Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đáp án - đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - hàn - mã đề thi h-lt (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.65 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: H – LT08
Hình thức thi: (Viết)
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (02 điểm): Nêu thực chất, đặc điểm, công dụng của hàn kim loại và hợp
kim?
Câu 2 (02 điểm): Phân loại điện cực vonfram và nêu các yêu cầu khi sử dụng điện
cực vonfram trong hàn TIG?
Câu 3 (03 điểm): Chế độ hàn là gì? Trình bày các thông số cơ bản của chế độ hàn
hồ quang tay?
DUYỆT HỘI ĐỒNG
THI TỐT NGHIỆP
, ngày tháng năm 2012
TIỂU BAN RA ĐỀ THI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đáp án: ĐA H – LT08
TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1
(02 điểm)
1.Thực chất.
Hàn là quá trình nối hai đầu của một hoặc nhiều chi tiết lại với nhau


bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy hay dẻo. Khi hàn ở
trạng thái chảy thì ở chỗ nối của vật hàn chảy ra và sau khi đông đặc ta
nhận được mối hàn. Khi hàn ở trạng thái dẻo thì chỗ nối được nung đến
trạng thái dẻo; khi ấy khả năng chuyển động thẩm thấu các phần tử của
kim loại hàn tăng lên , dưới tác dụng của ngoại lực chúng liên kết với
nhau tạo thành mối hàn.
0.5
2. Đặc điểm
- Tiết kiệm nguyên vật liệu:
+ So với tán đinh ri-vê, hàn tiết kiệm được 10 ÷ 20% khối lượng kim
loại.
+ So với đúc, hàn tiết kiệm được 50% trọng lượng.
+ Sử dụng hàn trong xây dựng nhà cao tầng, cho phép giảm 15%
trọng lượng sườn vì kèo, đồng thời việc chế tạo và lắp ráp chúng cũng
được giảm nhẹ, độ cứng vững kết cấu lại tăng lên.
0.5
- Hàn giảm được giá thành, năng suất cao, độ bền của kết cấu tăng. 0.1
- Hàn có thể nối những kim loại có tính chất khác nhau. 0.1
- Thiết bị đơn giản, dễ chế tạo. 0.1
- Độ bền của mối hàn cao, mối hàn kín. Do kim loại của mối hàn tốt
hơn kim loại vật hàn; mối hàn chịu được áp suất cao.
0.1
- Hàn giảm được tiếng động khi sản xuất. 0.1
* Tuy nhiên hàn cũng có nhược điểm là sau khi hàn vẫn tồn tại ứng suất
dư, tổ chức kim loại gần mối hàn không tốt, làm giảm khả năng chịu tải
trọng động của mối hàn; vật hàn bị cong vênh
0.25
3. Công dụng của hàn
- Chế tạo: Nói chung các bộ phận máy đều được chế tạo bằng hàn.
Ví dụ: Nồi hơi, ống, bình chứa, sườn nhà, cầu, tàu

- Sửa chữa: Những chi tiết bộ phận hỏng hoặc mòn.
Ví dụ như: Bánh răng bị mòn, vật đúc bị khuyết tật
0.25
Câu 2
(02 điểm)
1. Điện cực Wolfram:
Wolfram được dùng làm điện cực hàn do có tính chịu nhiệt cao
(nhiệt độ nóng chảy là 3410
0
C), phát xạ điện tử tương đối tốt, làm iôn
hóa hồ quang và duy trì tính ổn định hồ quang. Wolfram có tính chống
ôxy hóa rất cao.
0.4
Phân loại theo thành phần hóa học 0.3
Phân loại theo màu sắc 0.3
2. Một số yêu cầu khi sử dụng điện cực Wolfram:
- Cần chọn dòng điện thích hợp với kích cỡ điện cực được sử dụng.
Dòng điện quá cao sẽ làm hỏng đầu điện cực, dòng điện quá thấp sẽ gây
ra sự ăn mòn, nhiệt độ thấp và hồ quang không ổn định.
0.2
- Đầu điện cực phải được mài hợp lý theo hướng dẫn kèm theo điện
cực.
0.2
- Điện cực phải được sử dụng và bảo quản cẩn thận, tránh nhiễm bẩn từ
môi trường.
0.2
- Dòng khí bảo vệ phải được duy trì không chỉ trước và trong khi hàn
mà cả sau khi ngắt hồ quang cho đến khi điện cực nguội.
0.2
- Phần nhô điện cực ở phía ngoài mỏ hàn (chụp khí) phải được giữ ở

mức ngắn nhất, tùy theo ứng dụng và thiết bị để đảm bảo được bảo vệ
tốt bằng dòng khí trơ.
0.1
- Cần tránh sự nhiễm bẩn điện cực do tiếp xúc giữa điện cực nóng với
kim loại mối hàn.
0.1
Câu 3
(03 điểm)
Chế độ hàn là tổng hợp các tính chất cơ bản của quá trình hàn để đảm
bảo nhận được mối hàn có hình dáng, kích thước mong muốn. Đặc trưng
cho chế độ hàn điện gồm:
1. Đường kính que hàn:
Để nâng cao hiệu suất, có thể chọn đường kính que hàn lớn. Nhưng hàn
0.5
bằng que hàn có đường kính lớn mối hàn hình thành không tốt và tăng
cường độ làm việc của thợ hàn. Do đó chọn đường kính que hàn to, nhỏ
phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Bề dày của vật hàn.
+ Loại đầu nối.
+ Vị trí mối hàn.
+ Thứ tự lớp hàn.
Trong trường hợp chung quan hệ giữa đường kính que hàn với bề dày
vật hàn có thể dùng công thức sau:
0.5
- Đối với hàn giáp mối:
d =
δ
+ 1
2
0,25

- Đối với mối hàn góc chữ T:
d =
K
+ 2
2
Trong đó: - d: Đường kính que hàn (mm)
- S: Chiều dày chi tiết hàn (mm)
- K: Cạnh mối hàn (mm).
0,25
2. Cường độ dòng điện hàn:
Dòng điện hàn có những ảnh hưởng tới hình dạng, kích thước, chất
lượng mối hàn cũng như năng suất hàn.
Bằng phương pháp tính toán gần đúng khi hàn thép ở vị trí hàn bằng,
áp dụng công thức sau:
I = ( β + α d ) d
(A)
0,25
Trong đó:
I: Cường độ dong điện hàn (A)
β, α là hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que hàn thép (β =20,
α = 6)
- d: Đường kính que hàn (mm)
Nếu vật có chiều dày lớp S > 3d hoặc khi hàn các liên kết chữ T, để
đảm bảo hàn ngấu phải tăng dòng điện hàn lên 10 - 15%. Nếu vật hàn
mỏng S < 1,5d hoặc khi hàn đứng, phải giảm dòng điện hàn xuống 10 –
15%. Khi hàn ngang, hàn trần giảm dòng điện hàn xuống 15- 20%.
0,25
3. Điện thế của hồ quang:
Điện thế hồ quang do chiều dài hồ quang quyết định: hồ quang dài
điện thế cao và ngược lại. Do đó nên sử dụng hồ quang ngắn để hàn,

0,5
chiều dài hồ quang không vượt quá đường kính que hàn.
4. Tốc độ hàn:
Tốc độ hàn là tốc độ di chuyển về phái trước của que hàn, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu suất của công việc hàn. Trong quá trình hàn
nên căn cứ tình hình cụ thể để điều chỉnh tốc độ hàn, nhằm đảm bảo
cho mối hàn cao thấp, rộng hẹp đều nhau.
0,5
, ngày tháng năm 2012

×