Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.01 KB, 5 trang )

108

Nguyễn Thị Thu Hà

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
STATE GOVERNING OF NON-STATE ENTERPRISES IN DANANG CITY
Nguyễn Thị Thu Hà
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng;
Tóm tắt - Trong những năm qua, doanh nghiệp không ngừng lớn
mạnh cả về mặt số lượng, chất lượng và đã có những đóng góp
quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp hiện nay chưa phát huy được hết tiềm năng của
mình, cịn gặp nhiều khó khăn. Ngun nhân chính là do chưa có
một khung chính sách thiết thực, rõ ràng của Nhà nước, chính quyền
địa phương trong việc đưa ra những biện pháp hữu hiệu tạo điều
kiện cho doanh nghiệp phát huy hết khả năng. Mục tiêu của bài viết
nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của thành phố đối với
doanh nghiệp ngồi nhà nước, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngồi
nhà nước, tạo mơi trường kinh doanh tốt cho doanh nghiệp góp phần
vào sự phát triển của thành phố.

Abstract - In recent years, enterprises have constantly grown both
in terms of quantity, quality and contributed significantly to the
socio-economic development of Danang city. However,
businesses have not operated close to its full potential, and facing
several difficulties. The main reason is that there is not a practical
and comprehensive policy framework from the central government
and local authorities in creating favorable conditions for enterprises
to fulfill their capabilities. The objective of this article is to assess


the current status of city council for governing non-state
enterprises, then propose a number of measures to strengthen the
governing activities for non-state enterprises, in order to create a
favourable business environment for enterprises to contribute to
the development of Danang city.

Từ khóa - cơ chế; chính sách; doanh nghiệp ngồi nhà nước; quản
lý nhà nước; thành phố Đà Nẵng.

Key words - mechanism; policy; non-state enterprises; state
management; Danang city.

1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, doanh nghiệp không ngừng lớn
mạnh cả về mặt số lượng, chất lượng và có những đóng góp
quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng.
Tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong
GDP của nền kinh tế, thu ngân sách và giá trị kim ngạch xuất
khẩu của doanh nghiệp không ngừng gia tăng. Bên cạnh đó,
các doanh nghiệp ngồi nhà nước đã thu hút và giải quyết việc
làm cho một lực lượng lớn lao động của thành phố.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, các
doanh nghiệp hiện nay chưa phát huy được hết tiềm năng của
mình, cịn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân một phần do bản
thân các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong nền
kinh tế thị trường, chưa đủ năng động và sáng tạo trong kinh
doanh. Mặt khác, quan trọng hơn, là do chưa có một khung
chính sách thiết thực, rõ ràng của Nhà nước trong việc đưa ra
những biện pháp hữu hiệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp

ngoài nhà nước phát huy hết khả năng, gây tổn thất cho doanh
nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh, đến
số thu ngân sách của Nhà nước, đến khả năng tồn tại và tăng
trưởng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, mục tiêu bài viết
nhằm phân tích thực trạng quản lý nhà nước (bao gồm tình
hình quản lý, chính sách phát triển doanh nghiệp) đối với
doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động quản
lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước nhằm tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp thành phố phát huy nhiều nhất
khả năng của mình, tạo mơi trường kinh doanh tốt, góp phần
vào sự phát triển chung của thành phố.

các doanh nghiệp và vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Về thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp ngoài nhà nước, Đà Nẵng đã thực hiện được một số
nội dung chính như sau:
2.1. Hoạch định chiến lược và tạo mơi trường pháp lý đối
với doanh nghiệp ngồi nhà nước
Theo chủ trương chung của Nhà nước, Đà Nẵng đã và đang
có những chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích, trợ giúp
sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Trong thời gian qua, cả nước chịu ảnh hưởng mạnh từ sự
khủng hoảng và suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, một số
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đà Nẵng đã rơi vào tình trạng đình
đốn hoặc phá sản. Để ngăn chặn sự suy giảm, duy trì tăng
trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh xã hội, thành phố đã chỉ đạo
thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp cấp bách. Cụ thể, theo
Nghị định số 30/2008/NQ-CP và Nghị quyết số 18/NQ-CP của
Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô,

không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng ổn định trong
năm 2010, thành phố đã kịp thời ban hành Quyết định số
810/QĐ-UBND về một số giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo,
điều hành nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu thực
hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán
ngân sách Nhà nước năm 2009, Quyết định số 3531/QĐUBND về việc ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số
18/NQ-CP của Chính phủ và chỉ đạo triển khai đồng bộ các
giải pháp kích cầu đầu tư như: hỗ trợ lãi suất, miễn, giảm, điều
chỉnh thuế suất và kéo dài thời gian nộp thuế, phí để hỗ trợ
doanh nghiệp giải quyết khó khăn, vướng mắc; tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay từ gói
kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ... [3; tr.3].
2.2. Khuyến khích và tạo mơi trường hoạt động cho các
doanh nghiệp ngồi nhà nước
2.2.1. Cải cách hành chính
Từ năm 2000, thực hiện Đề án Cải cách hành chính của

2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
ngoài nhà nước tại thành phố Đà Nẵng
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác động
có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền nhà nước lên


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(87).2015

thành phố Đà Nẵng, tất cả các cơ quan có quan hệ trực tiếp
với doanh nghiệp đều giải quyết cơng việc theo qui trình
“Một cửa”, niêm yết cơng khai các văn bản hướng dẫn, qui
trình thủ tục cần thiết để mọi tổ chức, công dân biết khi liên
hệ công tác, thành lập các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp,

thiết lập đường dây nóng để giải đáp, hộp thư thoại và duy
trì thường xuyên giải đáp, tháo gỡ kịp thời những vướng
mắc của doanh nghiệp. Ngoài ra, thành phố còn tăng cường
cán bộ nghiệp vụ đảm bảo u cầu cơng tác, giải quyết,
hướng dẫn tận tình cho doanh nghiệp, cá nhân tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả. Các Sở, Ngành ngày càng đơn giản
về thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn so với
qui định, giảm chi phí gia nhập thị trường. Kết quả giai
đoạn 2006-2013, chi phí gia nhập thị trường của Đà Nẵng
ln ở vị trí cao trong bảng xếp hạng. Cụ thể: Năm 2006
và 2008 Đà Nẵng dẫn đầu bảng xếp hạng trong cả nước về
chi phí gia nhập thị trường. Năm 2010 và 2011, chỉ số này
rơi xuống vị trí thứ 5 với số điểm lần lượt 7,65 và 9,15. Đến
năm 2012, Đà Nẵng bị mất đến 7 hạng, xuống vị trí thứ 12
tuy điểm số chỉ giảm nhẹ từ 9,15 xuống 9,13. Lý do của sự
tụt hạng nhanh ở năm 2012 là do doanh nghiệp chưa đánh
giá đúng về thời gian đăng ký, làm thời gian đăng ký kinh
doanh tăng từ 7 đến 9,5 ngày, phần trăm doanh nghiệp cần
thêm giấy phép con khác tăng từ 5% lên 15,79% [2; tr.5].
Năm 2013, Đà Nẵng rất nỗ lực trong việc cải thiện vị trí
đối với chỉ số này và đã vươn lên vị trí thứ 5 bằng việc cải
cách một cửa liên thông. Cán bộ ở bộ phận một cửa có
chun mơn cao và ứng dụng cơng nghệ thông tin vào bộ
phận một cửa, tài liệu về doanh nghiệp đang được thành
phố xử lý đưa lên trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư,
biểu mẫu cách thức thành lập doanh nghiệp đều được đăng
tải thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đầu tư, thành lập.
Kết quả tổng thời gian giải quyết việc cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, con dấu và giấy chứng nhận mẫu
dấu tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Kế hoạch và

Đầu tư Đà Nẵng còn 8 ngày, giảm 1 ngày so với qui định.
2.2.2. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn thi hành các văn bản,
pháp luật cho doanh nghiệp ngoài nhà nước
Để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình sản
phẩm chủ lực và xuất khẩu, theo Quyết định số
163/2005/QĐ-UBND và Quyết định số 27/2007/QĐUBND về Quy chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương
trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố
đến năm 2010, thành phố đã hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng
các hệ thống tiêu chuẩn quản lý quốc tế như ISO 9000,
HACCP, SA8000...; hỗ trợ chi phí tư vấn cho doanh nghiệp
về thiết kế và đổi mới công nghệ; tư vấn nghiên cứu thiết
kế sản phẩm mới, xử lý môi trường, tiết kiệm nguyên nhiên - vật liệu, sử dụng nguyên liệu nội địa; hỗ trợ kinh
phí thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học công
nghệ phục vụ phát triển công nghiệp chủ lực của thành phố.
Để tạo thuận lợi hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh
nghiệp, trong 5 năm qua, thành phố đã tổ chức nhiều khóa
tập huấn với những nội dung thiết thực phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tổ chức
phổ biến Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư, Luật
Thương mại, Luật Đấu thầu; tổ chức các lớp tập huấn, đào
tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ xúc tiến thương mại, về xây
dựng và quảng bá thương hiệu, về kỹ năng bán hàng thời

109

hội nhập... Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, quảng bá về
các lớp học, khóa đào tạo vẫn chưa thực sự sâu sát và giúp
doanh nghiệp tiếp cận được nguồn thơng tin. Theo cuộc
khảo sát của Phịng Đăng ký Kinh doanh của Sở Kế hoạch
và Đầu tư Đà Nẵng, chỉ có 36% doanh nghiệp đã tham gia

lớp/khóa đào tạo, 57% chưa từng tham gia và vẫn còn 7%
doanh nghiệp chưa từng nghe thơng tin về các lớp/khóa đào
tạo [2; tr.6].
Bên cạnh đó, thành phố cịn tăng cường cơng tác quản
lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và đo lường chất lượng, các
ngành chức năng đã hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ cho 56 tổ chức, cá nhân; kiểm định 5411 phương
tiện đo, cấp giấy chứng nhận HTQLCL phù hợp với tiêu
chuẩn TCVN và đánh giá tái chứng nhận 16 đơn vị sự
nghiệp và doanh nghiệp. Kết quả, chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh PCI của Đà Nẵng ln ở vị trí dẫn đầu trong
cả nước và chỉ số tính minh bạch trong PCI ln nằm trong
nhóm 7 tỉnh dẫn đầu [4].
2.2.3. Tiếp cận nguồn tín dụng thương mại
Thành phố giao cho Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Hiệp hội Nữ doanh nhân khảo sát những doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả nhưng đang cần vốn trong mức độ cho phép,
đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố để được vay vốn từ
Quỹ đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân
thành phố sẽ làm việc với Ngân hàng nhà nước và các Ngân
hàng thương mại có chi nhánh trên địa bàn bảo lãnh cho
vay đối với những doanh nghiệp có tiềm năng, tiềm lực
nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp này phát triển. Quỹ đầu
tư và phát triển Đà Nẵng, trước đây chỉ ưu tiên cho các dự
án đầu tư, xây dựng thì đến nay các doanh nghiệp nhỏ và
vừa đã được tiếp cận. Ngoài ra, thành phố thực hiện cho
vay tín dụng ngắn hạn, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ liên kết tiêu
thụ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu và hỗ trợ
định hướng phát triển thị trường cho các doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm chủ lực của thành phố. Theo cuộc khảo sát

của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu
tư Đà Nẵng, 54% doanh nghiệp được vay vốn từ Ngân hàng
thương mại quốc doanh hoặc Ngân hàng thương mại cổ
phần để tổ chức sản xuất kinh doanh. Đa phần các doanh
nghiệp vay vốn Ngân hàng với lãi suất khoảng 11-13% và
dưới 11%. Tuy nhiên, khi đánh giá về tình hình vay vốn ở
địa phương, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp (64%) xác
nhận khơng thể vay vốn nếu khơng có tài khoản thế chấp,
48% doanh nghiệp ngoài nhà nước nhận định lãi suất và
điều kiện cho vay khó khăn hơn so với doanh nghiệp nhà
nước, 39% doanh nghiệp ngoài nhà nước cho rằng thủ tục
vay vốn rất phiền hà và chỉ có 32% doanh nghiệp nhận
được sự hỗ trợ từ chính quyền để tiếp cận nguồn vốn vay
từ ngân hàng [2; tr.6].
2.2.4. Cơ sở vật chất và đất đai
Công tác qui hoạch đất đai, kế hoạch chi tiết sử dụng đất
và mạng lưới cơ quan đăng ký đất đai của thành phố đang dần
hoàn chỉnh, đảm bảo việc tiếp cận cho thuê đất, giao đất phục
vụ sản xuất đối với doanh nghiệp theo hướng cơng khai, minh
bạch và ổn định. Ngồi ra, thành phố đã và đang rà soát, thu
hồi đất sử dụng khơng hiệu quả, khơng đúng cơng năng để bố
trí cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang có nhu cầu; tạo
lập mặt bằng sản xuất tại địa điểm mới trong các khu, cụm
công nghiệp của thành phố và hỗ trợ các doanh nghiệp gây ô


110

nhiễm môi trường ra khỏi khu vực phát triển đô thị, vào các
cụm, khu công nghiệp. Hiện tại, thành phố đang thực hiện

miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho các doanh
nghiệp đầu tư vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng về lĩnh vực
xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, kinh doanh dịch vụ và xây
dựng nhà ở. Chỉ số tiếp cận đất đai ở Đà Nẵng năm 2013 đạt
7,93 theo số liệu từ PCI, đứng vị trí thứ 3 cả nước. Đây là một
trong những điểm nhấn trong cơng tác quản lý đất đai của
chính quyền thành phố. Một trong những phần được doanh
nghiệp đánh giá cao trong chỉ tiêu tiếp cận đất đai là phần trăm
diện tích đất trong tỉnh có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(chiếm 97,8%) và sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp
với sự thay đổi của giá thị trường (69,57%) [3; tr.5].
2.2.5. Hệ thống thuế hiện hành
Nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg về gia hạn nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp
doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế năm 2011. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành
phố vừa ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào
Khu công nghệ cao Đà Nẵng, áp dụng cho tổ chức, cá nhân
có dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao và các cá nhân thuộc
diện thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao vào làm việc tại
đây. Bên cạnh đó, nhà đầu tư trong và ngồi nước đầu tư
vào các Khu công nghiệp thành phố được hưởng ưu đãi đầu
tư theo qui định của Chính phủ về thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và các ưu đãi khác tùy theo loại
hình kinh doanh, qui mơ vốn đầu tư, tỷ lệ xuất khẩu sản
phẩm, địa điểm đầu tư. Theo cuộc khảo sát tình hình hoạt
động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
của Phịng Đăng ký Kinh doanh, có 6 doanh nghiệp xác
nhận được Nhà nước hỗ trợ về thuế đất trong khu cơng

nghiệp, trong đó có 5 doanh nghiệp được miễn giảm thuế
trong thời gian đầu và 1 doanh nghiệp được ưu đãi về tiền
sử dụng cơ sở hạ tầng trong Khu cơng nghiệp. Ngồi ra,
phần lớn doanh nghiệp được tiếp cận các chính sách hỗ trợ
về thuế khác như miễn giảm thuế (44%), gia hạn nộp thuế
(64%) và ưu đãi theo ngành nghề (4%) [2; tr.7].
2.3. Kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm, giám sát và xử lý vi
phạm các doanh nghiệp
Vừa qua Cục Thống kê phối hợp với Cục Thuế và Sở
Kế hoạch và Đầu tư đã có một cuộc rà soát nhằm xác định
số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thực tế đang
hoạt động đến cuối tháng 12/2013. Theo kết quả hậu kiểm
của Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu
tư đối với 78 doanh nghiệp có vốn điều lệ đăng ký trên 10
tỷ đồng, một số doanh nghiệp vẫn chưa chấp hành nghiêm
Luật Doanh nghiệp năm 2005. Cụ thể, năm 2013, 6 doanh
nghiệp đã ngừng hoạt động, đang làm thủ tục giải thể,
nhưng không làm thủ tục tại Phịng; 21 doanh nghiệp
khơng thực hiện đúng cam kết góp vốn; 18 doanh nghiệp
khơng hoạt động tại địa chỉ trụ sở chính đã đăng ký; 3
doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu phải có
chứng chỉ, nhưng chứng chỉ đã hết hiệu lực. Các doanh
nghiệp trên đã nhận quyết định tạm ngừng hoạt động từ
phòng Đăng ký kinh doanh và đề nghị cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành xử lý theo qui định. Một số doanh
nghiệp còn lại vẫn chưa chấp hành tốt Luật doanh nghiệp
2005 như: chưa báo cáo tiến độ góp vốn, nộp bản sao báo

Nguyễn Thị Thu Hà


cáo quyết tốn tài chính hằng năm, đăng bố cáo thành lập
doanh nghiệp, lập sổ biên bản họp hội đồng thành viên hoặc
hội đồng cổ đông, cấp sổ cổ đơng hoặc giấy chứng nhận
phần góp vốn...
Về chức năng quản lý nhà nước, Phòng Đăng ký kinh
doanh thực hiện công tác hậu kiểm doanh nghiệp sau cấp
phép, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy
đủ thủ tục sau đăng ký kinh doanh theo qui định của Luật
Doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường,
xã phối hợp với Phòng trong việc xác minh doanh nghiệp
thực tế đang hoạt động. Cục Thuế đảm nhận vai trị thanh
tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên, việc phân cơng, phân cấp thực
hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra,
kiểm tra thực thi pháp luật và chính sách đối với các loại hình
kinh doanh cịn hạn chế. Gần như tất cả cơ quan quản lý hoặc
địa phương đều có chức năng thanh tra, kiểm tra nhưng do
chưa rõ trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như sự phối hợp của
các cơ quan, dẫn tới vừa chồng chéo, phiền hà, vừa buông
lỏng trong nhiều khâu, nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, các chủ
thể thực hiện quyền thanh tra, kiểm tra lại khơng thực sự tích
cực, chủ động phối hợp công tác với nhau làm cho hoạt động
thanh tra, kiểm tra càng trở nên phức tạp hơn [2; tr.7].
3. Những thành công, hạn chế trong công tác quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước ở thành
phố Đà Nẵng
3.1. Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, Đà Nẵng đã đẩy mạnh cơng tác cải cách thủ
tục hành chính, góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh
của thành phố, tạo nên sự tin tưởng nhất định từ doanh

nghiệp đối với bộ máy quản lý của chính quyền. Cụ thể:
+ Phần lớn các thể chế hành chính được ban hành trên
các lĩnh vực đều tuân thủ theo đúng các qui định pháp luật,
thống nhất và đảm bảo về phạm vi thẩm quyền ban hành,
cũng như tuân thủ trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của các cấp chính quyền địa phương. Vì
vậy, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp thời gian
qua được nâng lên rõ rệt.
+ Cơ chế một cửa và một cửa liên thông là điểm sáng
nhất trong 10 năm cải cách hành chính tại Đà Nẵng. Hiện
nay, cơ chế một cửa đã được thực hiện đồng bộ ở cả 3 cấp:
thành phố, quận, huyện và phường xã, tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các giao dịch
hành chính và góp phần làm tăng điểm các chỉ số như Chi
phí gia nhập thị trường và Chi phí thời gian.
Thứ hai, Đà Nẵng khơng ngừng đưa ra các chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp trong kinh doanh lẫn trong việc tiếp
cận các lợi ích mà chương trình cải cách hành chính mang
lại. Cụ thể:
+ Cùng với việc hỗ trợ thông tin và pháp lý, Đà Nẵng
là một trong những địa phương làm tốt công tác hỗ trợ dịch
vụ công cho doanh nghiệp gồm: lập trung tâm hỗ trợ doanh
nghiệp và trung tâm xúc tiến đầu tư để giúp đỡ doanh
nghiệp trong thủ tục đăng ký hoạt động, hỗ trợ thông tin thị
trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, xúc tiến xuất khẩu và
hội chợ thương mại, công nghệ và các dịch vụ liên quan.
+ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(87).2015


111

vực thành lập doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh
nghiệp sớm gia nhập thị trường như triển khai thí điểm
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, công bố thông tin
trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

- Rà soát, đánh giá lại các qui định về giấy phép, điều
kiện kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bãi
bỏ các qui định khơng phản ánh đúng thực tiễn, có chi phí
thực hiện cao hơn hiệu quả đạt được.

+ Thành phố đã phối hợp với chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước tại Đà Nẵng đưa ra các biện pháp để doanh nghiệp dễ
dàng tiếp cận vay vốn cho hoạt động doanh nghiệp.

Thứ hai, thành phố cần đẩy mạnh việc khuyến khích,
tạo mơi trường hoạt động cho doanh nghiệp ngoài nhà
nước.

3.2. Những hạn chế, tồn tại

- Tăng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bao gồm hạ
tầng công nghệ thông tin và đào tạo nâng cao năng lực ứng
dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước đáp
ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Mặc dù đã có nhiều cải tiến về phương diện pháp lý và
cải cách thủ tục hành chính, nhưng những cải tiến đó chưa

đủ để tạo một môi trường thể chế và pháp lý thuận lợi cho
việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực đăng
ký kinh doanh, phần lớn các doanh nghiệp đánh giá thủ tục
thành lập doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ, dễ hiểu, q
trình thành lập doanh nghiệp khơng gặp khó khăn, tuy
nhiên vẫn cịn một số ít doanh nghiệp đánh giá thủ tục còn
rườm rà, phức tạp, thời hạn giải quyết hồ sơ dài hơn so với
thời hạn được niêm yết hoặc văn bản qui định.
Hơn nữa, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp phản ánh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc
liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc quản lý của nhiều cấp,
ngành. Cụ thể, trong quá trình hoạt động, các vấn đề mà doanh
nghiệp thường gặp là thủ tục về mặt bằng sản xuất kinh doanh
(8% doanh nghiệp phản ánh), thủ tục về kê khai và quyết toán
thuế (12%), thủ tục xuất nhập khẩu và hải quan đối với công
ty đăng ký xuất nhập khẩu (9%), các dịch vụ ngân hàng, bảo
hiểm, vận tải (13%), thông tin thương mại (15%) và cơng tác
xúc tiến (5%). Trong đó, các vấn đề doanh nghiệp gặp khó
khăn nhiều nhất đó là việc vay vốn từ quỹ hỗ trợ và các nguồn
khác (28% doanh nghiệp phản ánh), việc tiếp xúc với nhà đầu
tư (24%) và đặc biệt là thị trường đầu ra của doanh nghiệp
(43%) [2; trang 8].
Nổ lực của thành phố trong công tác công khai thông tin
là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hạn chế của thành phố là việc
chủ yếu chú trọng triển khai cung cấp thông tin qua các hệ
thống cổng thông tin trực tuyến, điều này gây bất lợi đối với
một bộ phận doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp ở
vùng sâu vùng xa trong việc tiếp cận thông tin.
4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý
nhà nước của thành phố đối với doanh nghiệp ngoài

nhà nước
Thứ nhất, cần hoàn thiện hơn nữa việc hoạch định chiến
lược, kế hoạch, các chương trình phát triển doanh nghiệp,
tạo môi trường pháp lý cho doanh nghiệp. Cụ thể, thành
phố cần triển khai:
- Qui hoạch cụm công nghiệp ở ngoại thành cho các
doanh nghiệp, cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất,
đồng thời tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm nâng
cao hiệu suất của tồn hệ thống doanh nghiệp, góp phần giải
quyết việc làm, dãn dân từ các quận nội thành ra ngoại thành,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ, các ngành dịch
vụ như: thương mại, du lịch, tài chính - ngân hàng, bưu
điện - viễn thông, công nghiệp phần mềm, giao thông vận
tải, giáo dục - đào tạo, y tế.. phát triển các sản phẩm truyền
thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và tiêu
dùng trong nước.

- Cắt giảm, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất
cả các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến doanh nghiệp.
- Áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch, tham vấn
doanh nghiệp và khai thác tối đa nguồn lực hợp pháp cho
việc rà sốt qui định, thủ tục hành chính. Hàng q nên tổ
chức các buổi đối thoại công - tư giữa Lãnh đạo thành phố
với doanh nghiệp, để thơng qua đó giải quyết những vướng
mắc mà doanh nghiệp gặp phải. Tổ chức cho các doanh
nghiệp mới tham quan, học tập kinh nghiệm của những
doanh nghiệp thành đạt.
- Cải thiện hơn nữa môi trường pháp lý và cơ chế chính
sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể:

+ Tăng cường nhân rộng mơ hình cơ chế “một cửa liên
thơng hiện đại” nhằm giảm bớt thời gian, chi phí, cơng sức
của doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch hành chính.
+ Cơng tác cải thiện tính minh bạch khơng nên chỉ dừng
lại ở cung cấp thơng tin. Thành phố nên có chiến lược xây
dựng hệ thống thu thập, tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp
về các kế hoạch và chính sách phát triển thơng qua hịm thư
góp ý, thảo luận trên trang web thành phố, phát động phong
trào, cuộc thi góp ý cho chính sách mới, tổ chức họp mặt, đối
thoại, hội thảo giữa lãnh đạo thành phố, các sở, ban, ngành
là các cơ quan Thuế, Hải quan với đại diện các doanh nghiệp,
hiệp hội ngành nghề... từ đó có những chỉnh sửa, thay đổi
phù hợp với lợi ích, tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp.
+ Hồn thiện chính sách thuế quan điện tử để hỗ trợ các
doanh nghiệp xuất khẩu. Tiếp tục cải thiện hệ thống kê khai
thuế qua mạng và nộp thuế theo phương thức mới.
Thứ ba, về công tác kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm, giám
sát doanh nghiệp.
- Cần nâng cao chất lượng cơng tác phân tích thơng tin
người nộp thuế, nội dung phân tích chặt chẽ, rõ ràng và
trách nhiệm trước khi thanh tra tại cơ sở.
- Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế, đặc
biệt qui trình kê khai, thu nộp và quyết tốn thuế nhằm
giảm thời gian, tiết kiệm chi phí cho cả đối tượng nộp thuế
và cơ quan thuế.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các
hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao,
gắn chặt với q trình cải cách thủ tục hành chính thuế và
áp dụng thuế điện tử.
- Cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế phải được

đào tạo và đào tạo lại thường xuyên để đáp ứng kịp thời với
những yêu cầu mới, đối phó lại những hành vi gian lận ngày
càng tinh vi hơn, nghiêm trọng hơn.


112

Nguyễn Thị Thu Hà

- Đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra nội bộ ngành, chú trọng
đến việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ thuế trong
toàn ngành. Quan tâm nhiều đến đạo đức của cán bộ thuế, xử
lý nghiêm những trường hợp tham nhũng, gây nhũng nhiễu,
phiền hà cho các đối tượng nộp thuế khi kiểm tra, thanh tra
làm mất lòng tin nhân dân, gây dư luận xấu, làm tâm lý chung
của các cơ sở kinh doanh là sợ kiểm tra, thanh tra.
- Công việc kiểm tra, thanh tra khơng chỉ dừng lại ở
khâu hóa đơn chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán mà cần
kiểm tra sự hiện hữu thực tế của hàng hóa, nguồn gốc, xuất
xứ hàng hóa, chủ sở hữu thực, có như vậy mới đảm bảo
kiểm soát được và giảm thiểu các hành vi gian lận của
doanh nghiệp.
5. Kết luận
Việc Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định kinh tế tư
nhân là một trong bốn động lực quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của đất nước đã trở thành định hướng quan trọng của
trong cơng tác quản lý nhà nước tại Đà Nẵng nói chung,
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước tại
thành phố nói riêng. Những đóng góp của khối doanh


nghiệp ngoài nhà nước vào sự phát triển chung của thành
phố trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn
còn những hạn chế nhất định do các nguyên nhân chủ quan
và khách quan khác nhau. Trong đó phải tính đến vai trị
quản lý của nhà nước đối với khối doanh nghiệp này. Chính
điều này đã đặt ra yêu cầu bức thiết trong việc đưa ra những
biện pháp hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp ngoài nhà nước phát huy hết tiềm năng, thế mạnh,
đồng tạo nên một môi trường cạnh tranh công bằng giữa
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, Niêm giám Thống kê Đà Nẵng
qua các năm. Đà Nẵng, NXB Thống kê Đà Nẵng.
[2] Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng. Báo cáo tình hình hoạt
động doanh nghiệp năm 2013.
[3] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế - xã hội Đà Nẵng qua các năm.
[4] VCCI, Đà Nẵng dẫn đầu bảng xếp hạng PCI năm 2013, cập nhật tháng
10 năm 2014 tại: />
(BBT nhận bài: 04/10/2014, phản biện xong: 30/11/2014)



×