt, chủ quan, dài dịng nhưng vẫn thiếu cơ sở thuyết phục. Xuất phát từ
thực tế đó, trong phần này, chúng tơi chỉ tập trung phân tich, chỉ ra dấu ấn tiếp nhận lối
phê bình thẩm mỹ của Kim Thánh Thán đối với một số trường hợp tương đối rõ ràng
hoặc có căn cứ xác thực, dựa vào một số cơ sở chủ yếu.
- Tiếp nhận qu n điểm phê bình của Kim Thánh Thán
- Tiếp nhận “phép đọc” hay là lối phê bình thẩm mỹ của Kim Thánh Thán
4.2.3 Tiếp nhận thuyết phân giải của Kim Thánh Thán trong nghiên cứu, phê bình thơ
4.2.3.1 Thực tiễn tiếp nhận thuyết phân giải của Kim Thánh Thán ở Việt Nam
Đóng góp của Kim Thánh Thán khơng chỉ thể hiện ở phương diện phê bình tiểu
thuyết và hý khúc mà cịn ở lĩnh vực bình giảng thơ Đường. Với thuyết phân giải, ông là

người đầu tiên đề xuất cách khảo sát bài bát cú luật thi với mơ hình cấu trúc tiền giải- hậu
giải trên cơ sở đúc kết quy luật tổ chức bố cục ý phổ biến và áp dụng nhất qn mơ hình
đó vào việc bình giảng nhiều bài thơ Đường nổi tiếng. Khi phê bình các bài bát cú luật thi
trong thơ Đường, Kim Thánh Thán rất hay nhấn mạnh một cách hùng hồn để bảo vệ cho
quan điểm của mình và thuyết phục người đọc rằng: Chỉ có thuyết phân giải của ơng mới
đủ khả năng chỉ ra chiều sâu ý nghĩa, vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của luật thi. Tuy nhiên,
trong thực tế, thuyết phân giải do ông đề xuất lại ít được các nhà thơ, các nhà lý luận phê
bình thơ cổ điển Trung Quốc quan tâm. Ở Việt Nam, tình hình khơng khác lắm.
Vì sao thuyết phân giải do Kim Thánh Thán đề xuất lại ít nhận được sự đồng tình,
tiếp nhận, vận dụng ở Trung Quốc và Việt Nam? Theo chúng tơi, có một số ngun nhân
chủ yếu sau:


23

- Thứ nhất, luật thi là sự kết tinh những thành tựu của thơ ca Trung Hoa tiến đến điển chế
hóa vào thời Đường và từ đó về sau, đã trở thành khuôn mẫu cách luật, được phần đông
thi nhân ưa chuộng.
- Thứ hai, dù có một số ưu điểm nhất định, mơ hình phân chia bố cục bài luật thi thành
hai phần theo đề xuất của Kim Thánh Thán, trong thực tế, vẫn bộc lộ những nhược điểm
và nhất là không thể nào phù hợp với tất cả bài luật thi trong văn học cổ điển Trung Quốc
cũng như trong văn học trung đại Việt Nam. Khi phê bình thơ Đường, Kim Thánh Thán
thường cực đoan hóa thuyết phân giải, xem đó là chiếc chìa khóa vạn năng có thể mở mọi
cánh cửa bước vào thế giới nghệ thuật của thơ Đường.
4.2.3.2 Một số trường hợp tiếp nhận thuyết phân giải của Kim Thánh Thán ở Việt Nam.
Từ năm 1995, trong cơng trình Thi pháp th Đường, Nguyễn Thị Bích Hải đã lưu
ý khảo sát bố cục của bài luật thi trên cơ sở ba quan niệm khác nhau, trong đó có quan
niệm chia bố cục bài luật thi thành 2 phần của Kim Thánh Thán.
Tiểu kết
Tóm lại, trong chương này, dựa vào các tài liệu, các bằng chứng trực tiếp và gián

tiếp trong khả năng thu thập được, chúng tơi đã khái qt q trình tiếp nhận tư tưởng lý
luận phê bình văn học của Kim Thánh Thán ở Việt Nam, bắt đầu từ giai đoạn nửa sau thế
lỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX đến hiện nay. Qua khảo sát q trình đó, có thể thấy rõ vài
xu hướng tiếp nhận ít nhiều có dấu ấn nổi trội, đáng chú ý trong một giai đoạn văn học
nhất định. Chẳng hạn, xu hướng tiếp nhận quan niệm cùa Kim Thánh Thán về người tài
tử và sách tài tử chủ yếu thể hiện rõ trong văn học Việt Nam giai đoạn hạ kỳ trung đại; xu
hướng tiếp nhận quan điểm, lối phê bình thẩm mỹ và xu hướng tiếp nhận thuyết phân giải
trong bình giảng thơ Đường của Kim Thánh Thán chủ yếu thể hiện rõ trong văn học Việt
Nam hiện đại. Trên cơ sở đó, chúng ta khơng chỉ có thể khẳng định được vị trí và tầm
ảnh hưởng của một nhà phê bình tài hoa mà cịn góp phần chứng minh quan hệ giao lưu,
tiếp nhận đã từng diễn ra liên tục trong tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc và văn học
Việt Nam.
KẾT LUẬN


×