Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

CHỦ đề 2 LIÊN xô và các nước ĐÔNG âu (1945 – 1991) hoctai vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.83 KB, 14 trang )

CHỦ ĐỀ 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA
I.

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
1. Liên Xô

a) Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1945 - 1950)
* Hồn cảnh lịch sử:
- Liên Xơ bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiến thắng. Nhưng

chiến tranh cũng đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho đất nước Xô viết.
+ Hon 27 triệu người chết; 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệm bị
tàn phá. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
+ Các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu lại theo đuổi chính sách chống cộng, tiến hành “Chiến tranh
lạnh”, bao vây kỉnh tế Liên Xô.
* Những thành tựu đạt được:
- Trước tình hình đó, Liên Xơ vừa phải chú ý đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh vừa phải
thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế. Với tinh thần vượt mọi khó khăn
gian khổ, nhân dân Xơ viết đã hồn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) trước thời hạn 9 tháng.
- Liên Xô đã phục hồỉ nền sản xuất công nghiệp, năm 1947 đạt mức trước chiến tranh.
- Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, thu nhập quốc dân tăng 66%
so với năm 1940 (kế hoạch dự kiến tăng 38%). Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử,
đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật Xô viết, phá vỡ độc quyền vũ khí ngun
tử của Mĩ.
b) Liên Xơ tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa
đầu những năm 70).
Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ
sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Về công nghiệp, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nặng như chế tạo máy, điện ỉực, hoá dầu, hoá chất,
thực hiện cơ giới hố, điện khí hố, hố học hố. Đen nửa đầu những năm 70, Liên Xơ là cường quốc


công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng cơng nghiệp tồn thế
giới.
- Về nơng nghiệp, thu được nhiều thành tích nổi bật. Sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng
trung binh khoảng 16%/năm. Nãm 1970, đạt 186 triệu tấn ngũ cốc và năng suất trung bình là 15,6 tạ/ha.
- Trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, Liên Xô giành được nhiều thành tựu rực rỡ. Năm 1957, Liên Xô
là nước đầu tiên phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo. Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ Phương Đơng đưa
nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài
người.
- Về mặt xã hội, có những thay đổi rõ rệt. Năm 1971, công nhân chiếm hơn 55% số người lao động
trong cả nước. Nhân dân Liên Xơ có trình độ học vấn cao với gần 3/4 số dân đạt trình độ trung học và đại
học.
c) Tĩnh hình chỉnh trị và chỉnh sách đoi ngoại của Liền Xô
- Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, nhìn chung tình hình chính trị của Liên Xơ tương đối ổn
định.
- Về đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách đối ngoại hồ bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
+ Đấu tranh cho hồ bình, an ninh, kiên quyết chống chính sách gây chiến xâm lược của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động.
+ Giúp đỡ tích cực về vật chất cũng như tinh thần cho các nước xã hộỉ chủ nghĩa trong công cuộc xây
HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


dựng chủ nghĩa xã hộỉ.
+ Là nước đi đầu trong việc ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Liên Xô trở thành trụ cột của hệ thống xã hội chủ nghĩa, là chỗ dựa cho hồ bình và phong trào cách
mạng thế giới.
2. Các nước Đông Âu
a) Sự ra đời của các nước dân chủ nhẫn dân Đông Âu
- Trong những năm 1944 - 1945, khi Hồng quân Liên Xô truy kích qn đội phát xít qua vùng Đơng


Âu thì nhân dân và lực lượng cách mạng ở các nước này đã phối hợp với Hồng quân tiêu diệt bọn phát
xít, giành chính quyền và thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân.
+ Cộng hoà Nhân dân Ba Lan (22 - 7 - 1944), Cộng hoà Nhân dân Ru-ma-ni (28 - 8 - 1944), Cộng hoà
Nhân dân Hung-ga-ri (4 - 4 - 1945), Cộng hoà Tiệp Khắc (9 - 5 - 1945), Cộng hoà Nhân dân Liên bang
Nam Tư (29 - 11 - 1945), Cộng hoà Nhân dân An-ba-ni (11 - 12 - 1945), Cộng hoà Nhân dân Bun-ga-ri
(15 - 9 - 1946).
+ Riêng ở Đức, theo sự thoả thuận giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Pốt-xđam
(Đức), tháng 9 - 1949, Mĩ, Anh, Pháp thống nhất ba khu vực chiếm đóng, thành lập nước Cộng hồ Liên
bang Đức. Ở phần phía Đơng, tháng 10 - 1949, Liên Xô giúp các lực lượng dân chủ thành lập nước Cộng
hoà Dân chủ Đức.
b) Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
- Sau khi được giải phóng, các nhà nước ở Đông Âu tiến hành cuộc cải cách dân chủ nhằm hoàn
thành những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.
- Những năm 1947 - 1948, các chính đảng tư sản đã ngăn cản, phá hoại việc thực hiện những cải cách
dân chủ triệt để, tranh giành ảnh hưởng với Đảng Cộng sản và âm mưu chiếm đoạt tồn bộ chính quyền
nhưng khơng thành.
- Các nước Đơng Âu đã tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hố các xí nghiệp lớn của tư bản nước
ngồi và trong nước, thực hiện rộng rãi các quyền tự do dân chủ, ban hành các đạo luật về chế độ làm
việc, lương bổng, nghỉ ngoi theo tinh thần dân chủ. Đến khoảng những năm 1948 - 1949, các nước Đông
Âu đều lần lượt hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
c) Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cấc nước Đông Âu
Từ giữa những năm 50, các nước Đông Âu tiến hành xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã
hội với việc thực hiện các kế hoạch 5 năm. Với sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xơ và sự cố gắng vượt
bậc của nhân dân Đông Âu, trong những năm 1950 - 1975, các nước Đông Âu về cơ bản đã thực hiện
thành công năm kế hoạch 5 năm.
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa
a) Quan hệ hợp tác kỉnh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật: Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV)
- Ngày 8 - 1 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (viết tắt là SEV) được thành lập gồm các nước: Liên

Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Tiệp Khắc; sau này có thêm các nước CHDC

Đức (1950), Cộng hồ Nhân dân Mơng Cổ (1962), Cộng hồ Cu-ba (1972), Cộng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (1978). Mục đích của Hội đồng tương trợ kinh tế là củng cố, hoàn thiện sự họp tác giữa các
nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, không ngừng nâng cao mức sống của
các thành viên.
- Trong q trình hoạt động, khối SEV có những hạn chế như “khép kín”, khơng hồ nhập với kinh tế
thế giới...
b) Quan hệ hợp tác chính trị - quân sạ: Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va
- Ngày 14-5-1955, các nước An-ba-ni, Bà Lan, Bun-ga-ri, CHDC Đức, Hung-ga-ri, Liên Xô, Ru-mani, Tiệp Khắc đã họp tại Vác-sa-va, thoả thuận cùng nhau kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ với
HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


thời hạn 20 năm nhằm duy trì hồ bình, an ninh châu Âu, củng cố tình hữu nghị, sự hợp tác và sức mạnh
của các nước xã hội chủ nghĩa.
- Với các hoạt động của mình, tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va trở thành một đối trọng vớỉ NATO, đóng
vai trị quan trọng trong việc giữ gìn hồ bình, an ninh ở châu Âu và thế giới.
c) Quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa các nước xã hội chủ nghĩa
Ngoài các mối quan hệ kinh tế, chính trị trong khn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế và tổ chức Hiệp ước
Vác-sa-va, giữa Lỉên Xô, Trung Quốc, các nước Đông Âu và các nước xã hộỉ chủ nghĩa khác cịn có mối
quan hệ hợp tác về nhiều mặt như văn hoá, khoa học, giáo dục... Thông qua các hiệp ước hữu nghị và hợp
tác song phương, các nước xã hội chủ nghĩa đã tăng cường đoàn kết, cùng giúp đỡ nhau phát triển.
II.

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NỮA SAU NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991
1. Liên Xô từ những năm 70 đến năm 1991

a) Tình hình kinh tế - xã hội
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng bùng nổ, báo hiệu bước khởi đầu của cuộc

khủng hoảng chung đối với thế giới trên nhiều mặt chính trị, kinh tế, tài chính.
- Trong bối cảnh đầy thử thách ấy, Đảng và Nhà nước Liên Xô lại cho rằng quan hệ xã hội chủ nghĩa

không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn thế giới, hơn nữa các nguồn tài ngun của
Liên Xơ vẫn cịn dồi dào, nên đã chậm đề ra đường ỉối cải cách. Trên thực tế, mơ hình chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xơ và những cơ chế của nó về kinh tế, chính trị, xã hội chứa đựng những thiếu sót, sai lầm được tích
tụ từ lâu. Nó cản trở sự phát triển của đất nước. Xã hội Xô viết lâm vào tình trạng thiếu dân chủ và cơng
bàng, kỉ cương và pháp chế xã hội chủ nghĩa bị vi phạm nghiêm trọng, tệ nạn xã hội gia tăng, sản xuất
tăng trưởng chậm, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém và ngày càng thua kém các nước
phương Tây về khoa học - kĩ thuật. Nền kinh tế Liên Xơ ngày càng mất cân đối nghiêm trọng, nợ nước
ngồi và lạm phát không ngừng tăng lên. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
b) Cơng cuộc cải tổ (1985 -1991)
- Tháng 3 - 1985, M.Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã đưa ra
đường lối tiến hành cải tổ.
+ về kinh tế, đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu mới về khoa học - kĩ thuật, đua nền kinh tế phát triển
theo chiều sâu, đạt mức cao nhất của thế giới về năng suất lao động xã hội, chất lượng sản phẩm và hiệu
quả, xây dựng “nền kinh tế thị trường có điều tiết”, bảo đảm cơ cấu tối ưu về tính cân đối của nền kinh tế
quốc dân thống nhất.
+ về chính trị-xã hội, mở rộng chế độ tự quản xã hội chủ nghĩa của nhân dân, củng cô kỉ luật và trật tự,
mở rộng tính cơng khai phê bình và tự phê bình, bảo đảm mức độ mới vê phúc lợi nhân dân, thực hiện
triệt để nguyên tắc phân phôi theo lao động.
Qua 6 năm thực hiện, do tác động tiêu cực của những sai lầm trước kia, do chưa được chuẩn bị đẩy đủ
và nhất là lại mắc phải những sai lầm mới trầm trọng hơn, nên công cuộc cải tổ ngày càng trục trặc, bế tắc
và càng rời xa những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Đến tháng 12 - 1990, công cuộc cải tổ về kinh tế
thực sự thất bại.
c) Sự sụp đổ của Liên bang Xơ viết
- Ngày 19-8-1991, diễn ra cuộc đảo chính lật đổ Goóc-ba-chốp do một số người lãnh đạo Đảng và
Nhà nước Liên Xơ tiến hành. Cuộc đảo chính nhanh chóng bị thất bại (21 - 8 -1991).
- Sau khi trở lại nắm quyền, M.Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xơ,
u cầu giải tán Uỷ ban Trung ương Đảng (24 - 8 - 1991). Đảng Cộng sản Liên Xơ bị đình chỉ hoạt động
(29 - 8 - 1991). Chính quyền Xơ viết trong tồn Liên bang bị tê liệt.
Chỉ trong vài tuần ỉễ sau cuộc đảo chính, tất cả các nước cộng hồ, trừ Nga và Ca-dắc-xtan, đều tuyên bố
độc lập. Ngày 6-9-1991, Quốc hội bãi bỏ Hiệp ước liên bang năm 1922, trao quyền cho các cơ quan lâm


HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


thời. Ngày 21 - 12 - 1991, tại Thủ đô An-ma A-ta (Ca-dắc-xtan), 11 nước cộng hồ kí Hiệp ước về giải
tán Liên bang Xơ viết và chính thức thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (viết tắt theo tiếng Nga là
SNG). Ngày 25 - 12 - 1991, sau lời tuyên bố từ chức Tổng thống của M.Goóc-ba-chốp, lá cờ đỏ búa liềm
trên nóc điện Crem-lin bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và sự tan
vỡ của Liên bang Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Xơ viết sau 74 năm tồn tại.
2. Các nước Đông Âu từ nữa sau những năm 70 đến năm 1991
a) Tình hình kinh tế - xã hội
- Sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, nền kinh tế các nước Đông Âu suy giảm rõ rệt về
nhịp độ tăng trưởng.
- Bước sang những năm 80, các nước này đều đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội dựa trên sự
tiến bộ về khoa học - kĩ thuật và chuyển mạnh nền kinh tế sang con đường phát triển theo chiều sâu.
Nhưng những cố gắng đó khơng kìm hãm được tốc độ suy thối ngày càng trầm trọng.
- Chính phủ Liên Xơ lúc đó cũng đang gặp khó khăn trong cải tổ, không giúp đỡ được các nước Đông
Âu. Các nước phương Tây lợi dụng tình hình đó đã tăng cường ảnh hưởng về kinh tế và chính trị, tư
tưởng, văn hố vào các nước này.
- Nhân dân các nước Đơng Âu giảm sút lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Sự bất bình của họ ngày
càng tăng lên. Ngay từ cuối thập kỉ 70, ở nhiều nước đã xảy ra những cuộc đấu tranh, đình cơng của cơng
nhân và các tầng lớp nhân dân, làm cho tình hình đất nước không ổn định.
b) Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
- Ở Ba Lan vào cuối năm 1988 sau đó nhanh chóng lan sang các nước Hung-ga-ri, Tiệp Khắc,
CHDC Đức, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, An-ba-ni.
- Biểu hỉện:
+ Mít tinh, biểu tình, tuần hành, bãi cơng diễn ra dồn dập, đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về
chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do mà mũi nhọn tấn cơng của các nhóm đều nhằm vào các đảng cầm
quyền.
+ Các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội trong và ngồi nước ra sức kích động quần chúng, thúc đẩy

các hoạt động lật đổ.
+ Những hoạt động trên đã làm tê liệt mọi sinh hoạt của đất nước, đẩy chế độ xã hội chủ nghĩa lâm
vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
- Những người lãnh đạo các nước Đông Âu đều lần lượt tuyên bố từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, chấp nhận chế độ đa nguyên về chính trị và tiến hành tổng tuyển cử.
- Cùng với các sự kiện trên, ngày 28 - 6 - 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể,
ngày 1 - 7 -1991, tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va chấm dứt hoạt động.
c) Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
- Một là, thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội.
- Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới khủng
hoảng về kinh tế - xã hội.
- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng
nề.
Bốn là, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngồi nước có tác động khơng nhỏ làm cho
tình hình càng thêm rối loạn.
III.

LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
- Về kinh tế, từ năm 1992, Chính phủ Nga đề ra cương lĩnh tư nhân hoá nền kinh tế nước Nga, cố

gắng đưa đất nước đi vào kinh tế thị trường.
- Về chính trị, sau một thời gian đấu tranh gay gắt giữa các đảng phái, tháng 12 - 1993 bản Hiến

pháp của Liên bang Nga được ban hành.
HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


- Về mặt đối ngoại, trong những năm 1992 - 1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại “định

hướng Đại Tây Dương”, ngả về các cường quốc phương Tây với hi vọng giành được sự ủng hộ về

chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
- Từ đầu năm 2000, chính phủ của Tổng thống Pu-tin cố gắng phát triển kinh tế, củng cố nhà nước
pháp quyền, ổn định tình hình xã hội và nâng cao vị thế quốc tế của nước Nga.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giói thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hỉệm âm mưu cơ
bản gì để chống lại Liên Xô?
A. Tiến hành bao vây kinh tế.
B. Gây cuộc “Chiến tranh lạnh”.
C. Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực.
D. Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô
Câu 2: Từ năm 1946 - 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lọi to lớn gì trong cơng cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội?
A. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khơi phục kinh tế.
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
C. Xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hộỉ.
D. Thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Câu 3: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
A. Liên Xơ phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo.
B. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “Chiến tranh lạnh” của Mĩ.
C. Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 4: Trong các câu dưới đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S) khi nói đến thành tựu xây dựng
CNXH ở Liên Xô (từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70)
Đ
Nội dung
1. Năm 1960, tổng sản lượng công nghiệp tăng 72% so với trước
chiến tranh.
2. Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết được thành lập vào
năm 1922.
3. Trong những năm 1946 - 1950, Liên Xô trở thành cường quốc

công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).
4. Liên Xô là nước đi đầu trong một số ngành công nghiệp mới:
công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện nguyên tử.
5. Năm 1957, Liên Xơ phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ
Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất.

S

Câu 5: Nối thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B sau đây khi nói về sự thành lập các
nước dân chủ nhân dân Đông Âu:

HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


A

B

1) Ngày 22-7- 1944

A. Cộng hòa Nhân dân Bun-ga-ri.

2) Ngày 23-8- 1944

B. Cộng hòa Nhân dân An-ba-ni.

3) Ngày 4-4- 1945

c. Cộng hòa Nhân dân Ba Lan.
D. Cộng hòa Nhân dân Ru-ma-ni.

E. Cộng hòa Dân chủ Đức.
F. Cộng hòa Nhân dân Hung-ga-ri.
G. Cộng hòa Liên bang nhân dân Nam Tư.
H. Cộng hòa Tiệp khắc.

4) Ngày 9 - 5 - 1945
5) Ngày 29- 11 - 1945
6) Ngày 11-12-1945
7) Ngày 15-9-1946
8) Ngày 7-10-1949

Câu 6: Hãy xác đinh khó khăn lớn nhất ở Liên Xơ sau Chiến tranh thế gỉớỉ
thứ hai:
A. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
B. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy.
C. Hơn 1710 thành phố bị đổ nát.
D. Hơn 27 triệu người chết.
Câu 7: Liên Xô dựa vào thuận lọi nào là chủ yếu để xây dựng ỉạỉ đất nước?
A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.
B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
C. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.
D. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.
Câu 8: Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt đưực sau chiến tranh?
A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Năm 1957, Liên Xơ là nước đầu tiên phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành cơng tàu vũ trụ có người lái.
D. Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới
(sau Mĩ).
Câu 9: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào?
A. 1945.


B. 1947.

C. 1949.

D. 1951.

Câu 10: Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ?
A. Mở rộng lãnh thổ.
B. Duy trì nền hịa bình thế giới.
C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. Khống chế các nước khác.
Câu 11: Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ờ Liên Xô (từ năm 1950 đến nửa đầu những
năm 70 của thế kỉ XX), số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất?
A. Nếu năm 1950, Liên Xô sản xuất được 27,3 triệu tấn thép thì đến năm 1970 sản xuất được 115,9
triệu tấn.
B. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh.
C. Từ năm 1951 đến 1975, mức tăng trưởng của Liên Xô hàng năm đạt 9,6%.
D. Từ giữa thập niên 70, sản xuất công nghiệp của Liên Xô đạt khoảng 20% sản lượng công nghiệp
của toàn thế giới.
Câu 12: Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại đâu?
HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


A. Mĩ

B. Đức

C. Liên Xô


D. Trung Quốc

Câu 13: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để đưa đất
nước phát trỉển?
A. Phát triển nền công nghiệp nhẹ.
B. Phát triển nền công nghiệp truyền thống.
C. Phát triển kinh tế công - nông- thương nghiệp.
D. Phát triển cơng nghiệp nặng.
Câu 14: Liên Xơ phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất vào năm nào?
A. 1955

B. 1957

C. 1960

D. 1961

Câu 15: Năm 1961 là năm diễn ra sự kiện gì thể hiện việc chinh phục vũ trụ của Liên Xơ?
A. Phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
B. Phóng con tàu đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ.
C. Đưa con người lên Mặt Trăng.
D. Đưa con người lên Sao Hoả.
Câu 16: Ga-ga-rin đã làm gì trong việc thực hiện chinh phục vũ trụ?
A. Người đầu tiên bay lên Sao Hỏa.
B. Người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo.
C. Người đầu tiên bay vào vũ trụ.
D. Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
Câu 17: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu CO’ bản gì thể hỉện
sự cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu?
A. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế.

B. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh về hạt nhân nói riêng.
C. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng.
D. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ.
Câu 18: Sắp xếp các sự kiện ở cột B cho phù hợp với cột A theo yêu cầu sau đây:
B
A
1. Liên Xô bước ra khỏi Chiến A. Hơn 27 triệu người chết.
tranh thế giới thứ hai.
B. Phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo của
Trái Đất.
2. Thành tựu Liên Xô đạt được c. Đứng đầu thế giới về sản xuất công
trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật nghiệp.
D. Bị các nước đế quốc yêu cầu chia lại lãnh
thổ.
E. Đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga=rin bay
vịng quanh Trái Đất.
G. Giàu có nhờ thu lợi nhuận sau chiến
tranh.
Câu 19: Vào khoảng thời gian nào các nước Đơng Âu lần lượt hồn thành cách mạng dân chủ nhân
dân và bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A. Khoảng những năm 1945 - 1946

B. Khoảng những năm 1946 - 1947

C. Khoảng những năm 1947 - 1948

D. Khoảng những năm 1948 - 1949

Câu 20: Hãy điền ten các nước Đông Âu vào chỗ trống các câu sau đây:
A. Năm 1970,……….đã hồn thành cơng cuộc điện khí hóa cả nước.


HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


B. Gần nửa dân số…………. sốngtrong những ngôi nhà mới xây dưới chính quyền nhân dân.
C. Ở ... ....….., tồng sản phẩm công nông nghiệp năm 1975 tăng 55 lần so với năm
1939
D. Sau 20 năm xây dựng chế độ mới, ................... đã trở thành một nước cơng
nơng nghiệp, có văn hóa và khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
E. ........... đã được xếp vào hàng các nước công nghiệp trên thế giới; năm
1970, sản lượng công nghiệp chiếm 1,75% tổng sản lượng cơng nghiệp tồn thế giới.
Câu 21: Năm 1973 diễn ra sự biến gì có ảnh hưởng rất lớn đối vói các nước?
A. Khủng hoảng kinh tế.

B. Khủng hoảng năng lượng.

C. Khủng hoảng chính trị.

D. Tất cả các sự biến trên.

Câu 22: Vào khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, trên thế giói đã diễn ra sự kiện gì bất lợi và có
lọi cho các nước?
A. Cuộc khủng hoảng năng lượng và sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học-kĩ thuật.
B. Cuộc khủng hoảng năng lượng và sự bùng nổ dân số
C. Sự bùng nổ dân số và tài nguyên thiên nhiên ngày càng phong phú.
D. Sự bùng nồ dân số và sự đồi mới kinh tế, chính trị của các nước.
Câu 23: Trước những biến đổi của tình hình thế giới trong những năm 70, những người lãnh đạo
Đảng, Nhà nước Liên Xô đã làm gì?
A. Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
B. Chậm thích ứng, chậm sửa đổi.

C. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù họp với tình hình thế giới.
D. Giao lưu, hợp tác với các nước.
Câu 24: Dưới đây là một số biểu hiện của cuộc khủng hoảng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ nửa sau
những năm 70 đến 1991. Hãy xác định đâu là công cuộc cải tổ, đâu là hậu quả của nó?
Cơng cuộc cải
tổ

Nộỉ dung

Hậu quả

1. Thực hiện đa ngun, đa Đảng.
2. Đất nước Liên Xơ đứng trước những khó khăn và
thử thách nghiêm trọng chưa từng có.
3. Sự xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc.
4. Chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị
trường nhưng chưa làm được gì.
5. Cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Goóc-ba-chốp
vào ngày 19 - 8 - 1991.
6. Thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Câu 25: Ba nước cộng hòa đầu tiên li khai khỏi Liên bang Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Xơ viết là:
A. Ư-crai-na, Ban Tích, Mơn-đơ-va.
B. Ban tích, Gru-di-a, Mơn-đơ-va.
C. Ban Tích, Ac-mê-ni-a, Mơn-đơ-va.

D. Bê-la-rút, Ca-dăc-xtan, Ac-mê-ni-a.

Câu 26: Đảng Cộng sản Liên Xơ bị đình chỉ hoạt động trong toàn Liên bang vào thời điểm nào?
A. Sau cuộc đảo chính lật đổ Gc-ba-chốp.

B. Khi Gooc-ba-chốp lên làm Tổng thống.
C. Khi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bị giải tán.
HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


D. Khi 11 nước cộng hòa tuyên bố độc lập.

Câu 27: Hãy nối sự kiện ở cột B cho phù hợp với thời gian ở cột A sau đây:

A
1) Ngày 19-8-1991
2) Ngày 21 - 8-1991
3) Ngày 21-12-1991
4) Ngày 25- 12- 1991

B
A. 11 nước cộng hịa trong Liên bang Xơ viết cũ thành

lập Cộng đồng các quốc gỉa độc lập
B. Cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Gc-ba-chốp
c. Cuộc đảo chính bị thất bại
D. Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức.

Câu 28: Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hộỉ ử Đông Âu diễn ra sớm nhất ở nước nào?
A. Ru-ma-ni.

B. Hung-ga-ri.

C. Ba Lan.


D. Tiệp Khắc.

Câu 29: Nguyên nhân nào dưới đây làm cho Liên Xơ và các nước Đơng Âu bị “trì trệ”, khủng
hoảng rồi đi đến sụp đỗ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A. Do xây dựng mơ hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn.
B. Do chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.
C. Do hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 30: Hội đồng tương trự kinh tế (SEV) được thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 8 - 1 - 1949. B. Ngày 1 - 8 - 1949.
C. Ngày 18 - 1 - 1950.
D. Ngày 14 - 5 - 1955.
Câu 31: Mục đích của việc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế là gì?
A. Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế giữa các nước Đông Âu với nhau.
B. Thúc đẩy sự họp tác, giúp đỡ lẫn nhau chặt chẽ hơn nữa về kinh tế, văn hóa và khoa học - kĩ thuật
giữa Liên Xô với các nước Đông Âu và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
C. Tạo ra một cộng đồng kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
D. Tất cả các mục đích trên.
Câu 32: Ghi tên các nước gia nhập vào Hội đồng tương trợ kinh tế theo thời gian sau đây:
Các nước gia nhập

Năm
1)1949
2)1950
3)1962
4)1972
5)1978

A................
B ...............

C ...............
D ...............
E................

Câu 33: Từ lúc thành lập đến khi chấm dứt hoạt động, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tồn tại
được bao nhiên năm?
A. 45 năm.

B. 55 năm.

C. 43 năm.

D. 60 năm.

Câu 34: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất làm cho Hội đồng tương trơ kinh tế chấm dứt hoạt dơng?
A. Hoạt động “khép kín cửa”.
B. Bị Mĩ và Tây Âu chèn ép.
C. Sự hợp tác không toàn diện.
D. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


Câu 35: Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 8 - 1 - 1949.

B. Ngày 14 - 5 - 1955.

C. Ngày 15 - 4 - 1955.

D. Ngày 16 - 7 - 1954.


Câu 36: Tổ chức hỉệp ước Vác-sa-va mang tính chất gì?
A. Là một liên minh phịng thủ về qn sự-chính trị của Liên Xô và các nước Đông Ẩu nhằm chống
lại âm mưu gây chiến của Mĩ và Tây Âu.
B. Là một liên minh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa nhằm chống lại cuộc “Chiến tranh lạnh”
của Mĩ.
C. Là một tổ chức quân sự - chính trị, kinh tế để bảo vệ thành trì chủ nghĩa xã hội.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 37: To chức hiệp ước Vác-sa-va trở thành một đối trọng vói khối quân sự nào của Mĩ?
A. Khối SEATO.

B. Khối CENTO.

C. Khối NATO.

D. Khối Mac-san.

Câu 38: Hãy điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây:
“Sau những biến động chính trị lớn ở các nước ..........(A) .......và sau khi những
người đứng đầu hai nhà nước..........(B)........đã thỏa thuận với nhau về việc chấm
dứt cuộc ......(C)......việc tiếp tục tồn tại của tổ chức.........(D) .......khơng cịn thích
hợp với tình hình mới nữa”.
Câu 39: “Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xơ - Trung” được kí kết vào thời gian nào?
A. Ngày 1 - 10 - 1949.

B. Ngày 14 - 2 - 1950.

C. Ngày 12 - 4 - 1950.

D. Ngày 16 - 12- 1949.


Câu 40: Hãy nối các niên đại ở cột A phù hợp với sự kiện ở cột B:
A
1. 1949
2. 1957
3.1991
4. 1985
5.1955

B
A. Hội đồng tương trợ kinh tế giải thể.
B. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu.
c. Liên Xơ phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
E. Thành lập tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va.

Câu 41: Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu dưới đây:
A. Juri Ga-ga-rin là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Âu xây dựng chế độ chủ nghĩa tư bản.
C. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va là tổ chức đối lập với khối Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết tồn tại trong 73 năm.
E. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo của Trái Đất (1957).
F. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập để hợp tác với các nước chủ nghĩa tư bản.
Câu 42: Hiểu các nướcở Đông Âu theo nghĩa lịch sử như thế nào cho đúng?
A. Vị trí địa lí phía Đông châu Ầu.
B. Các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
C. Các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa ở phía Tây Liên Xơ
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 43: Trong tiến trình Chiến tranh thế giói thử hai, Hồng qn Liên Xơ tiến vào các nước Đơng
Âu nhằm mục đích gì?

A. Xâm lược các nước này.

HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


B. Tiêu diệt phát xít Đức, trả thù món nợ ở Liên Xô.
C. Giúp nhân dân các nước này tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. Giúp nhân dân các nước này nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập chế độ dân chủ nhân

dân.
Câu 44: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX
là gì?
A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
C. Hịa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 45: Sự kiện nào dưới đây gắn với các nước nước Đông Âu trong những năm 1947 -1948?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Tiến lên chủ nghĩa tư bản.
C. Hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân.
D. Đang chống chủ nghĩa phát xít Đức.
Câu 46: Nhiệm vụ chính trị của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đơng Âu là gì?
A. Tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
C. Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản.
D. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, ban hành các quyền tự do dân chủ.
Câu 47: Nguyên nhân nào dưới đây không gắn vớỉ sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông
Âu?
A. Do sự thỏa thuận của các nước đồng minh chống phát xít.
B. Do nghị quyết của Hội nghị I-an-ta (2 - 1945).

C. Do thành quả đấu tranh của các lực lượng u nước chống phát xít ở Đơng Au và do Hơng qn
Liên Xơ truy kích thăng lợi qn phát xít Đức.
D. Do nhân dân dân các nước Đông Âu bị chiến tranh tàn phá.
Câu 48: Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đơng Âu đã làm gì để xóa bỏ sự bóc lột của địa
chủ phong kiến đối với nơng dân?
A. Triệt phá âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động.
B. Cải cách ruộng đất.
C. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản.
D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
Câu 49: Lí do nào là chủ yếu nhất đễ chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân
các nước Đơng Âu có ý nghĩa quốc tế?
A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân.
B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Tăng cường sức mạnh bảo vệ hịa bình thế giới và góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
từ năm 1949.
Câu 50: Sau khi hoàn thành cách mạng dần chủ nhân dân, các nước Đông Âu xây dựng đất nước
theo con đường nào?
A. Tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Tiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa.
C. Một số nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, một số nước tiến lên tư bản chủ nghĩa.
D. Một số nước thực hiện chế độ trung lập.

HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


Câu 51: Nước nào ở Đông Âu được mệnh danh là “Đất nước của triệu người khất thực” trong
những năm đầu sau Chiến tranh thế giói thứ hai?
A. Cộng hịa Dân chủ Đức.


B. Tiệp Khắc.

C. Ru-ma-ni.

D. Hung-ga-ri.

Câu 52: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu phải trải qua khó khăn và thách thức
nào lâu dài nhất?
A. Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ.
B. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu so với các nước Tây Âu.
D. Sự bao vây của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động quốc tế.
Câu 53: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho các nước Đông Âu vững tin bước vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hộỉ?
A. Thành quả của cách mạng dân chủ nhân dân (1946 - 1949) và nhiệt tình của nhân dân.
B. Sự hoạt động và hợp tác của Hội đồng tưong trợ kinh tế (SEV).
C. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
D. Sự hợp tác giữa các nước Đông Âu.
Câu 54: Mục đích nào dưới đây khơng nằm trong việc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế của
các nước xã hội chủ nghĩa?
A. Cần có sự hợp tác nhiều bên.
B. Sự phân cơng và chun mơn hóa trong sản xuất giữa các nước xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao
năng suất lao động và xóa bỏ tình trạng chênh lệch về trình độ.
C. Tăng thêm sức mạnh trong việc đối phó với chính sách bao vây kinh tế của các nước phương Tây.
D. Chạy đua vũ trang với Mĩ và Tây Âu.
Câu 55: Mục đích chính của sự ra đòi liên minh phòng thủ Vác-sa-va (14 - 5 -1955) là gì?
A. Để tăng cường tình đồn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Ẩu.
B. Để tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Để đối phó với việc vũ trang lại Tây Đức của các nước thành viên khối NATO.
D. Để đảm bảo hịa bình và an ninh ở châu Âu .


Câu 56: Tổ chức Hiệp ước phịng thủ Vác-sa-va mang tính chất gì?
A. Một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
D. Một tổ chức liên minh phịng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.

Câu 57: Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV?
A. Thực hiện quan hệ họp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế.
C. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.
D. “Khép kín cửa” khơng hịa nhập với nền kinh tế thế giới.
Câu 58: Bước sang những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô như thế nào?
A. Phát triển tương đối ổn định.
B. Sản xuất công nghiệp kém phát triển.
C. Mức sống của nhân dân giảm sút.
D. Sản xuất trì trệ, lương thực, thực phẩm phải nhập từ phương Tây.
Câu 59: Vì sao Liên Xơ tiến hành cơng cuộc cải tể đất nước trong những năm 80 của thế kỉ XX?
A. Đất nước lâm vào tình trạng “trì trệ” khủng hoảng.
HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


B. Đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ.
C. Phải cải tổ để sớm áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật đang phát triển của thế giới.
D. Tất cả các lí do trên

Câu 60: Nội dung cơ bản của công cuộc “cải tổ” của Liên Xơ là gì?
A. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế.
B. Cải tổ hệ thống chính trị.
C. Cải tồ xã hội.

D. Cải tổ kinh tế và xã hội.
Câu 61: Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên tồn thế giói trong những năm 70 của
thế kỉ XX, Liên Xô đẵ làm gì?
A. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp.
B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
C. Khơng tiến hành những cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội.
D. Có sửa đổi nhưng chưa triệt để.
Câu 62: Đâu là trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lọi của xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
A. Sự phá hoại của các thế lực phản động.
B. Rập khuôn, giáo điều theo mơ hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
C. Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân.
D. Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới.
Câu 63: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
A. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước chống phá.
B. Chậm sửa chữa những sai lầm.
C. Nhà nước, nhân dân Xô viết nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
D. Xây dựng mơ hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp.
Câu 64: Nguyên nhân nào mang tính chất giáo đỉều đưa đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô và Đông Âu?
A. Xây dựng một mơ hình về chủ nghĩa xã hội không phù hợp với sự biên đôi của thế giới và thực tế
khách quan.
B. Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo.
C. Rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội.
Câu 65: Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của các nước Đông Âu đã mắc phải thiếu sót và saỉ
lầm nào?
A. Ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng.
B. Tập thể hóa nơng nghiệp.
C. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.
D. Rập khn, cứng nhắc mơ hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ trong khi hồn cảnh và điều

kỉện đất nước mình khác biệt.
Câu 66: Sau khi Liên Xơ sụp đỗ, tình hình Liên bang Nga như thế nào?
A. Trở thành quốc gỉa độc lập như các nước cộng hòa khác.
B. Trở thành quốc gia kế tục Liên Xô.t
C. Trở thành quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô.
D. Trở thành quốc gia Liên bang Xô viết.

HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI


ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.B 2.A 3.D 4. 2, 4:Đ ; 1, 3, 5 :S
5. 1:C; 2:D; 3:F; 4:H; 5:G; 6:B; 7:A; 8:E
6.D 7.C 8.D 9.C 10.B 11.D 12.C 13.D 14.B 15.A
16.C 17.B 18.1:B, 2:B, E 19.D
20. A. An-ba-ni
D. Hung-ga-ri

B. Ba Lan

C. Bun-ga-ri

E. Tiệp Khắc

21.B 22.A 23.B 24. 1,4:Công cuộc cải tổ

2,3,5,6: Hậu quả

25.B 26.A 27. 1:B, 2:C, 3:A, 4:D 228.C 29.B 30.A 31.B
32. A. Liên Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri

B. Cộng Hòa Dân Chủ Đức

C. Cộng Hòa Nhân Dân Mơng Cổ

D. Cộng Hịa Cu Ba

D. Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

33.C 34.D 35.B 36.A 37.C 38.A. Đông Âu
B. Xô, Mĩ
C. “Chiến tranh lạnh”
D. Hiệp ước Vác-sa-va
39.B 40.1:D 2:C 3:A 4:B 5:E 41.A,B,G: Sai C,D,E: Đúng
42.B 43.C 44.C 45.D 46.D 47.C 48.B 49.D 50.A 51.D
52.D 53.A 54.D 55.C 56.D 57.D 58.D 59.A 60.B 61.C
62.B 63.D 64.A 65.D 66.B

HOCTAI.VN - HỌC ĐỂ THÀNH TÀI



×