Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân biệt thịt đã chín hay còn sống pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.1 KB, 6 trang )




Phân biệt thịt đã chín
hay còn sống
Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao các đầu bếp phải mất vài năm để được
chứng nhận tại các trường dạy nấu ăn? Họ đã học gì? Một trong những
bài học căn bản nhất, không thể không biết của bất kỳ người đầu bếp
nào đó chính là cách làm chín món ăn, cụ thể là nhiệt độ để một loại
thực phẩm “chín an toàn”. Các bà nội trợ của gia đình cũng hãy tìm
hiểu điều này để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho những người
thân yêu nhé!
Nhìn chung, thực phẩm ở vào khoảng 5-60
0
C chính là điều kiện nguy hiểm
nhất tạo môi trường vi khuẩn xấu, độc hại phát triển và sinh sôi mạnh trên
thực phẩm. Nói cách khác, thực phẩm cần được bảo quản dưới 5
0
C và trên
60
0
C để an toàn cho người tiêu thụ. Tuy nhiên, nhiệt độ của môi trường bảo
quản không hoàn toàn tương đồng với “thân nhiệt’ của bản thân thực phẩm
được lưu trữ trong môi trường đó. Hơn thế nữa, nhiệt độ “chín an toàn”
(mức nhiệt độ mà vi khuẩn gây hại bị triệt tiêu) đối với mỗi loại thực phẩm
cũng khác nhau. Muốn biết chính xác, chúng ta cần đến nhiệt kế làm bếp,
hay còn được gọi là dụng cụ đo nhiệt độ thực phẩm và một bảng “nhiệt độ
an toàn” khi đun nấu từng loại thực phẩm.

Dụng cụ đo nhiệt độ thực phẩm. Ảnh: Inmagine


Dụng cụ đo nhiệt độ thực phẩm
Là dạng nhiệt kế dùng trong nhà bếp. Có rất nhiều loại nhiệt kế khác nhau về
chất lượng, chất liệu, chức năng, kiểu dáng… nhưng nhìn chung, một dụng
cụ đo nhiệt độ thực phẩm đúng tiêu chuẩn phải:
- Được làm bằng chất liệu chịu nhiệt và an toàn ở nhiệt độ cao;
- Đo dung sai chỉ chênh lệch ở mức +/- 1
0
C;
- Đo được nhiệt độ tối đa đến 200 – 250
0
C.
Thao tác sử dụng dụng cụ đo nhiệt độ thực phẩm:
- Trước khi cắm que thăm vào thực phẩm, cần làm sạch và khử trùng que
thăm (bằng khăn khử trùng hoặc nước nóng trên 77
0
C);
- Cắm que thăm và đợi cho đến khi nhiệt độ trên nhiệt kế ổn định;
- Ghi lại nhiệt độ;
- Làm sạch que thăm và lau bằng khăn khử trùng hoặc nước nóng rồi để khô.
Mua nhiệt kế làm bếp ở đâu?
Vì người Việt Nam chúng ta có thói quen “khám” thịt bằng mắt, nhu cầu sử
dụng sự hỗ trợ từ các công cụ khác hầu như không có nên các loại nhiệt kế
đo nhiệt độ của thực phẩm cũng tương đối khó tìm. Tuy vậy, bạn có thể tìm
mua thông qua các trang mua bán dụng cụ làm bếp trên mạng bằng từ khóa
“dụng cụ đo nhiệt độ thực phẩm” hoặc “nhiệt kế làm bếp”, bạn sẽ dễ dàng
tìm thấy hướng dẫn và loại nhiệt kế phù hợp theo nhu cầu.
Bạn sẽ không còn phải ăn món thịt dai và khô, không còn mùi vị gì mới có
thể yên tâm rằng các vi khuẩn xấu gây hại cho sức khỏe con người đã bị triệt
tiêu.
Danh sách các loại thực phẩm cơ bản và nhiệt độ chín an toàn

Nhiều người trong chúng ta vẫn có quan niệm thịt không còn máu là chín,
ngược lại, nếu thịt còn máu, dù chỉ một ít thì đương nhiên là còn sống. Tuy
nhiên, không giống như nước có nhiệt độ “chín” ổn định ở 100
0
C, mỗi
miếng thịt, phụ thuộc vào loại thịt (thịt đỏ/ trắng), cách sơ chế, nằm ở bộ
phận nào của con vật mà có đòi hỏi nhiệt độ chế biến khác nhau. Trong
trường hợp của các loại thịt đỏ, “máu” không phải là dấu hiệu để khẳng định
liệu thịt vẫn còn sống hay đã chín thật sự.

"Máu" không phải là dấu hiệu để khẳng định liệu thịt vẫn còn sống hay đã
chín thật sự. Ảnh: Getty Images
Một vấn đề đáng được lưu ý khác chính là thời gian nghỉ – khoảng thời gian
từ sau khi tắt bếp đến lúc thực phẩm vào miệng người ăn. Đối với một số
loại thịt nhất định, khoảng thời gian này là rất cần thiết để độ nóng còn giữ
trong miếng thịt kịp diệt các vi khuẩn “sống dai”.
Hãy tham khảo thêm bảng tính nhiệt độ dưới đây để biết chính xác điều kiện
chế biến hạn chế khả năng ngộ độc thực phẩm, nhiễm giun sán vừa có thể
được thưởng thức món thịt chín tới mềm, ngọt, nhiều nước.
Bảng nhiệt độ chế biến các loại thịt



×