Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

quản lý giáo dục quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường tiểu học quận đống đa, thành phố hà nội (klv 02660)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.58 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU
HỌC QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 81 40 114

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2021


1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29/NQTW của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018 qui định
Chương trình giáo dục phổ thơng (CTGDPT) 2018. Điểm mới nổi bật của CTGDPT 2018
nói chung và Chương trình giáo dục Tiểu học 2018 là xây dựng “chủ đề môn học” theo
hướng tích hợp đa mơn (Multidisciplinary integration), tích hợp trong nội bộ mơn
học (Intradisciplinary), tích hợp liên mơn (Interdisciplinary) và tích hợp xun
mơn (Transdisciplinary). Chính vì vậy, việc quản lý bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ nói
chung, bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp (NL DHTH) cho đội ngũ GV được các
trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội rất quan tâm chỉ đạo như:
Tổ chức các chuyên đề đổi mới công tác quản lý dạy học; đổi mới sinh hoạt tổ
chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học; sinh hoạt chuyên môn theo cụm liên
trường. Tập huấn đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.


Tổ chức tốt các Cuộc thi, Hội thi: Thi sáng tạo kỹ thuật, GV tổng phụ trách đội giỏi.
Nhờ đó, năng lực chun mơn nghiệp vụ nói chung, NL DHTH của đội ngũ GV tiểu
học của Quận có nhiều cải thiện...
Tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới Chương trình GDPT hiện nay, NL DHTH của
đội ngũ GV tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, bất
cập từ khâu: xác định tên chủ đề (nội môn, liên môn, đa môn, xuyên môn) xây dựng
kế hoạch DHTH, thiết kế tiến trình dạy học, tổ chức dạy học và đánh giá phân tích,
rút kinh nghiệm...
Nguyên nhân cơ bản nhất là do khả năng hiểu biết nội dung, kiến thức liên quan
đến NL DHTH của đội ngũ GV tiểu học. Điều này, nhất thiết cần đặt ra yêu cầu về bồi
dưỡng NL DHTH và quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội đáp ứng u cầu của chương trình GDPT 2018.
Với những lí do trên, Tác giả chọn nghiên cứu vấn đề “Quản lý hoạt động bồi
dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường tiểu học quận Đống Đa,
Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học và thực
trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý các hoạt động bồi dưỡng NL DHTH cho GV
tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội hiện nay;
Từ đó, đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho GV các trường tiểu
học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu: Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý bồi dưỡng NLDHTH cho GV tiểu học quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội


2
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Hiện nay, vấn đề bồi dưỡng NLDHTH cho GV tiểu học còn một số hạn chế so
với yêu cầu đổi mới chương trình GDPT. Nếu đề xuất và sử dụng đồng bộ các biện
pháp bồi dưỡng NLDHTH cho GV tiểu học như: khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, tổ chức
bồi dưỡng NLDHTH, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm
cho giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
dạy học; chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp; sử dụng hiệu
quả cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học xây dựng các
điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng NLDHTH sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên tiểu
học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội nâng cao NLDHTH.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng NLDHTH cho GV tiểu học.
- Phân tích thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng NLDHTH cho GV các
trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đáp ứng chương trình GDPT 2018,
đánh giá các ưu nhược điểm và tìm hiểu nguyên nhân.
- Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDHTH cho GV tiểu học quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDHTH cho GV tiểu học quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội để thực hiện Chương trình giáo dục tiểu học hiện hành
(theo QĐ Số 16/2006 đối với khối lớp 3,4,5) và theo chương trình GDPT 2018 (TT số
32/2018/TT-BGDĐT đối với khối lớp 1,2).
Chủ thể chính quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDHTH quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội là Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo; tiếp đến là Hiệu trưởng các trường Tiểu học
và các chủ thể cấp kỹ thuật/tác nghiệp là Phó Hiệu trưởng, tổ chun mơn, GV tiểu học
cốt cán và GV. Thời gian nghiên cứu: năm học 2019 - 2020 đến năm học 2020 - 2021.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu về quản lý bồi dưỡng NLDHTH đáp ứng chương trình
GDPT 2018, gồm:
- Các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định, thông tư hướng dẫn về bồi

dưỡng NLDHTH đáp ứng chương trình GDPT 2018.
- Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động quản lý bồi dưỡng
NLDHTH đáp ứng chương trình GDPT 2018 như sách, báo, luận án, luận văn...
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra gồm chọn mẫu gửi phiếu điều tra; Phỏng vấn sâu các đối
tượng điều tra về các nội dung cần điều tra.
7.3. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu
Đối với các tài liệu thứ cấp, luận văn phân tích, hệ thống các khái niệm và nội
dung cơ bản và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng NLDHTH cho
GV tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội đáp ứng chương trình GDPT 2018.


3
8. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận: Góp phần hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận về bồi dưỡng NL
DHTH cho GV nói chung, GV tiểu học nói riêng;
Về thực tiễn: Xác định được khoảng cách giữa thực trạng bồi dưỡng NLDHTH
cho GV tiểu học hiện nay và yêu cầu bồi dưỡng NLDHTH cho GV tiểu học quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội; Từ đó, đề xuất một số biện pháp có tính khả thi, hiệu
quả để quản lý bồi dưỡng NLDHTH cho GV tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội hiện nay.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
cho giáo viên tiểu học;
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
cho giáo viên các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội;
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
cho giáo viên các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo
viên
Dạy học tích hợp (DHTH) và Hoạt động bồi dưỡng NL DHTH cho giáo viên
(GV) là vấn đề được đề cập trong nhiều nghiên cứu về tâm lí học, giáo dục học, lý
luận dạy học, chương trình giáo dục và đào tạo... dạy học tích hợp, là một xu hướng
trong giáo dục và đào tạo gắn với thực hành được tiếp cận từ các lý thuyết kiến tạo
của J. Piaget, L. Vygosky, J. Dewey; lý thuyết về “vùng phát triển gần nhất” của L.
Vygotsky; lý thuyết đa thông minh của Howard Gardner; Thuyết học tập trải nghiệm
của Edgar Dale; thuyết học tập dựa trên kinh nghiệm của David Kolb…
a) Một số cơng trình nghiên cứu về HĐ bồi dưỡng NLDH và DHTH và các giải
pháp bồi dưỡng NLDHTH cho GV b) Ở Việt Nam, nhiều cơng trình nghiên cứu của
các tác giả đã đề cập đến BD NLDHTH cho GV, tiêu biểu:đã khẳng định quan điểm
chủ đạo trong xây dựng chương trình đào tạo, BDGV dạy học tích hợp mơn KHTN là
dạy học tích hợp phát triển năng lực HS.
Các tác giả đã tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng dạy học tích hợp mơn
KHTN của GV trung học và đưa ra kết luận đa số GV đều có nhu cầu cao về bồi
dưỡng các kiến thức về dạy học tích hợp, dạy học theo định hướng phát triển năng
lực, thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp.


4
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo
viên tiểu học
Vấn đề quản lý bồi dưỡng NLDHTH cho GVTH đáp ứng yêu cầu chương trình
GDPT đã được một số tác giả nghiên cứu. Ở cấp tiểu học nội dung, phương thức bồi
dưỡng GV phải gắn với việc thực hiện Chương trình sách giáo khoa. Mục tiêu bồi
dưỡng năng lực chuyên môn cho GV đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục, am

hiểu về nội dung, hình thức tổ chức dạy học với mục tiêu nhằm phát triển năng lực
người học; trong đó Quản lý bồi dưỡng NLDHTH là xu hướng tất yếu.
1.1.3. Nhận xét tổng quan nghiên cứu vấn đề và định hướng nghiên cứu của
Đề tài
Các công trinh nghiên cứu về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho
giáo viên nói chung, GV tiểu học nói riêng đã thể hiện tương đối khái quát vấn đề bồi
dưỡng NLDHTH và quản lý bồi dưỡng NLDHTH bằng cách: đổi mới mục tiêu,
chương trình, nội dung, phương thức, điều kiện đảm bảo chất lượng bồi dưỡng NL
DHTH cho đội ngũ GV
Tuy nhiên, trong quá trình BD cần vận dụng phù hợp với đặc thù của địa phương
và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 nói chung và yêu cầu thay đổi của thực tiễn
DHTH, và quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho đội ngũ GV ở các trường tiểu học Quận
Đống Đa, TP Hà Nội nói riêng hiện nay là rất cần thiết.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Dạy học tích hợp
a) Cách tiếp cận tích hợp theo Drake and Burns (2011) đã đề xuất các định nghĩa
của mình về các định hướng tích hợp và đưa ra 4 cách tiếp cận tích hợp: TH đa
mơn (Multidisciplinary integration), TH trong nội bộ môn học (Intradisciplinary), TH
liên môn (Interdisciplinary) và TH xun mơn (Transdisciplinary).
Về bản chất đó là sự kết nối đồng nhất (đồng tâm, đồng trục) hệ thống các môn
học trong CT GDPT từ lớp 1 đến lớp 12 thông qua các chủ đề/chuyên đề dạy học và
giáo dục. Quan điểm DHTH là xu hướng phổ biến của giáo dục tiếp cận phát triển
năng lực hiện nay.
b) Dạy học tích hợp: theo tác giả:“DHTH là q trình dạy học mà ở đó các
thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống cụ thể trong
đời sống để hình thành năng lực của người học”.
Có thể coi HDTH là quá trình dạy học mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến
thức, kỹ năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động
dạy học để hình thành và phát triển năng lực (chung, chuyên biệt) cho HS.
1.2.2. Năng lực dạy học tích hợp

Năng lực dạy học tích hợp (GV tiểu học) là tổ hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ
để thực hiện thành công các hoạt động dạy học các mơn học nhằm hình thành và phát
triển năng lực (chung, chuyên biệt) cho học sinh tiểu học.
NL DHTH của GV tiểu học được biểu hiện qua:


5
1) Khá năng nghiên cứu nội dung CT GDPT 2018, kết nối kiến thức (nội mơn, liên
mơn…);
2) Khá năng tìm hiểu môi trường, đối tượng dạy học (môi trường, hệ sinh thái học
tập, không gian, đối tượng…);
3) Khá năng lập kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp;
4) Kỹ năng tổ chức quá trình dạy học theo chủ đề tích hợp (thiết kế tiến trình dạy
học thành các hoạt động học của học sinh, sử dụng phương pháp/hình thức dạy học);
5) Kỹ năng Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học (biên soạn các câu hỏi, bài tập để
đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học theo chủ đề tích hợp);
6) Tổ chức phân tích, rút kinh nghiệm (dự giờ, SH tổ chun mơn phân tích trao
đổi, chia sẻ trong đồng nghiệp...).
1.2.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
Bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên tiểu học là một nội dung của bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm củng cố, bổ sung, trang bị thêm kiến thức, kỹ
năng và trách nhiệm nghề nghiệp cho mỗi GV để giúp họ thực hiện thành công các
hoạt động dạy học theo chủ đề môn học đáp ứng yêu cầu của CT GD cấp tiểu học.
Hiệu quả BD thể hiện: Mục đích, Nội dung, Chương trình TL, Phương thức,
Chất lượng...
Hoạt động BD cần phải kết hợp 3 loại hình: (i) bồi dưỡng tập trung (bồi dưỡng
chuẩn hóa); (ii) bồi dưỡng bán tập trung (bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao) và
(iii) tự bồi dưỡng/hình thức tốt và hiệu quả nhất.
1.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
Nội dung, Qui trình “Quản lý bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường tiểu

học” gồm: khảo sát, đánh giá mức độ các năng lực DHTH của GV các trường tiểu học, xây
dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng, lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức và lựa chọn hình
thức bồi dưỡng, phân cơng giảng viên/báo cáo viên, chun gia/GV tiểu học cốt cán cùng
tham gia bồi dưỡng, chuẩn bị các điều kiện tổ chức bồi dưỡng, đến khâu kiểm tra, đánh giá
chất lượng bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường tiểu học.

Các chủ thể chính tham gia quá trình “Quản lý bồi dưỡng năng lực DHTH cho
GV các trường tiểu học” là Trưởng/Phó phịng GD&ĐT, Hiệu trưởng/Phó hiệu
trưởng và các tổ trưởng, tổ phó chun mơn trường tiểu học qui định Luật giáo dục
2019 và Điều lệ trường tiểu học.
1.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên tiểu học
trong bối cảnh đổi mới chương trình GDPT
1.3.1. Yêu cầu bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của người giáo viên
Chú trọng những vấn đề: 1) thông qua các chủ đề, học phần, mơn học tích hợp;
2) Xây dựng một số mơn học/chủ đề trên cơ sở kết nối các môn học Tự nhiên và xã
hội, Lịch sử và Địa lí, Khoa học..có trong chương trình; 3) tích cực hố hoạt động
của người học: Các hoạt động DHTH bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt
động luyện tập và hoạt động thực hành.


6
Bảng 1.1: Yêu cầu BD năng lực nghề nghiệp của người giáo viên
Nội dung chuyên
môn DH/GD
Các tri thức
chuyên môn: khái
niệm, phạm trù, các
mối quan hệ… Các
kỹ năng CM:
chương trình, thiết

kế chủ đề DHTH,
kiểm tra, đánh giá..
Năng lực
chuyên môn

Chiến lược DH/GD
(nghiệp vụ SP)

Kỹ năng
giao tiếp -xã hội

Năng lực bản thân
(giá trị văn hóa)

Lập kế hoạch làm
Làm việc nhóm, tạo Thái độ tự trọng, trân
việc, kế hoạch học tập, điều kiện cho GV sự trọng các giá trị, các
tự bồi dưỡng
hiểu biết xã hội, cách chuẩn đạo đức, các giá
Các phương pháp nhận ứng xử, tinh thần trách trị văn hoá. Tự đánh giá
thức.
nhiệm và khả năng giải điểm mạnh và yếu, kế
Thu thập, Xử lý thông
hoạch phát triển nghề
quyết xung đột
tin, trình bày tri thức
nghiệp.

Năng lực
phương pháp


Năng lực
xã hội

Năng lực
cá thể

1.3.2. u cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cấp tiểu học
a) Khung kế hoạch giáo dục được chia 3 nhóm mơn học như sau:
Nội dung giáo dục

Lớp 1

Mơn học bắt buộc
Tiếng Việt
420
Tốn
105
Ngoại ngữ 1
Đạo đức
35
Tự nhiên và Xã hội
70
Lịch sử và Địa lý
Khoa học
Tin học và Công nghệ
Giáo dục thể chất
70
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
70

Hoạt động giáo dục bắt buộc
Hoạt động trải nghiệm
105
Môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số
70
Ngoại ngữ 1
70
Tổng số tiết/năm học (không kể các
875
mơn học tự chọn)
Số tiết trung bình/tuần (khơng kể các
25
môn học tự chọn)

Số tiết/năm học
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
350
175

245
175
140
35

245
175
140

35

70
70

70
70
70

70
70
70
70
70

70
70
70
70
70

105

105

105

105

70

70

70

70

70

875

980

1050

1050

25

28

30

30

35
70

245
175
140

35
70

Lớp 5

Nguồn: Bộ GD&ĐT: Hướng dẫn thực hiện CT GDPT 2018

b) Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học có mười (10) mơn học và một (01)
hoạt động gồm: 1) Tiếng Việt; 2) Toán; 3) Đạo đức; 4) Ngoại ngữ 1 (Lớp 3,4,5); 5)
Tự nhiên và xã hội (Lớp 1,2,3); 6) Lịch sử và Địa lý (Lớp 4, 5); 7) Khoa học (Lớp 4,
5); 8) Tin học và Công nghệ (Lớp 3, 4, 5); 9) Giáo dục thể chất; 10) Nghệ thuật (Âm


7
nhạc và Mĩ Thuật) và Hoạt động trải nghiệm (trong đó có tích hợp nội dung giáo dục
của địa phương).
c) u cầu dạy học tích hợp trong chương trình GD cấp tiểu học
Hình 1.1. Sơ đồ ngược (back-mapping) xây dựng CT GDPT 2028
Nội dung Dạy học
tích hợp gắn với
thực tiễn phát triển
nguồn nhân lực

Nguồn: Bộ GD&ĐT: Hướng dẫn thực hiện CT GDPT 2018

1.3.3. Mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
tiểu học
a) Mục tiêu:
1) củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn cho GV tiểu học theo chương trình GDPT
2018;

2) Nâng cao kỹ năng dạy học tích hợp cho GV tiểu học theo chương trình GDPT 2018;
3) Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của GV
b) Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên tiểu học

1) kết nối kiến thức (nội môn, liên môn…);
2) tìm hiểu mơi trường, đối tượng dạy học (mơi trường, hệ sinh thái học tập, không
gian, đối tượng…);
3) lập kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp;
4) tổ chức q trình dạy học theo chủ đề tích hợp (thiết kế tiến trình dạy học thành
các hoạt động học của học sinh, sử dụng phương pháp/hình thức dạy học);
5) Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học (biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá
năng lực của học sinh trong dạy học theo chủ đề tích hợp);
6) Tổ chức phân tích, rút kinh nghiệm (dự giờ, SH tổ chun mơn phân tích trao
đổi, chia sẻ trong đồng nghiệp...).
1.3.4. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo
viên tiểu học hiện nay
Qui trình
tổ chức bồi dưỡng
1. Xác định nhu cầu và
mục đích BD

Loại hình, hình thức và phương thức bồi dưỡng GV
Bồi dưỡng tập trung
Bồi dưỡng bán tập trung
Tự bồi dưỡng
(BD chuẩn hóa)
(BDTX và nâng cao)
Cập nhật, nâng cao năng
Cập nhật, nâng cao năng Đáp ứng ngay với yêu
lực

lực
cầu nhiệm vụ


8
Qui trình
tổ chức bồi dưỡng
2. Chương trình, tài liệu
bồi dưỡng
3. Xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng
4. Tổ chức và phương
pháp BD

5. Giảng viên, chuyên
gia BD
6. Đánh giá hiệu quả bồi
dưỡng

Loại hình, hình thức và phương thức bồi dưỡng GV
Bồi dưỡng tập trung
Bồi dưỡng bán tập trung
Tự bồi dưỡng
(BD chuẩn hóa)
(BDTX và nâng cao)
Bộ GD&ĐT ban hành và
Do Bộ GD&ĐT ban hành
Đa dạng, nhiều lĩnh vực
Sở GD&ĐT
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Sở/Phòng GD&ĐT và

Bản thân mỗi học viên
(trường ĐH, Viện...)
các nhà trường/CSGD
- Tích cực, chủ động và tư
- Trao đổi kinh nghiệm
- E-learning
duy sáng tạo
giữa GV-HV và HV-HV - Truy nhập các nguồn
- Trao đổi kinh nghiệm
- Từ xa, E-learning
học liệu mở
giữa GV-HV, HV-HV
- Cơ sở GDĐH, CĐ
- Cơ sở GDĐH, CĐ
Hệ thống LMS/TEMIC;
- Các chuyên gia, báo cáo - Các chuyên gia, báo cáo
Chuyên gia và đồng
viên
viên
nghiệp
- GV cốt cán
- GV cốt cán
Chương trình, giảng viên, Chủ động và tư duy sáng - Tự đánh giá
điều kiện tổ chức, hiệu
tạo. Vận dụng để thực
- Gửi kết quả vào hệ
quả sau bồi dưỡng
hiện nhiệm vụ
thống


1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
tiểu học
1.4.1. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV tiểu học
Để xem xét nhu cầu bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu
CTGDPT 2018, chủ thể quản lý cần tiến hành xem xét nhu cầu bồi dưỡng NL DHTH
của GV tiểu học, đánh giá thực trạng NL DHTH của GV đáp ứng yêu cầu CTGDPT
2018, mức độ đáp ứng và xác định khoảng cách giữa hiện trạng với yêu cầu NL
DHTH để làm cơ sở lập kế hoạch bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học.
1.4.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên tiểu học
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu
chương trình GDPT là quá trình dự đốn, chuẩn bị, phân tích, đánh giá chất lượng
GV từ đó xác định mục tiêu, phương án, cách thức, điều kiện và chương trình hành
động đảm bảo cơng tác bồi dưỡng GV diễn ra thuận lợi và đạt kết quả mong đợi.
1.4.3. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên tiểu học
Trên cơ sở kế hoạch bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu
chương trình GDPT đã xây dựng, nhà trường tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
NL DHTH gồm các công việc: Phân công, tổ chức, kiểm tra đánh giá…
1.4.4. Chỉ đạo tổ chức các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018
Chỉ đạo, điều hành thực hiện bồi dưỡng NL DHTH cho GV của trường tiểu học
là tiến hành các công việc theo kế hoạch.
1.4.5. Quản lý điều kiện đảm bảo hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên tiểu học theo chương trình GDPT 2018
Cơng tác bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học diễn ra trong hoàn cảnh, điều
kiện môi trường cụ thể, dưới sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan và chủ quan.


9
1.4.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên tiểu học theo chương trình GDPT 2018

Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học nhằm kịp thời
nắm bắt thơng tin, kết quả q trình bồi dưỡng và phát hiện những vấn đề nảy sinh
trong công tác bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình
GDPT, qua đó đảm bảo cơng tác bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học diễn ra đúng
hướng, đạt mục tiêu.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên tiểu học hiện nay

* Nhận thức của đội ngũ GV và CBQL
* Năng lực của đội ngũ CBQL các trường tiểu học
* Năng lực của giảng viên/báo cáo viên, giáo viên tiểu học cốt cán
* Năng lực chuyên môn của đội ngũ GV các trường tiểu học
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường tiểu học
* Chế độ, chính sách về hoạt động BD CMNV cho GV
Tiểu kết Chương 1
Đổi mới Chương trình GDPT đặt ra yêu cầu trong hoạt động dạy học/giáo dục ở
các trường tiểu học, đặc biệt là NL DHTH của GV. Quản lý bồi dưỡng NLDHTH cho
GV tiểu học cần phải thực hiện theo qui trình: từ khâu khảo sát nhu cầu bồi dưỡng
NLDHTH, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện KHBD, chỉ đạo, các điều kiện đảm bảo
KHBD và Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDHTH cho giáo viên tiểu học đáp
ứng yêu cầu CT GDPT 2018. Đồng thời, xác định các yếu tố khách quan và chủ quan
ảnh hưởng đến hoạt động quản lý bồi dưỡng NLDHTH. Khung lý luận Chương 1 làm
cơ sở để khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDHTH cho GV các
trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để thực hiện được CTGD hiện hành
vừa tiếp cận theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018.


10
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về giáo dục tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội
2.1.1. Qui mô giáo dục tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
2.1.2. Chất lượng giáo dục tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội hiện nay có tất cả 24 trường tiểu học, trong
đó, có 19 trường cơng lập, 04 trường ngồi cơng lập
2.1.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội
2.1.3.1. Số lượng, trình độ đào tạo GV tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội
Bảng 2.1: Trình độ đào tạo GV tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội
Năm học

TS
GV

Trình độ đào tạo
Tiến sỹ

Thạc sỹ

Đại học

SL

%

SL

%

SL


%

Cao đẳng

Trung cấp

SL

%

SL

%

2018 - 2019

847

0

0

41

4,8

746 88,1

53


6,2

7

0,9

2019 - 2020

875

0

0

40

4,6

764 87,3

64

7,3

7

0,8

2020 - 2021


959

0

0

31

3,2

887 92,4

36

3,7

5

0,7

Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT Quận Đống Đa, TP Hà Nội

2.1.3.3. Đánh giá xếp loại GV tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội theo Chuẩn
nghề nghiệp
Năm học 2018 - 2019, đạt loại Tốt 28.2%, loại Khá là 71.8%; Năm học 2019 2020, đạt loại Tốt 29.4%, loại Khá là 70.6%; Năm học 2020 - 2021, đạt loại Tốt
31.2%, loại khá là 68.8% (Cả 3 năm học khơng có GV xếp loại Đạt và Chưa đạt).


11

2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Phạm vi đối tượng khảo sát
a) Khảo sát 5/24 trường tiểu học quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội gồm: 04/21
trường tiểu học công lập và 01/05 trường tiểu học ngồi cơng lập, gồm: (1) Trường tiểu
học Thịnh Quang; (2) Trường tiểu học Thái Thịnh; (3) Trường tiểu học Nam Thành
Công; (4) Trường tiểu học Tam Khương; (5) Trường Tiểu học Tư thục VietKids.
b) Đối tượng khảo sát là: 228 người, trong đó: Đội ngũ giáo viên tiểu học là 168 170 người; Cán bộ quản lý: Hội đồng trường; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (45 người);
Các tổ chuyên môn (15 - 20 người)
Bảng 2.3. Thang đánh giá khảo sát
Mức điểm
4
3
2
1

Điểm TB
3.25 < X ≤ 4.0
2.5 < X ≤ 3.25
1.75 < X ≤ 2.5
1 ≤ X ≤ 1.75

Các mức độ đánh giá
Tốt /Rất đồng ý/Rất ảnh hưởng
Khá/ Đồng ý/Ảnh hưởng
Trung bình/ Phân vân/Ít ảnh hưởng
Yếu/Khơng đồng ý/Khơng ảnh hưởng

2.2.3. Nội dung khảo sát: Hoạt động bồi dưỡng NL DHTH cho GV các trường
tiểu học Quận Đống Đa, TP Hà Nội gồm 26 tiêu chí và Quản lý bồi dưỡng NL

DHTH cho GV 34 tiêu chí...:
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng NL DHTH cho GV các trường tiểu học
quận Đống Đa, TP Hà Nội
2.3.1. Nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về mục tiêu, nội dung
cần bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
2.3.1.1. Về mục tiêu bồi dưỡng NL DHTH
a) Với 168 ý kiến của GV tiểu học nhận xét về mức độ cần thiết của mục tiêu bồi dưỡng
NL DHTH cho GV tiểu học (bảng 2.4):
Bảng 2.4: Ý kiến đánh giá của ĐNGV về mục tiêu bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu
học hiện nay
TT

1

2
3

Mức độ đánh giá
Khá
Chưa
Ít cần
cần
cần
thiết
thiết
thiết
82
14
0


Mục tiêu
bồi dưỡng NL DHTH

Tổng
số

Rất
cần
thiết

Củng cố, nâng cao kiến thức
chuyên môn cho GV tiểu học đáp
ứng yêu cầu CT GDPT 2018
Phát triển kỹ năng DHTH cho
GV tiểu học theo chương trình
GDPT 2018
Phát huy khả năng tự học, tự bồi
dưỡng của GV tiểu học theo
chương trình GDPT 2018

SL

72

%

42.9

48.8


8.3

0.0

SL

68

85

15

0

%

40.5

50.6

8.9

0.0

SL

65

87


16

0

%
SL
%

38.7
68
40.7

51.8
85
50.4

9.5
15
8.9

0.0
0
0.0

Tổng hợp ý kiến

X

Xếp
thứ


3.35

1

3.32

2

3.29

3

3.32


12
3.3.1.2. Về nội dung cần bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học
b) Với 60 ý kiến của CBQL nhận xét về mức độ cần thiết của mục tiêu bồi dưỡng
NL DHTH cho GV tiểu học Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Bảng 2.5):
Bảng 2.5: Ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL về mục tiêu bồi dưỡng NL DHTH
cho GV tiểu học
TT

1

2
3

Nội dung yêu cầu

Củng cố, nâng cao kiến thức
chuyên môn cho GV tiểu học đáp
ứng yêu cầu CT GDPT 2018
Phát triển kỹ năng DHTH cho
GV tiểu học theo chương trình
GDPT 2018
Phát huy khả năng tự học, tự bồi
dưỡng của GV tiểu học theo
chương trình GDPT 2018
Tổng hợp ý kiến

Mức độ đánh giá
Khá
Chưa
Ít cần
cần
cần
thiết
thiết
thiết
27
3
0

Tổng
số

Rất
cần
thiết


SL

30

%

50.0

45.0

5.0

0.0

SL

32

25

2

1

%

53.3

41.7


3.3

1.7

SL

26

30

4

0

%
SL
%

43.3

50.0

6.7

0.0

29
48.9


27
45.6

3
5.0

0
0.6

X

Xếp
thứ

3.45

2

3.47

1

3.37

3

3.43

2.3.2. Thực hiện các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV các
trường tiểu học hiện nay

2.3.3. Lựa chọn hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
cho GV các trường tiểu học hiện nay
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV
các trường tiểu học hiện nay
Có 3 hình thức và phương pháp bồi dưỡng NL DHTH được đánh giá là đã thực
hiện ở mức tốt và khá tốt, đó là:
(1) Hình thức/phương pháp BD qua “Sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, thao
giảng tại trường” được đánh giá đã thực hiện tốt (44,3%), thực hiện khá (40,4%), thực
hiện TB (12,7%) chỉ có (2,6%) cịn yếu; giá trị X = 3.26 (xếp thứ 1).
(2) Hình thức/phương pháp bồi dưỡng “GV tự bồi dưỡng/có hướng dẫn của Tổ/Khối
CM” được đánh giá đã thực hiện tốt (43,4%), thực hiện khá (39,5%), thực hiện TB
(13,6%) chỉ có (3,5%) thực hiện còn yếu; với giá trị X = 3.23 (xếp thứ 2).
(3) Hình thức/phương pháp bồi dưỡng qua “bán tập trung tại Cụm trường và Phòng
GD&ĐT” được đánh giá đã thực hiện tốt (39,0%), thực hiện khá (43,0%), thực hiện TB
(18%); với giá trị X = 3.23 (xếp thứ 3).
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NL DHTH cho GV các trường
tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội hiện nay
2.4.1. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
tiểu học hiện nay
Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá về xác định nhu cầu bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu
học Q. Đống Đa, TP Hà Nội hiện nay


13

TT

1
2
3

4

Nội dung
GV tự xác định nhu cầu bồi
dưỡng NL DHTH của cá nhân
Xác định nhu cầu thông qua khảo
sát chất lượng DH của BGH
Tổ CM xác định GV cần BD dựa
vào kết quả phân loại GV theo
chuẩn nghề nghiệp hằng năm
Xác định nhu cầu thông qua tổ
chức hội thảo khoa học và yêu
cầu CT GDPT 2018
Tổng hợp ý kiến

Tổng
số

Mức độ đánh giá
Thực Thực
hiện
hiện
Khá
TB
95
31
41.7
13.6
98
38

43.0
16.7
96
33

SL
%
SL
%
SL

Thực
hiện
Tốt
98
43.0
87
38.2
94

Thực
hiện
Yếu
4
1.8
5
2.2
5

%


41.2

42.1

14.5

2.2

SL

85

98

40

5

%

37.3

43.0

17.5

2.2

SL


91

97

36

5

X

Xếp
thứ

3.26

1

3.17

3

3.22

2

3.15

4


3.20

2.4.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV tiểu học
Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NL DHTH cho GV
tiểu học Q. Đống Đa, TP Hà Nội
TT

1
2
3
4
5
6

Nội dung
Tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng NL
DHTH cho GV tiểu học
Nghiên cứu kế hoạch bồi dưỡng
của Bộ, Sở/Phòng
GV đề xuất nội dung cần bồi dưỡng
NLDHTH (năm, tháng, tuần)
Tổ/Khối CM dự thảo KH bồi dưỡng
NLDHTH cho GV (năm, tháng, tuần)
Nhà trường phê duyệt kế hoạch
bồi dưỡng NLDHTH cho GV
KH bồi dưỡng NL DHTH cho
GV có mục tiêu cụ thể, tính khả
thi và phân bố thời gian hợp lý
Tổng hợp ý kiến


Tổng
số

Mức độ đánh giá
Thực Thực
hiện
hiện
Khá
TB
96
30
42.1
13.2
89
40
39.0
17.5
89
43
39.0
18.9
95
29
41.7
12.7
98
38
43.0
16.7
92

29

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL

Thực
hiện
Tốt
96
42.1
85
37.3
81
35.5
98
43.0
87
38.2
101

Thực

hiện
Yếu
6
2.6
12
5.3
15
6.6
6
2.6
5
2.2
6

%

44.3

40.4

12.7

2.6

SL
%

91
40.1


93
40.9

35
15.3

8
3.7

X

Xếp
thứ

3.24

3

3.07

5

3.04

6

3.25

2


3.17

4

3.26

1

3.17

2.4.3. Tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
GV tiểu học theo chương trình hiện hành và chương trình GDPT 2018


14
Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá về thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NL DHTH cho GV
các trường tiểu học Q. Đống Đa, TP Hà Nội hiện nay

TT

1
2
3
4
5

Nội dung
Phân công lãnh đạo Phòng
GD&ĐT phụ trách các chuyên đề
bồi dưỡng DHTH cho GV

Phân công GVCC, tổ trưởng CM
tham gia bồi dưỡng theo tổ/nhóm
Mời giảng viên, chuyên gia, LĐ
Bộ/Sở GD bồi dưỡng GV
Liên kết Cụm trường, GV cốt
cán, tổ trưởng/khối trưởng CM
Đa dạng các hình thức, phương thức
BD hỗ trợ GV tự học, tự bồi dưỡng
Tổng hợp ý kiến

Tổng
số

Mức độ đánh giá
Thực Thực Thực
hiện
hiện hiện
Khá
TB
Yếu
92
29
6

SL

Thực
hiện
Tốt
101


%

44.3

40.4

12.7

2.6

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

80
35.1
98
43.0
86
37.7
84
36.8

90
39.4

90
39.5
95
41.7
98
43.0
89
39.0
93
40.7

41
18.0
29
12.7
39
17.1
45
19.7
37
16.1

17
7.5
6
2.6
5

2.2
10
4.4
9
3.9

X

Xếp
thứ

3.26

1

3.02

5

3.25

2

3.16

3

3.08

4


3.16

2.4.4. Chỉ đạo tổ chức các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
cho GV tiểu học hiện nay
Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá về chỉ đạo thực hiện KH bồi dưỡng NLDHTH cho GV
các trường tiểu học Q. Đống Đa, TP Hà Nội hiện nay
TT

1
2
3
4
5
6

Nội dung
Xây dựng qui định quản lý hoạt
động bồi dưỡng CMNV cho GV
theo yêu cầu CT GDPT 2018
Chỉ đạo, Tổ CM, GV thực hiện KH
bồi dưỡng NLDHTH
Chỉ đạo BD tập trung theo kế hoạch
của Sở/Phòng GD-ĐT
Phát huy vai trò của các tổ chức
trong BD NLDHTH cho GV
Theo dõi, giám sát việc thực hiện
hoạt động BD NLDHTH cho GV
Đề xuất những giải pháp thực hiện
hiệu quả kể hoạch BD đã đề ra

Tổng hợp ý kiến

Tổng
số

Mức độ đánh giá
Thực Thực Thực
hiện
hiện hiện
Khá
TB
Yếu
92
33
6

SL

Thực
hiện
Tốt
97

%

42.5

40.4

14.5


2.6

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL

94
41.2
77
33.8
94
41.2
83
36.4
92
40.4
90

95
41.7
89

39.0
95
41.7
97
42.5
96
42.1
94

33
14.5
47
20.6
33
14.5
43
18.9
34
14.9
37

6
2.6
15
6.6
6
2.6
5
2.2
6

2.6
7

X

Xếp
thứ

3.23

1

3.21

2

3.00

6

3.21

2

3.13

5

3.20


4

3.17

2.4.5. Quản lý các điều kiện đảm bảo hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực
dạy học tích hợp cho GV tiểu học
Có 5 nội dung đều được đánh giá ở mức đang thực hiện khá tốt.


15
Có 2 nội dung được đánh giá: “Bố trí CSVC, trang thiết bị dạy học, tài chính
BD năng lực DHTH” với điểm TB là 3.26 (xếp thứ 1), và “Thiết lập mạng lưới
GVCC từ cấp trường đến cấp Phòng GD&ĐT” điểm TB là 3.18 (xếp thứ 2), đây
được cho là yếu tố hỗ trợ việc học tập, tự học của mỗi giáo viên.
2.4.6. Đánh giá hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV tiểu
học theo chương trình hiện hành và chương trình GDPT 2018
Hiệu quả bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học biểu hiện qua các vấn đề cơ bản
như: mục tiêu đạt được; sự phù hợp của nội dung, chương trình bồi dưỡng; mức độ đáp
ứng của giảng viên với chương trình bồi dưỡng; mức độ tham gia vào quá trình bồi
dưỡng của học viên; công tác tổ chức lớp học; kiến thức thu nhận được của học viên và
kết quả áp dụng vào thực tế như: Thiết kế các hoạt động DHTH và hướng dẫn HS tự
học/tự thực hành sản phẩm…
2.4.7. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học
tích hợp cho GV tiểu học hiện nay
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NL DHTH cho
GV tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội hiện nay
2.5.1. Những ưu điểm
1) Đội ngũ GV các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đạt chuẩn
về chun mơn có tỷ lệ cao (thạc sỹ: 3,2%, ĐH 92,4%, chỉ còn: 4,4% CĐ, TC); GV
có kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý giáo dục và kỹ năng ứng dụng ICT trong

công tác quản lý nói chung và quản lý bồi dưỡng NL DHTH nói riêng.
2) Phịng GD&ĐT Quận hằng năm đã chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng kế
hoạch và tổ chức bồi dưỡng NL DHTH rất cụ thể. Sắp xếp, bố trí các nguồn lực (kinh
phí, thời gian, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị) phục vụ công tác bồi dưỡng NL DHTH.
3) Từ năm học 2014 đến nay, Phòng GD&ĐT Quận đã thường xuyên chỉ đạo tổ
chức các hình thức bồi dưỡng năng học dạy học theo chủ đề, tổ chức SHCM theo
nghiên cứu bài học cho giáo viên tiểu học để sẳn sàng đón nhận và triển khai thực
hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
4) Quản lý điều kiện đảm bảo hiệu quả cho việc bồi dưỡng NL DHTH cho GV
tiểu học như: nguồn lực con người, nguồn lực thời gian, nguồn lực tài chính, nguồn
lực cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, tài liệu, phương tiện và môi trường học tập.
5) Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học
được xem là một tiêu chí trong bình xét thi đua.
2.5.2. Những hạn chế
1) Hình thức đánh giá nhu cầu còn đơn điệu, chủ yếu là giáo viên tự đánh giá
nên việc đánh giá cịn mang tính chủ quan, hình thức, thiếu chuẩn xác;
2) Tổ chức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học ở một số
trường làm chưa đúng quy trình, thiếu tính hệ thống và thực tiễn (thiếu thơng tin
ngược/thơng tin phản hồi); Tổ chức bồi dưỡng còn chồng chéo;
3) Nội dung chương trình bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học thiếu hệ thống
và tính thức tiễn, cịn “đóng” bắt buộc với tất cả đối tượng bồi dưỡng. Các trường tiểu


16
học trong Quận chưa chủ động xây dựng được các nội dung bồi dưỡng phù hợp, đặc
biệt là các chương trình về DHTH giáo dục địa phương.
4) Hình thức và PPBD bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học thường tổ chức
vào dịp hè, nội dung tài liệu chưa được chuẩn bị tốt, mới tập trung vào kiến thức môn
học, còn nhẹ về kiến thức, kỹ năng sư phạm.
5) Việc ứng dụng ICT vào bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho GV

tiểu học còn thiếu hiệu quả. Mục tiêu bồi dưỡng chưa sát với thực tiễn giáo dục tiểu
học và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học.
6) Công tác kiểm tra đánh giá nặng về hình thức, chủ yếu đánh giá cuối khóa
bằng kiểm tra viết hoặc bài thu hoạch nên kết quả bồi dưỡng CMNV cho GV dễ gây
ra tâm lí khơng tốt và ảnh hưởng đến nhiệm vụ của giáo viên.
2.5.3. Nguyên nhân
Thứ nhất là nhận thức của đội ngũ GV và CBQL các trường tiểu học Quận về
yêu cầu bồi dưỡng NL DHTH.
Thứ hai là khả năng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NL DHTH theo chương trình
GDPT 2018 phù hợp đặc thù mỗi trường tiểu học
Thứ ba là khả năng sử dụng đa dạng phương thức bồi dưỡng NL DHTH cho
GV tiểu học theo yêu cầu chương trình GDPT 2018
Thứ tư là chế độ, chính sách các nguồn lực (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học của các trường tiểu học…)
Thứ năm là khả năng ứng dụng ICT trong quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học
tích hợp cho GV tiểu học trên địa bàn Quận theo yêu cầu chương trình GDPT 2018
cịn hạn chế
Thứ sáu là hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NL DHTH cho GV
tiểu học theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 chưa gắn chặt cụ thể với nhiệm vụ
giảng dạy/giáo dục.
Tiểu kết chương 2.
Bằng công cụ SPSS, hỗ trợ của CNTT, kết quả xử lý, phân tích, so sánh các tiêu
chí về hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội, cho thấy là có sự đồng nhất giữa số liệu định lượng,
định tính và phỏng vấn về thực trạng khảo sát.
Từ đó, tác giả đã đưa ra được nhận định về: 5 điểm mạnh và phân tích chuỗi các
nguyên nhân của 6 hạn chế về quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho giáo viên tiểu học quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của Chương 2 là cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý bồi
dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội sẽ được trình

bày trong Chương 3.


17
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Việc nghiên cứu, lựa chọn các biện pháp quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho giáo
viên tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu của chương trình
GDPT 2018 cần đảm bảo được các nguyên tắc, chủ yếu là tính đồng bộ, tính thực tiễn
và tính khả thi.
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
3.2.1. Biện pháp 1
Tổ chức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo
viên tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm thống nhất trong toàn Quận mục tiêu, nội dung phương pháp và hình
thức bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiếp cận theo CT hiện hành và CT GDPT 2018;
- Xác định những NL DHTH cần bồi dưỡng cho GV toàn Quận: nội dung nào
cần bồi dưỡng tập trung ngay, nội dung nào nhà trường tổ chức bồi dưỡng và GV tự
bồi dưỡng;
- Hướng dẫn tổ chức xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng NL DHTH cho giáo viên
tiếp cận theo CT hiện hành và CT GDPT 2018.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
* Nội dung
Căn cứ KHGD tiểu học theo Chương trình hiện hành và CTGDPT 2018 (bảng
3.1) Phòng GD&ĐT chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng như sau:
(1) Chỉ đạo các trường đánh giá nhu cầu bồi dưỡng NL DHTH của GV tiểu học

theo yêu cầu chương trình GDPT 2018;
(2) Khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ GV tiểu học;
(3) Nghiên cứu kế hoạch bồi dưỡng của Bộ, Sở GD&ĐT, đánh giá điều kiện
nguồn lực các trường tiểu học trên địa bàn Quận (trong và ngồi cơng lập);
(4) Dự thảo mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho cả năm học;
(5) Tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các trường tiểu học, tổ trưởng
CM, GV, đoàn thể cho bản dự thảo kế hoạch bồi dưỡng NLDHTH;
(6) Thống nhất kế hoạch bồi dưỡng và phổ biến kế hoạch bồi dưỡng đến các
trường tiểu học trong toàn Quận;
(7) Ban giám hiệu các trường, Tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
NLDHTH cho GV.
* Cách thức thực hiện
- Xây dựng và thống nhất mục tiêu kế hoạch bồi dưỡng và phổ biến kế hoạch
bồi dưỡng đến các trường tiểu học trong toàn Quận.


18
- Ban giám hiệu các trường, Tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
NLDHTH cho GV
- GV xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLDHTH cho cá nhân căn cứ trên kế hoạch
của trường và tổ chuyên môn.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đưa ra mục tiêu phát triển NLDHTH cho đội ngũ GV, chuẩn bị sẵn sàng các
nguồn lực cần thiết, các phương án thực hiện, đồng thời cụ thể hóa kế hoạch
NLDHTH của Sở/Phịng GD về cơng tác bồi dưỡng NLDHTH GV tiểu học phù hợp
với tình hình nhà trường;
3.2.2. Biện pháp 2
Đổi mới nội dung, phương thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng NL DHTH cho đội ngũ GV tiểu học
Quận Đống Đa, TP Hà Nội vừa giảng dạy theo CT GDPT 2018, vừa tiếp cận các
Chương trình giáo dục tiểu học có yếu tố nước ngoài.
3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Thứ nhất: Đổi mới nội dung bồi dưỡng a) Về kiến thức: Bồi dưỡng cập nhât kiến
thức mới trong chương trình GDPT, SGK và kiến thức về phương pháp dạy học sư phạm;
b) Về kỹ năng: Bồi dưỡng năng lực thiết kế bài dạy theo hướng tích hợp; Năng lực sử
dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng tích hợp; Năng lực kiểm tra đánh giá
kết quả học tập theo hướng tích hợp; c) Về thái độ: Bồi dưỡng GV ý thức tự đánh giá, tự
học và tự bồi dưỡng
Thứ hai: Bồi dưỡng cho GV tiểu học 4 kỹ năng để thực hiện quy trình dạy học
tích hợp theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 (xem Hình 3.1)
Bước 1. Xác định
chuyên đề DHTH

Tìm hiểu các kiến thức liên quan trong CT
GDPT 2018 tiểu học (theo khối lớp)

Bước 2. Làm mẫu
chuyên đề DHTH

GV có thể xem chi tiết bài giảng mẫu (qua
băng hình hoặc GV tiểu học cốt cán trực
tiếp giảng dạy).

Bước 3. Luyện tập,
thực hành

GV thực hành xây dựng thiết kế nội dung
DHTH và hình thức DHTH (kế hoạch DH)


Bước 4. Đánh giá
Điều kiện và kết quả
DHTH

Điều kiện về CSVC, phương tiện DHTH
kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi của HS

Thứ ba: Hiệu trưởng xác định hình thức bồi dưỡng NL DHTH cho GV
Mỗi nhà trường cần xây dựng nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau, đảm bảo
tính đa dạng, phong phú các hình thức và cũng để GV có điều kiện lựa chọn cho mình
hình thức bồi dưỡng phù hợp.


19
Thứ tư: Tăng cường hình thức GV tự bồi dưỡng
3.3.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Trước hết là trách nhiệm của Ban giám hiệu các trường, các tổ bộ môn về đổi
mới hình thức bồi dưỡng từ hình thức tập trung sang hình thức khơng tập trung, lấy
đơn vị nhà trường làm đơn vị cơ sở bồi dưỡng; Tạo động lực và thu hút được tất cả
GV tự giác tham gia học tập.
- Lựa chọn đội ngũ giảng viên, chuyên gia tham gia huấn luyệ, đồng thời xây
dựng đội ngũ giáo viên cốt cán và đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các cơ sở đào
tạo bồi dưỡng giáo viên.
3.2.3. Biện pháp 3
Chỉ đạo các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội tổ chức sinh
hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu các bài học/chủ đề tích hợp
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Phát huy vai trò của tổ chuyên môn và mỗi GV tiểu học sẽ tự bồi dưỡng dựa trên
các yêu cầu về năng lực DHTH;

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Để bồi dưỡng phát triển NL DHTH cho GV tiểu học, các nghiên cứu đã chỉ rõ cẩn
phát triển đồng thời cho họ ba nhóm năng lực:
i) Các năng lực thuộc về nhân cách;
ii) Các năng lực dạy học và giáo dục (gắn liền với việc truyền đạt thông tin, kiến
thức cho HS);
iii) Các năng lực tổ chức - giao tiếp (gắn liền với chức năng tổ chức, giao tiếp và
giáo dục theo nghĩa hẹp) thơng qua các chủ đề tích hợp. Do vậy, bồi dưỡng nghiên cứu
bài học/chun đề (tích hợp liên mơn, đa môn, xuyên môn) cần phải được tổ chức
thường xuyên với nhiều “bài học” ở các chủ đề đa dạng khác nhau.
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng các trường tiểu học, tổ trưởng chuyên môn và đội ngũ GV phải nắm
vững: (1) Chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn; (2) Quyền hạn của tổ trưởng chuyên
môn; (3) Phẩm chất và năng lực của tổ trưởng chuyên môn; (4) Quy trình hoạt động quản
lý của tổ trưởng chuyên mơn; (5) Vai trị, nhiệm vụ của ĐNGV cốt cán của từng bộ môn.
3.2.4. Biện pháp 4
Khai thác và sử dụng các nguồn lực tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho
GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018
3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai và vận hành kế hoạch bồi dưỡng.
Các điều kiện đó là NNL, tài lực, CSVC, trang thiết bị, cơ chế chính sách và cả môi
trường thuận lợi để đảm bảo triển khai thành công hoạt động bồi dưỡng.
3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Thứ 1: Chỉ đạo huy động nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực tham gia hoạt động bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học bao
gồm đội ngũ giảng viên, đội ngũ GVCC và các lực lượng liên quan khác. Xây dựng


20
đội ngũ giảng viên cốt cán cho công tác bồi dưỡng NLDHTH gồm các GV có trình độ

chun mơn vững vàng, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có kinh nghiệm và
phương pháp dạy học tốt.
Thứ 2: Chỉ đạo việc huy động và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
đáp ứng triển khai kế hoạch bồi dưỡng NL DHTH cho GV:
Trước khi hoạt động bồi dưỡng NL DHTH cho GV diễn ra cần phải chuẩn bị
các điều kiện về CSVC - kỹ thuật phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học.
Thứ 3: Lập dự trù kinh phí phục vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV bao gồm
kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng CBQL, GV cốt cán của trường, kinh phí hỗ trợ GV tham
gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm theo nhu cầu, theo triệu tập của Sở
GD-ĐT và tự bồi dưỡng.
Thứ 4: Hoàn thiện các chế độ chính sách, có chế độ động viên khích lệ trong
cơng tác bồi dưỡng NLDHTH, xây dựng môi trường làm việc tốt cho GV
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo bộ phận tài vụ thực hiện đúng đủ, kịp thời các
chính sách, chế độ đãi ngộ hiện hành của nhà nước đối với đội ngũ GV về lương, phụ
cấp, về các chế độ đãi ngộ khác.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Có đủ đội ngũ CBQL, giảng viên, và GVCC có phẩm chất năng lực tham gia
công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng.
- Các cấp lãnh đạo và CBQL nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo
các nguồn lực triển khai hoạt động bồi dưỡng, từ đó quan tâm và tích cực chỉ đạo việc
huy động các nguồn lực đáp ứng yêu cầu cho hoạt động bồi dưỡng diễn ra.
3.2.5. Biện pháp 5
Tăng cường ứng dụng ICT trong bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học quận
Đống Đa, TP Hà Nội theo chương trình GDPT 2018
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
- Giúp cho công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV thường xuyên, liên tục,
nâng cao khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập; Góp phần thay đổi môi trường
học tập, đào tạo và bồi dưỡng năng lực DHTH;
- Tạo ra mối liên kết, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức giữa các GV trong QL nhà

trường và phát triển chuyên môn đặc biệt là giữa các GV cùng chuyên môn trong
trường và với các GV của các trường khác.
- Đối với các trường tiểu học có yếu tố nước ngồi, mở rơng trao đổi kinh nghiệm
với đồng nghiệp trong nước, quốc tế và khai thác những nguồn tài liệu, học liệu.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
a) Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan
trọng của ứng dụng ICT trong bồi dưỡng
b) Nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng ICT cho đội ngũ GV
c) Tăng cường các thiết bị ICT trong các trường tiểu học
d) Tổ chức ứng dụng ICT trong bồi dưỡng


21
Phòng GD&ĐT Quận xây dựng đề án Bồi dưỡng trực tuyến cho GV giúp họ
khai thác cổng thông tin: , Phịng GD&ĐT xây dựng
các chương trình bồi dưỡng trực tuyến theo “không gian” riêng, phù hợp với thực tiễn
phát triển ngành giáo dục Thủ đô.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Thiết lập được những quy định, cơ chế về ứng dụng ICT trong bồi dưỡng như: quy
định về quyền hạn trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận, từng cá nhân về việc xây
dựng, cập nhật, bảo vệ tài nguyên, bản quyền, bảo mật thông tin, an ninh mạng…
3.2.6. Biện pháp 6
Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo
viên tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp
- Kiểm tra, đánh giá những kết quả bồi dưỡng đã đạt được, so với mục tiêu đề ra
trong kế hoạch đầu năm để tìm ra những điểm yếu cần khắc phục.
- Giúp CBQL quản lý chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng GV, phát hiện, điều chỉnh,
khuyến khích và cổ vũ hoạt động theo đúng kế hoạch.
- Khuyến khích và tạo động lực cho GV tham gia bồi dưỡng nghiêm túc.

3.3.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
a) Đánh giá bằng phương pháp quan sát
b) Đánh giá bằng viết thu hoạch, kiểm tra cuối khóa bồi dưỡng
c) Đánh giá bằng hình thức làm bài kiểm tra viết
d) Đánh giá thông qua hoạt động thực hành
e) Đánh giá chương trình bồi dưỡng
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Dựa vào các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên và điều kiện
thực tế của nhà trường, lãnh đạo nhà trường tổ chức xây dựng hệ thống tiêu chí đánh
giá hoạt động bồi dưỡng GV phù hợp thực tế các trường trong Quận.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp đề xuất mối quan hệ, logic: Biện pháp 2. “Đổi mới nội dung,
phương thức bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội đáp
ứng yêu cầu CT GDPT 2018” có tính cơ bản/“dẫn đường” cho q trình đổi mới
quản lý hoạt động bồi dưỡng/nét đặc thù của Quận Đống Đa. Biện pháp 1, 3. “Tổ
chức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học quận Đống Đa, TP
Hà Nội theo chương trình GDPT 2018” “Chỉ đạo các trường tiểu học quận Đống Đa,
TP Hà Nội tổ chức sinh hoạt chun mơn dưới hình thức nghiên cứu các bài học/chủ
đề tích hợp”, được coi là các biện pháp chính trọng tâm. Các biện pháp 5, 6 là điều
kiện quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội theo
chương trình GDPT 2018.
3.4. Thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích thăm dị


22
Nhằm đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng
năng lực dạy học tích hợp cho GV tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đáp ứng
chương trình GDPT 2018 của đề tài đã đề xuất.
3.4.2. Nội dung thăm dò

Nội dung thăm dò là 6 “Biện pháp quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu
học các trường quận Đống Đa, thành phố Hà Nội theo chương trình GDPT 2018” ở
Phiếu hỏi số 4 (Phụ lục).
3.4.3. Phương pháp đánh giá
Đánh giá theo từng mức độ: Với mỗi tiêu chí/lĩnh vực được đánh giá 4 mức độ
tương ứng với điểm cho từng mức gồm: Rất cần/Rất khả thi = 4; Cần/khả thi = 3;
Tương đối cần/tương đối khả thi = 2; Chưa cần/chưa khả thi = 1. Tổng hợp và phân
tích số liệu đánh giá theo từng nhóm đối tượng thăm dị.
3.4.4. Kết quả thăm dị
Bảng 3.2. Thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp đề xuất

STT

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Đánh giá mức độ
Cấp thiết (%)
Khả thi (%)

Biện pháp






Biện pháp 1. Tổ chức xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
79.4 15.8
giáo viên tiểu học quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội
Biện pháp 2. Đổi mới nội dung, phương
thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
71.5 19.7
cho giáo viên tiểu học quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội
Biện pháp 3. Chỉ đạo các trường tiểu học
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội tổ chức
68,0 30,0
sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức
nghiên cứu các bài học/chủ đề tích hợp
Biện pháp 4. Khai thác và sử dụng các

nguồn lực tổ chức bồi dưỡng năng lực
77,3 22,7
dạy học tích hợp cho GV tiểu học theo
yêu cầu chương trình GDPT 2018
Biện pháp 5. Tăng cường ứng dụng ICT
trong bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
69,3 30,7
cho GV tiểu học quận Đống Đa, thành phố

Hà Nội theo yêu cầu CT GDPT 2018
Biện pháp 6. Kiểm tra, đánh giá kết quả
bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
68,0 30,0
giáo viên tiểu học quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội





4.8









-

78.1 16.7

5.3

-

8.8


-

32,0 68,0

-

-

-

2.0

72,0 25,4

-

2,6

-

-

73,3 26,7

-

-

-


-

45,3 54,7

-

-

-

2.0

25,4 71,0

-

3,6


23
Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến đề xuất các biện pháp đã cho thấy các biện pháp
quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học các trường quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội theo chương trình GDPT 2018 có tính cấp thiết và rất khả thi cao.
Tiểu kết Chương 3
Chương 3 của Luận văn đề xuất 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho
GV tiểu học các trường quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Kết quả phiếu trưng cầu ý
kiến đề xuất các biện pháp, cho thấy các biện pháp quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho
GV tiểu học các trường quận Đống Đa, Hà Nội của Luận án đề xuất có tính cấp thiết và
rất khả thi, như vậy giả thuyết khoa học của đề tài Luận văn đã được chứng minh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục Thủ Đơ. Vì thế, bên cạnh việc
nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và giáo viên tiểu học về sự cần thiết của
DHTH thì việc bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo
viên tiểu học là rất cấp thiết.
Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã đưa ra những khái niệm và luận cứ cơ
bản liên quan đến đề tài nghiên cứu, luận văn phân tích làm sáng tỏ khung lí luận của
đề tài luận văn: Yêu cầu, mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên
đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng 2018; từ đó, xác định nội dung quản lý bồi
dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ
thơng 2018; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo
viên tiểu học theo chương trình GDPT 2018.
Kết quả nghiên cứu về Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
cho giáo viên tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đáp ứng chương trình GDPT
2018 ở Chương 2 cho thấy:
* Hoạt động bồi dưỡng và quản lý HĐ bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV tiểu
học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để thực hiện Chương trình giáo dục tiểu học
hiện hành vừa tiếp cận theo chương trình GDPT 2018 đã chuẩn bị và thực hiện đón
đầu/tích cực triển khai, đạt được những kết quả khá tốt.
Tuy nhiên, các số liệu khảo sát đánh giá, cũng đã chỉ ra những yếu tố khách
quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng. Từ đó, khi triển khai
thực hiện hoạt động bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học cần phải đánh giá đúng
mức tầm ảnh hưởng của mỗi yếu tố để phát huy tính tích cực của chúng, góp phần
hồn thành mục tiêu kế hoạch bồi dưỡng.
Từ những căn cứ về lý luận và thực tiễn nêu trên, Luận văn đề xuất 6 biện pháp
quản lý dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản. Tất cả các biện pháp đề xuất đều gắn liền với
bối cảnh đổi mới và mang những nét đặc thù các nhà trường thuộc hệ thống công lập



24
và ngồi cơng lập trên địa bàn Thủ Đơ Hà Nội. Các biện pháp bước đầu được kiểm
chứng tính cấp thiết và khả thi.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Trưởng phòng GD&ĐT (cấp quản lý chuyên môn)
Theo qui định mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy
trong các cơ sở tiểu học công lập về: nhiệm vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi
dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Căn cứ vào qui mô phát triển
giáo dục của bậc giáo dục Tiểu học, chỉ đạo và triển khai các nội dung cần bồi dưỡng
CMNV cho GV đến các trường. Hỗ trợ và tạo các điều kiện cần thiết để hoạt động
bồi dưỡng thực hiện có hiệu quả, cụ thể:
- Trưởng Phịng GDĐT Quận đưa ra chiến lược phát triển ĐNGV tiểu học theo
Luật Giáo dục 2019; Tham mưu với UBND Quận về chính sách tuyển chọn song hành
với chính sách đào tạo cho ĐNGV các trường tiểu học.
- Hiện thực hóa tiêu chuẩn năng lực nghề GV vào trong hoạt động quản lý PTĐN
để lựa chọn/ưu tiên các nội dung: tuyển chọn, tìm kiếm từng GV; đồng thời có chính
sách bố trí sử dụng GV; đánh giá GV; bồi dưỡng phát triển chuyên môn GV trẻ.
2.2. Đối với Hiệu trưởng các trường tiểu học quận Đống Đa, TP Hà Nội (cấp
quản lý tác nghiệp)
- Hiệu trưởng cần nhận thức mục đích của hoạt động bồi dưỡng NLDHTH cho
GV tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT là tập trung tăng cường phát triển
chuyên môn, nghiệp vụ chú trọng phát triển năng lực thực hành cho mỗi GV. Tổ chức
bồi dưỡng theo nhu cầu của GV (sau đánh giá năng lực theo chuẩn nghề nghiệp).
- Phát động phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức
và tự học” thơng qua việc tổ chức các hình thức thi đua “dạy tốt, học tốt”. Lấy nhà
trường làm đơn vị bồi dưỡng, hướng đến chuẩn hóa, nâng cao và hội nhập quốc tế.
2.3. Đối với bản thân mỗi GV tiểu học
- Chủ động tạo ra sự chuyển dịch về định hướng giá trị, GV phải là nhà giáo dục
có năng lực phát triển ở HS tiểu học về cảm xúc, hành vi, thái độ, đảm bảo người học

làm chủ được việc học và biết ứng dụng hợp lý tri thức học được vào cuộc sống của bản
thân, gia đình, cộng đồng.
- Cũng như GV tiểu học nước ngồi, năng lực cá nhân hay “động lực tự thân”
có tầm quan trọng định hướng chỉ dẫn mọi hoạt động để thực hiện được vai trò nhà
giáo, nhà khoa học, nhà QLGD, nhà hoạt động xã hội cộng đồng theo mô hình nhân
cách. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV tiểu học cũng chính là khơi dậy ở mỗi GV
niềm đam mê, khát vọng sáng tạo và cống hiến. Và chính yếu tố năng lực CMNV mỗi
GV là hạt nhân, quyết định chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT 2018.
- Do vậy, bản thân mỗi người GV tiểu học phải không ngừng tự học sáng tạo,
làm mới năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bản thân với phương châm “lấy tự học
làm chính” để mỗi người GV tự hồn thiện mình, thì mới có thể đáp ứng u cầu dạy
học tích hợp theo chương trình GDPT 2018./.


×