Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chuyên đề 17 SINH SẢN ở ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.52 KB, 15 trang )

Chuyên đề 17:

SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Sinh sản vơ tính
1.1. Sinh sản vơ tính ở động vật
- Sinh sản vơ tính là hình thức sinh sản chỉ cần một cơ thể gốc. Cơ thể gốc tách thành 2 hoặc nhiều phần,
mỗi phần sẽ cho ra một cá thể mới.
- Sinh sản vơ tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Các cá thể
mới giống nhau và giống cá thể gốc.
1.2. Các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật
- Phân đơi: xảy ra ở động vật đơn bào và giun dẹp.
- Nảy chồi: xảy ra ở bọt biển và ruộng khoang.
- Phân mảnh: xảy ra ở bọt biển, giun dẹp.
- Trinh sinh: là hình thức sinh sản, trong đó tế bào trứng khơng thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ
NST đơn bội. Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như: ong, kiến, rệp. Một vài loài cá, lưỡng cư, bị
sát cũng có hiện tượng trinh sinh.
1.3. Ứng dụng
- Ni mô sống: là tách mô từ cơ thể động vật, ni trong mơi trường có đủ chất dinh dưỡng, vơ trùng
và nhiệt độ thích hợp cho mơ đó tồn tại và phát triển.
Ứng dụng: nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da.
- Nhân bản vô tính: là chuyển một tế bào xơma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế
bào đó phát triển thành một phơi. Phơi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.
Ví dụ: cừu Dolly, một số lồi động vật như chuột, lợn, bị, chó...
2. Sinh sản hữu tính ở động vật
2.1. Sinh sản hữu tính là gì?
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới nhờ sự tham gia của 2 giao tử đực và cái, hình
thức này ln kèm theo sự tổ hợp vật chất di truyền.
2.2. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật
- Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.


(Một tế bào sinh trứng giảm phân tạo thành 1 trứng (n) và 3 thể cực (n); một tế bào sinh tinh giảm phân
tạo thành 4 tinh trùng).
- Giai đoạn thụ tinh: 1 trứng (n) + 1 tinh trùng (n) → hợp tử (2n)
- Giai đoạn phát triển phôi thành cơ thể mới: hợp tử (2n) → phơi → cơ thể mới.
2.3. Các hình thức thụ tinh
- Thụ tinh ngồi: là hình thức thụ tinh trong đó tinh trùng gặp trứng và thụ tinh bên ngồi cơ thể con cái.
Con cái đẻ trứng vào mơi trường nước, con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh.


- Thụ tinh trong: là hình thức thụ tinh, trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh trong cơ quan sinh dục
của con cái.
3. Cơ chế điều hoà sinh sản ở động vật
3.1. Cơ chế điều hoà sinh tinh

- FSH kích thích sự phát triển của ống sinh tinh và tạo thành tinh trùng.
- LH tác dụng lên tế bào kẽ trong tinh hoàn sản xuất ra testosteron.
+ Đầu tiên vùng dưới đồi tiết ra GnRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra FSH để kích thích sự
phát triển của ống sinh tinh và tạo thành tinh trùng; và tiết ra LH có tác dụng lên tế bào kẽ để gây tiết
hoocmôn testosteron.
+ Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm
2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron. Nồng độ testosteron
giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hcmơn.
3.2. Cơ chế điều hồ sinh trứng


- FSL kích thích sự phát triển của bao nỗn.
-

LH làm bao nỗn chín, gây rụng trứng, tạo thể vàng và kích thích thể vàng tiết ra hoocmơn


prơgestêron.
- Q trình điều hồ tạo trứng (ví dụ người):
+ Đầu tiên vùng dưới đồi tiết ra GnRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra FSH và LH gây hưng
phấn làm noãn chín, đồng thời tăng cường sự phát triển của thể vàng.
+ Buồng trứng cũng có tác dụng ngược trở lại bằng cách tiết ra ơstrôgen và prôgestêron. Các chất này
khi được tiết ra với số lượng ở mức tối đa sẽ tác động ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, gây ức chế
tiết FSH và LH. Trường hợp trứng khơng được thụ tinh, thể vàng teo lại và thối hố; vùng dưới đồi kích
thích lên tuyến n làm tuyến này tiết ra FSH và LH, và một chu kì mới được phát động trở lại để hình
thành bao nỗn mới.
3.3. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng
- Căng thẳng thần kinh.
- Mùi của con đực.
- Chế độ dinh dưỡng.


- Các chất kích thích, chất gây nghiện.
4. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch
4.1. Điều khiển sinh sản ở động vật
a. Một số biện pháp làm thay đổi số con
- Sử dụng hcmơn hoặc chất kích thích tổng hợp. Ví dụ: Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi.
Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác làm cho trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra
và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con.
- Thay đổi các yêu tố mơi trường. Ví dụ: thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà ni làm cho gà có thể
đẻ 2 trứng/ngày.
- Ni cấy phơi: Mục đích, làm tăng nhanh số lượng cá thể của một lồi nào đó. Kích thích rụng trứng
→ thụ tinh nhân tạo → thu nhận phôi → cấy các phôi vào tử cung con cái.
- Thụ tinh nhân tạo: mục đích làm tăng hiệu quả của quá trình thụ tinh.
b. Một số biện pháp điều khiển giới tính
- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật.
- Điều khiển bằng hcmơn.

4.2. Sinh đẻ có kế hoạch ở người
- Sinh đẻ có kế hoạch: Là điều chỉnh số con và khoảng cách lần sinh sao cho phù hợp với việc nâng cao
chất lượng sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Các biện pháp tránh thai:
+ Có rất nhiều loại, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp hợp lí để mang lại hiệu
quả cao nhất.
+ Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như: dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc
tránh thai, đình sản nam và nữ, tính ngày rụng trứng, xuất tinh ngồi âm đạo…
B. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO
Câu 1: Các hoocmơn nào của tuyến n có tác dụng điều hoà sinh sản?
A. FSH và GH.

B. FSH và LH.

C. FSH và ADH.

D. ADH và LH.

Câu 2: Kiểu sinh sản ở động vật, như phân đôi, phân mảnh, nảy chồi được gọi chung là kiểu sinh sản gì?
A. Hữu tính.

B. Bào tử.

C. Sinh trinh.

D. Sinh sản vơ tính.

Câu 3: Cá thể mới sinh ra vẫn dính với cơ thể mẹ một thời gian là đặc trưng của hình thức sinh sản vơ
tính:
A. Nẩy chồi.


B. Phân đơi.

C. Tái sinh.

D. Trinh sinh.

Câu 4: Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp
ở:
A. Ruột khoang.

B. Chân khớp.

C. Bọt biển.

D. Thằn lằn.


Câu 5: Trong các kiểu sinh sản vơ tính ở động vật có một kiểu mà con sinh ra có vật chất di truyền chỉ
bằng một nửa của mẹ, đó là hình thức sinh sản nào?
A. Phân đơi.

B. Trinh sinh.

C. Tái sinh.

D. Phân mảnh.

Câu 6: Ở một số động vật có hình thức trinh sản. Vì sao nói trinh sản là hình thức sinh sản vơ tính?
A. Có thể tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn.

B. Con cháu sinh ra giống hệt nhau và giống mẹ.
C. Cơ thể mới được sinh ra chỉ từ một cơ thể mẹ duy nhất.
D. Khơng có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
Câu 7: Ở động vật, từ một cơ thể mẹ hình thành 2 cơ thể mới giống nhau và giống hệt mẹ. Hình thức sinh
sản này được gọi là gì?
A. Phân đơi (trực phân).

B. Phân bào nguyên nhiễm.

C. Phân mảnh.

D. Sinh đôi.

Câu 8: Nhóm sinh vật nào sau đây có hình thức sinh sản phân đôi là phổ biến?
A. Giun dẹp và giun đất.

B. Vi khuẩn và động vật đơn bào.

C. Trùng roi và thuỷ tức.

D. Bọt biển và trùng đế giày.

Câu 9: Khi nói đến sinh sản ở động vật. Hình thức trinh sản khác với các hình thức sinh sản vơ tính như
thế nào?
A. Tạo ra được nhiều cá thể mới trong một lần sinh.
B. Chỉ gặp ở một số côn trùng, cơ thể mới tạo ra mang đặc điểm của 2 loài.
C. Cơ thể mới được sinh ra từ tế bào sinh dục chứ không từ tế bào sinh dưỡng.
D. Thời gian để tạo ra thế hệ mới khá dài và các cơ thể con mang bộ NST lưỡng bội.
Câu 10: Hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật giống nhất với hình thức sinh sản nào sau đây ở
động vật?

A. Phân đôi.

B. Nảy chồi.

C. Tái sinh.

D. Phân mảnh.

Câu 11: Khi nói đến sinh sản vơ tính ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tạo ra số lượng lớn cá thể mới trong thời gian ngắn.
B. Con sinh ra hồn tồn giống mẹ.
C. Con cháu thích nghi tốt với mơi trường sống ổn định.
D. Khơng có lợi khi quần thể có mật độ thấp.
Câu 12: Điều nào sau đây có thể trở thành hiểm hoạ đối với các quần thể sinh sản vơ tính?
A. Khan hiếm thức ăn và thiếu nguồn nước.
B. Kẻ thù ngày càng trở nên nguy hiểm hơn.
C. Sự thay đổi đột ngột của mơi trường sống.
D. Xuất hiện các lồi cạnh tranh mới.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây được gọi là sự sinh sản?
A. Tế bào hợp tử phân cắt tạo thành hai phôi riêng rẽ.


B. Hợp tử nguyên phân tạo thành phôi.
C. Tế bào bạch cầu phân đôi tạo 2 tế bào giống hệt nó.
D. Một con rắn sinh ra có hai đầu.
Câu 14: Trường hợp nào sau đây không phải là ứng dụng của sinh sản vơ tính?
A. Ni cấy mơ trong mơi trường nhân tạo.
B. Ghép cơ quan từ người này sang người khác.
C. Chuyển gen từ loài này sang loài khác.
D. Nhân bản vơ tính ở động vật.

Câu 15: Một người bị bỏng ở mặt và bác sĩ đã lấy da đùi của người đó để ghép lên phần mặt, trường hợp
này được gọi là gì?
A. Tự ghép.

B. Đồng ghép.

C. Dị ghép.

D. Ghép tạng.

Câu 16: Trong sinh sản vơ tính con sinh ra hồn tồn giống mẹ, vì sao?
A. Con có vật chất di truyền giống hệt mẹ.
B. Con sống trong mơi trường giống mẹ.
C. Chỉ có một cá thể mẹ duy nhất tham gia tạo ra cơ thể mới.
D. Con được hình thành nhờ cơ chế nguyên phân.
Câu 17: Trong sinh sản hữu tính cơ thể mới được sinh ra từ đâu?
A. Giao tử.

B. Hợp tử.

C. Bào tử.

D. Phôi.

Câu 18: Sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, được gọi là quá trình gì?
A. Tiếp hợp.

B. Giao phối.

C. Thụ tinh.


D. Phối tinh.

Câu 19: Hợp tử được hình thành khi nào?
A. Giao tử đực hoà nhập vào giao tử cái.
B. Tế bào chất của trứng và tinh trùng hoà lẫn vào nhau.
C. Tinh trùng vừa chui vào trong trứng.
D. Nhân của giao tử đực hoà nhập và nhân của giao tử cái.
Câu 20: Giao tử được hình thành trong cơ quan sinh sản nhờ quá trình nào?
A. Trực phân.

B. Nguyên phân.

C. Giảm phân.

D. Phân hoá tế bào.

Câu 21: Các lồi động vật ở cạn khơng bao giờ có q trình thụ tinh nào?
A. Thụ tinh ngồi.

B. Thụ tinh trong.

C. Tự thụ tinh.

D. Thụ tinh chéo.

Câu 22: Động vật lưỡng tính sinh sản giao phối có cơ chế ngăn cản tự thụ tinh bằng cách như thế nào?
A. Chỉ phát triển cơ quan sinh dục đực.
B. Chỉ tiến hành thụ tinh ngoài, thụ tinh khác cơ thể.
C. Chỉ phát triển cơ quan sinh dục cái, cơ quan sinh dục đực không tạo tinh trùng.

D. Tinh trùng và trứng không tạo ra cùng một lúc.


Câu 23: Nhược điểm lớn nhất của thụ tinh ngoài là gì?
A. Cần có mơi trường nước và trứng cần được bảo vệ.
B. Khả năng kết hợp giữa tinh trùng và trứng thấp.
C. Trứng không được bảo vệ và dễ bị chết.
D. Năng lượng bị lãng phí nhiều.
Câu 24: Khi nói về q trình thụ tinh, điều nào sau đây sai?
A. Các loài đẻ trứng đều thụ tinh ngoài.
B. Các loài thụ tinh ngoài thường rất nhiều trứng.
C. Các động vật đẻ con đều thụ tinh trong.
D. Tỉ lệ thụ tinh trong cao hơn ngoài.
Câu 25: Ở động vật, thụ tinh chéo tiến hoá hơn so với tự thụ tinh chỗ nào?
A. Có thể tạo ra số lượng con rất lớn.
B. Thế hệ con sinh ra đa dạng và thích nghi.
C. Cả 2 cơ thể bố mẹ đều chăm sóc con.
D. Trứng và tinh trùng dễ gặp nhau hơn.
Câu 26: Sinh sản theo kiểu đẻ trứng có ưu điểm gì so với đẻ con?
A. Làm tăng nhanh số cá thể của lồi.
B. Ít hao tốn năng lượng của cơ thể mẹ trong mùa sinh sản.
C. Ít gây trở ngại cho các hoạt động sống của cơ thể mẹ.
D. Cả bố và mẹ đều tham gia chăm sóc con.
Câu 27: Khi nói đến sinh sản của thú. Điều nào sau đây có thể coi là nhược điểm?
A. Số con trong một lần sinh là rất ít.
B. Con non mới sinh ra khá yếu.
C. Thời gian mang thai quá dài.
D. Hầu hết các lồi chỉ có mẹ chăm sóc con non.
Câu 28: Ưu điểm lớn nhất của sinh sản hữu tính so với sinh sản vơ tính là gì?
A. Tạo ra đời con đa dạng nên có thể thích nghi với sự thay đổi của mơi trường sống.

B. Có thể điều tiết số cá thể của loài một cách phù hợp.
C. Làm tăng nhanh số cá thể của loài trong thời gian ngắn.
D. Mở rộng khu phân bố của loài trong khoảng thời gian ngắn.
Câu 29: Khi nói đến chiều tiến hố trong sự thụ tinh ở động vật. Đặc điểm nào sau đây sai?
A. Từ thụ tinh ngoài tiến đến thụ tinh trong.
B. Từ thụ tinh đơn tiến đến thụ tinh kép.
C. Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo.
D. Từ thụ tinh cần nước tiến đến không cần nước.
Câu 30: Cho biết tập tính đẻ trứng ở một số lồi cá nước ngọt như sau:


- Cá chép đẻ trứng vào các cây thuỷ sinh ven bờ.
- Cá thè be đẻ trứng vào mang con trai.
- Cá mè đẻ trứng trôi nổi tự do trong nước.
- Cá ngạnh làm tổ trong hang để đẻ.
Từ kết quả trên có thể kết luận:
A. Số lượng trứng tỉ lệ thuận với không gian đẻ trứng.
B. Số lượng trứng tỉ lệ thuận với kích thích cơ thể mẹ.
C. Các lồi cá có tập tính sống đơi thường đẻ ít trứng.
D. Các lồi cá có phương thức bảo vệ trứng tốt thường đẻ ít.
Câu 31: Nhóm động vật nào thụ tinh trong nhưng khơng đẻ con?
A. Cá.

B. Bị sát.

C. Chim.

D. Thú có túi.

Câu 32: Điều hồ q trình sinh sản tự nhiên ở động, thực vật thực chất là điều hồ q trình là gì?

A. Điều hồ sản sinh trứng và tinh trùng.
B. Hình thành các tập tính hoạt động sinh dục.
C. Điều hồ tiết hoocmơn sinh dục.
D. Điều tiết số con trong một lứa đẻ.
Câu 33: Yếu tố nào quan trọng nhất chi phối quá trình tạo tinh trùng và trứng ở động vật có xương sống?
A. Hệ nội tiết.

B. Hệ thần kinh.

C. Các yếu tố môi trường.

D. Sự xuất hiện cá thể khác giới.

Câu 34: Hoocmôn sinh dục nam FSH có tác dụng gì?
A. Tương tự tác dụng của LH.
B. Kích thích tinh hồn tiết hoocmơn testosteron.
C. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
D. Kích thích sự phát triển của ống sinh tinh.
Câu 35: Hoocmơn testosteron được tiết ra bởi các tế bào kẽ của tinh hoàn khi nào?
A. Tuyến yên tiết ra FSH.

B. Tuyến n tiết ra LH.

C. Cơ thể trưởng thành.

D. Có hoocmơn sinh trưởng (GH).

Câu 36: Loại hoocmơn có vai trị kích thích nang trứng phát triển và tiết ra ơstrogen. Hoocmơn này được
sản sinh ra từ đâu?
A. Tuyến yên.


B. Vùng dưới đồi.

C. Thể vàng.

D. Buồng trứng.

Câu 37: Loại hoocmơn kích thích niêm mạc tử cung phát triển dày lên, đồng thời ức chế tuyến yên và
vùng dưới đồi tiết hoocmôn?
A. FSH và LH.

B. FSH và progesteron.

C. Progesteron và ơstrogen.

D. LH và ơstrogen.

Câu 38: Trong cơ chế điều hoà sinh sản, vùng dưới đồi có tác dụng gì?


A. Tiết hoocmơn kích thích sản sinh tinh trùng và trứng.
B. Tiết ra GnRH điều hoà hoạt động của tuyến n.
C. Hình thành đường liên hệ ngược.
D. Tiết hoocmơn làm phát triển cơ quan sinh dục.
Câu 39: Thuốc tránh thai chứa thành phần chủ yếu là progesteron. Thành phần này có tác dụng gì?
A. Duy trì sự tồn tại của thể vàng.
B. Ngăn khơng cho trứng chín và rụng.
C. Kìm hãm sự phát triển của nang trứng.
D. Ức chế vùng dưới đồi và tuyến n.
Câu 40: Loại hoocmơn kích thích sản sinh tinh trùng, phát triển các tuyến sinh dục phụ ở nam giới, nồng

độ cao có ức chế tuyến n. Hoocmơn đó là gì?
A. Progesteron.

B. Testosteron.

C. Hoocmơn sinh trưởng (GH).

D. Aldosteron.

Câu 41: Hoocmơn kích thích sản sinh tinh trùng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở đàn ông được
tiết ra từ đâu?
A. Tuyến yên.

B. Ống sinh tinh.

C. Tế bào kẽ trong tinh hoàn.

D. Tế bào sinh dục.

Câu 42: Ở động vật có vú, khi nói đến q trình sinh trứng và q trình sinh tinh. Có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Quá trình sản sinh trứng diễn ra theo chu kì, cịn tinh trùng được tạo ra liên tục.
II. Số lượng trứng sinh ra qua phân bào giảm nhiễm ít hơn so với tinh trùng.
III. Tinh trùng có thể được sản sinh suốt đời, cịn trứng chỉ được tạo ra trong thời gian nhất định ( ở độ
tuổi sinh sản).
IV. Tinh trùng và trứng được sản sinh không liên quan đến đặc điểm sinh lý cơ thể.
A. 1.

B. 2.


C. 3.

D. 4.

Câu 43: Cá rô phi ở vùng nhiệt đới khi nuôi trong ao nước nông thường đẻ sớm hơn ni ở ao nước sâu.
Giải thích nào sau đây đúng?
A. Hàm lượng oxy nhiều thuận lợi cho sự phát triển và sinh trưởng.
B. Nhiệt độ và ánh sáng cao thúc đẩy q trình chín sinh dục.
C. Ao nơng có nguồn thực vật phù du phong phú.
D. Ao nơng có nước trong nên ít vi sinh vật gây bệnh.
Câu 44: Khi nói đến sự điều khiển sinh sản ở vật nuôi của con người, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tăng số con hay số trứng trong một lứa.
B. Thay đổi tỉ lệ đực cái theo ý muốn.
C. Tạo dịng vơ tính mang lại hiệu quả hơn.
D. Giảm chi phí chăn ni.


Câu 45: Biện pháp hữu hiệu nhất để điều khiển tỷ lệ đực cái ở động vật là:
A. Tách tinh trùng X và Y rồi cho thụ tinh nhân tạo.
B. Tiêm hoocmôn sinh dục cho động vật mang thai.
C. Sử dụng thức ăn phù hợp để sinh theo ý muốn.
D. Chọn thời điểm thích hợp để phối giống tự nhiên.
Câu 46: Đặt vịng tránh thai có tác dụng gì?
A. Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
B. Ngăn không cho trứng chín và rụng để kết hợp với tinh trùng.
C. Ngăn khơng cho hợp tử làm tổ trong tử cung.
D. Kìm hãm sự hình thành nhau thai.
Câu 47: Hoocmơn LH của tuyến n khơng có tác dụng nào sau đây?
A. Ức chế ngược vùng dưới đồi.
B. Kích thích trứng chín và rụng.

C. Kích thích thể vàng tiết hoocmơn.
D. Kích thích tinh hoàn tiết testosteron.


C. ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
01. B
11. D
21. A
31. C
41. C

02. D
12. C
22. D
32. A
42. D

03. A
13. A
23. B
33. A
43. B

04. C
14. C
24. A
34. C
44. D

05. B

15. A
25. B
35. B
45. A

06. D
16. A
26. C
36. A
46. C

07. A
17.B
27. B
37. C
47. A

08. B
18. C
28. A
38. D

09. C
19. D
29. B
39. D

10. B
20. C
30. D

40. B

Câu 1: Các hoocmơn kích thích sinh tinh trùng là hoocmôn FSH, LH của tuyến yên và testosteron của
tinh hoàn. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hồ tuyến n tiết FSH và LH.
- FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
- LH kích thích tế bào kẽ trong tinh hồn sản xuất ra testosteron.
- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ
phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ tiết testosteron. Nồng độ testosteron giảm không
gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hcmơn.
Tuyến n tiết ra nhiều loại hoocmơn khác nhau, trong đó có hai loại tham gia điều hoà sinh sản là FSH
và LH. Chọn B.
Câu 2: Các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật
- Phân đôi: Xảy ra ở động vật đơn bào và giun dẹp.
- Nảy chồi: Xảy ra ở bọt biển và ruộng khoang.
- Phân mảnh: Xảy ra ở bọt biển, giun dẹp.
- Trinh sinh:
+ Là hình thức sinh sản, trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ NST
đơn bội.
+ Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như: ong, kiến, rệp. Một vài lồi cá, lưỡng cư, bị sát cũng
có hiện tượng trinh sinh.
Chọn D.
Câu 3: Nảy chồi là kiểu sinh sản vô tính duy nhất mà cá thể mới sinh ra vẫn dính với cơ thể mẹ. Dựa trên
sự nguyên phân nhiều lần, tạo thành chồi con trên cơ thể mẹ → cá thể mới. Chọn A.
Câu 4: Ruột khoang thường sinh sản vơ tính theo kiểu nảy chồi. Tơm, cua, thằn lằn chỉ tái sinh được một
phần cơ thể bị mất chứ không tạo ra cơ thể mới từ một mảnh nhỏ của cơ thể gốc. Chỉ có bọt biển có khả
năng này. Chọn C.
Câu 5: Trinh sinh là hình thức tạo ra cơ thể mới từ trứng không thụ tinh nên con sinh ra chỉ có vật chất di
truyền bằng nửa của mẹ. Chọn B.
Câu 6:
+ Là hình thức sinh sản, trong đó tế bào trứng khơng thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ NST

đơn bội.
+ Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như: ong, kiến, rệp. Một vài lồi cá, lưỡng cư, bị sát cũng
có hiện tượng trinh sinh.


Chọn D.
Câu 7: Đây là hình thức sinh sản phân đơi (cịn gọi là trực phân). Xảy ra ở động vật đơn bào và giun dẹp.
Chọn A.
Câu 8: Phân đôi là hình thức sinh sản ở động vật đơn bào và vi khuẩn. Chọn B.
Câu 9: Chọn C.
Câu 10: Sinh sản sinh dưỡng là hình thức tạo ra cơ thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng của mẹ, sau
đó cơ thể tách ra khỏi cơ thể mẹ. ở động vật đó là kiểu nảy chồi. Chọn B.
Câu 11: Kiểu sinh sản đơn giản, chỉ cần một cơ thể mẹ đã có thể tạo ra hàng loạt các cá thể giống nhau
thích nghi với mơi trường ổn định là cực kỳ có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. Chọn D.
Câu 12: Sự thay đổi đột ngột các yếu tố mơi trường có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết và quần thể có
nguy cơ bị xoá sổ. Chọn C.
Câu 13: Sinh sản là quá trình tạo ra cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của lồi, vậy chỉ có sự phân
cắt hợp tử tạo thành hai phôi riêng rẽ mới là sinh sản. Chọn A.
Câu 14:
1. Nuôi mô sống
* Là tách mô từ cơ thể động vật, nuôi trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vơ trùng và nhiệt độ thích
hợp cho mơ đó tồn tại và phát triển.
Ứng dụng: nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da.
* Nhân bản vơ tính
Là chuyển một tế bào xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào đó phát triển
thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.
Ví dụ: cừu Dolly, một số lồi động vật như chuột, lợn, bị, chó...
Chọn C.
Câu 15: Lấy mơ từ chỗ này ghép vào chỗ khác của cùng một cơ thể gọi là tự ghép. Trường hợp này phần
lớn là thành công. Chọn A.

Câu 16: Điều chủ yếu làm cho con sinh ra hồn tồn giống mẹ là vì con có vật chất di truyền giống mẹ,
dù vật chất di truyền đó được phân chia theo kiểu nguyên phân hay trực phân. Chọn A.
Câu 17: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Chọn B
Câu 18: Sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái gọi là thụ tinh. Chọn C.
Câu 19: Khi nhân của giao tử đực hoà nhập vào nhân của giao tử cái thì tạo thành hợp tử. Chọn D.
Câu 20: Q trình sinh sản hữu tính ở động vật
+ Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng (giao tử đực và giao tử cái).
- Một tế bào sinh trứng giảm phân tạo thành 1 trứng (n) và 3 thể cực (n).
- Một tế bào sinh tinh giảm phân tạo thành 4 tinh trùng.
+ Giai đoạn thụ tinh: 1 trứng (n) + 1 tinh trùng (n) → hợp tử (2n) → cơ thể mới.


Chọn C.
Câu 21: Các lồi động vật ở cạn khơng bao giờ thụ tinh ngồi vì tinh trùng khó gặp trứng. Hơn nữa,
trứng dễ bị phá huỷ bởi nhiệt độ, ánh sáng và các sinh vật khác. Chọn A.
Câu 22: Để tránh tự thụ tinh, các động vật lưỡng tính không tạo tinh trùng và trứng cùng một lúc. Chọn
D.
Câu 23: Thụ tinh ngồi diễn ra trong mơi trường nước nên khả năng kết hợp gữa tinh trùng và trứng rất
khó khăn. Sự kết hợp này lệ thuộc quá nhiều vào điều kiện mơi trường. Chọn B.
Câu 24: Nhiều lồi đẻ trứng (chim) vẫn thụ tinh trong nên nhận xét A không đúng. Chọn A.
Câu 25: Thụ tinh chéo là quá trình kết hợp trứng của cơ thể này với tinh trùng của cơ thể kia nên có sự tổ
hợp vật chất di truyền của hai cơ thể khác nhau làm cho đời con đa dạng. Chọn B.
Câu 26: Ở động vật đẻ trứng, cơ thể mẹ không phải mang thai và ni thai nên ít bị ảnh hưởng đến hoạt
động sống. Còn số trứng đẻ ra tuy nhiều nhưng bù đắp cho sự hao hụt trong quá trình thụ tinh và phát
triển phôi nên cũng không làm tăng nhanh số cá thể các loài. Chọn C.
Câu 27: Trong giới động vật thì thú có phương thức thụ tinh và phát triển phơi hồn thiện nhất nhưng con
non sinh ra lại quá yếu. Có thể coi đây là một nhược điểm trong sự sinh sản của chúng. Chọn B.
Câu 28: Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp vật chất di truyền từ hai cơ thể khác nhau nên con non
sinh ra đa dạng. Khi môi trường thay đổi có thể làm chết một số cá thể nhưng vẫn cịn một số khác có thể

thích nghi nên tồn tại và duy trì nịi giống. Chọn A.
Câu 29: Ở động vật khơng có q trình thụ tinh kép như thực vật. Chọn B.
Câu 30: Trong q trình tiến hố, phương thức sinh sản giảm dần số con nhưng chăm sóc tốt để nâng cao
tỉ lệ sống sót đã dần thay thế phương thức đẻ số lượng nhiều, không được chăm sóc. Vì vậy có thể thấy
những lồi càng có khả năng bảo vệ, chăm sóc trứng hoặc con thì càng đẻ ít. Chọn D.
Câu 31: Chim hồn tồn thụ tinh trong nhưng khơng đẻ con vì mang thai là một trở ngại lớn cho đời sống
bay lượn của chúng. Chọn C.
Câu 32: Cơ chế điều hoà sinh sản tự nhiên ở động vật chủ yếu là điều hồ q trình tạo trứng và tinh
trùng trong cơ quan sinh sản. Chọn A.
Câu 33: Yếu tố quan trọng nhất trực tiếp chi phối quá trình sản sinh tinh trùng và trứng là hệ nội tiết (tiết
các hoocmôn). Chọn A.
Câu 34: Các hoocmôn kích thích sinh tinh trùng là hoocmơn FSH, LH của tuyến n và testosteron của
tinh hồn.
- FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
- LH kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn sản xuất ra testosteron.
Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2
bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ tiết testosteron. Nồng độ testosteron giảm
không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hcmơn. Chọn C.
Câu 35: Testosteron kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.


- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2
bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ tiết testosteron. Nồng độ testosteron giảm
không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hcmơn.
- Testosteron chỉ được tiết ra khi tuyến n tiết LH lưu thơng trong máu đến kích thích tinh hồn.
Chọn B.
Câu 36: Các hoocmơn tham gia điều hồ sản sinh trứng là FSH và LH của tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết
ra yếu tố giải phóng GnRH điều hồ tuyến n tiết FSH và LH. Ba loại hoocmơn đó ảnh hưởng đến q
trình phát triển, chín và rụng trứng. Tuy nhiên loại hoocmơn có tác dụng kích thích nang trứng phát triển
và tiết ra ơstrogen chính là FSH. Chọn A.

Câu 37:
- FSH kích thích phát triển nang trứng.
- LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng. Thể vàng
tiết ra hoocmơn progestrogen và ơstrogen. Hai hoocmơn này kích thích niêm mạc dạ con phát triển, dày
lên chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.
Chọn C.
Câu 38: Trong cơ chế điều hoà sinh sản, vùng dưới đồi có chức năng điều hồ hoạt động của tuyến n
thơng qua việc tiết hay khơng tiết yếu tố giải phóng. Chọn B.
Câu 39: Thuốc tránh thai có chứa progesteron có tác dụng ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi nên khơng
tiết hoocmơn FSH và LH, do đó ngăn khơng cho trứng rụng và chín. Chọn D.
Câu 40: Hoocmơn testosteron có tác dụng kích thích sản sinh tinh trùng, hoạt hoá các tuyến sinh dục phụ,
phát triển các đặc điểm nam tính và nồng độ cao nó có thể ức chế tuyến yên tiết FSH và LH. Chọn B.
Câu 41: Kích thích sản sinh tinh trùng và phát triển các đặc tính sinh dục phụ ở đàn ơng là vai trị
hoocmơn testosteron được tiết ra từ các tế bào kẽ trong tinh hoàn. Chọn C.
Câu 42: I, II, III → đúng. Chọn D.
Câu 43: Ao nơng có nhiệt độ cao và ánh sáng nhiều thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của động
vật biến nhiệt. (động vật biến nhiệt, nhiệt độ tăng → thời gian các giai đoạn phát triển càng ngắn lại).
Chọn B.
Câu 44: Điều khiển sinh sản ở vật ni nhằm mục đích chính là thu được hiệu quả kinh tế bằng cách tăng
số con, số trứng, thay đổi tỉ lệ đực cái theo ý muốn, tạo dịng vơ tính có những phẩm chất tốt và q.
Chọn D.
Câu 45: Dùng biện pháp kỹ thuật (lọc, li tâm,...) để tách riêng tinh trùng X và Y rồi thụ tinh với trứng sẽ
chắc chắn thu được đời con có giới tính mong muốn. Chọn A.
Câu 46: Vịng tránh thai có tác dụng ngăn cản hợp tử làm tổ trong tử cung, do đó khơng phát triển được
thành phơi thai. Chọn C.
Câu 47: Trong sinh tinh: LH kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn sản xuất ra testosteron.


Trong sinh trứng: LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể
vàng.

Hoocmơn LH của tuyến n khơng có tác dụng ức chế ngược vùng dưới đồi. Chọn A.



×