Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm thiết kế và chỉ đạo tổ chức thực hiện trò chơi toán học lớp 1 – mạch số học – góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán tại trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.18 KB, 5 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, trẻ em rất hiếu động, hồn nhiên, ham hiểu biết, hay
bắt chước. Tâm lý học tiểu học cho thấy: Trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi hoạt động chủ
đạo của trẻ là vui chơi, vậy mà 6 tuổi các em đã bước vào học lớp 1, đây là một
bước ngoặt đối với trẻ, một sự chuyển dịch từ hoạt động vui chơi sang hoạt động
học tập quả là một khó khăn rất lớn đối với trẻ.
Để giảm nhẹ áp lực đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1
nói riêng Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành thông tư số 30/2014/TT-BGDDT
ngày 28/8/2014 giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi
giai đoạn dạy học, giáo dục, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học
sinh để động viên khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua của
học sinh để hướng dẫn giúp đỡ, đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật
những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục tiểu học. Từ đó, góp phần xây dựng đất nước phát triển theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập các nước trong khu vực và các
nước trên thế giới.
Trong thực tế, học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng phải
tiếp cận với nhiều kiến thức mới lạ với tất cả các môn học, các em bắt đầu được
khám phá những tri thức khoa học xã hội mà thời gian mỗi tiết học lại có hạn,
đòi hỏi người giáo viên muốn đạt mục tiêu dạy học một cách xuất sắc thì phải
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Phát huy tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh tiểu học”. Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích
trên là gây cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng cách lơi
cuốn các em vào những trị chơi tốn học hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi.
Là một cán bộ quản lý của một trường tiểu học bản thân tôi nhận thấy rằng:
Muốn dạy tốt chương trình mới nói chung, chương trình Tốn 1 nói riêng, khơng



những người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình mà cịn phải năng
động, sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế và chỉ đạo tổ
chức thực hiện trò chơi tốn học lớp 1 - mạch số học - góp phần nâng cao chất
lượng dạy học mơn Tốn" tại trường tiểu học Đơng Vệ 2 năm học ..........
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy- học mơn Tốn lớp 1 tại trường Tiểu
học Đơng Vệ 2 Thành phố Thanh Hóa.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh khối 1 trường Tiểu học Đông Vệ 2 TP Thanh Hóa
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận; PP Điều tra; PP Thực nghiệm GD

1


B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Về nội dung:
Chương trình Tốn 1 là một bộ phận của chương trình tốn tiểu học. Thực
hiện những đổi mới về cấu trúc và nội dung để tăng cường thực hành và ứng
dụng kiến thức mới, quan tâm đúng mức đến đổi mới phương pháp dạy học
nhằm giúp học sinh học tập tích cực, linh hoạt, sáng tạo theo năng lực của từng
cá nhân học sinh. Thời lượng tối thiểu để dạy học tốn 1 theo chương trình mới
là 4 tiết/ tuần, mỗi tiết học 35 phút, một năm học gồm 140 tiết tốn.
Nội dung chương trình tốn 1 mạch số học bao gồm các chủ đề kiến thức
sau:
a) Các số đến 10, phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.

- Nhận biết quan hệ số lượng (Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau).
- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10. Sử dụng các dấu = (bằng), < (bé
hơn), > (lớn hơn).
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép trừ.
- Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
- Số 0 trong phép cộng, phép trừ.
- Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ.
b) Các số đến 100. Phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100. Giới thiệu hàng chục, hàng đơn vị,
giới thiệu tia số.
- Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính
viết.
- Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ (các trường
hợp đơn giản).
2. Phương pháp dạy học toán 1

2


Mơn tốn lớp 1 nằm trong hệ thống của mơn toán tiểu học nên kế thừa và
phát huy phương pháp dạy học truyền thống. Hiện nay có một số phương pháp
dạy học thường được sử dụng là:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
- Phương pháp gợi mở vấn đáp.
- Phương pháp giảng giải minh họa (dùng hạn chế).
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tốn tiểu học theo định hướng
tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giáo viên cần chú ý mấy điểm sau:

+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hoạt động:
- Học sinh phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ, tự chiếm lĩnh kiến thức mới
và chủ động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tăng cường thiết lập được mối
quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ.
- Áp dụng kiến thức mới trong sự đa dạng hóa và phong phú các bài tập
thực hành luyện tập.
+ Tổ chức hoạt động cho học sinh:
- Giáo viên xác định được kiến thức cần hình thành, chuẩn bị đồ dùng dạy
học: Đồ vật, mơ hình, hình vẽ, ký hiệu….Nêu ra các tình huống có vấn đề,
hướng giải quyết vấn đề.
- Tổ chức cho mỗi học sinh được thao tác thật sự bằng tay trên các mơ
hình, đồ vật, quan sát các hình ảnh, ký hiệu…
- Hướng dẫn học sinh mô tả thành lời các thao tác và kết quả thu được.
- Kiến thức đã được học cần phải tiếp tục củng cố qua thực hành luyện tập
ở nhiều hình thức khác nhau (các dạng bài tập khác nhau).
+ Sử dụng sách giáo khoa Toán 1:
- Sách giáo khoa Toán 1 được viết theo hướng thiết kế các hoạt động cho
học sinh. Mỗi bài học trong sách giáo khoa gồm 2 phần: Phần bài học và phần
thực hành.
- Phần bài học nêu các tình huống, định hướng cho học sinh hoạt động để
tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
3


4



×