Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.47 KB, 2 trang )
Phân biệt cá sạch và cá nhiễm độc
Bề ngoài nhìn vẫn ‘tươi roi rói”, nhưng có thể cá đang bị nhiễm độc vì người nuôi dùng nước ô
nhiễm hoặc nước thải. Ăn phải chúng sẽ tích lũy độc tố trong cơ thể.
Dưới đây là cách phân biệt cá sạch với “cá bẩn”, bằng mắt thường, theo các tiêu chí sau:
Cá sạch
- Hình hài nguyên vẹn.
- Vảy, vây bóng bẩy, tròn đều.
(Nếu cá bị long vảy do va đập thì thường có vết như vết chém, có vảy gãy, bong).
- Cơ thể ít xây xước
- Bụng trắng.
- Thịt trắng
- Mang cá sạch, đỏ tươi, các khía mang rất đều.
- Khi mổ ra, thành ruột và màng bụng đen.
- Thịt chắc
Cá bẩn
- Hình hài không còn nguyên vẹn, mình ráp, vảy ráp.
- Vây mủn, long vảy thành đám (do nhiễm khuẩn nặng).
- Cơ thể xây xước nhiều.
- Có đốm đỏ trên cơ thể. Mình cá đen, trông loang lổ. Có những con đen toàn thân.
- Đầu, mang bẩn. Mang xỉn và xơ, có bám chất bẩn.
- Khi mổ ra, lở trên đường ruột nhiều. Mùi tanh thum thủm.
- Thịt cá bở.
Và đây là một vài quan điểm sai lầm khác về cách nuôi và chọn cá tươi.
- Nước càng bẩn thì cá càng béo. Thực tế, muốn có cá ngon, cá lành thì phải dùng nước sạch,
là nước không chứa chất ô nhiễm từ các nhà máy, khu công nghiệp, nước sinh hoạt... Vì thế,
nước sông hay hồ trong nhưng chưa chắc đã sạch, có thể chứa chất độc.
- Nếu ao hồ có cá sống thì nước ở đó không độc. Thực tế, cá vẫn có thể sống được trong
những ao hồ đầy chất thải và kim loại nặng, song các chất đó sẽ ngấm vào cơ thể chúng, và tích
luỹ trong cơ thể người khi ăn vào.
- Kim loại nặng sẽ lắng xuống dưới đáy ao hồ, sông ngòi, vì thế cá không ăn. Thực ra, khi cá
hút nước, chúng hút luôn cả các hợp chất của kim loại nặng bị hòa tan. Những chất ấy đều đi vào