CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: H – LT34
Hình thức thi: (Viết)
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (02 điểm): Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của kim
loại lỏng từ que hàn vào bể hàn?
Câu 2 (02 điểm): Trình bày đặc điểm của các ngọn lửa dùng trong hàn khí?
Câu 3 (03 điểm): Trình bày kỹ thuật bắt đầu, kết thúc và nối liền mối hàn khi hàn
hồ quang tay?
DUYỆT HỘI ĐỒNG
THI TỐT NGHIỆP
, ngày tháng năm 2012
TIỂU BAN RA ĐỀ THI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đáp án: ĐA H – LT34
TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1
(02 điểm)
1. Trọng lực của các giọt kim loại:
Những giọt kim loại hình thành trong mặt đầu que hàn dịch
chuyển theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới. Trọng lực này làm
chuyển dịch giọt kim loại vào bể hàn khi hàn bằng (sấp) và có tác dụng
ngược lại khi hàn trần (ngửa). Còn hàn đứng một phần kim loại dịch
chuyển từ trên xuống dưới.
0.25
2. Sức căng bề mặt:
Sinh ra do tác dụng của phân tử. Lực phân tử này luôn luôn có
khuynh hướng tạo cho bề mặt chất lỏng một năng lượng nhỏ nhất. Vì
vậy sức căng tạo cho bề mặt những giọt kim loại có dạng hình cầu.
Những giọt kim loại này chỉ mất đi khi chúng rơi vao bể hàn và bị sức
căng kéo thành dạng chung của bể hàn.
Sức căng bề mặt giữ cho kim loại lỏng của bể hàn khi hàn trần
không bị rơi.
0.5
3. Cường độ điện trường:
- Dòng điện đi qua que hàn sinh ra quanh nó một điện trường ép lên
que hàn có tác dụng làm mặt cắt ngang giảm đến 0.
0.2
- Lực này cắt kim loại đầu que hàn thành những giọt.
0.2
- Do sức căng bề mặt cường độ điện trường ở danh giới nong chảy que
hàn thắt lại.
0.2
- Mặt cắt ngang giảm, mật độ dòng điện tăng, mặt khác điện trở cao nên
nhiệt lớn. Do đó kim loại lỏng đến trạng thái sôi, tao ra áp lực đẩy giọt
kim loại vào bể hàn.
0.2
- Mật độ dòng điện giảm dần từ que hàn đến vật hàn do đó không có
hiện tượng kim loại lỏng từ vật hàn vào que hàn.
0.2
4. Áp lực trong:
Kim loại lỏng ở đầu que hàn bị quá nhiệt mạnh, nhiều phản ứng
hóa học xảy ra ở đó và sinh ra các chất khí.
Ở nhiệt độ cao thể tích các chất khí tăng lên gây nên nột áp lực
mạnh, đẩy giọt kim loại lỏng tách khỏi que hàn rơi vào bể hàn.
0.25
Câu 2
(02 điểm)
Căn cứ vào tỉ lệ hỗn hợp khí hàn, ngọn lửa hàn có thể chia thành ba
loại:
1. Ngọn lửa bình thường:
Khi tỉ lệ:
2,11,1
22
2
÷=
HC
O
0.1
0.2
Ngọn lửa này chia ra làm ba vùng:
- Vùng hạt nhân: Có màu sáng trắng, nhiệt lượng thấp và trong đó có
cacbon tự do nên không dùng để hàn vì làm mối hàn thấm cacbon trở
nên giòn.
- Vùng cháy không hoàn toàn: Có màu sáng xanh, nhiệt độ cao
(3200
0
C) có CO và H
2
là hai chất khử ôxy nên gọi là vùng hoàn nguyên
hoặc vùng cháy chưa hoàn toàn.
- Vùng cháy hoàn toàn: Có màu nâu sẫm nhiệt độ thấp, có C
2
và nước là
những chất khí sẽ ôxy hóa kim loại vì thế còn gọi là vùng ôxy hoá ở
đuôi ngọn lửa, cacbon bị cháy hoàn toàn nên gọi lạ vùng cháy hoàn
toàn.
0.5
2. Ngọn lửa ôxy hóa:
Khi tỉ lệ:
2,1
22
2
>
HC
O
0.1
0.2
Tính chất hoàn nguyên của ngọn lửa bị mất, khi cháy sẽ mang tính
chất ôxy hóa nên gọi là ngọn lửa ôxy hóa, lúc này nhân ngọn lửa ngắn
lại, vùng giữa đặc biệt không rõ ràng ngọn lửa này có màu sáng trắng.
0.2
3. Ngọn lửa cacbon hóa:
Khi tỉ ịê:
1,1
22
2
<
HC
O
0.1
0.2
Vùng ngọn lửa thừa cacbon tự do và mang cacbon hóa lúc này nhân
ngọn lửa kéo dài và nhập vào vùng giữa có màu nâu sẫm.
0.2
Qua sự phân bố về thành phần, về nhiệt độ của ngọn lửa hàn, áp dung
ngọn lửa để hàn như sau:
Ngọn lửa bình thường có tác dụng tốt vùng cách nhân ngọn lửa từ 2
– 3mm có nhiệt độ cao nhất , thành phần của khí hoàn nguyên( CO và
H
2
nên dùng để hàn).
Ngọn lửa cacbon hóa dùng khi hàn gang (bổ xung cacbon khi hàn bị
cháy). Tôi bề mặt, hàn đắp thép và hợp kim đồng thau, cắt hơi, đốt
sạch bề mặt.
0.2
Câu 3
(03 điểm)
1. Bắt đầu mối hàn:
Khi mới bắt đầu hàn nhiệt độ vật hàn thấp, nên độ sâu nóng chảy ở phần
đầu hơi nông, làm cho cường độ mối hàn yếu đi. Để giảm bớt hiện tượng
này, sau khi mồi hồ quang phải kéo dài hồ quang ra tiến hành dự nhiệt
vật hàn, sau đó rút ngắn chiều dài hồ quang ra cho thích hợp và tiến hành
hàn bình thường.
0.5
2. Kết thúc mối hàn:
Là khi kết thúc mối hàn, nếu ngắt hồ quang ngay sẽ tạo cho mặt ngoài
của mối hàn có rãnh thấp hơn bề mặt vật hàn, rãnh hồ quang quá sâu làm
cho cường độ chịu lực chỗ kết thúc mối hàn giảm, sinh ra ứng suất tập
trung gây ra nứt. Vì vậy khi kết thúc đương hàn không nên để lại rãnh hồ
quang mà phải lấp đầy nó bằng hai cách:
- Khi kết thúc mối hàn phải dừng không que hàn chuyển động, rồi từ từ
ngắt hồ quang.
- Cũng có thể thực hiện chấm, ngắt hồ quang khi nào rãnh đầy thì thôi.
0.5
3. Sự nối liền của mối hàn:
0.5
Khi hàn hồ quang tay vì chiều dài que hàn bị hạn chế phải thay
que hàn, muốn đảm bảo mối hàn liên tục phải nối chúng lại với nhau. Có
4 loại nối sau:
1. Phần đầu mối hàn nối với phần cuối mối hàn trước.
2. Phần cuối của 2 mối hàn nối với nhau.
3. Phần cuối của mối hàn sau nối với phần đầu mối hàn trước.
4. Phần đầu 2 mối hàn nối với nhau.
Trong quá trình hàn, 4 loại đầu nối mối hàn nói trên đều được áp dụng
ở những chỗ nối mối hàn thường có những thiếu sót sau: Mối hàn quá
cao, ngắt quãng và rộng hẹp không đều. Để phòng ngừa và giảm bớt
thiếu sót đó khi áp dụng những loại đầu nối cần chú ý:
0.5
+ Đối với đầu nối mối hàn kiểu thứ nhất và thứ tư thì có thể mồi hồ
quang ở chỗ chưa hàn của đầu mối hàn hoặc phần cuối mối hàn (rãnh hồ
quang), kéo dài hồ quang, cho dừng lại ở rãnh hồ quang, rồi lập tức rút
ngắn chiều dài hồ quang thích hợp, tiếp tục tiến hành hàn bình thường.
0.5
+ Đối với loại đầu nối mối hàn kiểu thứ hai và thứ ba phải chú ý khi
que hàn đến phần đầu hoặc phần cuối của mối hàn phải kéo dài hồ
quang, sau đó lại tiếp tục hàn một đoạn rồi để hồ quang tự tắt.
0.5
, ngày tháng năm 2012