Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.77 KB, 93 trang )

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
MỤC LỤC
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
Cụm CN Cụm công nghiệp
MMTB Máy móc thiết bị
CN Công nghệ
TSCĐ Tài sản cố định
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
DANH MỤC BẢNG BIỂU


Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
LỜI MỞ ĐẦU
rong nền kinh tế mở cửa hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam phải thực hiện đầy
đủ các cam kết khi trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới
WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn từ
các doanh nghiệp nước ngoài khi họ được phép hoạt động trên thị trường Việt
Nam với các điều kiện tương tự như doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp
Việt Nam sẽ phải phát triển để đứng vững khi các đối thủ cạnh tranh từ nước
ngoài thâm nhập thị trường trong nước hoặc đứng trước nguy cơ phá sản hoặc
phải sát nhập với các doanh nghiệp khác nếu không đủ khả năng cạnh tranh.
T
Đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tìm được hướng đi cho riêng


mình, đã xây dựng được các thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường trong nước,
tạo ra ưu thế cạnh tranh trước khi các doanh nghiệp nước ngoài được phép hoạt
động tại Việt Nam. Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu là Công ty TNHH
SENA Việt Nam. Kể từ khi đi vào hoạt động, Công ty đã tiến hành một loạt các
hoạt động đầu tư để xây dựng nên các thương hiệu Việt Nam. Hiện nay, một số
sản phẩm của Công ty có khả năng cạnh tranh cao với các sản phẩm ngoại nhập
và chiếm được phần lớn thị phần trong nước.
Rõ ràng việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đã, đang và sẽ là một
yêu cầu cấp thiết để các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên nền kinh tế thị
trường, và SENA Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó. Do đó, việc nghiên
cứu, phân tích thực trạng các hoạt động đầu tư tại Công ty TNHH SENA Việt
Nam để từ đó có thể rút ra những bài học cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh, tạo tiền đề cho hoạt động tái đầu tư, đầu tư theo chiều sâu để mở rộng sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hình
1
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
thành thương hiệu của doanh nghiệp. Và đó cũng là những nội dung mà đề tài
này muốn đề cập tới.
Kết cấu của đề tài gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH SENA Việt Nam.
Chương II: Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Do hạn chế về kinh nghiệm thực thế nên chắc chắn chuyên đề thực tập của
em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và
những ý kiến của các thầy cô giáo và đóng góp của các bạn sinh viên để bài viết
của em hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH SENA Việt Nam và Thạc sĩ
Nguyễn Thị Ái Liên đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.

2
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐÀU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH Ở CÔNG TY TNHH SENA VIỆT NAM
1. Giới thiệu về Công ty TNHH SENA Việt Nam
1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH SENA Việt Nam có tiền thân là Công ty TNHH Sản xuất
và Thương mại Châu Á được thành lập ngày 18 tháng 3 năm 1995 theo giấy
phép số 1721/GP-UB do UBND thành phố Hà Nội cấp. Năm 2005, công ty đổi
tên thành Công ty TNHH SENA Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 052054 cấp ngày 12/10/2005.
Hiện tại, ngoài trụ sở chính của Công ty đặt tại số 34 phố Bích Câu,
phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội, Công ty còn có một nhà xưởng
tại xã Đình Xuyên, Gia Lâm. Ngoài ra, để mở rộng mạng lưới phân phối sản
phẩm ra toàn quốc, Công ty đặt một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và một
chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng với hệ thống phân phối gồm 300 đại lý bán
hàng và 2000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
Tính đến nay, Công ty đã có trên 12 năm hoạt động và phát triển. Công ty
có bước chuyển biến quan trọng vào năm 2000, song song với việc ký kết làm
đại lý phân phối cho các hãng sản xuất máy bơm có tên tuổi của nước ngoài như
Sealand (Italia), Hanil (Hàn Quốc)…, công ty đã cử người đi sang các nhà máy
sản xuất máy bơm ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Đức…để tìm hiểu về công
nghệ của họ và nghiên cứu khả năng áp dụng những công nghệ đó để sản xuất tại
Việt Nam. Đến năm 2003, Công ty đã tích lũy đủ kinh nghiệm sản xuất và nắm
3
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
vững công nghệ mới để có thể đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất toàn bộ chi
tiết cho máy bơm gia dụng với công nghệ tiên tiến của Đức và Nhật Bản.

Công ty TNHH SENA Việt Nam là một trong những nhà phân phối có
quan hệ với các tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam như: Công ty Kim khí Thăng
Long, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera, Công ty Nhựa Hà
Nội,… và nhiều hãng lớn trên thế giới như: Sealand – máy bơm nước công
nghiệp và dân dụng, MTS Group – bình nước nóng mang thương hiệu Pearla,
Farber – thiết bị nhà bếp cao cấp Italy, Sanei (Nhật Bản), Celton (Mỹ), Hanil –
máy bơm nước, điện gia dụng Hàn Quốc…
Công ty đã thành công trong việc xây dựng nên một thương hiệu Việt Nam
vững mạnh, có ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng. Sản phẩm máy bơm gia
dụng mang nhãn hiệu Sena do Công ty sản xuất đã chiếm lĩnh được thị trường vì
giá cả rẻ và chất lượng tốt hơn so với các loại máy bơm nhập từ Trung Quốc.
Công ty đã phát triển hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và chiếm lĩnh được
hơn 40% thị phần sản phẩm máy bơm nước miền Bắc.
Về xuất khẩu, Công ty đã và đang xuất khẩu bồn tắm acrylic sang một số
nước như Ukraina, Nga, Bangladesh…và xuất khẩu sen vòi sang Iran.
Hiện nay, Công ty SENA Việt Nam có số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Công
ty dự kiến sẽ chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần tiến tới niêm yết cổ
phiếu trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Tham vọng của công ty là trở
thành tập đoàn đa ngành cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Đây là một cơ
hội lớn để giúp Công ty TNHH SENA Việt Nam không chỉ thu hút được các nhà
đầu tư trong nước mà tạo điều kiện cho Công ty dễ dàng hơn trong việc tiếp cận
thị trường quốc tế. Hiện đã có khá nhiều đối tác, khách hàng đăng ký là cổ đông
4
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
chiến lược của Công ty và điều này sẽ giúp SENA Việt Nam thực hiện thành
công chiến lược của mình.
SENA Việt Nam đã nhận được rất nhiều giải thưởng lớn như: Sao Vàng
Đất Việt năm 2005 (giải thưởng danh giá tôn vinh doanh nhân và doanh nghiệp
Việt Nam do Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam phát động), Thương hiệu

mạnh 2005 do Cục xúc tiến thương mại (Bộ thương mại) và thời báo kinh tế Việt
Nam tổ chức, Cúp vàng thương hiệu và nhiều giải thưởng quan trọng do các tổ
chức uy tín trao tặng. Đây là minh chứng cho những thành công trong chiến lược
phát triển rất đúng đắn và vững chắc của Công ty – phát triển thương hiệu của
riêng mình.
1.2Ngành nghề kinh doanh chính
Công ty TNHH SENA Việt Nam có chức năng chính là sản xuất và kinh
doanh sản phẩm hàng hóa, các loại thiết bị vệ sinh máy bơm nước, máy khử mùi,
bình nóng lạnh. Sản phẩm của Công ty được cung cấp chủ yếu cho thị trường
trong nước, bên cạnh đó Công ty cũng đang hướng tới thị trường xuất khẩu và
liên kết hợp tác với các tổ chức kinh tế khác để mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh của mình.
Công ty kinh doanh 4 nhóm mặt hàng chính bao gồm:
- Thiết bị vệ sinh: sen vòi sealand, bình nước nóng nhãn hiệu Perla do Italia
sản xuất.
- Hàng gốm sứ: các mặt hàng gốm sứ mang thương hiệu APT.
- Máy bơm: là sản phẩm chủ lực của công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh
thu của Công ty. Công ty đang khai thác chủ yếu mặt hàng này trên các
5
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
nhãn hiệu nổi tiếng của Italia và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Công ty cũng
đang song song phát triển các nhãn hiệu Sena, Selton, Jetline của chính
Công ty sản xuất.
- Hàng gia dụng: bao gồm các sản phẩm quạt thông gió, máy hút khử mùi,
máy sấy bát, bếp ga âm.
- Vật liệu xây dựng: các sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp xây dựng.
Hiện nay, doanh thu của Công ty chủ yếu đến từ 3 nhóm hàng chính là
máy bơm, hàng gia dụng thiết bị nhà bếp (máy khử mùi, bếp gia âm) và vật liệu
xây dựng. Cơ cấu doanh thu của Công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng chính của Công ty TNHH SENA Việt Nam
trong giai đoạn 2004-2006
(đơn vị: %)
STT Mặt hàng Tỷ trọng doanh
thu năm 2004
Tỷ trọng doanh
thu năm 2005
Tỷ trọng doanh
thu năm 2006
1 Máy bơm 53 59 60
2 Thiết bị nhà bếp 12 20 29
3 Vật liệu xây dựng 34 20 9
4 Tổng 99 99 98
(nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH SENA Việt Nam)
1.3Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty TNHH SENA Việt Nam được
tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến – chức năng. Ban giám đốc sẽ được sự hỗ trợ
của các phòng ban chức năng, các chuyên gia trong việc tìm giải pháp cho các
vấn đề phức tạp để đưa ra quyết định cuối cùng.
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty
6
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
a) Ban giám đốc
Bao gồm giám đốc và phó giám đốc. Giám đốc công ty là người quyết
định các chiến lược phát triển của Công ty, điều hành quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty, tập hợp thông tin từ các phòng ban để ra quyết
định quản lý. Phó giám đốc chịu trách nhiệm giúp đỡ giám đốc trong các hoạt
động điều hành, quản lý.
b) Phòng kinh doanh

- Tổ chức nghiên cứu thị trường, thu thập các thông tin về nguồn hàng,
khách hàng để cung ứng theo kế hoạch: số lượng, chất lượng, chủng loại,
quy cách và thời gian.
- Trực tiếp thực hiện việc giao dịch với khách hàng, thảo luận và thực hiện
các hợp đồng kinh tế, giao nhận kiểm kê hàng hóa… Phòng kinh doanh
thay mặt Giám đốc trong một số giao dịch với khách hàng để thực hiện
các nhiệm vụ được giao, là một bộ phận quan trọng trong hoạt động mở
rộng thị trường của Công ty.
c) Phòng kế hoạch – đầu tư
7
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh gồm kế hoạch quý và kế hoạch năm
trên cơ sở năng lực hoạt động của Công ty, tình hình thực hiện kế hoạch các năm
trước, các hợp đồng dài hạn với các khách hàng lớn và các dự án đầu tư mở rộng
trong những năm tới. Cụ thể:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty.
- Tham mưu và giúp cho Ban giám đốc trong công tác kế hoạch hóa, đầu tư
xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường
và chăm sóc khách hàng.
- Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích thông tin thường xuyên để giúp cho Giám
đốc trong việc định hướng hoạt động đầu tư, định hướng hoạt động kinh
doanh của Công ty vào những lĩnh vực có khả năng sinh lời mà Công ty
quan tâm.
- Triển khai nghiên cứu, xúc tiến, thực hiện đầu tư vào các dự án.
- Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
d) Phòng kỹ thuật
Chịu trách nhiệm nghiên cứu, sáng chế ra các hình thức, mẫu mã sản

phẩm mới; cải tiến, ứng dụng các công nghệ của nước ngoài sao cho phù hợp với
hoạt động sản xuất của Công ty và nhu cầu của khách hàng. Phòng kỹ thuật phải
thường xuyên đến các nhà máy sản xuất để giám sát sự đảm bảo các tiêu chuẩn
kỹ thuật của dây chuyền sản xuất nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời khắc phục
những vấn đề phát sinh.
e) Phòng xuất – nhập khẩu
8
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
- Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện phương án kinh doanh xuất – nhập khẩu của Công ty.
- Giúp Giám đốc trong các cuộc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, ký kết hợp
đồng với các đối tác nước ngoài.
f) Phòng marketing
- Chiu trách nhiệm xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, quảng bá
thương hiệu. Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với định hướng,
chiến lược của Công ty.
- Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động Marketing
- Hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong các chương trình mở rộng bán hàng. Xây
dựng các mối quan hệ tốt với các đối tác của Công ty TNHH SENA Việt
Nam.
g) Phòng kế toán
Phòng Kế toán là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp cho
Giám đốc Công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền
vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty.
1.4Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SENA Việt Nam
giai đoạn 2003 – 2007
Những năm qua, do các dây chuyền sản xuất đã đi vào vận hành hết 100%
công suất và sự đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, Công ty đã có sự tăng không
ngừng thể hiện qua kết quả kinh doanh 5 năm gần đây.

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2003-2007
(Đơn vị: triệu đồng)
9
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
TT Năm
2003 2004 2005 2006 2007
1 Doanh thu 97.803 117.280 123.645 131.463 142.000
2 Tổng chi phí 93.979 110.357 114.787. 120.867 129.850
3 Lợi nhuận trước thuế 3.823 6.939 8.857 10.595 12.150
4 Thuế TNDN 1.223 1.943 2.480 2.966 3.402
5 Lợi nhuận sau thuế 2.600 4.996 6.377 7.629 8.748
6 Tỷ suất lợi nhuận (%) 2,66 4,26 5,15 5,8 6.16
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH SENA các năm)
Có thể thấy, doanh thu của Công ty tăng trưởng đều đặn khoảng 7%/năm.
Trong khi đó, tỷ lệ chi phí trên doanh thu có xu hướng giảm, từ 95% năm 2003
xuống còn 91% năm 2006, nhờ đó, tỷ suất lợi nhuận của công ty liên tục tăng
qua các năm đạt 5,8% năm 2006.
Qua kết quả hoạt động kinh doanh ở trên, có thể thấy, Công ty Sena Việt
Nam đang bước đầu đạt những thành công trong các quyết định đầu tư của
mình. Công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất để tự sản
xuất thay thế nguồn hàng xuất khẩu, qua đó góp phần vào sự phát triển của
ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam, tạo ra một thương hiệu Việt cho
người Việt.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của dây chuyền sản xuất, năm 2003,
Công ty đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, trong đó các bước và quy
trình sản xuất được thực hiện rất bài bản, công đoạn kiểm tra sản phẩm trước
khi xuất xưởng được kiểm tra gắt gao nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm
đạt chất lượng cao.
Sự phát triển của Sena Việt Nam còn giúp cho Công ty thực hiện tốt hơn

nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Điều này thể hiện qua sự tăng lên của
10
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
tổng nộp Ngân sách nhà nước của Công ty. Mặt khác sự phát triển về quy mô
của Công ty Sena Việt Nam còn tạo thêm công ăn việc làm cho hàng trăm lao
động địa phương, góp phần vào sự phát triển của xã hội.
2. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
SENA Việt Nam
2.1Nguồn vốn đầu tư
2.1.1 Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư
Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì Công ty TNHH SENA Việt Nam
phải thường xuyên tiến hành các hoạt động đầu tư. Muốn làm được điều này,
Công ty cần phải huy động được lượng vốn đầu tư đủ lớn để đáp ứng những
yêu cầu của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong giai đoạn 2003 – 2007,
Công ty đã tiến hành các dự án nâng cao năng lực sản xuất nên lượng vốn đầu
tư huy động trong thời gian này là tương đối cao. Nhu cầu vốn đầu tư cho các
dự án của SENA Việt Nam trong 5 năm qua vào khoảng 300 tỷ đồng. Để đáp
ứng được nhu cầu vể vốn trên, Công ty đã phải huy động từ rất nhiều nguồn
vốn khác nhau. Quy mô các nguồn vốn đầu từ của Công ty TNHH SENA Việt
Nam được thể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 3: Nguồn vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam
giai đoạn 2003 – 2007
(Đơn vị: Triệu đồng)
STT Năm 2003 2004 2005 2006 2007
1 Tổng vốn đầu tư 64.084 39.670 49.600 55.760 71.300
11
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
2 Tốc độ tăng liên hoàn -38,8% 25% 12,4% 27,9%

3 Vốn tự có 35.320 29.460 35.390 38.376 45.630
4 Tốc độ tăng liên hoàn -16,6% 20,1% 8% 18,9%
5 Vốn vay 16.500 8.000 10.450 8.500 13.000
6 Tốc độ tăng liên hoàn -51,5% 30,6% -18,7% 52,9%
7 Vốn huy động thêm 8.000 0 0 4.000 7.870
8 Tốc độ tăng liên hoàn -100% 0% 96,7%
9 Nguồn vốn khác 4.264 2.210 3.760 4.880 4.800
10 Tốc độ tăng liên hoàn -48,2% 70,1% 29,8% 1,6%
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam)
Tổng vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam kể từ năm 2004 liên
tục tăng qua các năm với tốc độ tăng khá cao, trung bình trên 20%/năm. Trong
năm 2003, Công ty tiến hành xây dựng và cho đi vào hoạt động nhà máy sản
xuất đầu tiên của mình tại Cụm doanh nghiệp trẻ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội – nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị vệ sinh cao cấp. Đây là một dự án lớn so
với quy mô hoạt động của Công ty trước kia, đánh dấu bước chuyển mình quan
trọng của SENA Việt Nam. Tổng vốn đầu tư năm 2003 tăng vọt lên 64 tỉ đồng,
gần gấp đôi tổng vốn đầu tư năm trước. Trong giai đoạn hiện nay, song song với
hoạt động đầu tư phát triển thương hiệu, Công ty đang gấp rút tiến hành triển
khai việc lập dự án và triển khai xây dựng những nhà máy mới, phục vụ cho mục
tiêu đa dạng hóa sản phẩm của Công ty và bổ sung vào sản lượng sản xuất đang
thiếu hụt so với nhu cầu của thị trường. Trong năm 2007, Công ty bắt đầu triển
khai 2 dự án: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh và máy bơm điện
gia dụng và dự án đầu tư dây chuyền sản xuất cửa nhựa lõi thép gia cường Sena
– IC Window với tổng vốn đầu tư lên tới gần 30 tỷ đồng. Do đó tổng vốn đầu tư
năm 2007 của công ty tăng đột biến lên tới 71.300 tỷ đồng.
Nguồn huy động vốn cũng liên tục tăng kể từ năm 2004. Tuy nhiên, tốc độ
tăng của các nguồn vốn không đạt được sự ổn định như tốc độ tăng trưởng vốn
12
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.

đầu tư mà thay đổi không theo tỉ lệ nhất định giữa các năm. Ví dụ như nguồn vốn
tự có của Công ty, năm 2005 nguồn vốn này đạt tốc độ tăng khá cao, trên 20%.
Nhưng sang năm 2006, tốc độ tăng của nguồn này chỉ còn là 8% để rồi sang năm
tiếp theo lại tăng vọt lên gần 20%. Cũng như vậy đối với nguồn vốn vay tín
dụng, trong 5 năm gần đây, Công ty TNHH SENA Việt Nam đã 2 lần giảm lượng
vay tín dụng so với thời điểm năm trước đó. Điều này có thể đuợc giải thích là
do Công ty đã sử dụng lượng vốn tự có để phục vụ cho hoạt động đầu tư trong
năm của mình nhằm giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán. Đây là một
phương án hợp lý bởi trong giai đoạn hiện nay, thị trường vốn đang gặp nhiều
khó khăn do đó khả năng huy động vốn vay tín dụng là rất khó với chi phí cao sẽ
gây ra rủi ro khá lớn cho Công ty.
Với nhu cầu vốn đầu tư tăng hàng năm, Công ty TNHH SENA Việt Nam
đã có phương án huy động vốn khả thi để đáp ứng nhu cầu đầu tư của Công ty.
Nguồn huy động vốn của Công ty chủ yếu từ vốn tự có, vốn vay, vốn huy động
thêm và nguồn vốn khác. Cơ cấu các nguồn vốn đuợc thể hiện theo bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành vốn
(đơn vị :%)
STT Năm 2003 2004 2005 2006 2007
1 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100
2 - Vốn tự có 55,12 74,26 71,35 68,82 64
3 - Vốn vay 25,75 20,17 21,07 15,24 18,23
4 - Vốn huy động thêm 12,48 0 0 7,17 11,04
5 - Nguồn vốn khác 6,65 5,57 7,58 8,77 6,73
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam)
- Nguồn vốn tự có: Công ty TNHH SENA Việt Nam sử dụng một tỷ
trọng lớn vốn tự có trong cơ cấu tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn tự có
13
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
của công ty thường xuyên chiếm trên 50% cơ cấu vốn, thậm chí

trong 3 năm 2004, 2005, 2006 nguồn vốn này luôn dao động ở quanh
mức 70%. Do đặc thù của Công ty là Công ty TNHH nên nguồn vốn
chính của công ty là nguồn vốn tự có. Việc sử dụng phần lớn nguồn
vốn này để đầu tư thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty.
Trong giai đoạn thị trường tài chính có nhiều biến động về tài chính
hiện nay, việc Công ty sở hữu một nguồn tài chính mạnh thể hiện
sức mạnh nội lực của mình, có khả năng đứng vững trên thị trường
và khả năng thực hiện các phương án đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh mà không quá phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Nguồn vốn
tự có bao gồm vốn điều lệ của công ty và trích từ nguồn lợi nhuận
để lại qua các năm , các quỹ khẫu hao tài sản cố định, quỹ đầu tư
phát triển và giá trị còn lại do thu hồi, thanh lý, nhượng bán tài sản
của Công ty.
- Nguồn vốn vay tín dụng: Đối với các doanh nghiệp hiện nay, nguồn vốn
tín dụng thương mại là một nguồn vốn không thể thiếu để vận hành
hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể đáp ứng nhu cầu về vốn
trong ngắn hạn hoặc dài hạn, và có thể huy động được lượng vốn lớn,
tức thời. Công ty TNHH SENA Việt Nam cũng đang huy động và sử
dụng khá hiệu quả nguồn vốn này. Việc sử dụng nguồn vốn này có thể
mang lại cho doanh nghiệp những khoản tiết kiệm thuế hợp lý do chi
phí trả lãi vay được tính làm chi phí trước khi tính lợi nhuận trước thuế.
Bởi vậy, nếu tính toán hợp lý, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một
khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp cho nhà nước, qua đó tăng lợi
nhuận và tăng hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này
cũng gây ra áp lực trả nợ cho công ty thậm chí còn làm cho Công ty
mất khả năng thanh toán. Do vậy, khi sử dụng vốn vay phải hết sức chú
14
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
ý đến cơ cấu vốn của Công ty, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp

lý, đúng mục đích, quản lý tốt dòng tiền mặt, kỳ trả nợ, kỳ thu tiền, kế
hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập bám sát thực tế.Trong những
năm vừa qua tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn đầu tư của Công ty
TNHH SENA Việt Nam luôn dao động ở quanh mức 20% và đang có
xu hướng giảm. Đây là điều cần thiết bởi hiện nay, thị trường tài chính
biến động khá phức tạp, lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao do
sự khan hiếm tiền đồng dẫn đến chi phí sử dụng nguồn vốn này bị đẩy
lên rất cao.
- Nguồn vốn huy động thêm từ các thành viên: Trên cơ sở tiềm lực tài
chính cá nhân, các thành viêc huy động vốn theo tiến độ thực hiện các
dự án, được đảm bảo bằng sổ tiết kiệm và quyền sử dụng đất đai của
các thành viên (cụ thể trong bản cam kết góp vốn của các thành viên
hội đồng đóng góp). Đây là một lựa chọn huy động vốn khá hay của
Công ty TNHH SENA Việt Nam. Nguồn vốn này thường được huy
động vào các năm có dự án mới được thực hiện. Khi có dự án mới, nhu
cầu về vốn đầu tư trong năm của Công ty thường tăng cao, nguồn vốn
tự có của Công ty không đáp ứng kịp các nhu cầu nay, trong khi vay tín
dụng quá nhiều dễ dẫn đến khả năng bị phụ thuộc vào các ngân hàng.
Việc huy động vốn từ các thành viên và một lựa chọn hữu hiệu để bù
đắp lượng vốn thiếu hụt của Công ty trong những năm đó với ưu thế về
chi phí vốn và tạo được sự liên kết giữa SENA Việt Nam và các thành
viên. Nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng khoảng trên dưới 10% nhu
cầu vốn của công ty.
- Nguồn vốn khác: Đây là nguồn vốn có tỷ lệ ổn định nhất trong những
năm qua. Nguồn vốn này được trích từ các quỹ bổ sung của Công ty.
Tuy chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư hàng năm của Công
15
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
ty (6-8%) nhưng với tính ổn định, nó có những đóng góp nhất định

trong việc huy động vốn cho nhu cầu đầu tư hàng năm.
2.1.2 Vốn đầu tư theo dự án
Kể từ khi chuyển từ một doanh nghiệp thương mại thuần túy sang thành
doanh nghiệp sản xuất, Công ty TNHH SENA Việt Nam đã đầu tư khá mạnh vào
các dự án xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Khởi đầu từ dự án xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp thiết bị vệ sinh cao cấp
và máy bơm điện gia dụng tại cụm công nghiệp doanh nghiệp trẻ, Gia Lâm, Hà
Nội, dự án đầu tiên của Công ty. Đây là dự án quan trọng của công ty, đã trở
thành nơi sản xuất sản phẩm chủ yếu để Công ty cung cấp ra thị trường. Từ một
doanh nghiệp thương mại là chủ yếu, SENA Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất
máy bơm với 100% chi tiết được sản xuất trong nước. Tổng vốn đầu tư cho dự
án là 43,745 tỷ đồng.
Đứng trước nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, Công ty đã lập và triển
khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy bơm nước và động cơ điện tại Quốc
Oai, Hà Tây để bù đắp nguồn cung thiếu hụt. Dự án với tổng vốn đầu tư là 18,69
tỷ đồng dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2008. Với công suốt 260000 sản
phẩm/năm, nhà máy sẽ cung cấp nguồn hàng cho công ty để tiến vào chiếm lĩnh
thị trường phía Nam.
Chưa dừng lại ở đó, Công ty TNHH SENA Việt Nam hiện nay đang chuẩn
bị thi công xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh và máy bơm điện gia dụng
tại cụm công nghiệp tập trung huyện Từ Liêm, Hà Nội. Dự án đang trong giai
đoạn lập dự án và sẽ được triển khai trong thời gian tới. Quy mô của dự án là
13,417 tỷ đồng. Với dự án này, Công ty tham vọng sẽ sản xuất được nguyên
chiếc một số thiết bị vệ sinh và dần thay thế các mặt hàng nhập khẩu. Đây là dự
án khá tham vọng của công ty, là bước đệm để công ty thăm dò thị trường trong
16
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
việc sản xuất các mặt hàng mới. Ban đầu Công ty sẽ sản xuất một số mặt hàng
thiết bị vệ sinh đơn giản để tìm hiều nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó sẽ tiến

hành cải tiến sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Khi đã hoàn
thành giai đoạn này, Công ty sẽ đi đến việc xây dựng thêm các nhà máy khác để
sản xuất ra lượng sản phẩm lớn tung ra thị trường nhằm xây dựng thành công
một số thương hiệu Việt Nam khác như Công ty đã từng thành công với Sena.
Bảng 5: Các dự án gần đây của Công ty TNHH SENA Việt Nam
Tên dự án Địa điểm xây dựng Công suất thiết
kế (sp/năm)
Tổng mức
đầu tư
Dự án xây dựng nhà máy sản
xuất máy bơm và sản xuất lắp
ráp thiết bị vệ sinh
Cụm CN doanh nghiệp
trẻ, Gia Lâm, Hà Nội
240.000 43,745
Dự án xây dựng nhà máy sản
xuất máy bơm nước và động cơ
điện gia dụng
Quốc Oai, Hà Tây 200.000 18,69
Dự án xây dựng nhà máy sản
xuất thiết bị vệ sinh và máy
bơm điện gia dụng
Lô A2CN6 – Cụm CN
tập trung vừa và nhỏ
huyện Từ Liêm
180.000 13,417
Dự án đầu tư dây chuyền sản
xuất cửa nhựa lõi thép gia
cường Sena – IC Window
Hà Tây 100.000

(m
2
/năm)
15
(nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy bơm và sản xuất lắp ráp thiết
bị vệ sinh – Gia Lâm, Hà Nội
Được cấp giấy phép năm 2003, dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy
bơm và sản xuất lắp ráp thiết bị vệ sinh có tổng số vốn 43,745 tỷ đồng với số vốn
lưu động ban đầu là 12,5 tỷ đồng.
17
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
Trong đó: - Vốn thiết bị: 27.431 triệu đồng
- Vốn xây lắp: 5.020 triệu đồng
- Chi phí khác: 108,7 triệu đồng
Sản phẩm và công suất của dự án:
• Các loại vòi Lavabo nóng lạnh một cần gạt: 60.000sp/năm
• Các loại sen tắm một cần gạt: 40.000sp/năm
• Bồn tắm bằng nhựa Acrylic các loại: 10.000sp/năm
• Chậu Inox các loại: 30.000sp/năm
• Các loại phụ kiện, dây cấp nhựa và Inox: 50.000sp/năm
• Máy bơm nước: 50.000sp/năm
----------------
Tổng 240.000sp/năm
- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh và máy bơm điện
gia dụng – Từ Liêm, Hà Nội
Dự án bắt đầu dược triển khai năm 2007. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự
án là 13,417 tỷ đồng, trong đó vốn lưu đồng ban đầu được xác định là 2 tỷ đồng.
Vốn đầu tư được sử dụng cụ thể như sau:

- Vốn thiết bị: 5.630 triệu đồng
- Vốn xây lắp: 5.537 triệu đồng
18
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
- Chi phí khác: 250 triệu đồng
- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy bơm nước và động cơ điện gia
dụng – Quốc Oai, Hà Tây
Dự án trên được khởi công năm 2006 với tổng mức đầu tư là 18,69 tỷ
đồng. Công suất thiết kế của dự án là 200.000 sản phẩm/năm. Dự án được xác
định sẽ trở thành nơi sản xuất sản phẩm máy bơm nước chủ yếu cho Công ty.
- Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất cửa nhựa lõi thép gia cường Sena
– IC Window
Cửa nhựa lõi thép gia cường là một loại sản phẩm sử dụng công nghệ hiện
đại, có độ bền cao (bảo hành tới vài chục năm), hình thức thẩm mỹ hoàn hảo
(đáp ứng bất cứ phong cách thiết kế nào dù là cổ điển hay hiện đại). Loại sản
phẩm này đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại tất cả các nước phát triển trên
thế giới bởi tính thân thiên với thị trường cao. Đây là dự án thể hiện chiến lược
đa dạng hóa sản phẩm của Công ty TNHH SENA Việt Nam. Sản phẩm cửa nhựa
lõi thép gia cường là một sản phẩm mới nhưng Công ty vẫn mạnh dạn đầu tư dây
chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại. Sản phẩm này mới chỉ chiếm 15% thị
trường các loại cửa sổ, cho thấy đây là một sản phẩm có khá nhiều tiềm năng để
phát triển. Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất cửa nhựa lõi thép gia cường Sena –
IC Window có mức đầu tư ban đầu là 15 tỷ đồng với công suất như sau:
- Các sản phẩm cửa phổ thông: 60.000m
2
/năm
- Các sản phẩm cửa cao cấp: 30.000m
2
/năm

- Các sản phẩm cửa đặt hàng đặc biệt: 10.000m
2
/năm
19
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
Tổng: 100.000m
2
/năm
Ngoài các dự án xây dựng nhà máy sản xuất, Sena Việt Nam cũng đang
tham gia các dự án ngoài lĩnh vực sản xuất như giáo dục, xây dựng. Hiện tại,
Công ty đã góp vốn vào dự án thành lập trường cao đẳng đào tạo công nhân kỹ
thuật trên địa bàn Hà Nội. Với dự án này, ngoài mục tiêu lợi nhuận, Công ty
TNHH SENA Việt Nam hy vọng sẽ tiếp cận được dễ dàng với nguồn lao động
chất lượng cao được đào tạo ngay trong trường. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần
đầu tư xây dựng SENA cũng mới được thành lập với tỷ lệ vốn góp lớn thuộc về
ông Nguyễn Xuân Sơn, giám đốc của Công ty TNHH SENA Việt Nam. Đây là
một trong những bước tiến để biến SENA Việt Nam trở thành một tập đoàn đa
ngành, đồng thời là giải pháp cho nhu cầu xây dựng cho các dự án trong tương
lai của SENA Việt Nam.
2.1.3 Vốn đầu tư theo các lĩnh vực
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường, SENA Việt
Nam đã tập trung vốn đầu tư vào: mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư phát triển
nguồn nhân lực, đầu tư hoạt động Marketing, đầu tư xây dựng nhà xưởng…
được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 6: Vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam phân theo
các lĩnh vực
(Đơn vị: triệu đồng)
STT Năm 2003 2004 2005 2006 2007
1 Tổng vốn đầu tư 64.084 39.670 49.600 55.760 71.300

2 - Đầu tư xây dựng cơ bản 41.360 15.880 25.850 12.870 42.800
3 - Đầu tư vào MMTB và công nghệ 17.320 16.780 16.940 34.810 21.025
20
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp.
4 - Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 1.800 1.600 900 1.300 1.500
5 - Đầu tư cho hoạt động marketing 2.100 3.700 3.300 3.800 4.100
6 - Đầu tư khác 1.504 1.710 2.610 2.980 1.875
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam)
Trong giai đoạn 2003-2007, Công ty TNHH SENA Việt Nam đã rất chú
trọng mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản. Năm 2007, vốn đầu tư cho
xây dựng nhà xưởng phục vụ cho sản xuất đạt giá trị cao nhất: 42,8 tỷ đồng. Có
thể thấy trong giai đoạn trên, vốn đầu tư vào xây dựng nhà xưởng của Công ty
cũng tăng tương ứng với vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ.
Tổng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị và xây dựng nhà máy luôn chiếm tỉ trọng
lớn nhất trong cơ cấu đầu tư của Công ty. Trong khi đó, vốn đầu tư cho phát
triển nguồn nhân lực khá ổn định. Trong giai đoạn trên, vốn đầu tư vào lĩnh vực
này giao động trong khoảng 1-2 tỷ/năm tùy thuộc vào nhu cầu phát triển từng
năm. Vốn đầu tư vào Marketing tăng trưởng ổn định do hoạt động đầu tư ở lĩnh
vực này của Công ty ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Công ty đã đề ra chiến lược
marketing dài hạn để phát triển các thương hiệu của mình.
Để tìm hiểu và phân tích sâu hơn, ta nghiên cứu cơ cấu vốn của Công ty
được thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty TNHH SENA Việt
Nam phân theo các lĩnh vực
(Đơn vị: %)
STT Năm 2003 2004 2005 2006 2007
1 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100
2 - Đầu tư xây dựng cơ bản 65,54 40,03 52,12 23,08 60,03
3 - Đầu tư vào MMTB và công nghệ 27,03 42,3 34,15 62,43 29,49

4 - Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 2,81 4,03 1,81 2,33 2,10
5 - Đầu tư cho hoạt động marketing 3,28 9,33 6,65 6,81 5,75
6 - Đầu tư khác 2.34 4.3 5.27 5.36 2.63
21

×