Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đáp án - đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - hàn - mã đề thi h-lt (42)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.19 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: H – LT42
Hình thức thi: (Viết)
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (02 điểm): Ứng suất và biến dạng hàn là gì? Các nguyên nhân gây ra ứng
suất và biến dạng khi hàn?
Câu 2 (02 điểm): Trình bày các thông số cơ bản của chế độ hàn khí?
Câu 3 (03 điểm): Cho biết các dạng khuyết tật thường gặp của mối hàn khi hàn hồ
quang tay? Nguyên nhân và cách phòng ngừa?
DUYỆT HỘI ĐỒNG
THI TỐT NGHIỆP
, ngày tháng năm 2012
TIỂU BAN RA ĐỀ THI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đáp án: ĐA H – LT42
TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1
(02 điểm)
1. Ứng suất và biến dạng là trạng thái ứng suất và biến dạng do quá
trình hàn gây ra trong khi hàn và tồn tại trong kết cấu sau khi hàn. Nó
có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và khả năng làm việc của kết


cấu hàn.
0.5
2. Nguyên nhân chính gây ra ứng suất biến dạng khi hàn:
- Nung nóng không đồng đều kim loại vật hàn làm cho những vùng ở
xa nguồn nhiệt ít bị biến dạng nhiệt chúng sẽ cản trở sự biến dạng ở
vùng lân cận mối hàn do vậy sẽ xuất hiện ứng suất trong mối hàn và
vùng kim loại lân cân nó.
0.5
- Độ co ngót của kim loại nóng chảy ở mối hàn sau khi kết tinh. Kết
quả trong mối hàn sẽ xuất hiện các lực nén theo phương dọc cũng như
phương ngang so với trục mối hàn tạo ra trường ứng suất dư ở đó.
0.5
- Sự thay đổi tổ chức kim loại ở vùng tiệm cận mối hàn là những thay
đổi về kích thước và vị trí sắp xếp của các tinh thể kim loại, đồng thời
kéo theo sự thay đổi thể tích của kim loại trong vùng ảnh hưởng nhiệt.
Sự thay đổi cục bộ như vậy dẫn đến việc tạo thành nội ứng suất. Khi
hàn các thép hợp kim và các bon cao có khuynh hướng tôi thì các ứng
suất này có thể đạt tới các giá trị rất cao.
0.5
Câu 2
(02 điểm)
Các thông số cơ bản của chế độ hàn khí gồm:
+ Góc nghiêng mỏ hàn so với mặt phẳng hàn được chọn như sau:
Chiều dày càng lớn, nhiệt độ chảy và độ dẫn nhiệt của vật liệu hàn càng
cao, góc nghiêng càng lớn.
0.5
Ví dụ: Khi hàn đồng góc nghiêng α = 60÷80
o
, còn khi hàn chì α ≤ 10
o

.
+ Công suất ngọn lửa: công suất ngọn lửa tính bằng lượng tiêu hao
trong một giờ, Vật hàn dày, nhiệt độ chảy, độ dẫn nhiệt cao thì công
suất ngọn lửa lớn và ngược lại. Công suất của ngọn lửa khi hàn phải
cao hơn hàn trái.
0.5
• Khi hàn thép cacbon thấp, đồng thau, đồng thanh thường chọn lượng
tiêu hao C
2
H
2

trong một giờ theo công thức sau:
V C
2
H
2

= (100 ÷ 120).S [lít/h] - đối với hàn trái
V C
2
H
2

= (120 ÷ 150).S [lít/h] - đối với hàn phải
Trong đó S là chiều dày vật hàn [mm].
• Khi hàn đồng đỏ do tính dẫn nhiệt lớn nên tính theo công thức sau:
V C
2
H

2
= (150 ÷ 200).S [lít/h]
0.5
+ Đường kính que hàn phụ: phụ thuộc vật liệu hàn và phương pháp
hàn. Khi hàn thép cacbon chọn theo công thức kinh nghiệm sau:
Hàn trái: d =
1
2
+
s
[mm]
Hàn phải: d =
2
s
[mm]
0.5
Câu 3
(03 điểm)
1. Nứt.
Nứt là sự phá hủy cục bộ liện kết hàn ở trạng thái rắn, được xem là
khuyết tật nguy hiểm nhất. Chúng suất hiện trong kim loại cơ bản và
kim loại mối hàn.
0.2
a. Nguyên nhân:
- Hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho trong kim loại vật hàn hoặc trong
kim loại que hàn quá nhiều.
- Co ngót và sự biến đổi tổ chức hay thay đổi thể tích khi kim loại
chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.
- Nhiệt độ phân bố không đều khi nung nóng và làm nguội vật hàn.
0.2

b. Biện pháp phòng ngừa:
- Chọn vật liệu hàn có hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho thấp, đồng
thời chọn que hàn có tính chống nứt tốt.
- Chọn quy trình hàn thích hợp.
0.2
2. Rỗ hơi là khoảng không gian tồn tại trong phần kim loại mối hàn.
Chúng xuất hiện trong kim loại mối hàn.
0.2
a. Nguyên nhân
- Hàm lượng cácbon trong kim loại vật hàn hoặc trong lõi thép que hàn
quá cao, khả năng đẩy ôxy của que hàn kém.
- Dùng que hàn bị ẩm, trên mặt của đầu nối có nước dầu bẩn, gỉ sắt
- Tốc độ hàn lớn, bể hàn nguội nhanh.
0.2
b. Biện pháp phòng ngừa:
- Dùng que hàn có hàm lượng cácbon thấp, khả năng đẩy ôxy tốt.
- Trước khi hàn, que hàn phải sấy khô và bề mặt vật hàn phải làm sạch
triệt để.
- Chọn tốc độ hàn thích hợp.
0.2
3. Lẫn xỉ: là các tạp chất phi kim loại không kịp nổi lên bề mặt mối hàn
khi đông đặc.
0.2
a. Nguyên nhân
- Dòng điện hàn quá nhỏ nên không đủ nhiệt lượng làm cho tính lưu
động của bể hàn bị hạn chế.
- Bề mặt vật hàn chưa được làm sạch triệt để.
- Làm nguội mối hàn quá nhanh.
0.2
b. Biện pháp phòng ngừa:

- Tăng dòng điện hàn cho thích hợp.
- Triệt để chấp hành công tác làm sạch bề mặt vật hàn.
- Hạn chế tốc độ nguội của mối hàn.
0.2
4. Hàn không ngấu là những bất liên tục do không có sự liên kết cấu
trúc tại giao diện giữa kim loại cơ bản và kim loại mối hàn hoặc giữa
các lớp hàn.
0.2
a. Nguyên nhân
- Khe hở đầu nối và góc vát quá nhỏ nên kim loại cơ bản khó nóng
chảy.
- Nhiệt lượng hồ quang không đủ.
- Góc độ que hàn hoặc cách dao động que hàn không hợp lý.
0.2
b. Biện pháp phòng ngừa:
- Lắp ráp liên kết hàn đúng kỹ thuật.
- Tăng cường độ dòng điện hàn và giảm chiều dài hồ quang.
- Điều chỉnh góc độ và cách dao động que hàn thích hợp.
0.2
5. Khuyết cạnh là chỗ kim loại cơ bản bị lõm xuống thành rãnh không
đều nằm dọc theo mép đường hàn.
0.2
a. Nguyên nhân:
- Dòng điện hàn lớn, hồ quang quá dài.
- Góc độ que hàn và cách dao động que hàn không hợp lý.
0.2
b. Biện pháp phòng ngừa:
- Chọn chế độ hàn hợp lý.
- Điều chỉnh góc độ và cách dao động que hàn thích hợp.
0.2

, ngày tháng năm 2012

×