Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc - Giá trị kiến trúc nhà ở dân gian người Chăm Châu Giang - Tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.51 MB, 138 trang )


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, Tác giả xin kính gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến cán
bộ hướng dẫn TS.KTS. PHAN HỮU TỒN, đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cám ơn quý Thầy/Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Khóa 21 và Phịng
quản lý đào tạo Sau đại học đã giúp Tác giả hồn thành chương trình đào tạo
Thạc sĩ và hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, hỗ trợ Tác giả trong quá trình thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình.
Học viên

Lưu Khánh Quang


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
1. CCG:

Chăm Châu Giang

2. AG:

An Giang

3. VL:

Vĩnh Long

4. ĐBSCL:



Đồng Bằng Sông Cửu Long

5. NONTVL: Nhà ở nông thôn Vĩnh Long


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 4
5. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - KIẾN TRÚC NHÀ
Ở DÂN GIAN NGƯỜI CHĂM VÀ NGƯỜI CHĂM CHÂU GIANG .................. 7
1.1.

Tổng quan về dân tộc Chăm ...................................................................... 7

1.1.1

Thời kỳ lập quốc đến giai đoạn phát triển hưng thịnh ............................ 7

1.1.2

Thời kỳ suy tàn của Chămpa................................................................ 10


1.1.3

Các Cộng đồng người Chăm ở Việt Nam............................................. 12

1.2.

Khái niệm và lịch sử phát triển của nhà ở .............................................. 13

1.2.1

Khái niệm nhà ở .................................................................................. 13

1.2.2

Lịch sử phát triển nhà ở ....................................................................... 14

1.3.

Kiến trúc nhà ở dân gian ......................................................................... 18

1.3.1

Khái niệm kiến trúc nhà ở dân gian ..................................................... 18

1.3.2

Các loại hình kiến trúc dân gian ........................................................... 18


1.4.


Tổng quan về làng và kiến trúc nhà ở người Chăm – Quá trình di cư của

người Chăm đến An Giang ................................................................................ 22
1.4.1

Làng của người Chăm ......................................................................... 22

1.4.2

Tổng quan về kiến trúc nhà ở người Chăm .......................................... 23

1.4.3

Tên gọi và tự gọi của người Chăm ....................................................... 26

1.4.4

Quá trình di cư của người Chăm đến An Giang ................................... 27

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN GIAN
NGƯỜI CHĂM CHÂU GIANG – TỈNH AN GIANG ........................................ 30
2.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở người Chăm Châu Giang –

Tỉnh An Giang ................................................................................................... 30
2.1.1

Vị trí địa lý .......................................................................................... 30


2.1.2

Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 30

2.1.3

Điều kiện văn hóa – kinh tế - xã hội nhân văn ..................................... 32

2.2.

Đặc điểm kiến trúc nhà ở nông thôn người Việt vùng ĐBSCL .............. 42

2.2.1

Bố cục tổng thể .................................................................................... 42

2.2.2

Bố cục ngôi nhà ................................................................................... 44

2.2.3

Thực trạng nhà ở nông thôn ĐBSCL hiện nay ..................................... 45

2.3.

Đặc điểm quy hoạch làng - kiến trúc nhà ở người Chăm Châu Giang .. 47

2.3.1


Quy hoạch làng Chăm Châu Giang ...................................................... 47

2.3.2

Hình thức kiến trúc nhà ở dân gian người Chăm Châu Giang .............. 48

2.4.

Sự biến đổi kiến trúc nhà ở của người Chăm qua các thời kỳ ............... 50

2.4.1

Phân kỳ kiến trúc nhà ở người Chăm Châu Giang ............................... 50


2.4.2

So sánh kiến trúc dân gian người Chăm Châu Giang với kiến trúc nhà ở

người Việt tại khu vực Châu Giang và nhà ở nông thôn Vĩnh Long .................. 53
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN GIAN NGƯỜI CHĂM CHÂU
GIANG – TỈNH AN GIANG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG VẬN
DỤNG .................................................................................................................... 59
3.1.

Giá trị đặc trưng kiến trúc ...................................................................... 59

3.1.1


Giá trị về tổ chức công năng ................................................................ 59

3.1.2

Giá trị về kết cấu vật liệu ..................................................................... 60

3.1.3

Giá trị nghệ thuật, trang trí thẩm mỹ .................................................... 61

3.1.4

Thích ứng với mơi trường tự nhiên ...................................................... 62

3.1.5

Thích ứng với mơi trường xã hội ......................................................... 64

3.2.

Khả năng vận dụng của loại hình kiến trúc nhà ở người Chăm Châu

Giang .................................................................................................................. 65
3.2.1

Định hướng phát triển và quảng bá hình thức kiến trúc nhà ở dân gian

người Chăm Châu Giang .................................................................................. 65
3.2.2


Định hướng bảo tồn loại hình nhà ở kiến trúc dân gian người Chăm Châu

Giang … ........................................................................................................... 67
3.2.3

Vận dụng các giá trị và bài học kinh nghiệm của người Chăm Châu Giang

cho việc xây dựng các loại hình nhà ở vùng nơng thơn chống ngập lũ trong giai
đoạn hiện nay ................................................................................................... 70

PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 78
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 79



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Với diện tích 331.698 km2 và dân số trên 90 triệu người, bao gồm 54 dân tộc khác
nhau nên là một đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng, những nền văn
hóa này ln có những bản sắc rất riêng tùy thuộc vào tính đặc thù của mỗi dân
tộc, trong đó có dân tộc Chăm.
Người Chăm có lịch sử phát triển rất lâu ở Việt Nam, hiện nay có khoảng trên
161.000 người Chăm sống rải rác ở khắp các tỉnh, thành phố như: Bình Định, Phú
Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước và AG.
Trong q trình phát triển ồ ạt như hiện nay, tuy sống chung với người Việt nhưng

người Chăm vẫn giữ được những bản sắc và tập tục văn hóa của riêng mình. Với
dân số trên 14.200 người, AG là khu vực chiếm tỷ lệ người Chăm sinh sống nhiều
nhất ở Nam Bộ. [1]
Khi nói đến Nam Bộ là nói đến ĐBSCL, một khu vực giữ vị trí rất quan trọng
trong vấn đề đảm bảo lương thực quốc gia. Tuy nhiên, ngoài việc thiên nhiên ban
tặng khí hậu thuận lợi cho hoa màu, lương thực và gia súc thì thiên nhiên cũng
đem lại cho ĐBSCL những mặt thách thức không hề nhỏ đối với việc xây dựng
ngôi nhà ở của mỗi người dân, đặc biệt là đối với người dân vùng ngập lũ chịu ảnh
hưởng của lũ lụt hàng năm.
AG, một trong 13 tỉnh trực thuộc ĐBSCL, tỉnh mang nhiều đặc trưng riêng biệt so
với các tỉnh khác, khu vực này vừa có đồng bằng vừa có đồi núi, rừng và những
di tích văn hóa lịch sử có giá trị rất lớn và những giá trị này giúp AG thu hút lượng
lớn khách tham quan du lịch.


2

Sống ở vùng AG người Chăm ở đây chịu ảnh hưởng nhiều của lũ lụt nhưng họ đã
thích nghi với lũ, họ không xa lánh lũ lụt mà ngược lại họ lại sống chung và hịa
mình vào đó. Từ đó hình thành nên những ngơi nhà ở dân gian người Chăm thích
ứng với hiện tượng lũ lụt, loại hình nhà sàn độc đáo hay còn gọi là nhà cao cẳng
với những nét đặc sắc rất riêng.
Trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay, cùng với chính
sách phát triển nơng thơn mới kết hợp với các loại hình nhà ở hiện đại xây dựng
mới cho vùng ngập lụt đã làm cho hình thái kiến trúc chung của một quần thể mất
đi sự thống nhất và những giá trị trong các làng Chăm truyền thống phai nhạt đi
bản sắc riêng của tộc người.
Từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Giá trị kiến trúc nhà ở dân gian người Chăm
Châu Giang – Tỉnh An Giang” hiện là một vấn đề cần thiết với mục đích giữ gìn
và phát huy giá trị kiến trúc mang tính lịch sử và góp phần vào sự phong phú đa

dạng nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. Đồng thời, rút ra
được bài học kinh nghiệm dân gian để triển khai vào nhà ở chống lũ cho vùng
ngập lũ ở Tây Nam Bộ.
2.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay có rất nhiều đề tài, tạp chí kiến trúc và hội thảo bàn về tơn giáo tín
ngưỡng và kiến trúc của các dân tộc, tùy vào từng mục tiêu cụ thể của đề tài đặt
ra mà mỗi đề tài sẽ có giá trị riêng cho từng khu vực nghiên cứu.
Luận văn thạc sĩ “Định hướng xây dựng và phát triển làng Chăm trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận” của
tác giả Lê Văn Thanh Bình, tác giả chọn lọc và khai thác các kinh nghiệm truyền
thống trong việc tổ chức xây dựng làng Chăm, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng


3

làng Chăm phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu kinh tế, phong tục tập quán
của dân tộc Chăm vùng Bắc Bình tỉnh Bình Thuận, nhưng khơng đề cập về nhà ở
dân gian Chăm.
Luận văn thạc sĩ “Nhà ở ngập lụt nông thôn An Giang” của Nguyễn Văn Siêu
nghiên cứu thực trạng kiến trúc nhà ở vùng nông thôn An Giang nói chung và
vùng ngập lụt nói riêng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
và từng bước hồn thiện mơi trường ở bền vững trong tương lai để tạo nên một
diện mạo mới cho vùng nông thôn AG.
Luận văn thạc sĩ “Tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam” của tác giả Phan Văn
Dốp tìm hiểu về tơn giáo của người Chăm ở Việt Nam dưới gốc độ dân tộc học,
vai trò của tơn giáo trong nền văn hóa truyền thống và trong đời sống của người
Chăm.

Luận văn thạc sĩ “Tính linh hoạt trong nhà ở dân gian nông thôn ĐBSCL” của
tác giả Ngơ Hồng Năng, luận văn nêu lên tính dân tộc và những giá trị truyền
thống trong hình thức kiến trúc và những cải tiến trong nhà ở dân gian nông thôn.
Luận văn thạc sĩ “Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc nhà ở trong bối cảnh
xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Long (lấy xã Long Mỹ, Mang Thít làm ví dụ)”
của tác giả Hà Xuân Thanh Tâm, luận văn phân tích các khơng gian kiến trúc trong
và ngồi nhà ở nơng thơn hiện nay từ đó đề xuất giải pháp tổ chức các không gian
trong nhà và xung quanh nhà phù hợp với điều kiện sống của người dân nơng thơn
Vĩnh Long trong thời đại mới.
Cơng trình nghiên cứu “Nam Bộ vài nét lịch sử - văn hóa” của tác giả Trần Thuận
là cơng trình nghiên cứu về quá trình hình thành, các giá trị lịch sử văn hóa của


4

người Nam Bộ. Cơng trình nghiên cứu của tác giả chủ yếu thiên về các giá trị văn
hóa lịch sử là chính nhưng chính những giá trị này đã tác động rất nhiều vào các
hình thái và tạo nên đặc điểm kiến trúc riêng cho từng khu vực.
Trong các công trình nghiên cứu trên, vấn đề về nhà ở và định hướng phát triển
khơng gian kiến trúc có nói đến tuy nhiên vẫn còn chung chung, chưa tập trung
trực tiếp vào một cộng đồng dân tộc nhất định vì ĐBSCL là nơi tập trung nhiều
cộng đồng người có nền văn hóa khác nhau. Trong đó tiêu biểu có cộng đồng
người Chăm ở AG và những giá trị về kiến trúc nhà ở của người CCG chưa được
nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng. Do đó đề tài “Giá trị kiến trúc nhà ở dân
gian người Chăm Châu Giang – Tỉnh An Giang” sẽ là phần nối tiếp theo các
nghiên cứu trên nhưng tập trung làm sáng tỏ giá trị trong kiến trúc nhà ở dân gian
người CCG. Song các tư liệu trên là những tham khảo hữu ích cho việc nghiên
cứu để tạo tiền đề và cơ sở lý luận cho việc giải quyết những vấn đề mà luận văn
đã đặt ra.
3.


Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài: “Giá trị kiến trúc nhà ở dân gian người Chăm Châu Giang – Tỉnh An
Giang” hướng đến những mục tiêu cụ thể như sau:
o Xác định giá trị đặc trưng trong kiến trúc của người CCG.
o Rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà ở dân gian của người
CCG.
o Phân tích khả năng vận dụng những giá trị trong kiến trúc nhà ở của người
CCG vào loại hình nhà ở xây dựng mới trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
4.

Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:


5

o Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của người Chăm.
o Tìm hiểu quá trình biến đổi nhà ở của người CCG qua các thời kỳ.
o Phân tích so sánh và đánh giá kiến trúc nhà ở của người CCG với kiến trúc
nhà ở của người Việt tại khu vực và nhà ở nông thôn VL.
o Nghiên cứu các đặc điểm kiến trúc nhà ở của người Chăm từ đó đưa ra giá
trị và khả năng vận dụng của loại hình nhà ở này trong bối cảnh hiện nay.
5.

Đối tượng nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề luận văn chủ yếu tập trung

vào các đối tượng cần nghiên cứu như sau:
o Nghiên cứu các giá trị kiến trúc nhà ở dân gian người Chăm đang sinh sống
ở khu vực Châu Giang - AG.
o Cách thức tổ chức không gian kiến trúc và đặc điểm văn hóa của người
CCG.
6.

Phương pháp nghiên cứu

Dùng phương pháp khảo sát điền dã, vẽ ghi, chụp ảnh vả phương pháp hệ thống
hóa tư liệu nhằm thu thập tư liệu thực tế về các phong tục tập quán, hình thức kiến
trúc, hình thức kết cấu và cách thức trang trí nhà ở dân gian người CCG - AG.
Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn và lấy ý kiến của người dân
tại khu vực nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình, xác nhận hiện trạng của loại hình
nhà ở dân gian tại nơi họ sinh sống và ý thức bảo tồn và phát triển loại hình kiến
trúc nhà ở dân gian của người dân.
Sau khi thu thập được tài liệu thực tế sẽ dùng đến các phương pháp phân tích, tổng
hợp và phương pháp phân tích so sánh tài liệu nhằm tìm ra cơ sở khoa học để đánh


6

giá, kết luận nhằm đưa ra nhận định và phương hướng giải quyết các vấn đề và
các giá trị kiến trúc đã đặt ra ban đầu mà mục tiêu của luận văn muốn hướng đến.


7

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - KIẾN TRÚC

NHÀ Ở DÂN GIAN NGƯỜI CHĂM VÀ NGƯỜI CHĂM CHÂU
GIANG
1.1.

Tổng quan về dân tộc Chăm

Người Chăm ở Việt Nam từng là một dân tộc phát triển hưng thịnh và có quốc gia
độc lập của riêng mình với một nền văn hóa phát triển mạnh mẽ. Tộc người Chăm
có nguồn gốc từ Malayo-Polynesian họ di cư đến Đơng Nam Á vào thời đại nền
văn hóa Sa Huỳnh. Người Chăm có lịch sử phát triển rất thăng trầm và được biểu
hiện cụ thể qua từng giai đoạn sau:
1.1.1

Thời kỳ lập quốc đến giai đoạn phát triển hưng thịnh [2]

Do không chịu được sự thống trị và đàn áp hà khắc của Trung Hoa nên nhân dân
ở huyện Tượng Lâm đã đứng lên chống lại và giành lấy chủ quyền cho riêng mình.
Dưới sự lãnh đạo của Khu Liên cuộc khởi nghĩa đã thành công, sau khi khởi nghĩa
kết thức Khu Liên được tôn lên làm vua để lãnh đạo nhân dân và lập ra một quốc
gia mới với địa bàn hoạt động chính ở Quảng Nam và Quảng Bình hay còn gọi là
Lâm Ấp vào năm 192 (cuối thế kỷ II sau cơng ngun).
Khu Liên trị vì vương quốc Chămpa được mấy chục năm thì nhường ngai vàng lại
cho cháu ngoại của mình là Phạm Hùng trị vì đến cuối thế kỷ thứ III. Tiếp theo đó
là Phạm Dật lên nối ngôi của Phạm Hùng, khi Phạm Dật chết thì tướng của ơng
đã đứng lên cướp ngai vàng và trị vì được 12 năm (từ năm 337-349) rồi lại nhường
ngơi cho Phạm Phật sau đó Phạm Tu Đạt hay còn gọi là Bhadravarman I lên cai
trị vương quốc Chămpa vào cuối thế kỷ thứ IV đến đầu thế kỷ thứ V. Giai đoạn


8


này đất nước phát triển mạnh mẽ, kinh đô được xây dựng và đặt tại Trà Kiệu cách
Đà Nẵng 40 km về phía Nam.
Trong giai đoạn này Bhadravarman I đã cho xây dựng những ngôi đền thờ đầu
tiên tại Mỹ Sơn, vì theo quan niệm của Ấn Độ giáo thì nơi thờ cúng thần linh phải
là nơi thâm nghiêm và khi đó thì Mỹ Sơn lại đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho việc xây
dựng.
Đến cuối thế kỷ VI thì Bhadravarman I mất và nhường ngơi lại cho Rudravarman
sau đó người kế ngôi của Rudravarman là Sambhuvarman đây là vị vua được
người Chăm ca ngợi như “Mặt trời chiếu trên mặt đất…Vinh quang của ngài như
vầng trăng chiều thu đang lên”, trong thời gian trị vì của mình Sambhuvarman đã
có công trong việc đẩy lùi được cuộc xâm lược của tướng Trung Hoa đánh vào
Trà Kiệu để đem lại thái bình và hạnh phúc cho dân tộc mình.
Sang thời trị vì của Prakasadharman đất nước được thái bình, ấm no. Ông cho xây
dựng một thánh đường lớn để làm nơi thờ cúng tổ tiên và các vị thần, về mặt tơn
giáo thì ngồi việc thờ thần Shiva thì thần Visnu cũng được tôn thờ. Sau khi lên
ngai vàng thay thế cho Prakasadharman thì Vikrantavarman II đã cho tu bổ và xây
dựng thêm nhiều đền đài để thờ cúng các vị thần và tổ tiên.
Từ năm 758 đến năm 859 thay vì với tên là Lâm Ấp thì được đổi thành Hồn
Vương, trong thời kỳ này ngồi thánh địa chính ở Mỹ Sơn thì cịn có một thánh
địa của vương quốc Chămpa phát triển đó là thánh địa Pơ Nagar ở Nha Trang,
thánh địa ở Nha Trang này thờ vị nữ thần của vương quốc Chămpa. Trong giai
đoạn này khi thủ đơ của vương quốc Chămpa dời vào phía Nam củng là thời gian
vương quốc này bắt đầu xuất hiện các cuộc chiến tranh với các nước láng giềng
và các cuộc chiến tranh này đã dần dần làm cho vương quốc Chămpa bị suy yếu.


9

Khi Lê hồn lên ngơi vào năm 980 lúc này kinh đô của Đại Việt được đặt ở Hoa

Lư. Giai đoạn này việc quan trọng và khẩn cấp là phải đối phó với nhà Tống, tuy
nhiên sau khi đánh bại được các cuộc xâm lược của nhà Tống, để giữ vững được
đất nước bắt buộc Lê Hoàn phải tiếp tục đối phó với qn đội Chămpa ở phía Nam.
Lê Hồn sau khi lên ngai vàng đã cử hai sứ giả sang Chămpa, tuy nhiên khi sang
hai sứ giả đã bị vua Chiêm bắt giữ. Trước hành động này để tự vệ và phản kháng
lại, vào Năm 982 Lê Hoàn đã phát quân tiến đánh Chămpa. Cuộc chiến diễn ra
thắng lợi buộc vua Chiêm phải bỏ chạy, sau khi thất bại để giữ được hịa bình vua
Chiêm phải xưng thần và cống hiến cho Đại Việt. Cũng bắt đầu từ đây nước Chiêm
ngày càng suy yếu.
Giai đoạn từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XI là giai đoạn đen tối của vương quốc
Chămpa, các cuộc chiến tranh đã mang lại nhiều tổn thất to lớn nhiều đền đài bị
tàn phá. Mãi đến triều Harivarman IV thì đất nước mới được thanh bình trở lại và
phát triển hưng thịnh hơn các triều đại trước.
Từ năm 1145 đến năm 1149 quân đội Khơme đã nhiều lần gây xung đột và chiếm
được kinh đơ Chămpa, sau đó tiến hành đàn áp và bốc lột vơ vét tài sản của người
dân gây ra bao nỗi ốn hận trong lịng người dân. Bắt đầu từ đây lại diễn ra nhiều
cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức. Vào năm 1177 người Chăm đã tổng khởi binh
chống lại quân Khơme, thành Angkor bị đánh bất ngờ và vua Khơme bị giết. Tuy
nhiên vui mừng của người Chăm kéo dài khơng được bao lâu thì qn đội Khơme
lại tiếp tục đánh chiếm, từ năm 1203 đến năm 1220 vương quốc Chămpa tiếp tục
bị lệ thuộc vào Khơme.
Vào nữa cuối thế kỷ X quân Nguyên Mông sau nhiều lần chiếm đánh Đại Việt
nhưng không thành đã chuyển hướng sang đánh chiếm Chămpa nhưng do có sự


10

ngăn cản của Đại Việt nhờ đó mà Chămpa thốt được sự xâm chiếm của quân
Nguyên Mông.
Vào năm 1306 để mở rộng lãnh thổ của Đại Việt vua Trần Nhân Tơng đã gả con

gái của mình là Huyền Trân cho Chế Mân để đổi lấy Châu Ô và Châu Lý nay là
Quảng Trị và Thừa Thiên. Năm 1307 sau khi vua Chế Mân mất thì Chămpa lại
tiếp tục xảy ra các cuộc chiến tranh với Đại Việt.
Từ năm 1342 đến năm 1390 đất nước Chămpa với sự xuất hiện của Chế Bồng Nga
một vị vua trẻ tài ba đã ra sức phục hồi đất nước của mình đồng thời mở nhiều
cuộc tấn công đánh phá Đại Việt, quân đội Chămpa dưới sự lãnh đạo của Chế
Bồng Nga đã bao vây cả kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên cuộc tấn công khơng
được thành cơng do trong nội bộ thân tín có người âm mưu tạo phản đã làm cho
vị vua bị giết trong trận chiến thuyền.
Sau khi Chế Bồng Nga chết do sự phản bội trong nội bộ, quân đội Chămpa trở nên
suy yếu và gần như tan rã. Đại Việt do các cuộc kháng chiến chống lại Chămpa
nên cũng suy yếu sau cùng phải nhường quyền lại cho nhà Hồ, với lực lượng hùng
hậu nhà Hồ đã mở ra những cuộc chiến tranh tiến đánh vào trung tâm của Chămpa
và chiếm lấy vùng đất Chiêm Thành, để tránh những tổn thương do chiến tranh
nên Chămpa đã nhường lại Mỹ Sơn và Đồng Dương cho nhà Hồ và lùi dần về phía
Nam để sinh sống.
1.1.2

Thời kỳ suy tàn của Chămpa [2]

Trải qua nhiều cuộc chiến tranh làm cho Chămpa từ nửa sau thế kỷ XV trở về sau
ngày càng suy yếu, mở đầu cho giai đoạn này là sự thất bại của Chămpa ở Thành
Đồ Bàn đây là thất bại nặng nề tuy không phải là sau cùng nhưng đây là sự thất
bại mang tính quyết định cho sự tan rã của Chămpa sau này. Sau thất bại này lãnh


11

thổ Chămpa lại một lần nữa bị thu hẹp và chỉ cịn chủ quyền từ Phú n đến Bình
Thuận.

Từ năm 1471 đến năm 1543 giai đoạn này Chămpa được thái bình. Tuy nhiên thời
gian thái bình khơng tồn tại được bao lâu do chịu ảnh hưởng của các cuộc nội
chiến của Trịnh Nguyễn.
Cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn ngày càng diễn ra ác liệt, để có hậu phương vững
chắc buộc lịng chúa Nguyễn phải tiến dần về phía Nam. Năm 1653 vương quốc
Chămpa dưới sự trị vì của Nhân Bà Tấm đã đem quân đánh chiếm Phú Yên, lúc
này chúa Nguyễn Phúc Tấn đã đưa quân đánh chặn, Bà Tấm chống cự không lại
đã tháo chạy tuy nhiên chỉ đến được Phan Rang thì xin hàng. Chúa Nguyễn bắt
phải chia địa giới và chiếm lấy đất từ phía Đơng sơng Phan Lang ra khu vực tỉnh
Phú Yên đặt làm thủ phủ Thái Khang và Diên Ninh (nay là tỉnh Khánh Hòa).
Năm 1692 Bà Tranh thống lĩnh quân đội Chămpa đánh chiếm ra phủ Diên Ninh
(Khánh Hòa), để chống lại sự xâm nổi loạn của Bà Tranh chúa Nguyễn Phúc Chu
đã sai tổng binh Nguyễn Hữu Kính thống lĩnh binh lính chống lại sự nổi loạn và
bắt được Bà Tranh đưa về Phú Xuân, từ lúc này đất nước Chămpa chỉ còn lại từ
Phan Rang đến Bình Thuận nhưng thực chất chỉ cịn lại hư danh chứ khơng cịn
chủ quyền.
Vương quốc Chămpa kể từ khi được thành lập từ năm 192 đến năm 1697 đã trải
qua nhiều thăng trầm và cuối cùng là sự tan rã của Chămpa, dân số còn lại sống
rải rác ở một số tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa
nhưng tập trung chủ yếu là ở Phan Rang - Phan Rí.


12

Từ năm 1822 trở về sau, giai đoạn này Chămpa đã trở thành một phần đất của Việt
Nam. Vương quốc Chămpa kể từ khi thành lập đến nay đã gần 2000 năm tồn tại,
trong suốt thời gian tồn tại và phát triển ấy đã trải qua nhiều thăng trầm, trong q
trình đó người Chăm đã để lại nhiều di sản văn hóa vơ cùng q báu đã góp phần
làm phong phú thêm cho kho tàng văn hóa của nhân loại nói chung và nền văn hóa
của Việt Nam nói riêng.

1.1.3

Các Cộng đồng người Chăm ở Việt Nam

Giai đoạn trước người Chăm sống chủ yếu tập trung ở vùng duyên hải miền Trung
họ từng là chủ nhân của vương quốc Chămpa hùng mạnh từ thế kỷ thứ II đến cuối
thế kỷ XVII. Tuy nhiên do những biến động trong lịch sử đó là các cuộc xung đột
với các nước làng giềng cộng với xung đột trong nội bộ, điều này đã làm cho đất
nước Chămpa ngày càng suy yếu để rồi mất hẳn đất nước.
Do những biến động bắt buộc họ phải đi tìm một vùng đất mới để sinh sống. Với
những phong tục, văn hóa tín ngưỡng, đặc điểm cư trú nên trong q trình chuyển
cư đến nhiều vùng phía Nam đã tạo nên các cộng đồng riêng biệt và hiện nay cộng
đồng người Chăm ở Việt Nam được chia làm 3 nhóm chính. [1]
o Chăm Hroi: bao gồm tất cả những người Chăm đang sinh sống rải rác từ
Bình Định đến Khánh Hòa, họ sống chủ yếu tập trung ở Phú Yên. Người
Chăm ở đây có nguồn gốc từ người Chăm cổ và họ theo đạo Bàlamôn.
o Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận: bao gồm những người Chăm đang sinh
sống ở Ninh Thuận và Bình Thuận và bộ phận này là bộ phận chiếm phần
lớn tổng số ngời Chăm sinh sống tại Việt Nam. Người Chăm ở đây theo Hồi
giáo Bani và đạo Bàlamôn.


13

o Chăm Nam Bộ: bao gồm những người Chăm đang sinh sống ở Thành Phố
Hồ Chí Minh, một số tỉnh Đông Nam Bộ và tập trung chủ yếu ở AG. Người
Chăm ở đây có nguồn gốc từ Chăm Hroi và Chăm Ninh Thuận – Bình
Thuận, tuy nhiên do những nguyên nhân lịch sử một số bộ phận người Chăm
đã rời bỏ quê hương và sang các nước bạn như Campuchia, Thái Lan,
Malaysia…Từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX một số bộ phận người Chăm

đã quay về Việt Nam cư trú và định cư ở Nam Bộ, những người Chăm ở
đây đa số theo Hồi giáo chính thống hay còn gọi là Chăm Islam.
1.2.
1.2.1

Khái niệm và lịch sử phát triển của nhà ở
Khái niệm nhà ở

Nhà ở là loại hình kiến trúc được hình thành và xuất hiện từ rất sớm. Đây là loại
hình bao gồm tất cả những không gian với nhu cầu phục vụ cho đời sống sinh hoạt
hằng ngày của con người. [7]
Giai đoạn vừa mới xuất hiện thì nhà ở theo quan niệm chỉ là nơi giúp con người
trú thân để tránh lại những ảnh hưởng, bất lợi từ thiên nhiên và động vật hoang dã.
Sau đó loại hình này tiếp tục phát triển thêm với mục đích tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho đời sống hằng ngày của con người.
Trong giai đoạn hiện nay, nhà ở là nơi mà mỗi gia đình làm nơi hưởng thụ và được
mỗi gia đình trang bị đầy đủ các tiện nghi, các sản phẩm của khoa học công nghệ.
Một xã hội tiến bộ và phát triển thì phải tạo điều kiện cho tất cả mọi người có được
chỗ ở ổn định. Vì vậy loại hình kiến trúc nhà ở từ lâu đã được giới chuyên môn
quan tâm rất nhiều. Cái nhìn đầu tiên khi nhìn vào loại hình kiến trúc nhà ở chúng
ta tưởng chừng như rất đơn giản nhưng thực chất chúng rất phức tạp. sự phức tạp


14

này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau sở thích, lối sống và điều kiện kinh
tế của từng cá nhân và từng gia đình.
1.2.2

Lịch sử phát triển nhà ở


 Nhà ở thời xã hội nguyên thủy (Hình 1.01)
Giai đoạn thời kỳ đồ đá, con người sống và sinh hoạt chủ yếu trong các hang động,
thời kỳ này con người xem những hang động như là ngôi nhà của mình.
Tiếp tục quá trình phát triển nhà ở của con người giai đoạn này bắt đầu có hình
thức che chắn nhưng chỉ ở mức độ thô sơ với những tán lá trên cao để tạo nên
không gian ẩn náo giúp tránh được những nguy hiểm do thú dữ, mưa gió, lũ lụt và
các ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thiên nhiên gây ra.
Sau khi bắt đầu xuống mặt đất để sinh sống con người cảm thấy thoải mái và tiện
nghi hơn, để đỡ bất tiện nên những ngôi nhà được xây dựng rất đơn giản với mặt
bằng hình trịn kết hợp với đá hay những lá và những cành cây kết lại với nhau tạo
thành hình thức kiến trúc nhà ở dạng lều với mái nhọn hay mái dạng vòm.
Khi con người bắt đầu chuyển sang sống định cư, giai đoạn này bắt đầu hình thành
gia đình, để có nơi sinh sống cả thị tộc cùng chung sức với nhau xây dựng một
ngôi nhà để ở chung tất cả mọi người, do ở chung với nhau nên loại hình nhà ở
giai đoạn này rất dài. Tiêu biểu cho loại hình này đến nay vẫn cịn tồn tại là loại
hình kiến trúc nhà dài ở vùng Tây Nguyên. [7]
 Nhà ở thời kỳ chiếm hữu nơ lệ (Hình 1.02)
Giai đoạn này con người đã chuyển hoàn toàn sang cuộc sống định cư tại những
vùng điều kiện thuận lợi, đất đai màu mỡ để ổn định. Thời điểm này ngoài săn bắt
hái lượm cịn xuất hiện thêm hình thức lao động sản xuất, lúc này con người bắt


15

đầu có nhu cầu cao hơn về khơng gian ở, nhà ở của con người bắt đầu có biến đổi
rõ rệt. Sự biến đổi này dễ thấy nhất là những ngôi nhà ở của các giai cấp thống trị
và giai cấp bị trị.
Giai cấp thống trị thường sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà rất khang trang,
nhà ở là một quần thể ngang, dãy dọc nhà bao gồm những không gian chức năng

khác nhau tất cả cùng quây quanh một sân trong. Còn những người thuộc giai cấp
bị trị thường sống trong những ngôi nhà rất đơn sơ và tạm bợ với các loại vật liệu
có sẵn trong tự nhiên.
Ở Việt Nam loài người cũng chuyển từ cuộc sống trong các hang động xuống các
vùng trung du và đồng bằng để sinh sống và phát triển, do định cư giữa thiên nhiên
nên những ngôi nhà kiên cố và ổn định trở thành cấp thiết. Khi đến giai đoạn nền
văn hóa Đơng Sơn những ngơi nhà bắt đầu hồn chỉnh hơn, với hình thức những
ngơi nhà tên sàn khơng có tường bao quanh chỉ có kiến trúc mái cong hình con
thuyền chạy từ trên xuống sát sàn nhà, hình thức mái lúc bấy giờ bao gồm cả hai
chức năng là che mưa và che nắng. Ngồi kiến trúc ngơi nhà chính để ở cịn có
thêm nhà kho với mái cong.
Loại hình nhà sàn giai đoạn nền văn hóa Đơng Sơn thể hiện sự thích nghi của con
người với thiên nhiên và hịa mình vào thiên nhiên. Vật liệu để xây dựng những
ngôi nhà này thường được lấy từ các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như tranh, tre
và gỗ với hệ kết cấu cột-kèo-xà, hình thức kiến trúc bên ngồi bắt đầu xuất hiện
thêm các chi tiết trang trí để làm đẹp thêm cho ngôi nhà. [7]
 Nhà ở thời kỳ phong kiến (Hình 1.03)


16

Thời kỳ này xã hội bắt đầu có sự phân hóa sâu sắc, sự phân hóa này được thể hiện
rõ nhất là hình thức những ngơi nhà ở của những người nơng dân và hình thức
những ngơi nhà của giai cấp vua chúa, quan lại.
Những ngôi nhà ở của giai cấp thống trị rất kiên cố thường là kiến trúc những tịa
lâu đài, những trang trại, với hệ thống khơng gian nội thất rất đa dạng. Vật liệu
dùng để xây dựng loại hình nhà ở này rất kiên cố và đắt tiền. [7]
Ở Việt Nam, ngồi hình thức kiến trúc những ngôi nhà gỗ, tường đất, tường xây
bằng gạch. Trong xã hội phong kiến những vật liệu để xây dựng các cơng trình ở
Việt Nam chủ yếu được lấy từ gỗ và gạch đất nung, tuy nhiên đối với những loại

gỗ quý hiếm không được dùng cho việc xây dựng nhà ở cho nông dân, những loại
gỗ này chỉ được sử dụng cho việc xây dựng nhà ở cho vua chúa và giai cấp quan
lại.
Giai đoạn này kiến trúc coi trọng bố cục tổng thể trong tồn bộ khn viên ngôi
nhà, hay địa thế để lựa chọn cho việc xây dựng. Hình thức bố cục tổng thể bao giờ
cũng theo trục thần đạo, cách thức này làm cho các công trình hịa nhập nhau và
hịa nhập với thiên nhiên tạo thành một thể thống nhất.
 Nhà ở thời kỳ tư bản chủ nghĩa
Đây là thời kỳ mà vấn đề nhà ở rất được quan tâm, giai đoạn này xã hội bắt đầu
xuất hiện thêm các tầng lớp mới như tư bản sản xuất, các nhà khoa học, thương
nhân và tầng lớp nông dân phá sản. Do những vấn đề này nên nhiều hình thức kiến
trúc nhà ở mới được hình thành, trong thành phố bắt đầu xuất hiện các loại hình
nhà ở biệt thự sang trọng, các kiểu nhà liên kề nhau và các kiểu nhà chung cư. [7]


17

Giai đoạn này ngồi xuất hiện những ngơi nhà mới với hình thức kiến trúc thay
đổi rõ rệt, bên cạnh đó về nội dung và phân khu chức năng cũng rõ rệt hơn, các
thành viên trong gia đình địi hỏi không gian riêng tư hơn, các ngôi nhà được trang
bị đầy đủ các thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt ngày càng cao của con người như: điện thoại, tivi, máy quạt, hệ thống sưởi
ấm…
Do nhu cầu ngày càng cao và sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên sự thích
dụng và mỹ quan được đặt ra, chính vì thế con người bắt đầu chú ý đến các công
nghệ xây dựng, phát triển các vật liệu mới phục vụ cho xây dựng.
 Nhà ở giai đoạn xã hội tư bản phát triển cao (Hình 1.04)
Nhà ở giai đoạn này về nội dung và hình thức có sự mâu thuẩn, phân hóa rõ rệt
giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Đối với những ngơi nhà của tầng lớp
giàu sang ngồi hình thức những ngơi nhà sang trọng với đầy đủ các trang thiết bị

hiện đại, thì bên trong khn viên nhà còn xuất hiện thêm bể bơi, sân quần vợt,
khu vực vui chơi giải trí ngồi trời. Tuy nhiên loại hình nhà ở cho giai cấp này chỉ
chiếm số ít, phần lớn cư dân đa số sống trong các chung cư cao tầng với mức độ
tiện nghi trung bình.
Khi tin học, công nghệ kĩ thuật cao, công nghệ sinh học bắt đầu phát triển, nhà ở
lúc này sẽ trở thành nơi ở và không gian sáng tạo. Sự phát triển của những loại
hình khoa học cơng nghệ này sẽ giúp cho việc giao tiếp được tiện lợi hơn, tuy
nhiên nó cũng làm cho xã hội phân hóa rõ rệt hơn làm cho khoảng cách giữa người
giàu và người nghèo ngày càng xa hơn.


18

1.3.
1.3.1

Kiến trúc nhà ở dân gian
Khái niệm kiến trúc nhà ở dân gian

Nghệ thuật tạo hình dân gian là một loại hình rất đa dạng và phong phú. Trong đó
kiến trúc dân gian là một trong những phần của nghệ thuật tạo hình.
Kiến trúc dân gian được biểu hiện đầy đủ nhất qua kiến trúc nhà ở của người dân
lao động do đó kiến trúc dân gian là những cơng trình kiến trúc do chính người
dân lao động sống tại một khu vực nào đó làm ra và những cơng trình đó gắn bó
trực tiếp với đời sống của họ. Kiến trúc dân gian còn thể hiện được sự nhận thức
của người làm ra nó về thẩm mỹ và những u cầu về cơng năng sử dụng của cơng
trình.
Kiến trúc dân gian là một loại hình kiến trúc tự phát tại một khu vực, loại hình
kiến trúc này được con người tích lũy và đúc kết qua nhiều thế hệ. Ưu điểm của
loại hình kiến trúc này là thể hiện rõ nét và đầy đủ được các phong tục tập quán,

bản sắc của từng dân tộc, từng địa phương, từng khu vực.
Đặc điểm của kiến trúc dân gian được biểu hiện rõ nét nhất ở tính kế thừa và phát
huy, loại hình kiến trúc dân gian được kế thừa và truyền từ đời này sang đời khác
với nhiều cách thức khác nhau như: hình thức gia truyền, truyền nghề trực tiếp
trong quá trình lao động hay bằng những câu chuyện kể, ca dao, tục ngữ… [8]
1.3.2

Các loại hình kiến trúc dân gian

Kiến trúc dân gian rất đa dạng và phong phú loại hình này được biểu hiện đầy đủ
qua các hình thức kiến trúc như: làng xóm, nhà ở, kiến trúc cơng cộng, kiến trúc
tơn giáo tín ngưỡng và kiến trúc vườn – công viên. Những thể loại kiến trúc dân
gian này mang nhiều đặc tính và sắc thái khác nhau tất cả được biểu hiện cụ thể
như sau: [8]


×