Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đáp án + đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 2 - hàn - mã đề thi h-lt (25)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.93 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o0o
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
NGHỀ HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
MÃ ĐỀ: H - LT 25
Hình thức thi: Tự luận
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)
ĐỀ BÀI
PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC
Câu 1 (02 điểm) Hãy cho biết cấu tạo, tác dụng của lớp thuốc bọc và cách bảo
quản que hàn hồ quang tay?
Câu 2 (02 điểm): Nêu các yêu cầu đối với máy hàn điện hồ quang tay? Thế nào là
đường đặc tính ngoài của máy hàn?
Câu 3 (03 điểm): Cho biết thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương
pháp kiểm tra mối hàn bằng siêu âm?
PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o0o
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
NGHỀ HÀN
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
MÃ ĐỀ: HLT 25
TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1
(02 điểm)
1. Cấu tạo:
Gồm 2 phần:


H×nh 1-1: CÊu t¹o que hµn
0.1
* Phần lõi thép:
Là những đoạn dây kim loại có chiều dài từ 250 ÷ 450 mm tương
ứng với đường kính d = 1,6 ÷ 6,0 mm
0.1
* Phần thuốc bọc:
Là phần bọc ngoài lõi thép, đó là hỗn hợp các hóa chất như: chất tạo
xỉ, chất tạo khí, chất khử ôxy, chất hợp kim hóa, chất ổn định hồ quang,
các khoáng chất, các fero hợp kim và các chất kết dính.
0.1
2. Tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn:
- Nâng cao tính ổn định của hồ quang.
- Bảo vệ kim loại lỏng khỏi tác động của không khí ngoài môi trường.
- Bổ sung nguyên tố hợp kim để nâng cao cơ tính mối hàn.
- Khử ôxy khỏi kim loại mối hàn.
- Làm cho quá trình hàn thuận lợi nâng cao hiệu suất làm việc.
0.5
3. Cách bảo quản que hàn: 0.2
L
1÷2
25
±5
15
D
d
- Que hàn phải để trong kho khô ráo và thông gió tốt. Nhiệt độ trong
kho không nhỏ quá 18
0
C

- Khi bảo quản các loại que hàn phải kê cao (không thấp quá 300 mm),
đồng thời phải để cách vách tường lớn hơn 300 mm, đề phòng que hàn
ẩm mà biến chất.
0.2
- Kho chứa que hàn phải có thiết bị nung nóng để sấy khô que hàn. 0.2
- Nếu thấy que hàn bị ẩm thì phải sấy theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. 0.2
- Các loại que hàn bị ẩm sau khi sấy khô đem hàn thử, nếu không phát
hiện thấy hiện tượng thuốc bọc rơi ra từng mảng, hoặc trên mối hàn
không có lỗ hơi thì chứng tỏ que hàn vẫn đảm bảo chất lượng.
0.2
- Khi làm việc ở ngoài trời đêm cần phải giữ que hàn cho tốt, đề phòng
que hàn bị ẩm mà biến chất.
0.2
Câu 2
(02 điểm)
* Các yêu cầu đối với máy hàn điện hồ quang tay:
- Điện áp không tải (U
0
) của máy hàn phải đủ để gây và duy trì hồ
quang cháy ổn định nhưng không được quá cao ( tối đa U
0
≤ 80V) để
không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Cụ thể:
+ Đối với nguồn điện hàn xoay chiều:
U
0
= (55 ÷ 80)v; U
h
= (25 ÷ 45)v.
+ Đối với nguồn điện hàn một chiều:

U0 = (30 ÷ 55)v; U
h
= (16 ÷ 35)v.
0.4
- Máy hàn hồ quang tay có đường đặc tính ngoài là đường cong dốc liên
tục, khi điện áp có sự biến thiên theo sự thay đổi của chiều dài hồ
quang thì cường độ dòng điện hàn thay đổi ít.
0.4
- Khi hàn hồ quang tay hiện tượng ngắn mạch xảy ra làm cho cường độ
dòng điện hàn lớn có thể gây cháy máy. Do vậy máy hàn phải có dòng
điện ngắn mạch: I
0
≤ ( 1,3 ÷ 1,4)I
đm
.
0.4
- Máy hàn hồ quang tay phải điều chỉnh được nhiều chế độ hàn khác
nhau.
0.4
* Đường đặc tính ngoài của máy hàn là đường thể hiện mối quan hệ
giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế của máy hàn
0.4
Câu 3
(03 điểm)
1.Thực chất:
Phương pháp kiểm tra bằng siêu âm dựa trên cơ sở nghiên cứu sự
lan truyền và tương tác của các dao động đàn hồi (phản xạ, khúc xạ,
0.5
hấp thụ, tán xạ) có tần số cao được truyền vào vật thể cần kiểm tra.
Nguyên lý cơ bản của kiểm tra bằng siêu âm được trình bày như

hình vẽ sau:
1)- đầu dò phát; 2)- vật kiểm; 3)- khuyết tật;
4)- đầu dò thu (truyền qua); 5)- đầu dò thu (phản hồi)
0.5
Sóng siêu âm truyền qua môi trường kèm theo sự suy giảm năng
lượng do tính chất của môi trường. Cường độ sóng âm hoặc được đo sau
khi phản xạ (xung phản hồi) tại các mặt phân cách (khuyết tật) hoặc đo
tại bề mặt đối diện của vật kiểm tra (xung truyền qua). Chùm sóng âm
phản xạ được phát hiện và phân tích để xác định sự có mặt của khuyết
tật và vị trí của nó. Mức độ phản xạ phụ thuộc nhiều vào trạng thái vật
lý của vật liệu ở phía đối diện với bề mặt phân cách và ở phạm vi nhỏ
hơn vào các tính chất vật lý đặc trưng của vật liệu đó.
0.5
2. Đặc điểm
- Một số ưu điểm của phương pháp kiểm tra bằng siêu âm:
• Độ nhạy cao cho phép phát hiện được những khuyết tật nhỏ.
• Khả năng đâm xuyên cao cho phép kiểm tra các tiết diện dày.
• Độ chính xác cao trong việc xác định vị trí và kích thước khuyết
tật.
• Cho phép kiểm tra nhanh và tự động.
• Chỉ cần tiếp cận từ một phía của vật kiểm.
0.5
- Những hạn chế của phương pháp kiểm tra bằng siêu âm:
• Hình dạng của vật kiểm có thể gây khó khăn cho công việc kiểm
tra.
• Khó kiểm tra các vật liệu có cấu tạo bên trong phức tạp.
• Phương pháp này cần phải sử dụng chất tiếp âm là mỡ.
• Đầu dò phải tiếp xúc hợp lý với bề mặt mẫu trong quá trình kiểm
tra.
0.5

• Hướng của khuyết tật có ảnh hưởng đến khả năng phát hiện
khuyết tật.
• Thiết bị rất đắt tiền.
• Nhân viên kiểm tra phải có rất nhiều kinh nghiệm.
3. Ứng dụng:
Phương pháp siêu âm được sử dụng để phát hiện các khuyết tật trong
vật liệu cơ bản trước khi hàn, khuyết tật sau khi hàn. Tuy không thật
chính xác nhưng được sử dụng rộng rãi trong việc đo độ dày nhất là khi
tiếp cận chỉ một phía. Trong nghiên cứu chúng được dùng để xác định
các tính chất cơ học và cấu trúc của vật liệu.
0.5

×