Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Quy định của pháp luật về người làm chứng trong hoạt động công chứng – thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.25 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
***********

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn học: Kỹ năng chung về công chứng
Chuyên đề: Quy định của pháp luật về người làm chứng trong
hoạt động công chứng – Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện
pháp luật

Họ và tên:
Sinh ngày:
Số báo danh:
Lớp: Công chứng

, ngày tháng năm


MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU………………………………………………………...…...1
II. NỘI DUNG…………………………...……………………….........2
1. Lý luận chung…………….…………………..………….….…...3
1.1. Khái niệm về người làm chứng………………………….….…..3
1.2. Quy định của pháp luật về người làm chứng trong hoạt động
công chứng……………………………..……………………….…..…..5
2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về người làm
chứng trong hoạt động công chứng…………..…...……………….…6
2.1. Những mặt đạt được……………………………………….........6
2.2. Những mặt hạn chế……………………………………..……...10
2.3. Tình huống minh hoạ…………………………………….….....11
3. Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị - đề xuất…………….…....14


3.1. Nguyên nhân………………………………………….……......14
3.2. Giải pháp, kiến nghị - đề xuất………………………..…..
….....14
III. KẾT LUẬN…………………………………….....……..….....….16
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................17


I. MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Hiện nay cùng với sự đi lên và phát triển của đất nước thì vai trị và vị trí của
pháp luật trong đời sống cũng ngày một được nâng cao. Các giao dịch dân sự về mua
bán, tặng cho, chuyển nhượng ngày càng được phổ biến mang lại các nguồn lợi rất lớn,
đồng thời cũng kèm theo đó rất nhiều các rủi ro những hậu quả bất lợi, tranh chấp xâm
hại đến quyền lợi ích của các bên tham gia giao dịch. Vì vậy, các đương sự có xu
hướng tìm kiếm những chứng cứ để bênh vực cho những lý lẽ của mình hoặc bác bỏ
lập luận của đối phương. Để phịng ngừa và đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch
mà đương sự tham gia, họ cần đến chứng cứ cơng chứng (hay cịn gọi là văn bản cơng
chứng). Đây được xem là tài liệu chứng cứ xác thực đáng tin cậy hơn hẳn các loại giấy
tờ khơng có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng.
Cơng chứng là một nội dung hết sức quan trọng không thể thiếu được trong
hoạt động quản lý của Nhà nước. Thông qua hoạt động công chứng và các quy định
xung quanh nó, pháp luật dần dần gần gũi và trở thành hiện thực sinh động của đời
sống xã hội. Vì vậy có thể nói, cơng chứng là lá chắn phịng ngừa hữu hiệu, đảm bảo
an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội,
giảm thiểu gánh nặng pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự,
kinh tế, thương mại… Mặt khác trong một số giao dịch, pháp luật quy định cần thiết
sự tham gia của người làm chứng để đảm bảo yêu cầu pháp lý tăng tính hợp pháp cho
các giao dịch đó. Trong thực tiễn hiện nay các cơ sở cơng chứng xuất hiện đóng vai trò
là cầu nối đồng thời là tổ chức đại diện Nhà nước thể hiện ý chí trong việc đảm bảo
tính pháp lý cho một giao dịch diễn ra. Mặt khác, tạo cơ sở cho giao dịch đó đáp ứng

đầy đủ các điều kiện để tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời, bảo vệ
các quyền lợi và nghĩa vụ cho người yêu cầu công chứng, cũng như các giá trị pháp lý
cho một giao dịch, khi mà người yêu cầu công chứng gặp phải một số vấn đề về thể
chất, cũng như việc có mặt người làm chứng sẽ tăng thêm tính khách quan, chính xác,
có độ tin cậy cao. Hiện nay, trên thực tế các cơ sở công chứng đã thực hiện tốt và
nghiêm túc các quy định của pháp luật về sự cần thiết có mặt của người làm chứng
trong một số giao dịch cần cơng chứng. Tuy nhiên, hiện nay trong q trình áp dụng
pháp luật vì những lý do chủ quan của người yêu cầu công chứng hoặc lý do khách
quan do thời gian tham gia công chứng mà việc áp dụng quy định của pháp luật về
1


người làm chứng trong hoạt động cơng chứng vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập khi chưa
thống nhất giữa tiêu chuẩn pháp lý cũng như cách thức chỉ định người làm chứng;
nhiệm vụ, quyền hạn cũng như vai trò của người làm chứng khi tham gia làm chứng
hay trong quá trình thực hiện giao dịch chưa được ấn định cụ thể mà còn chung chung;
các trường hợp được yêu cầu sự hiện diện của người làm chứng còn hạn chế, vai trị vị
trí của người làm chứng chưa được quy định cụ thể, vì vậy chưa bảo đảm tính khách
quan, trung thực, chính xác trong xác lập giao dịch. Với những lý do nêu trên, việc
nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật về người làm chứng trong hoạt động
cơng chứng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, góp phần nâng cao quyền lợi của
người làm chứng, đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác trong các hoạt động
giao dịch cần thiết sự tham gia của người làm chứng. Với những lý do trên, học viên
lựa chọn chuyên đề “Quy định của pháp luật về người làm chứng trong hoạt động
công chứng – Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật” làm báo cáo kết
thúc học phần Môn kỹ năng chung về công chứng.

2



II. NỘI DUNG
1. Lý luận chung
1.1. Khái niệm về người làm chứng
Người làm chứng đã được xuất hiện trong pháp luật Việt Nam từ rất lâu. Trong
lịch sử lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam, Điều 714 Quốc triều hình luật (Bộ luật
Hồng Đức) lần đầu tiên đã quy định về người làm chứng: “Những người làm chứng
trong việc kiện tụng nếu xét ra ngày thường đôi bên kiện tụng là người thân tình hay
có thù ốn, thì khơng cho phép ra làm chứng. Nếu những người ấy giấu giếm ra làm
chứng, thì khép vào tội khơng nói đúng sự thực. Hình quan, ngục quan biết mà dung
túng việc đó đều bị tội”. Trong Bộ luật Hình sự tố tụng áp dụng tại Bắc kỳ dưới thời
Pháp thuộc, người làm chứng được quy định tại các điều 20 - 30. Điều 20 Bộ luật quy
định: “Phàm người chứng đã liệt danh trong đơn khống và các người mà quan thẩm
phán liệu nghĩ đến chất vấn trong khi thẩm cứu, thì đều phải bị địi gọi đến Tịa án để
chất vấn”. Nghĩa vụ của người làm chứng được quy định tại Điều 22: “Phàm người
chứng đã bị chiếu lệ đòi gọi, khơng có cớ gì hợp lẽ mà tự ý khơng đến hầu trước Tịa
sơ cấp nghĩ xử việc vi cảnh, hoặc trước Tòa án tỉnh, hoặc trước Tòa đệ tam cấp hoặc
trước quan thẩm cứu, thì có thể bị ép bắt phải đến hầu, và vì cớ khơng đến hầu phải bị
xử phạt bạc từ 1 đồng đến 5 đồng, và phạt giam từ 1 ngày đến 5 ngày, hoặc hai thứ chỉ
phải chịu một”
Theo Điều 77 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015, người làm chứng là
người biết được các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị,
Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Tuy nhiên, nếu
người đó bị mất năng lực hành vi dân sự thì khơng thể trở thành người làm chứng tại
Điều 77 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015 quy định: “Người biết các tình
tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham
gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không
thể là người làm chứng”. Bên cạnh đó tại Điều 78 của Bộ luật Tố tụng dân sự cũng
quy định cụ thể và chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng. Mặt khác, tại
Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 quy định người làm chứng là
người biết được những tình tiết có liên quan đến các thông tin về tội phạm, về vụ án và

được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập để làm chứng. Không chỉ vậy,

3


trong Điều 62 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 cũng xuất hiện thuật ngữ pháp lý
“người làm chứng” cũng như các quy định về quyền, nghĩa vụ của những cá nhân này.
Ngồi ra, thuật ngữ “người làm chứng” cịn được quy định trong nhiều văn bản
pháp luật khác như Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: “Người đi đăng ký khai sinh nộp
tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường
hợp khơng có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc
sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường
hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ em bị bỏ rơi do
cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
phải có văn bản chứng minh về việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật”. Hoặc,
khi đề cập đến cách thức thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ,
Điều 81 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định:
“Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì chấp
hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền
của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho chấp hành viên để thi hành
án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền
và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền
khơng ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng”. Ngoài ra, tại Luật
Thi hành án dân sự, người làm chứng còn được vận dụng khi tạm giữ tài sản, giấy tờ
của đương sự được quy định tại Điều 68; thu tiền của người phải thi hành án đang giữ
được quy định tại Điều 80; kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói được quy định tại Điều
93…
Như vậy, thấy rằng người làm chứng được pháp luật quy định làm chứng trong
nhiều quan hệ pháp luật, trong đó chủ yếu là các hoạt động tố tụng. Qua đó có thể chia
người làm chứng thành hai nhóm: Nhóm người làm chứng bị động (do biết được sự

việc nên được mời làm chứng) và nhóm người làm chứng chủ động (được mời đến để
làm chứng trong một số trường hợp nhất định). Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định
khá rõ ràng các vấn đề có liên quan đến người làm chứng như tiêu chuẩn của người
làm chứng, những trường hợp không được làm chứng, cách thức triệu tập người làm
chứng; quyền và nghĩa vụ của người làm chứng.

4


1.2. Quy định của pháp luật về người làm chứng trong hoạt động công chứng
Ngày 20/6/2014, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật cơng
chứng số 53/2014/QH13 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Tại Khoản 2,
Điều 47 Luật công chứng 2014 qui định trong trường hợp pháp luật quy định việc
công chứng phải có người làm chứng, đây là trường hợp bắt buộc khi tham gia cơng
chứng phải có sự tham gia của người làm chứng để đảm bảo tính chất pháp lý của giao
dịch đang muốn thực hiện. Trong trường hợp này người yêu cầu công chứng không
đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được, vì vậy buộc
phải có người làm chứng. Có thể do người u cầu cơng chứng mời, nhưng cũng có
thể cơng chứng viên chỉ định nếu họ không mời được người làm chứng.
Mặt khác, tại Khoản 2, Điều 47 Luật công chứng 2014 cũng quy định khi mời
người làm chứng tham gia hoạt động giao dịch cần cơng chứng người đó phải từ đủ 18
tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; đồng thời họ cũng khơng có quyền,
lợi ích hay nghĩa vụ gì về tài sản liên quan đến giao dịch đang cần công chứng Khoản
2 Điều 47 Luật công chứng quy định: “Trường hợp người yêu cầu công chứng không
đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp
khác do pháp luật quy định thì việc cơng chứng phải có người làm chứng. Người làm
chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và khơng
có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng do
người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu cơng chứng khơng mời được thì
cơng chứng viên chỉ định”.

Bên cạnh đó, tại Điều 48 Luật cơng chứng cũng quy định đối với việc ký, điểm
chỉ trong văn bản cơng chứng có người làm chứng tham gia tại Điều 48 Luật công
chứng 2015 quy định: “1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên
dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên. Trong trường hợp
người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã
đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề cơng chứng thì người đó có thể ký trước
vào hợp đồng; cơng chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ
ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.. Ngồi ra, người làm chứng cịn được
quy định tham gia công chứng trong các luật khác như Bộ luật Dân sự năm 2015.

5


2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về người làm chứng trong hoạt
động công chứng
2.1. Những kết quả đạt được
Trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về người làm chứng trong hoạt
động công chứng cho thấy những kết quả khả quan và việc áp dụng các quy định pháp
luật đã phù hợp, đáp ứng yêu cầu, tạo ra điều kiện cần và đủ cho một giao dịch với tính
pháp lý cao.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định về Công chứng, công
chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề có quyền pháp nhân tiến
hành cơng chứng - chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch bằng
văn bản mà theo quy định của pháp luật hợp đồng giao dịch đó phải cơng chứng hoặc
cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Trên thực tế chúng ta thấy Công
chứng viên cũng là một người có thể làm chứng, song điểm khác biệt giữa công chứng
viên với những người làm chứng thông thường có lẽ nằm ở chỗ cơng chứng viên là
một chức danh bổ trợ tư pháp, được đào tạo và bổ nhiệm để nhân danh Nhà nước đứng
ra làm chứng một cách chun nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo tính xác thực, hợp pháp của
hợp đồng, giao dịch mà mình cơng chứng, công chứng viên vẫn phải cần tới sự trợ

giúp của người làm chứng trong một số trường hợp nhất định. Như vậy, việc quy định
của luật trong trường hợp này là rất phù hợp, đảm bảo tính trung thực cũng như khách
quan của cơng tác cơng chứng.
Để có thể hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật quy định về quyền lợi và nghĩa
vụ của người làm chứng, tại điểm c khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng năm 2014
nghiêm cấm người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực
khi tham gia làm chứng đối với các giao dịch cần công chứng. Đồng thời cũng quy
định các trường hợp xảy ra, khi người yêu cầu công chứng không đọc được, không
nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật
quy định thì việc cơng chứng phải có người làm chứng. Người làm chứng phải là
người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và khơng có quyền, lợi
ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng do người yêu cầu
công chứng mời, nếu người yêu cầu cơng chứng khơng mời được thì cơng chứng viên
chỉ định.

6


Mặt khác, cũng theo Điều 48 Luật công chứng quy định người yêu cầu công
chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt
công chứng viên. Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ
chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề cơng
chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ
ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng. Việc
điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm
chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm
chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ
phải; nếu khơng điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái;
trường hợp khơng thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón trỏ khác
và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp
nhằm công chứng di chúc, theo đề nghị của người yêu cầu công chứng hay công chứng
viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng. Mặt khác, cũng
theo Điều 52 Luật công chứng quy định công chứng viên, người yêu cầu cơng chứng,
người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tịa án tun bố văn bản cơng chứng vơ
hiệu khi có căn cứ cho rằng việc cơng chứng có vi phạm pháp luật.
Từ những quy định trên, có thể thấy rằng vai trị của người làm chứng trong hoạt
động công chứng luôn được pháp luật ghi nhận, người làm chứng có thể xuất hiện
trong trường hợp cụ thể theo loại hình giao dịch được xác lập mà theo quy định của
pháp luật phải có người làm chứng và dựa trên tình trạng thể chất của cá nhân người
yêu cầu công chứng, cho dù cá nhân này giao kết bất kỳ loại giao dịch nào; đồng thời
người làm chứng trong hoạt động cơng chứng đóng vai trò là người làm chứng một
cách chủ động, chứ không thụ động như người làm chứng trong pháp luật tố tụng, đây
là điểm khác biệt phân định rõ người làm chứng trong công chứng với người làm
chứng trong pháp luật tố tụng. Về mặt nguyên tắc, pháp luật có thể yêu cầu sự hiện
diện của người làm chứng dựa theo hai cách. Cách thứ nhất, người yêu cầu công
chứng mời. Cách thứ hai, nếu người yêu cầu công chứng khơng mời được thì cơng
chứng viên chỉ định người làm chứng. Ngồi ra, cịn một số quy định khác có liên
quan đến người làm chứng trong hoạt động công chứng như: Tiêu chuẩn của người
7


làm chứng, cách thức thể hiện vai trò, trách nhiệm của người làm chứng... cũng đã
được luật đề cập đến.
Như vậy, vai trò của người làm chứng trong hoạt động công chứng chỉ dừng lại ở
mức độ trợ giúp cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ nội dung văn bản công chứng,
quyền và nghĩa vụ của bản thân hay khi người yêu cầu công chứng gặp trở ngại trong
việc biểu đạt ý chí của mình. Tuy nhiên, hoạt động công chứng gắn liền pháp luật với
việc điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy, cần xem xét và đánh giá các quy

định có liên quan đến người làm chứng được ghi nhận trong những văn bản pháp luật
khác để có thể hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng.
Trong Bộ luật Dân sự năm 2015, vai trò của người làm chứng được đề cập tới
trong việc lập di chúc; trên cơ sở đó tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy
định di chúc miệng được coi là hợp pháp trong trường hợp người để lại di chúc miệng
thể hiện ý nguyện cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay
sau khi người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng phải ghi
chép lại đầy đủ ý nguyện đó, đồng thời cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào bản ghi chép.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng thì di chúc đó phải được cơng chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền
chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng Khoản 5 Điều 630
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di
chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng
và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi
chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạ 05 ngày làm việc, kể từ ngày người
di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng viên hoặc cơ
quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm
chứng”. Bên cạnh đó, tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định trong trường
hợp người lập di chúc khơng thể tự mình viết ra bản di chúc thì có thể tự mình đánh
máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy dùm bản di chúc, nhưng phải có ít nhất
là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc
trước mặt những người làm chứng; đồng thời những người làm chứng phải xác nhận
chữ ký của mình, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Cũng tại Khoản 2, Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp người lập
di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không
8


điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt
công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Cơng chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã
chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng Khoản 2,
Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người lập di chúc không đọc
được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc khơng điểm chỉ được thì phải
nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt cơng chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc
trước mặt người lập di chúc và người làm chứng”. Hay việc quy định tại Điều 632
Luật nêu rõ mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người
được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền,
nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Từ các quy định nêu trên, tất cả các loại di chúc đều phải được thể hiện dưới hình
thức văn bản và điều này hồn tồn phù hợp với mục đích của cơng chứng viên là
chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch bằng văn bản. Đây chính là nguyên
nhân dẫn đến có rất nhiều điểm tương đồng giữa người làm chứng được quy định
trong pháp luật dân sự và người làm chứng trong pháp luật công chứng. Tuy nhiên,
giữa hai cách quy định về người làm chứng còn tồn tại một số điểm khác biệt. Đơn cử,
nếu trở thành người làm chứng theo pháp luật cơng chứng, phải “có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ”, trong khi theo pháp luật dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân
sự vẫn có thể đóng vai trị người làm chứng. Như vậy, vai trò của người làm chứng
trong hoạt động công chứng chỉ dừng lại ở việc trợ giúp cho người yêu cầu công
chứng hiểu rõ nội dung văn bản công chứng, quyền và nghĩa vụ của bản thân hay khi
người yêu cầu công chứng gặp trở ngại trong việc biểu đạt ý chí. Tuy nhiên, từ những
quy định của pháp luật liên quan tới người làm chứng trong việc lập di chúc, các nhà
làm luật dường như có một cách nhìn khác về vai trị của người làm chứng trong tương
quan so sánh với quy định được ghi nhận trong pháp luật cơng chứng. Nói theo cách
khác, bên cạnh vai trò bảo đảm cho người lập di chúc hồn tồn có thể hiểu được nội
dung bản di chúc cũng như trợ giúp người lập di chúc biểu đạt ý chí của mình trên bản
di chúc đó, chúng ta thấy, trong tình huống được dự liệu tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật

9


Dân sự năm 2015, người làm chứng đã đảm nhiệm một vai trị lớn hơn rất nhiều.
Người làm chứng khơng những đã thể hiện, diễn đạt..., mà còn khẳng định thay ý chí
của người lập di chúc thơng qua việc “ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ” vào
bản di chúc. Tuy nhiên, soi chiếu quy định vừa nêu dưới góc độ pháp luật cơng chứng
và chứng thực hiện hành, chúng ta thấy tính khả thi của nội dung tại khoản 5 Điều 630
Bộ luật Dân sự năm 2015 là khơng cao. Bên cạnh đó, trong trường hợp di chúc có
người làm chứng, khi người thừa kế tiến hành phân chia di sản theo di chúc, cơng
chứng viên có cần yêu cầu sự hiện diện của những người làm chứng hay khơng? Nếu
có thì sẽ phải giải quyết ra sao nếu một hoặc cả hai người làm chứng đều đã chết hoặc
đơn giản hơn là không thể liên lạc được.
2.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của pháp luật mang lại trong việc quy định về
vai trị, vị trí, các quyền và nghĩa vụ người làm chứng có được trong hoạt động cơng
chứng; thực tế vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc trong thực hiện các quy định của
pháp luật về người làm chứng trong hoạt động cơng chứng dẫn đến khó khăn, cũng
như chưa đảm bảo yêu cầu thực tiễn, chưa phát huy hiệu quả thực sự của hoạt động
này. Cụ thể đó là:
+ Các nhà làm luật dân sự và pháp luật công chứng cần thống nhất lại giữa tiêu
chuẩn pháp lý cũng như cách thức chỉ định người làm chứng trong thời gian tới.
+ Một số quy định chưa bao quát, ví dụ như Khoản 2 Điều 48 Luật Cơng chứng
quy định “Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công
chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không
biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
sử dụng ngón trỏ phải; nếu khơng điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng
ngón trỏ trái; trường hợp khơng thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng
ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào”. Trường
hợp này nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch bị cụt cả

hai bàn tay không thể ký được và cũng khơng thể điểm chỉ được thì cơng chứng viên
sẽ phải giải quyết tình huống này như thế nào khi mà Luật Công chứng vẫn chưa quy
định cho trường hợp này. Do đó, đây được xem là “khoảng trống” trong quy định của
Luật Công chứng.

10


+ Việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn cũng như vai trò của người làm chứng chưa
thực sự cụ thể, rõ ràng khi xác lập giao dịch cũng như trong q trình thực hiện giao
dịch đó.
+ Pháp luật quy định các trường hợp được yêu cầu sự hiện diện của người làm
chứng còn hạn chế, dẫn đến việc chưa đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác
cho một số giao dịch, cũng như chưa đảm bảo giá trị pháp lý cho giao dịch đó khi có
những người khác cùng tham gia xác lập giao dịch.
+ Một số khó khăn trong trường hợp di chúc có người làm chứng, khi người thừa
kế tiến hành phân chia di sản theo di chúc có cần yêu cầu sự hiện diện của những
người làm chứng hay khơng, nếu cần thì sẽ giải quyết như thế nào nếu một hoặc cả hai
người làm chứng đều đã chết hoặc không thể liên lạc được, điều này cũng chưa thấy
luật quy định.
2.3. Tình huống minh hoạ
Tình huống 1: Gia đình anh C có mảnh đất ở nông thôn Đà Nẵng do các cụ để
lại từ những năm 1960, cụ có 2 người con là A và B, cụ chia cho 2 anh em nhưng
không ghi giấy tờ. Sau đó các cụ mất, đất đó do cụ A đứng tên trên sổ toàn bộ 700m2;
đến năm 2015 cụ A trả lại một phần đất cho con cụ B (gia đình cụ B đã sinh sống trong
Thành phố Hồ Chí Minh được 12 năm), trên diện tích đất đó chỉ có gia đình cụ A sinh
sống, khi trả lại 2 cụ đã già đều không biết chữ và có chỉ điểm bằng ngón tay cái, có sự
chứng kiến của con và cháu, nhưng không ghi tên và công chứng.
Trong vụ việc này căn cứ tại Điều 47 về người yêu cầu công chứng, người làm
chứng, người phiên dịch của Luật công chứng năm 2014 quy định như sau:

“1. Người u cầu cơng chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được,
không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì
việc cơng chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ và khơng có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công
chứng khơng mời được thì cơng chứng viên chỉ định”.
Như vậy, đối với trường hợp của gia đình anh C, vì hai cụ đều già không biết chữ
nếu như muốn thỏa thuận tặng cho về mảnh đất và để có hiệu lực trên pháp luật thì
11


hợp đồng cần phải có cơng chứng chứng thực. Nếu trong trường hợp 2 cụ là người yêu
cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc
trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc cơng chứng phải có người
làm chứng. Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ và khơng có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công
chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công
chứng không mời được thì cơng chứng viên chỉ định.
Qua đó có thể thấy, về nguyên tắc, giao dịch về quyền sử dụng đất của 2 cụ cần
phải có cơng chứng hoặc chứng thực. Trường hợp 2 cụ không biết viết, biết đọc thì cần
phải có người làm chứng, người làm chứng cần ký tên vào văn bản. Trong trường hợp
của gia đình anh C, 2 cụ thực hiện việc tặng cho nhau quyền sử dụng đất khơng có
cơng chứng hoặc chứng thực. Đồng thời, hai cụ không biết đọc, không biết viết chỉ
điểm chỉ bằng ngón tay cái, tuy có sự chứng kiến của con cháu nhưng những người
làm chứng đó khơng ghi tên, không ký tên vào văn bản tặng cho. Do đó, văn bản đó có
thể chưa được pháp luật cơng nhận do chưa đảm bảo được tính khách quan, cũng như
chưa xác định rõ ý chí của các cụ.
Tình huống 2: Chị D có mua một mảnh đất của nhà bà Linh cùng xóm, có hợp

đồng đàng hồng và hợp đồng có cơng chứng. Hợp đồng mua bán đất giữa chị D và bà
Linh do cháu của bà Linh viết do bà Linh không biết chữ, cả hai bên đã mang ra văn
phịng cơng chứng để cơng chứng hợp đồng này và bà Linh đã điểm chỉ vào hợp đồng
đó trước mặt cơng chứng viên. Thời gian này, giá đất tăng nên bà Linh có ý lật lọng,
khơng muốn bán cho chị D nữa lấy lí do là thủ tục cơng chứng khơng đúng, khơng có
người làm chứng nên việc cơng chứng này khơng có giá trị, hợp đồng này coi như
chưa được cơng chứng, vi phạm về hình thức nên vô hiệu.
Đối với vụ việc này căn cứ vào khoản 2, Điều 47 Luật Công chứng 2014 quy
định: “Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được,
không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì
việc cơng chứng phải có người làm chứng. Người làm chứng phải là người từ đủ 18
tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và khơng có quyền, lợi ích hoặc nghĩa
vụ liên quan đến việc cơng chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng
mời, nếu người u cầu cơng chứng khơng mời được thì cơng chứng viên chỉ định”.

12


Trên cơ sở các thông tin chị D cung cấp có thể thấy, chị D có ký hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bà Linh và bà Linh không biết chữ, hợp đồng
này do cháu bà Linh soạn thảo và đã được cơng chứng tại văn phịng cơng chứng
nhưng khơng có người làm chứng và bà Linh có điểm chỉ.
Căn cứ theo quy định của Luật, vấn đề người làm chứng chỉ đặt ra khi thực hiện
thủ tục công chứng nếu người đề nghị thực hiện thủ tục công chứng là bà Linh; trong
trường hợp người đề nghị thực hiện cơng chứng là chị D thì việc có hay khơng có
người làm chứng khơng ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của văn bản công chứng, hợp
đồng vẫn được coi là đã thực hiện thủ tục công chứng.
Tuy nhiên, theo Điều 117 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự như sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hồn tồn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
khơng trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định”.
Trong trường hợp này, hợp đồng giữa chị D và bà Linh cơng chứng, bắt buộc
phải có người làm chứng nhưng khơng có người làm chứng thì hợp đồng này vi phạm
quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hình thức của hợp đồng chỉ là điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng, khi thỏa mãn điều kiện này thì hợp đồng mới có hiệu lực.
Trong trường hợp vi phạm quy định về hình thức thì hợp đồng khơng bị tun bố
vơ hiệu ngay mà Tịa án sẽ cho thời gian để hai bên hồn thiện điều kiện về hình thức,
nếu hết thời hạn này mà hai bên vẫn chưa hoàn tất được điều kiện về hình thức thì khi
đó, Tịa mới tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Như vậy, cho dù hợp đồng giữa chị D và bà Linh có vi phạm quy định về người
làm chứng khi thực hiện thủ tục cơng chứng thì điều đó khơng đồng nghĩa với việc
hợp đồng giữa chị D và bà Linh vô hiệu, mà chỉ khi kết thúc thời hạn Tòa đưa ra để hai
bên "sửa chữa” sai sót về hình thức của hợp đồng, hình thức của hợp đồng vẫn chưa
13


đúng theo quy định của pháp luật thì Tịa mới tun hợp đồng giữa chị D và bà Linh
khơng có hiệu lực.
Như vậy, khi áp dụng các quy định của pháp luật về người làm chứng trong quá
trình tham gia các giao dịch có cơng chứng cũng cần căn cứ vào các quy định cụ thể
của Luật, các điều kiện cần và đủ để xác định người làm chứng tham gia giao dịch đó
có giá trị pháp lý hay khơng.
3. Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị - đề xuất

3.1. Nguyên nhân
Có một số nguyên nhân sau:
+ Do nhận thức của những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến giao dịch
cần công chứng chưa nắm được các quy định về pháp luật, nhiều người còn cho rằng
“ai làm chứng cũng được” dẫn đến khi tới công chứng, văn bản, hợp đồng hay giao
dịch đó khơng có hiệu lực, hoặc chưa đủ điều kiện để được công chứng, làm ảnh
hưởng đến chất lượng, hiệu quả, tính chính xác, giá trị pháp lý của giao dịch.
+ Một số công chứng viên năng lực chun mơn cịn hạn chế, chưa nắm hết, hiểu
đúng các quy định của pháp luật, quy định về điều kiện cần và đủ khi có sự tham gia
của người làm chứng, nhất là một số giao dịch như di chúc thừa kế, tranh chấp đất đai
xảy ra.
+ Một số quy định của pháp luật về người làm chứng trong hoạt động công
chứng chưa cụ thể và chặt chẽ hoặc tính khả thi khơng cao.
+ Bản thân người u cầu công chứng và người làm chứng trong giao dịch cần
cơng chứng chưa nhận thức hết vai trị, vị trí, tầm quan trọng của việc làm chứng, vì
vậy trong nhiều trường hợp gây khó khăn, làm ảnh hưởng đến chất lượng, tính pháp lý
của giao dịch đó.
3.2. Giải pháp, kiến nghị - đề xuất
Để góp phần nâng cao hơn nữa quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về
người làm chứng trong hoạt động cơng chứng, cần có những biện pháp cụ thể sau:
+ Nâng cao trách nhiệm và nghiệp vụ chuyên môn cho lực lượng công chứng
viên, văn phịng cơng chứng trong q trình giải quyết thủ tục cơng chứng nói chung
và trong trường hợp thực hiện các giao dịch cơng chứng có người làm chứng tham gia
cơng chứng nói riêng.

14


+ Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định về người làm chứng trong hoạt
động cơng chứng. Do đó, để người tham gia giao dịch dân sự bị cụt hai tay thực hiện

được ý chí của mình, tại khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng nên quy định theo hướng
có lợi cho họ như sau: Đối với những người không thể ký hoặc điểm chỉ do khiếm
khuyết của cơ thể thì phải có 02 người làm chứng ký hoặc điểm chỉ vào văn bản công
chứng để xác nhận ý chí của người u cầu cơng chứng trong giao dịch dân sự.
+ Tạo hành Linhg pháp lý hoàn chỉnh qua đó nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý
Nhà nước đối với hoạt động công chứng. Đồng thời tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức
hành nghề công chứng hoạt động, cũng như bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp
của người làm chứng nói riêng và các chủ thể tham gia giao dịch dân sự tại các tổ chức
hành nghề cơng chứng nói chung.
+ Đối với trường hợp liên quan đến di chúc, pháp luật cần quy định cụ thể hơn
trong trường hợp di chúc được lập mà thời gian quá lâu, khi người thừa kế tiến hành
phân chia di sản theo di chúc có cần sự hiện diện của những người làm chứng hay
không. Nếu cần cũng quy định cụ thể vì trong thực tế, do thời gian người làm chứng
khơng cịn ở đó, đã chết hoặc không thể liên lạc được.
+ Trên thực tế hiện nay pháp luật hình sự, Tố tụng hình sự đã quy định quyền lợi
của người làm chứng được pháp luật bảo vệ trong trường hợp vì những lý do khách
quan hay chủ quan có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản do việc người đó
đứng ra làm chứng cho hoạt động công chứng. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật cơng
chứng chưa có quy định đối với người làm chứng trong trường hợp này. Vì vậy, cần
xem xét, bổ sung thêm để đảm bảo quyền lợi cho họ. Vì trong thực tế có nhiều trường
hợp người làm chứng bị đe doạ hoặc gia đình bị ảnh hưởng do tham gia làm chứng
trong tranh chấp dân sự, di chúc thừa kế…
Chính vì vậy, trong thời gian tới ngồi việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp lý đầy đủ trong việc quy định về người làm chứng tham gia hoạt động công
chứng; các cơ sở công chứng và công chứng viên cần nêu cao trách nhiệm trong việc
tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho các các nhân, tổ chức có nhu cầu trong các
giao dịch cần sự tham gia của người làm chứng hiểu rõ sự cần thiết, cũng như điều
kiện cần và đủ để đảm bảo giao dịch đó đúng quy định pháp luật.

15



III. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn quá trình thực hiện các quy định của
pháp luật về người làm chứng trong hoạt động công chứng nhận thấy về cơ bản pháp
luật đã quy định khá cụ thể và chi tiết các điều kiện cần và đủ áp dụng đối với người
làm chứng khi họ tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế… cần sự chứng kiến của họ.
Trên cơ sở đó, học viên đã phân tích làm rõ các vấn đề lý luận về người làm chứng,
quy định của pháp luật về người làm chứng trong hoạt động công chứng; thực tiễn áp
dụng các quy định của pháp luật về người làm chứng trong hoạt động công chứng;
những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế; đồng thời đưa ra ví dụ minh hoạ cho
việc cần thiết phải sử dụng người làm chứng trong hoạt động giao dịch cơng chứng.
Từ đó làm rõ ngun nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trên; đồng thời đề ra các giải
pháp và kiến nghị - đề xuất phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
về người làm chứng trong hoạt động công chứng vào thời gian tới.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật công chứng năm 2014
2. Bộ luật Dân sự năm 2015
3. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015
4. Luật Hộ tịch năm 2014
5. Luật Tố tụng hành chính năm 2015
6. Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015
7. Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (Được sửa đổi, bổ sung năm 2014)

17




×