CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: H – LT31
Hình thức thi: (Viết)
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (02 điểm): Nêu thực chất, đặc điểm, công dụng của hàn kim loại và hợp
kim?
Câu 2 (02 điểm): Cho mối hàn giáp mối như hình vẽ. Biết rằng lực kéo
N=260KN ,
[ ]
σ
h
=28KN/cm
2
, vật liệu có S = 8mm. Hãy xác định chiều rộng của
tấm ghép để kết cấu đảm bảo điều kiện bền.
Câu 3 (03 điểm): Trình bày phương pháp kiểm tra phá huỷ và không phá huỷ?
Nêu thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp kiểm tra mối hàn
bằng chụp ảnh bức xạ ?
DUYỆT HỘI ĐỒNG
THI TỐT NGHIỆP
, ngày tháng năm 2012
TIỂU BAN RA ĐỀ THI
S
N
N
B
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đáp án: ĐA H – LT31
TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1
(02 điểm)
1.Thực chất.
Hàn là quá trình nối hai đầu của một hoặc nhiều chi tiết lại với nhau
bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy hay dẻo. Khi hàn ở
trạng thái chảy thì ở chỗ nối của vật hàn chảy ra và sau khi đông đặc ta
nhận được mối hàn. Khi hàn ở trạng thái dẻo thì chỗ nối được nung đến
trạng thái dẻo; khi ấy khả năng chuyển động thẩm thấu các phần tử của
kim loại hàn tăng lên , dưới tác dụng của ngoại lực chúng liên kết với
nhau tạo thành mối hàn.
0.5
2. Đặc điểm
- Tiết kiệm nguyên vật liệu:
+ So với tán đinh ri-vê, hàn tiết kiệm được 10 ÷ 20% khối lượng kim
loại.
+ So với đúc, hàn tiết kiệm được 50% trọng lượng.
+ Sử dụng hàn trong xây dựng nhà cao tầng, cho phép giảm 15%
trọng lượng sườn vì kèo, đồng thời việc chế tạo và lắp ráp chúng cũng
được giảm nhẹ, độ cứng vững kết cấu lại tăng lên.
0.5
- Hàn giảm được giá thành, năng suất cao, độ bền của kết cấu tăng. 0.1
- Hàn có thể nối những kim loại có tính chất khác nhau. 0.1
- Thiết bị đơn giản, dễ chế tạo. 0.1
- Độ bền của mối hàn cao, mối hàn kín. Do kim loại của mối hàn tốt
hơn kim loại vật hàn; mối hàn chịu được áp suất cao.
0.1
- Hàn giảm được tiếng động khi sản xuất. 0.1
* Tuy nhiên hàn cũng có nhược điểm là sau khi hàn vẫn tồn tại ứng suất
dư, tổ chức kim loại gần mối hàn không tốt, làm giảm khả năng chịu tải
trọng động của mối hàn; vật hàn bị cong vênh
0.25
3. Công dụng của hàn
- Chế tạo: Nói chung các bộ phận máy đều được chế tạo bằng hàn.
Ví dụ: Nồi hơi, ống, bình chứa, sườn nhà, cầu, tàu
- Sửa chữa: Những chi tiết bộ phận hỏng hoặc mòn.
Ví dụ như: Bánh răng bị mòn, vật đúc bị khuyết tật
0.25
Câu 2
(02 điểm)
Theo thuyết bền ta có:
[ ]
k
h
max
σ
F
N
σ
≤=
0.5
0.5
- Để mối hàn đảm bảo điều kiện bền thì biểu thức sau phải thoả mãn:
[ ]
h
h
N
F
σ
≥
(*)
Trong đó :
F
h
= S.L
L là chiều dài của đường hàn.
0.5
- Thay vào (*) ta có:
260
11,607 116,07
0,8.28
L cm mm≥ = =
0.25
- Như vậy để đảm bảo điều kiện bền của mối hàn ta chọn tấm thép có
chiều rộng là B = 117 mm.
0.25
Câu 3
(03 điểm)
1. Kiểm tra phá hủy (DT-destructive testing) Là phương pháp khi
kiểm tra mối hàn bị phá hủy. Phương pháp này nhắm kiểm tra, xác định
độ bền cực đại của kim loại mối hàn, chi tiết hàn hoặc vùng ảnh hưởng
nhiệt của mối hàn. Việc kiểm tra phá hủy đối với toàn bộ môi hàn mang
tính cục bộ, giá thành cao nên chủ yếu chỉ thực hiện trong phòng thí
nghiệm chuyên ngành mà không ứng dụng rộng rãi.
0.5
Kiểm tra không phá hủy(NDT- non destructive testing) là nhóm
các phương pháp khi kiểm tra mối hàn không bị phá hủy vẫn còn
0.3
nguyên hịnh dạng ban đầu.
2. Kiểm tra bằng bức xạ :
* Thực chất:
Phương pháp kiểm tra bằng bức xạ được dùng để xác định khuyết
tật bên trong của nhiều loại vật liệu hoặc mối hàn có cấu trúc khác
nhau. Khi truyền qua vật kiểm tra, bức xạ ion bị yếu đi do hấp thụ và
tán xạ. Mức độ suy giảm phụ thuộc vào chiều dày δ và mật độ ρ cũng
như cường độ M và năng lượng E của chính chùm tia. Sự có mặt của
khuyết tật kích thước Δδ trong vật làm thay đổi cường độ M và năng
lượng chùm tia E khi ra khỏi. Thông tin về sự thay đổi sẽ được ghi nhận
lại (trên film, trên màn hình, tấm xeroradiography).
0.5
0.5
* Đặc điểm của phương pháp chụp ảnh bức xạ:
- Khả năng phát hiện khuyết tật phụ thuộc vào loại tia bức xạ (nghĩa là
phụ thuộc vào năng lượng của chùm tia bức xạ): chùm tia bức xạ có
năng lượng càng lớn thì có khả năng đâm xuyên vật có chiều dày và
mật độ cao càng lớn, tức là càng có khả năng phát hiện được khuyết tật
nằm sâu bên trong vật kiểm.
0.2
- Chụp ảnh bức xạ không thể xác định được chính xác chiều sâu của bất
0.2
liên tục.
- Nếu bất liên tục có hướng mở rộng theo chiều của chùm tia bức xạ thì
ta không thể xác định được bất liên tục đó nhờ chụp ảnh bức xạ.
0.2
- Góc giữa hướng chụp của chùm với hướng nứt hoặc hướng khuyết tật
tuyến tính khác có tính chất quyết định tới kết quả của việc kiểm tra và
giải đoán.
0.2
- Phương pháp kiểm tra chụp ảnh bức xạ có thể kiểm tra được các vật
dày từ 1 – 500mm, với độ nhạy 1 – 2%.
0.2
* Ứng dụng: RT được ứng dụng trong kiểm tra các sản phẩm từ hàn,
đúc, rèn và chế tạo máy.
0.2
, ngày tháng năm 2012