Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đáp án - đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - hàn - mã đề thi h-lt (15)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.83 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: H – LT15
Hình thức thi: (Viết)
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (2 điểm): Nêu các quy định an toàn khi hàn và cắt kim loại bằng khí?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày các thông số cơ bản của chế độ hàn khi hàn TIG?
Câu 3 (03 điểm): Cho biết thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương
pháp kiểm tra mối hàn bằng siêu âm?
DUYỆT HỘI ĐỒNG
THI TỐT NGHIỆP
, ngày tháng năm 2012
TIỂU BAN RA ĐỀ THI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đáp án: ĐA H – LT15
TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1
(02 điểm)
Quy định an toàn trong hàn và cắt bằng khí:
+ Những người được phép thực hiện các công việc hàn và cắt bằng
khí phải từ 18 tuổi trở lên và phải có chứng nhận đủ sức khỏe, đã qua
đào tạo chuyên môn và có chứng chỉ đạt yêu cầu do các cơ quan, tổ


chức đủ thẩm quyền cấp.
0.2
+ Cấm tiến hành các công việc hàn và cắt bằng khí ở những chỗ
cao hơn mặt đất 1m mà không che chắn hoặc ở những vị trí không đảm
bảo về chiếu sáng. Không thực hiện công việc ở những nơi nguy hiểm
trong thời tiết xấu.
0.2
+ Cấm bố trí bộ điều chế axetylen di động ở những chỗ đông
người và những chỗ có sự bốc hơi các chất có khả năng phản ứng với
axetylen thành hỗn hợp dễ cháy nổ.
0.2
+ Phải đặt các bình chứa khí ở cách vị trí hàn và các nguồn nhiệt
khác có ngọn lửa hở một khoảng cách ít nhất là 10mét.
0.2
+ Khi thao tác đối với các chai (bình) chứa khí ôxi :
- Cấm dùng các dụng cụ có dính dầu mỡ để thao tác.
- Cấm mang vác bằng tay hoặc lăn.
- Cấm tháo nắp chai bằng búa đập và đục.
- Cấm sử dụng các chai bị nứt, bị hỏng (móp, sứt, mẻ,…).
- Cấm dụng các van giảm áp có ren không thích hợp ở những chỗ
có mối ghép bằng ren.
- Cấm dụng các chai có ren hở khí.
0.5
- Cấm để bình điều chế và chai có chứa khí mà thiếu việc kiểm
soát. Khoảng cách giữa các chai chứa khí ôxi và bình điều chế nên đặt
xa hơn 5m.
+ Khi thao tác đối với bình điều chế:
- Cấm dùng một bình điều chế di động cung cấp axetylen cho từ 2
vị trí hàn, cắt trở lên.
- Cấm nạp cacbit canxi có cỡ hạt nhỏ hơn quy định trong hồ sơ kỹ

thuật của bình.
- Cấm đặt bình ở các chỗ hàn, các chỗ có nguồn lửa hoặc tia lửa
trực tiếp trong vòng 10m.
Cấm di chuyển cacbit canxi trong các thùng hở.
0.5
+ Cấm thợ hàn khí đem mỏ hàn, mỏ cắt bằng khí đang cháy ra
khỏi vị trí làm việc.
0.2
Câu 2
(02 điểm)
Chế độ hàn TIG bao gồm các thông số sau:
- Cường độ dòng điện hàn.
- Thời gian tăng cường độ dòng điện hàn lên giá trị đã chọn.
0. 5
- Thời gian giảm cường độ dong điện hàn đến khi tắt hồ quang với mục
đích tránh lõm cuối đường hàn.
- Tốc độ hàn
0.5
- Đường kính điện cực W, que hàn (dây hàn) phụ 0.5
- Lưu lượng khí bảo vệ
- Thời gian mở và đóng khí bảo vệ trước khi gây hồ quang và tắt hồ
quang.
0,5
Câu 3
(03 điểm)
1.Thực chất:
Phương pháp kiểm tra bằng siêu âm dựa trên cơ sở nghiên cứu sự
lan truyền và tương tác của các dao động đàn hồi (phản xạ, khúc xạ,
hấp thụ, tán xạ) có tần số cao được truyền vào vật thể cần kiểm tra.
Nguyên lý cơ bản của kiểm tra bằng siêu âm được trình bày như

hình vẽ sau:
0.5
1)- đầu dò phát; 2)- vật kiểm; 3)- khuyết tật;
4)- đầu dò thu (truyền qua); 5)- đầu dò thu (phản hồi)
0.5
Sóng siêu âm truyền qua môi trường kèm theo sự suy giảm năng
lượng do tính chất của môi trường. Cường độ sóng âm hoặc được đo sau
khi phản xạ (xung phản hồi) tại các mặt phân cách (khuyết tật) hoặc đo
tại bề mặt đối diện của vật kiểm tra (xung truyền qua). Chùm sóng âm
phản xạ được phát hiện và phân tích để xác định sự có mặt của khuyết
tật và vị trí của nó. Mức độ phản xạ phụ thuộc nhiều vào trạng thái vật
lý của vật liệu ở phía đối diện với bề mặt phân cách và ở phạm vi nhỏ
hơn vào các tính chất vật lý đặc trưng của vật liệu đó.
0.5
2. Đặc điểm
- Một số ưu điểm của phương pháp kiểm tra bằng siêu âm:
• Độ nhạy cao cho phép phát hiện được những khuyết tật nhỏ.
• Khả năng đâm xuyên cao cho phép kiểm tra các tiết diện dày.
• Độ chính xác cao trong việc xác định vị trí và kích thước khuyết
tật.
• Cho phép kiểm tra nhanh và tự động.
• Chỉ cần tiếp cận từ một phía của vật kiểm.
0.5
- Những hạn chế của phương pháp kiểm tra bằng siêu âm:
• Hình dạng của vật kiểm có thể gây khó khăn cho công việc kiểm
tra.
• Khó kiểm tra các vật liệu có cấu tạo bên trong phức tạp.
• Phương pháp này cần phải sử dụng chất tiếp âm là mỡ.
• Đầu dò phải tiếp xúc hợp lý với bề mặt mẫu trong quá trình kiểm
tra.

• Hướng của khuyết tật có ảnh hưởng đến khả năng phát hiện
khuyết tật.
• Thiết bị rất đắt tiền.
• Nhân viên kiểm tra phải có rất nhiều kinh nghiệm.
0.5
3. Ứng dụng: 0.5
Phương pháp siêu âm được sử dụng để phát hiện các khuyết tật trong
vật liệu cơ bản trước khi hàn, khuyết tật sau khi hàn. Tuy không thật
chính xác nhưng được sử dụng rộng rãi trong việc đo độ dày nhất là khi
tiếp cận chỉ một phía. Trong nghiên cứu chúng được dùng để xác định
các tính chất cơ học và cấu trúc của vật liệu.
, ngày tháng năm 2012

×