Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những sai lầm thường mắc phải trong kỹ thuật nấu bếp - Phần 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.22 KB, 7 trang )




Những sai lầm thường
mắc phải trong kỹ thuật
nấu bếp - Phần 1
Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng vì sao cũng từ một công thức nhưng món
ăn bạn nấu không ngon bằng người khác? Câu trả lời nằm ở những kỹ
thuật nấu ăn rất đơn giản tưởng chừng ai cũng biết nhưng chỉ một sơ
sót nhỏ, không chú ý đến, món ăn của bạn đã có một “số phận” hoàn
toàn khác.

Chỉ một sơ suất nhỏ khi nấu bếp sẽ làm thay đổi hoàn toàn chất lượng món
ăn. Ảnh: Internet
1. Luộc mì trong nồi nhỏ để tiết kiệm nước
Sai ở đâu?
Vấn đề không nằm ở kích thước của chiếc nồi mà chính là ở lượng nước
dùng để luộc mì. Nếu lượng nước quá ít, khi thả mì vào, nhiệt độ của nước
sẽ lập tức bị hạ xuống và rất chậm để đạt lại nhiệt độ sôi so với nồi nước
lớn; và trong thời gian chờ nước sôi trở lại, sợi mì sẽ lắng dưới đáy nồi và
vón cục lại, trừ khi bạn chịu khó túc trực bên cạnh để khuấy luôn tay. Ngoài
ra, tỷ lệ tinh bột tiết ra từ sợi mì trong khi nấu quá cao so với lượng nước
trong nồi sẽ làm nước bị sệt, càng dễ dàng khiến các sợi mì dính vào nhau
hơn.
Mẹo:
Chuẩn bị một nồi nước lớn, đợi nước sôi già thì cho vào 2 muỗng súp muối.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước luộc mì có thể mặn tương đương
nước biển. (Bạn cần lưu ý muối có công dụng duy trì nhiệt độ sôi lâu hơn
nên nếu bị phỏng nước muối, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nước sôi thông
thường.) Cuối cùng, cho mì vào nồi nước sôi, thỉnh thoảng dùng đũa khuấy
quanh nồi cho tới khi sợi mì chín.


2. Dùng thớt nhỏ để cắt thức ăn
Sai ở đâu?
Khuyết điểm của thớt nhỏ là không có đủ không gian để người nội trợ thoải
mái thao tác với dao nên nguy cơ bị cắt trúng tay sẽ cao hơn… rất nhiều.
Hơn thế nữa, thức ăn cắt xong sẽ lộn xộn, vương vãi cả bên trong lẫn ngoài
diện tích thớt; và bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để thu dọn, làm sạch và xếp
lại thức ăn để trình bày lên dĩa.
Mẹo:
Một nguyên tắc làm bếp bạn không thể bỏ qua đó là “thớt nhỏ, dao nhỏ, thức
ăn nhỏ; thớt lớn, dao lớn, thức ăn lớn”. Bạn có thể dùng thớt nhỏ nếu đồng
thời dao của bạn cũng bé xinh, dùng để cắt các món nho nhỏ và thao tác đơn
giản (cắt chanh, cắt hành tím…). Cắt hành lá lại là một chuyện hoàn toàn
khác, bạn cần một cái thớt có bề mặt đủ lớn để chứa đoạn hành chưa cắt
cũng như hành đã được cắt nhỏ. Trước khi cắt, nên lót một miếng khăn giấy
ẩm dưới thớt để tránh không cho thớt bị trượt, xục xịch dưới lực cắt.

Tỏi chiên không khéo sẽ bị cháy, có vị đắng và hại cho sức khỏe. Ảnh:
Inmagine
3. Cho tỏi vào quá sớm
Sai ở đâu?
Tỏi là loại nguyên liệu chín rất nhanh, dưới 1 phút. Nếu bạn thêm tỏi vào
món thịt, như thịt gà (phần ức gà cần ít nhất 15 phút mới chín tới), tỏi sẽ bị
cháy sém và có vị đắng trước khi thịt kịp chín.
Mẹo:
Tỏi cắt lát hay đập dập sẽ lâu bị cháy hơn tỏi bằm. Nếu muốn dùng tỏi làm
tăng mùi thơm cho món ăn, hãy cho tỏi vào ở công đoạn cuối cùng trước khi
tắt bếp trong trường hợp món ăn không có nước (nước sốt, súp…). Cần
chuẩn bị các nguyên liệu khác sẵn sàng và nhanh tay cho vào chảo khi tỏi
vừa ngả vàng. Hơi nước trong các nguyên liệu, dù rất ít, sẽ giúp giữ cho tỏi
không bị cháy.

4. Trữ cà chua trong tủ lạnh
Sai ở đâu?
Có thể bạn chưa biết nhưng các tế bào trong trái cà chua rất mỏng manh, dễ
bị vỡ và phân hủy dưới điều kiện bất thường của nhiệt độ (quá nóng hoặc
quá lạnh). Do đó, cất cà chua trong tủ lạnh là tiếp tay biến những trái cà chua
ngon lành trở nên bở và lầy. Chưa hết, các enzyme phụ trách sản xuất hương
vị cũng sẽ bị phá hủy dưới điều kiện nhiệt độ “khắc nghiệt”, khiến vị của cà
chua nhạt nhẽo và mất chất dinh dưỡng.
Mẹo:
Bạn có thể cất giữ cà chua trong bao lưới hoặc đồ chứa có các lỗ thông hơi,
trữ ở góc bếp, nơi thông thoáng và không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Cà
chua đã chín chỉ có thể bảo quản thêm 3 ngày trước khi không còn mùi vị gì.
Vì vậy, lời khuyên dành cho các bà nội trợ là đừng tích trữ cà chua quá
nhiều hơn nhu cầu dùng mỗi ngày.

Trộn bột quá kỹ dễ khiến bột bị chai. Ảnh: Inmagine
5. Trộn bột lố tay
Sai ở đâu?
Trộn bột quá kỹ sẽ kích hoạt gluten, một chất tinh bột làm cứng và giòn thức
ăn khi nướng. Đánh bột càng kỹ, gluten được kích hoạt càng nhiều. Do vậy,
nếu chuẩn bị bột để làm các loại bánh có yêu cầu mềm, xốp, các bà nội trợ
nên kiểm tra kỹ về thời gian và cách trộn bột để bánh không bị chai.
Mẹo:
Hãy đánh bột ở chế độ chậm và nhẹ cho các loại bánh mềm và xốp. Khi
thêm các nguyên liệu khô vào bột làm bánh cookie, hãy chuyển máy chạy ở
chế độ thấp nhất có thể hoặc trộn bằng tay. Trường hợp chuẩn bị bột làm đế
bánh tart, tốt nhất là từ bỏ chiếc máy tiện lợi và trộn bột bằng tay hoàn toàn.
6. Cho thức ăn vào chảo hoặc dầu chưa nóng.
Sai ở đâu?
Cho thức ăn vào chảo lúc dầu chưa nóng, thức ăn sẽ dị dính vào chảo, dễ

cháy và bị nát khi trở mặt. Chảo nóng sẽ tạo nên trên bề mặt một lớp khí có
tác dụng tương tự như lớp sơn của chảo không dính.
Mẹo:
Hãy làm nóng chảo trước ít nhất 2 phút, loại chảo mỏng thì thời gian làm
nóng có thể ngắn hơn, khoảng 1 phút. Cách để kiểm tra độ nóng tiêu chuẩn
cần đạt được là đặt lòng bàn tay cách mặt chảo khoảng 7cm và cảm nhận
được sức nóng bốc lên. Khi chảo đã nóng thì cho dầu vào chảo, đợi dầu
nóng mới cho tiếp thức ăn vào. Dầu nóng sẽ bốc hơi (khói) nên sẽ dễ nhận
biết hơn. Duy nhất một trường hợp ngoại lệ là nếu dùng chảo không dính,
bạn phải đổ dầu vào từ khi chảo chưa nóng (trước khi bật lửa) vì một số loại
chảo không dính sẽ bị khét nếu bị làm nóng mà không có dầu.

×