Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giao việc nhà hiệu quả cho bé (5-8 tuổi) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.32 KB, 3 trang )

Giao việc nhà hiệu quả cho bé (5-8 tuổi)
Phần việc phù hợp với bé 5-6 tuổi
- Giữ cho phòng của bé luôn sạch sẽ, gọn gàng.
- Xếp gối và chăn ngay ngắn sau khi bé ngủ dậy.
- Dọn bàn ăn.
- Để quần áo bẩn của bé ở đúng nơi quy định.
- Chọn và xếp những đôi tất của bé sao cho phù hợp.
- Tưới nước cho cây cảnh và cho vật nuôi ăn.
- Giúp mẹ chuẩn bị bữa.
- Lau bàn ăn.
- Tự rửa cốc sau khi bé uống sữa.
- Cùng mẹ đi đổ rác.
Phần việc phù hợp với bé 7-8 tuổi
- Có thể tự đi đổ rác.
- Tự chuẩn bị bữa ăn phụ (thường là đồ ăn có sẵn) cho bản thân.
- Giúp mẹ lau nhà / giúp bố rửa xe.
- Có thể tự cầm tiền đi mua đồ ở cửa hàng gần nhà.
- Rửa cốc sau khi bé uống sữa.
- Phân loại và gấp quần áo cho cả gia đình.
Giao việc nhà hiệu quả cho bé 5-8 tuổi
1. Để bé độc lập: Khi đã chỉ dẫn công việc cụ thể, cách tốt nhất bạn nên
rời khỏi phòng của bé mà không quát mắng. Bé cần thời gian và không
gian yên tĩnh để hoàn thành phần việc được giao. Nên để bé biết bạn rất
mong bé sẽ hoàn thành tốt công việc.
Có thể phân loại việc nhà thành việc hàng ngày và việc cuối tuần (là lúc cả
nhà dọn dẹp cùng nhau). Qua đó, bé sẽ hiểu được đâu là công việc cần
hoàn thành bây giờ, việc nào có thể lùi lại tới cuối tuần.
2. Tránh đòi hỏi thái quá: "Sàn nhà phải bóng loáng" hay "Phải rửa bát
sạch bong" là những yêu cầu quá sức với bé. Không nên kỳ vọng quá cao
ở bé trừ khi bé thao tác sai và cần chỉ dẫn trực tiếp ở bạn.
3. Cổ vũ bé: Sau mỗi phần việc, bé cần được lời xác nhận và động viên từ


cha mẹ. Nên thường xuyên ghi nhận nỗ lực của con bằng những câu khen
ngợi hoặc phần thưởng.
4. Cân nhắc thời điểm thưởng tiền cho bé: Có ý kiến cho rằng thưởng tiền
sẽ làm hư bé (làm giảm ý nghĩa của việc nhà) nhưng cũng có quan điểm
khẳng định, hành động này sẽ kích thích bé làm việc. Tốt nhất, nếu muốn
thưởng tiền, nên đặt kèm mục đích tiết kiệm (như cùng bé "nuôi lợn đất").
Sau đó, hai mẹ con sẽ dùng tiền vào mục đích cần thiết. Chỉ nên thưởng
tiền khi bé nỗ lực làm thêm việc nhà hoặc bé làm được một việc thực sự
hữu ích
Đặt quá nhiều kỳ vọng khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn
Mẹ quá thành công, nên thường có tâm lý nghĩ rằng "con mình cũng phải
như vậy". Đó cũng chính là lý do mà hiện nay nhiều bà mẹ đặt hết kỳ vọng
vào đứa con. Ai cũng có tâm lý mong con mình thành tài và bởi vậy, các
bà mẹ muốn con cái của mình phải biết nhiều thứ, phải là người giỏi nhất,
phải là người đứng đầu. Sự kỳ vọng mong muốn quá nhiều này của các
bà mẹ khiến cho đứa trẻ lo lắng, có tâm lý bất an, lúc nào cũng sợ sệt. Lâu
dần, việc học những thứ trẻ không thích trở thành áp lực và khiến tâm lý
trẻ không ổn định.
Quát mắng khiến trẻ bị tổn thương
Qua những nghiên cứu lâm sàng, các chuyên gia tâm lý đưa ra nhận định
rằng trẻ em được sinh ra trong những gia đình có bố mẹ thành đạt thường
nhận được quá nhiều sự yêu thương. Nhưng chính sự yêu thương "thái
quá" này lại trở thành một nỗi sợ của trẻ.
Vì thương con, các bà mẹ lại càng muốn con thành đạt giống mình. Khi
thấy trẻ không làm được những điều đó thì quát mắng, dọa nạt. Rất nhiều
trường hợp đứa trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm mà nguyên nhân cũng
được xuất phát từ chính những điều trên.

×