Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành dệt may Việt Nam là một trong số ít những ngành có tỷ lệ tăng trưởng
ổn định qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2006 đạt
đến con số rất ấn tượng 5,9 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005; năm 2007 đạt 7,5 tỷ
USD, tăng trưởng 27% so với năm 2006.. Từ cuối năm 2006, Chính phủ đã có nhiều
nỗ lực cải thiện cơ cấu hành chính cho xuất khẩu trở nên linh hoạt và minh bạch hơn
để giúp các công ty dệt may Việt Nam có thêm nhiều khách hàng . Tương lai của
ngành dệt may rất khả quan khi ngành này liên tục ở trong nhóm những ngành có
doanh thu xuất khẩu tăng cao nhất., lần đầu tiên Việt Nam đã lọt vào top 10 nước dẫn
đầu thế giới về xuất khẩu dệt may. Ngành Dệt - May đã phát triển thành một trong
những ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam, mũi xuất khẩu chủ lực.
Một mặt, dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, qua đó giúp giải quyết hiệu quả
công ăn việc làm. Mặt khác, ngành này cũng đã đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước.
Trong thị trường cạnh tranh toàn cầu thì việc thu hút và giữ nhân tài là yếu tố
quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Nếu làm một bài toán kinh tế thì chi phí
cho việc giữ chân người lao động sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc phải tuyển dụng, đào
tạo người mới. Nhiều doanh nghiệp chỉ chú ý đến việc tuyển dụng mà không quan
tâm đến chính sách tốt cho người lao động sẽ thất bại trong kinh doanh. Công tác thù
lao lao động với mục tiêu cơ bản là thu hút được những người lao động giỏi phù hợp
với yêu cầu công việc của tổ chức, gìn giữ và động viên họ thực hiện công việc tốt
hơn. Thù lao lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự thực hiện công việc của người lao
động, chất lượng sản phẩm, và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Chính vì vậy trước
tình hình thị trường lao động đang có những thay đổi lớn, nhiều doanh nghiệp mới ra
đời, cũng như sự mở rộng quy mô của doanh nghiệp cũ. Người lao động với nhiều cơ
hội lựa chọn nghề nghiệp hơn, điều đó đặt doanh nghiệp trong tình trạng phải ra sức
giữ chân những người lao động giỏi, có tay nghề để ổn định hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mình. Do đó công tác thù lao lao động được tổ chức hợp lý,
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
1
Luận văn tốt nghiệp
khoa học không chỉ đem lại lợi ích cho người lao động; như sự hợp lý trong việc trả
lương, trả thưởng, một chế độ phúc lợi tốt, một môi trường làm việc chuyên nghiệp
và nhiều cơ hội thăng tiến … sẽ là động lực thúc đẩy người lao động gắn bó với
công việc. Đồng thời còn giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn như tiết kiệm chi
phí quản lý, chi phí đào tạo mới … Nhận thức được tầm quan trọng của công tác
thù lao lao động, sau khi thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một
thành viên Dệt 19-5 Hà Nội, tìm hiểu tổng quan về của công ty, về công tác thù lao
của công ty, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty
TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội” để làm đề tài cho chuyên đề
thực tập của mình. Em hy vọng qua chuyên đề này sẽ nghiên cứu sâu hơn về công tác
thù lao của công ty và đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn nữa
công tác thù lao lao động của công ty. Nội dung chuyên đề bao gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt
19-5 Hà Nội.
Chương 2:Thực trạng công tác thù lao lao động tại công ty TNHH Nhà nước
một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thù lao lao động tại
công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội.
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
2
Luận văn tốt nghiệp
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhà nước một
thành viên Dệt 19-5 Hà nội
I. Khái quát về công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5 Hà nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt 19/5
Công ty được thành lập từ 1959 được đổi tên và điều chỉnh nhiệm vụ như hiện
nay theo quyết định số 3128 QĐ/UB ngày 15/12/1992 và QĐ số 2555/QĐ- UB
ngày 08/07/1993 của UBND thành phố Hà Nội. QĐ số 2903 QĐ /5 Hà nội thuộc
Sở Công nghiệp triển khai chuyển đổi sang công ty TNHH nhà nước một thành
viên Dệt 19/5 Hà Nội.
- Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên
Dệt 19/5 Hà nội
- Tên giao dịch tiếng việt: Công ty Dệt 19/5 Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi May 19 Textile Company
- Tên viết tắt: HATEXCO
- Trụ sở chính tại: 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh xuân, Hà nội
Công ty ra đời trong thời kỳ cải tạo công thương nghiệp (1959 – 1960). Tiền
thân của công ty là một cơ sở được hợp nhất từ một số cơ sở tư nhân như: công ty
Việt Thắng, Hòa Bình, Tây Hồ. Tính đến nay, công ty đã có gần 50 năm trưởng
thành và phát triển, cùng với những thay đổi không ngừng về mọi mặt của đất
nước. Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển:
1.1 Giai đoạn từ 1960 đến 1973
Đây là giai đoạn công ty hợp doanh một số công ty tư nhân và đã được Thành
phố Hà nội công nhận là xí nghiệp quốc doanh dệt 8/5. Ngày đầu thành lập Nhà
máy có cơ sở số 4 ngõ 1 Hàng Chuối Hà Nội. Trong thời kỳ này nhiệm vụ sản
xuất của Nhà máy chủ yếu là thực hiện làm gia công cho nhà nước, phục vụ thời
kỳ xây dựng CNXH (thực hiện kế hoạch 5 năm của đất nước. Sản phẩm chủ yếu
là dệt bít tất và các loại vải: Kaki, phin kẻ, Pôpơlin, khăn mặt… theo chỉ tiêu của
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
3
Luận văn tốt nghiệp
nhà nước, phục vụ cho quốc phòng và bảo hộ lao động… Sản lượng xí nghiệp
tiêu thụ mỗi năm tăng dần từ 10% đến 15% hàng năm. Số lượng công nhân viên
thời kì này là 247 người. Dây chuyền sản xuất với thiết bị máy móc cũ lạc hậu,
quy mô nhỏ.
Năm 1964, đất nước có chiến tranh, thực hiên chủ trương của Đảng xí nghiệp
chuyển sang sản xuất thời chiến “ vừa sản xuất, vừa chiến đấu”. Một bộ phận của
xí nghiệp phải sơ tán về thôn Văn – xã Thanh Liệt – huyện Thanh Trì chuyên làm
nhiệm se sợi và dệt vải bạt. Xí nghiệp xin nhà nước cho nhập thêm 50 máy dệt
Trung Quốc mới đưa vào sản xuất.
Năm 1967, thành phố quyết định tách bộ phận dệt bít tất của xí nghiệp thành
xí nghiệp dệt kim Hà Nội. Chính vì vậy, nhiệm vụ sản xuất chính của xí nghiệp
dệt 8/5 Hà nội lúc này chỉ dệt vải bạt các loại.
1.2. Giai đoạn 1973 – 1988
Doanh nghiệp đổi tên thành xí nghiệp dệt bạt Hà Nội. Thời kỳ này doanh
nghiệp vẫn nằm trong sự bao cấp của Nhà nước, sản xuất và tiêu thụ mặt hàng của
mình một cách ổn định, nhiệm vụ cung cấp vải cho bộ đội và các ngành kinh tế
khác.
Năm 1980, xí nghiệp được duyệt luận chứng kinh tế xây dựng cơ sở mới ở
Nhân chính, Thanh Xuân và là cơ sở chính hiện nay với tổng diện tích mặt bằng
4.5 ha. Quá trình xây dựng cơ bản bắt đầu từ năm 1981 đến 1985 thì hoàn thành
và đi vào hoạt động. Cũng thời gian này, xí nghiệp đã đầu tư 100 máy dệt Tiệp,
nhu cầu sản xuất tăng, tiêu thụ hàng năm của xí nghiệp tăng từ 1,8 triệu mét lên
2,7 triệu mét vải. Xí nghiệp đã đào tạo thêm công nhân, đưa tổng số cán bộ công
nhân viên lên 1256 người, số máy thực tế đưa vào sản xuất là 209 máy.
Năm 1982, một vinh dự lớn đến với xí nghiệp là được UBND Thành phố
quyết định xí nghiệp được vinh dự mang tên ngày sinh nhật bác “Nhà máy Dệt
19-5 Hà Nội”.
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
4
Luận văn tốt nghiệp
1.3 Giai đoạn từ 1989 đến nay
Đây là thời kỳ đất nước chúng ta chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ bao cấp
sang kinh tế thị trường. Nhà máy thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ về tài
chính, làm các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Có thể nói đây là thời kỳ khó khăn
nhất của nhà máy. Nhà máy gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trước cơ chế thị trường.
Tuy nhiên dần dần nhà máy đã thích ứng được với cơ chế kinh tế mới.
Nhu cầu vài bạt, sản lượng tiêu thụ của nhà máy chỉ còn 1 triệu mét/năm.
Đứng trước tình hình này, doanh nghiệp đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý,
bộ phận sản xuất, đa dạng hóa kinh doanh các mặt hàng mới và chủ động trong
việc chào hàng, tìm bạn hàng. Bên cạch đó, nhà máy tăng cường tìm kiếm thị
trường tiêu thụ và làm nghĩa vụ với nhà nước.
Cũng trong thời kỳ này, theo hiệp định ký với Liên Xô, nhà máy được cung
cấp dây chuyền dệt kim để sản xuất quần áo, sản phẩm sản xuất ra sẽ được bao
tiêu, xong không bao lâu thời kỳ này Liên Xô tan rã, máy móc thiết bị nhập về
chưa hoàn chỉnh thì nguồn bao tiêu lại không còn. Trước tình hình đó, nhà máy đã
đầu tư mua thiết bị Nam Triều Tiên, Nhật Bản để hoàn thiện dây chuyền sản xuất
và tìm nguồn tiêu thụ mới.
Năm 1993, chuyển sang hoạt động theo luật Doanh nghiệp nhà nước và đổi
tên thành “Công ty Dệt 19-5 Hà Nội”. Đây là một sự thuận lợi cho sự phát triển
của nhà máy, đồng thời mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp xúc với thị trong nước và
quốc tế.
Để thích nghi với cơ chế thị trường, Công ty Dệt 19-5 Hà Nội chủ động đi tìm
đối tác liên doanh để giải quyết khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm. Doanh
nghiệp đã liên doanh với một số công ty của singapore, góp một phần nhà sản
xuất ở Nhân Chính, chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất hàng dệt kim và hơn 1/2
số lao động sang Liên doanh. Đến nay hơn 10 năm hoạt động sản xuất, liên doanh
đã ngày càng lớn mạnh và đã nộp lãi về cho công ty, giải quyết được việc làm cho
500 lao động.
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
5
Luận văn tốt nghiệp
Từ năm 1994 đến năm 1997, công ty được cấp trên đầu tư thêm 1,7 tỳ đồng.
Công ty đã đào tạo thêm 100 lao động mới, đảm bảo việc làm đầy đủ, ồn định cho
nguồi lao động.
Năm 1998, công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất sợi tự cung cấp cho ngành dệt
của công ty và một phần để kinh doanh. Đến nay công ty đã có một xưởng nhà
máy Sợi hiện đại, đạt 1500 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư là 50 tỷ đồng.
Năm 2003 Công ty đã cho ra đời một phân xườngnhà máy may với công suất
là 500.000 sản phẩm/năm.
Năm 2004 CCông ty đã thành lập một phân xưởngnhà máy may- t Thêu với
công suất 600..000..000 mũi/năm.
Năm 2005 Công ty đã đầu tư thêm 1 dây chuyền dệt vải chất lượng cao với
công suất 3 triệu mét/năm tại khu công nghiệp đồng văn tỉnh Hà Nam.
Đến tháng 9/2005 Công ty Dệt 19-5 Hà Nội được chuyển đổi thành Công
ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội. Như vậy là:
Để thích ứng với cơ chế mới, Công ty là một trong những doanh nghiệp đã tìm
được hướng đi đúng cho mình, đứng vững và tiếp tục tồn tại phát triển vững
mạnh như ngày hôm nay. Công ty đã liên tiếp cải tiến hoạt động sản xuất kinh
doanh, thực hiện trả lương khoán sản phẩm từ phân xưởng đến người lao động,
tinh giảm bộ máy quản lý, sử dụng đội ngũ công nhân viên có chất lượng cao, tích
cực tìm khách hàng mới, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm từ: Doanh
thu năm 2005 đạt 105 tỷ đồng và số lượng lao động của công ty là 810 lao động
đến năm 2007 doanh thu lên tới 170 170 tỷ đồng. Song song với sự phát triển về
sản xuất, công ty còn chăm lo cải thiện đời sống vật chất cho người lao động, thu
nhập bình quân cho một người lao động đạt năm sau cao hơn năm trước…chăm
lo bữa ăn giữa ca, ca sáng, ca 3 cho người lao động đạt chất lượng cao, chăm lo
tốt sức khỏe cho cán bộ công nhân viên (CB – CNV); hàng năm khám sức khỏe
định kỳ để phát hiện bệnh nghề nghiệp và giải quyết cho 100% CB – CNV đi
nghỉ mát; tặng quà sinh nhật cho CB – CNV (theo cùng một tháng sinh); trang bị
nhu cầu cần thiết cho lao động nữ; làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa (chăm lo
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
6
Luận văn tốt nghiệp
cho gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình CB – CNV có khó khăn, quyên góp tiền
để xây dựng nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ trẻ em nghèo
ở trại trẻ mồ côi Hà Cầu); và nhiều hoạt động xã hội khác như tổ chức tuyên
dương tặng thưởng quà cho con CB – CNV đạt học sinh giỏi, tổ chức vui tết trung
thu, tặng quà ngày 1/6 cho con CB – CNV; tổ chức phong trào văn nghệ, thể dục
thể thao trong CB – CNV, đã đạt được nhiều giải về: Chạy, cầu lông, bóng bàn …
Sau hơn 45 năm hoạt động, công ty đã được tặng thưởng 1 huân chương lao
động hạng nhất, 1 huân chương lao động hạng nhì 1 huân chương lao động hạng
ba, 1 huân chương chiến công hạng ba. Đảng bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc.
Công đoàn công ty nhiều năm liền được Liên đoàn lao động thành phố Hà nội
tặng cờ và danh hiệu đơn vị có hoạt động Công đoàn vững mạnh xuất sắc. Đoàn
thanh niên cộng sản HCM công ty đạt danh hiệu vững mạnh. Hệ thống quản lý
chất lượng của công ty đã được tổ chức QMS cấp chứng chỉ ISO 9002 và đang
triển khai TQM và ISO 14000, triển khai SA 8000. Sản phẩm của công ty đạt
nhiều giải vàng, giải bạc tại hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Sản phẩm chủ yếu của công ty là vải bạt các loại phục vụ cho các ngành kinh
tế trong nước. Trong thời kỳ bao cấp, chức năng nhiệm vụ cơ bản của công ty là
sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước đã lên kế hoạch. Thực chất của sản
xuất là sản xuất theo kế hoạch chỉ định, nhà nước cấp vốn đầu tư trang thiết bị
máy móc, công ty quản lý sản xuất thu gom sản phẩm và tiêu thụ cho các nhà máy
trong nước. Sản phẩm vải của công ty là nguyên liệu đầu vào cho các công ty
giày, phục vụ trong quốc phòng là chủ yếu. Việc thực hiện hạch toán kinh tế phải
theo các chỉ tiêu tài chính. Nhà nước bắt buộc thực hiện theo nguyên tắc tài chính
mà nhà nước đưa ra, lãi nộp ngân sách nhà nước, lỗ nhà nước bù đắp.
Nhưng từ khi chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công ty trở thành đơn vị kinh
tế độc lập, tự hạch toán, tự quyết định sản xuất kinh doanh, tự tìm thị trường tiêu
thụ và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty mình. Chức
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
7
Luận văn tốt nghiệp
năng sản xuất của công ty được hiểu theo một góc độ kinh tế khác. Thực chất, sản
xuất không để phân phối cho các đơn vị theo chỉ tiêu mà sản xuất để có doanh
thu, có lãi, và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước. Điều này có nghĩa là
phải làm tốt chính sách, kế hoạch, hướng dẫn của nhà nước, sản xuất kinh doanh
có hiệu quả, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác với cơ quan quản lý Nhà
Nước. Với chức năng nhiệm vụ của mình, công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5 Hà
Nội ngày càng hoàn thiện hơn nữa, đóng góp tích cực trong việc đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống cho người lao
động, dần hòa nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
II . Đặc điểm chủ yếu của công ty Dệt 19-5 Hà Nội trong hoạt động sản
xuất kinh doanh
1. 2.1. Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà nội là
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký và
hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH
Nhà nước một thành viên được ủy ban nhà nước phê duyệt.
Chủ sở hữu : Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Đại diện được ủy quyền của chủ sở hữu: UBND thành phố Hà Nội – 79 Đinh
Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Lúc mới thành lập, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là chuyên sản
xuất vải bạt phục vụ cho ngành bảo hộ lao động, da giầy, … thời gian đó máy
móc của công ty chủ yếu là lạc hậu, được sáp nhập của các cơ sở sản xuất tư nhân
trong thời kỳ cải tạo công thương nghiệp. Theo giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh số 108747 do thành phố Hà Nội cấp ngày 28/7/1993 ngành nghề kinh
doanh của công ty gồm:
- Hàng dệt thoi
- Hàng dệt kim
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
8
Luận văn tốt nghiệp
- Mở cửa hàng dịch vụ giặt là, tẩy hấp phục vụ nhu cầu thị trường
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm bông, vải, sợi, may mặc, giầy dép các loại;
xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh liên kết. Nhập
khẩu thiết bị máy móc, vật tư nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của
công ty và thị trường.
- Công ty được liên doanh liên kết với đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, làm
đại lý, đại diện, văn phòng, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh đăng ký bổ sung sau chuyển đổi:
- Sản xuất mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị
viễn thông.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
- Đào tạo công nhân phục vụ các ngành dệt, sợi nhuộm, thêu, may, tin học, công
nghệ thông tin.
- Cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho tàng và máy móc thiết bị
- Vận tải hàng hóa
- Dịch vụ thương mại
- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, khai thuế hải quan.
2.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5
Bộ máy của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
9
Luận văn tốt nghiệp
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5 Hà Nội
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
10
Ban Tổng Giám Đốc
Phòng
kế
hoạch
thị
trường
Phòng
quản
lý CL
Phòng
lao
động
tiền
lương
Phòng
vật tư
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
hành
chính
tổng
hợp
Phòng
tài vụ
Nhà
máy
dệt Hà
Nội
Nhà
máy sợi
Hà Nội
Nhà
máy
may_
thêu Hà
Nội
Nhà
máy
dệt Hà
Nam
Tổ
điều
hành
Các
PX
Các
PX
Tổ
điều
hành
Các
PX
Tổ
điều
hành
Các
PX
Tổ
điều
hành
Luận văn tốt nghiệp
2.2 Tổ chức bộ máy quản trị và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Ban lãnh đạo Công ty gồm Tổng giám đốc, 01 Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh
doanh, 01 Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính nội chính, 01 Phó Tổng giám đốc
phụ trách kĩ thuật và đầu tư. Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho
Tổng Giám đốc điều hành công việc.
Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành
công việc, bao gồm 07 phòng ban:
Phòng kế hoạch thị trường: là phòng có vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng kế hoạch thị trường thực hiện rất nhiều chức
năng, quan trọng nhất là lập và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thị
trường, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Phòng kế hoạch thị trường thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu thị trường, phân tích các thông tin, thu thập, tìm kiếm thị trường, kí kết
các hợp đồng, lên kế hoạch và thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Phòng vật tư: Quản lý và cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, quản lý các
kho thành phẩm, kho nguyên liệu, thiết bị phụ tùng, thực hiện bốc dỡ, cung ứng vật
tư, vận chuyển.
Phòng tài vụ: Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuất
kinh doanh, thu hồi công nợ của khách hàng, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh,
thu chi tài chính – kế toán.
Phòng lao động tiền lương: Tthực hiện tuyển dụng nhân sự đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công nhân viên, bố trí sắp xếp lao động luân chuyển lao động cho phù hợp với
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
11
Luận văn tốt nghiệp
nhu cầu của công việc, giải quyết chế độ tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, khen
thưởng, kỉ luật trong lao động.
Phòng quản lý chất lượng: Xxây dựng các quy định về tiêu chuẩn, thông số kĩ
thuật, chất lượng sản phẩm trong công ty, xây dựng các phương án mới và thưc hiện
các tiêu chuẩn trong bộ hồ sơ quản lý chất lượng ISO 9000- 2001, SA8000, hệ thống
TQM.
Phòng hành chính tổng hợp: Ccó nhiệm vụ chuẩn bị giấy tờ công văn cho các
cuộc họp, phụ trách bộ phận văn thư, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn trong công ty ,
bảo vệ tài sản, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động.
Phòng kĩ thuật: Làm công tác quản lý kỹ thuật máy móc thiết bị định hướng phát
triển khoa học kỹ thuật nghiên cứu chế thử sản phẩm. Triển khai đề tài dự án, sáng
kiến cải tiến kỹ thuật ứng dụng công nghệ hiện đại và sản xuất kinh doanh quản lý
máy móc thiết bị sửa chữa bảo dưỡng lập các hướng dẫn công việc và quy trình sử
dụng thiết bị đảm bảo an toàn lao động. Tổ chức giám định các thiết bị có yêu cầu
quản lý nghiêm ngặt. Phối hợp với phòng LĐTLlao động tiền lương tổ chức thi tay
nghề và nâng bậc cho công nhân
2.3 Tổ chức bộ máy sản xuất ở các nhà máy
Giám đốc nhà máy: người được Tổng giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước
Tổng giám đốc về mọi mặt quản lý của nhà máy bao gồm: Quản lý KHSX, vật tư, kỹ
thuật, lao động và chất lượng sản phẩm.
Phó giám đốc là người được Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm giúp việc cho
giám đốc và chịu sự phân công đảm nhiệm một phần chính của công việc của nhà
máy.
Trưởng ca sản xuất là người được tổng giám đốc bổ nhiệm để giúp việc cho giám
đốc nhà máy quản lý sản xuất và 6 mặt quản lý của một ca sản xuất.
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
12
Luận văn tốt nghiệp
Các tổ sản xuất từ đầu đến cuối dây chuyền có tổ trưởng sản xuất, người trực tiếp
quản lý công nhân sản xuất.
Hệ thống sản xuất của công ty gồm ba 4 nhà máy phân xưởng hoạt động chuyên
môn hóa theo đối tượng sản phẩm. Bao gồm:
Phân Nhà máyxưởng dệt Hà Nộit: : trụ sở hoạt động tại số 89 đường Lĩnh Nam,
phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Tại đây hiện đang sản xuất các
loại vải bạt mộc, vải nhuộm, vải chéo… phục vụ cho nhu cầu thị trường trong và
ngoài nước.
Có máy móc thiết bị khá lạc hậu, đã được sử dụng nhiều năm, ít được đầu tư
mới. Các máy móc thiết bị này chủ yếu được viện trợ từ Trung Quốc, Liên Xô và các
nước Tây Âu từ thời bao cấp.
Phân xưởngNhà máy sợi Hà Nội: trụ sở hoạt động tại 203 Nguyễn Huy
Tưởng, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội. Tại đây hiện đang sản xuất các sản phẩm sợi
tổng hợp đáp ứng cho nhu cầu thị trường và một phần phục vụ cho hoạt động tại nhà
máy dệt của công ty.
i: Ccông nghệ sản xuất ở mức trung bình khá, 80% dây chuyền sản xuất mới
được đầu tư năm 2000, với công nghệ bán tự động của Trung Quốc.
Phân xưởngNhà máy may thêu Hà Nộiu: Trụ sở hoạt động tại 203 Nguyễn
Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội. Tại đây chuyên gia công các mặt hàng
quần áo theo đơn đặt hàng của phía liên doanh Norfolk Hatexco, dựa trên mẫu mã,
nguyên phụ liệu, kiểu dáng mà phía liên doanh cung cấp. Năm 2003 công ty tiến
hành đầu tư xây dựng nhà máy may với công suất dự kiến là 500.000 sản phẩm/năm.
Năm 2004 công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy thêu với 12 máy thêu đạt công
suất dự kiến là 600.000.000 mũi/ năm. Dây chuyền sản xuất được đánh giá ở mức độ
tiên tiến của thế giới. Hiện nay, công ty đang có dự định đầu tư mới hàng loạt máy
móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng lực sản xuất phục vụ cho nhu cầu trong
nước và hướng ra xuất khẩu.
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
13
Luận văn tốt nghiệp
Nhà máy dệt Hà Nam: Là nhà máy mới được công ty đầu tư vào năm 2005,
nằm trong chiến lược lâu dài của doanh nghiệp, hoạt động tại Khu công nghiệp Đồng
Văn, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, với công suất là 3.700.000 mét vải/năm.
3. Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty
Bảng 1. Cơ cấu lao động các năm 2005, 2006, 2007của công ty giai đoạn
2005 - 2007
Đơn vị: Người
(Nguồn:. Phòng lao động tiền lương)
Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động của công ty trong các năm 2005, 2006, 2007
cho thấy số lượng lao động của công ty tăng dần theo các năm, xuất phát từư sự tăng
quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, dẫn đến nhu cầu sử dụng lao
động cũng tăng. Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng của nguồn nhân lực của
công ty cũng không ngừng tăng lên được thể hiện qua số lượng lao động có trình độ
đại học cao đẳng năm 2007 tăng 346 (người) so với năm 2006 tương đương tăng 9.8
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
Tiêu chí phân
loại
Cơ cấu lao động
Năm
2005 2006 2007
Phân loại theo
tính chất công
việc
Lao động trực tiếp 716 789 826
Lao động gián tiếp 944 116 139
Phân loại theo
trình độ
Trình độ đại học cao đẳng 58 61 67
Trình độ trung cấp 10 10 11
Thợ bậc cao 1522 171 187
Thợ bậc trung bình 590 663 700
Phân loại theo
bộ phận
Nhà máy Phân xưởng sợi 213 233 297
Nhà máy Phân xưởng dệt 261 264 263
Nhà máy Phân xưởng Mmay
- thêu
242 292 293
Văn phòng 94 116 112
Phân loại theo
giới tính
Nam 173 199 245
Nữ 637 706 720
Tổng 810810 905 965
14
Luận văn tốt nghiệp
%, Thợ bậc cao tăng 16 người tương đương tăng 9.4 %. Tổng số lao động năm 2007
so với 2006 tăng 60 (người) tương đương tăng 6.6 %..
Do tính chất công việc chi phối nên cơ cấu lao động của công ty, theo độ tuổi và
giới tính có mang đặc thù của ngành dệt may. Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động
theo tuổi và giới tính của công ty Dệt 19-5 Hà Nnội năm 2007 sau đây:
:
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
15
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2. Cơ cấu lao động theo tuổi và giới tính của công ty năm 2007
(Nguồn: . phòng lao động tiền lương)
Qua bảng số liệu trên cho thấy đặc lao động của công ty là lao động trẻ, đa số là
lao động nữ chiếm tới khoảng 75% (do đặc thù của ngành). Kết cấu lao động theo
tuổi và giới tính của công ty mang đặc trưng chung của ngành dệt may..
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
Khoảng tuổi
Số lượng (người)
Nam Nữ
Tổng số
(người)
Tỷ trọng
(%)
Tỷ lệ
nam
(%)
Tỷ lệ nữ
(%)
16 – 34 190 618 808 83.73 23.51 76.49
35 – 44 36 72 108 11.19 40.90 59.10
45 – 54 19 30 49 5.07 38.77 61.23
Tổng 245 720 965 100 25.39 74.61
16
Luận văn tốt nghiệp
2.4. Đặc điểm cở sở vật chất và nguồn vốn kinh doanh
2.4.1 Đặc điểm cở sở vật chất
4.1.1 Đặc điểm máy móc, thiết bị:
Bảng 3. Thống kê máy móc thiết bị hiện tại của công ty
Tên máy Số lượng(cái) Năm đầu tư Nguyên giá (đồng)
Máy đậu TQ 2 1996 5.147.000
Máy đậu Ba Lan 2 1994 19.307.000
Máy đậu Tiệp 2 2002 21.000.000
Máy se TQ A631 17 1966 25.500.000
Máy se A813 2 1993 49.000.000
Máy se A814 2 1993 58.000.000
Máy se 1 2002 37.600.000
Máy ống TQ 2 1966 5.800.000
Máy ống Ba Lan 2 1990 8.900.000
Máy ống LX 4 1988 30.000.000
Máy mắc Pháp 1 1966 15.600.000
Máy mắc TQ 2 1993 20.500.000
Máy dệt TQ 44 1966 8.000.000
Máy dệt UTAS 24 1999 6.500.000
Máy chải 3 1998 7.260.000
Máy ghép 1 1998 3.400.000
Máy thô 1 1998 7.200.000
Máy sợi con 4 1998 4.500.000
Máy thêu Úc 12 2003 20.000.000
( Nguồn: Phòng kĩ thuật )
Tại nhà máy dệt Hà Nội: Hầu hết là các máy móc thiết bị đã được công ty sử
dụng trong nhiều năm, nhiều máy đã hết thời gian khấu hao, phần lớn là các máy móc
được nhận viện trợ từ Trung Quốc, Liên Xô, các nước Đông Âu từ thời bao cấp.
Tại nhà máy sợi Hà Nội: Công nghệ sản xuất ở mức trung bình, 80% dây
chuyền sản xuất được đầu từ năm 2000 trở lại đây, công nghệ chủ yếu là bán tự động,
do Trung Quốc sản xuất. Năm 1998 Công ty tiến hành đầu tư mở rộng phân xưởng
sợi, tăng công suất của dây chuyền sản xuất sợi lên 1500 tấn sợi/năm. Năm 2001
Công ty tiến hành đầu tư mở rộng phân xưởng sợi, tăng công suất của dây chuyền sản
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
17
Luận văn tốt nghiệp
xuất sợi lên 1750 tấn sợi/năm. Năm 2007 Công ty hoàn thành việc đầu tư mở rộng
phân xưởng sợi, với công suất dự kiến của dây chuyền sợi đạt 3000 tấn sợi/năm.
Tại nhà máy may thêu Hà Nội: Có một nhà máy may được đầu tư xây dựng
vào năm 2003 với một dây chuyền may có 200 máy may công suất 700 000 sản
phẩm/năm và một nhà máy thêu được đầu tư xây dựng vào năm 2004, một dây
chuyền thêu 10 máy thêu 15 đầu và 2 máy thêu 6 đầu của Nhật Bản, công suất 5 triệu
mũi/máy/ngày. Do mới được đầu tư nên dây chuyền sản xuất của hai phân xưởng
được đánh giá là khá hiện đại, hoạt động chính của hai phân xưởng là may thêu các
sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu nên yêu cầu về mặt kĩ thuật và chất lượng là rất cao.
Tại nhà máy dệt chất lượng cao Hà Nam: được đầu tư xây dựng một dây
chuyền dệt vải hiện đại gồm 20 máy dệt Picanol sản xuất năm 2005 nhập từ bỉ với
công suất 3,7 triệu m
2
vải/năm.
Công ty còn có phòng thí nghiệm cơ lý hóa với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đủ
khả năng kiểm tra từng công đoạn sản phẩm sợi.
2
4.1.2 Đất đai, nhà xưởng:
Tổng diện tích của công ty là 151453,4 m
2
đất. Trong đó:
Cở sở 1: Trụ sở chính của công ty tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh xuân, Hà nội
có diện tích 26 563,7m
2
.
Cơ sở 2: 89 Lĩnh Nam, Hoàng mai, Hà nội có diện tích là 8 715,7 m
2
.
Cơ sở 3: Thôn Văn, xã Thanh liệt, Thanh Trì, Hà nội có diện tích là 15317 m
2
.
Cơ sở 4: Khu công nghiệp Đồng văn, Hà Nam với diện tích là
100 657m
2
.
2.4.2 Cơ cấuNguồn vốn của doanh nghiệpcông ty
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp cho thấy phần đầu tư cho tài sản cố định nhỏ hơn
đầu tư cho tài sản lưu động, song mấy năm gần đây do công ty chú trọng việc đầu tư đổi
mới máy móc thiết bị nên tài sản cố định của công ty tăng lên. Với lượng tài sản lưu
động trong công ty lớn nên đảm bảo cho khả năng lưu chuyển tiền tệ trong công ty, đảm
bảo khả năng thanh toán của công ty khi cần thiết. Nó cũng đảm bảo việc cung cấp
nguồn vốn kịp thời cho hoạt động mua sắm nguyên vật liệu của công ty.
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
18
Luận văn tốt nghiệp
Tỷ trọng nợ phải trả /tổng nguồn vốn kinh doanh lớn, khả năng là rủi ro cao
nhưng đi liền với nó khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang
tiến triển tốt thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhiều hơn (đòn bẩy tài chính) từ nguồn
vốn vay này.
Bảng 4, 4 . Nguồn vốn Cơ cấu vốnsản xuất kinh doanh của công ty Dệt 19-5 Hà
nội
giai đoạn 2005 - 2007
Bảng 3
Đơn vị : triệu đồng
Bảng 5.Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị: %
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007
Tài sản
TSCĐ 83.792 74.319 83.956
TSLĐ 100.848 102.631 153.213
Nguồn
vốn
Vốn CSH 31.439 33.562 35.938
Vốn vay 153.201 143.388 201.231
Tổng nguồn vốn 184.640 176.950 237.169
Chỉ tiêu
năm
2005 2006 2007
TSCĐ/TTS 45.38 42.00 35.40
TSLĐ/TTS 54.62 58.00 64.60
Vốn CSH/Tổng nguồn vốn 17.02 18.96 15.15
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 82.98 81.04 84.85
19
Luận văn tốt nghiệp
(Nguồn:n: phòng tài vụ)
2.5. Đặc điểm khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh.
5.1 Về khách hàng, thị trường
Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, thị trường tiêu thụ của công ty àđược xác
định cụ thể theo phân bố của nhà nước và tương đối ổn định, chủ yếu phục vụ cho bộ
quốc phòng, giao thông vận tải … đồng thời cung cấp nguyên liệu cho một số ít
doanh nghiệp sản xuất giày vải nội địa.
Xuất phát từ những thay đổi của cơ chế thị trường, đặc điểm của sản phẩm, khách
hàng của công ty phần lớn là các doanh nghiệp sản xuất. Thị trường của công ty trải
khắp lãnh thổ Việt Nam, nhưng chỉ tập trung ở các thành phố lớn, thị trường truyền
thống, các nhà máy, công ty sản xuất giày vải xuất khẩu: Giày An Lạc, Thượng
Đình…, các công ty lớn trong thành phố Hồ Chí Minh : may Nhà Bè, may Phú
Nhuận. Khách hàng thường mua theo từng lô và theo từng đợt.
Không chỉ thị trường trong nước, công ty đang mở rộng sang thị trường thế giới, chủ
yếu là thị trường EU. Tình hình thị trường đã đặt ra đòi hỏi lớn với công ty phải
không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng
cạnh tranh, để tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu, mở rộng thị trường
tiêu thụ.
5.2 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của công ty chủ yếu là các công ty hoạt động trong ngành
dệt như Dệt kim Hà nội, Dệt Vĩnh phú, Dệt Minh Khai… So với đối thủ cạnh tranh
thi sản phẩm của công ty có giá nhìn chung là thấp hơn. Tuy vậy, một số sản phẩm
bán với giá cao hơn nhưng đều là sản phẩm có chất lượng cao. So sánh thị phần của
công ty với các công ty đối thủ cạnh tranh thì công ty Dệt 19-5 Hà Nội năm 2005 thị
phần chiếm 11.1 % xếp thứ 4 trên thị trường, năm 2006 thị phần là 15%( tăng 4% so
với năm 2005, xếp thứ 3. Điều đó cho thấy quy mô, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty ngày càng tăng. Có được kết quả như vậy là nhờ sự phấn đấu
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
20
Luận văn tốt nghiệp
không ngừng của công ty trong việc tăng năng lực sản xuất thực hiện tăng năng suất,
giảm chi phí để hạ giá thành góp phần tăng khả năng cạnh tranh.
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm
2003 - 2007
1.3.1 Kết quả về sản phẩm
Tuy hoạt động và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng sản phẩm chủ lực, đóng
góp đáng kể vào tổng doanh thu của công ty là sản phẩm sợi tổng hợp, và sản phẩm
vải.
- Sản phẩm sợi tổng hợp: là sản phẩm công nghiệp (được sản xuất tại nhà máy
sợi Hà Nội) được sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu nguyên phụ liệu sợi tại nhà máy
dệt của doanh nghiệp (theo số liệu thống kê của nhà máy thì 30% đến 50% sợi thành
phẩm sản xuất ra là nguyên phụ liệu đầu vào cho các phân xưởng dệt của doanh
nghiệp), đồng thời một phần phục vụ cho các ngành công nghiệp dệt may, công
nghiệp da giày, công nghiệp sản xuất các loại bao tải...
- Sản phẩm vải: bao gồm các loại vải công nghiệp và các loại vải tiêu dùng
như: vải bạt 2, vải bạt 3, vải bạt 8, vải bạt 10, vải phin, vải chéo, vải lọc, vải tẩy
nhuộm. Được sản xuất ra với nhiều kiểu dáng, chất lượng, mẫu mã và chủng loại
khác nhau phục vụ trên thị trường các yếu tố sản xuất, đối tượng khách hàng chủ yếu
là các công ty dệt và giày vải xuất khẩu. Đây chính là sản phẩm chủ lực của doanh
nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Bảng 6. Tỷ trọng doanh thu các loại vải trong tổng doanh thu vải
giai đoạn 2005 – 2007
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
Loại vải
Tỷ trọng doanh thu vải (%)
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Vải bạt 2 23 23 23
Vải bạt 3 15 14 13
Vải bạt 8 20 18 20
Vải bạt 10 18 22 20
Vải tẩy nhuộm 5 6 8
Vải phin 8 7 7
Vải chéo và vải khác 11 10 9
21
Luận văn tốt nghiệp
(Nguồn: phòng kế hoạch thị trường )
Qua tỷ trọng doanh thu của các loại vải trong tổng doanh thu tiêu thụ vải của
công ty trong những năm gần đây cho thấy hai xu hướng rõ rệt. Thứ nhất là sản lượng
tiêu thụ các loại bạt mộc giảm dần. Trong đó, bạt loại 3, vải phin số lượng tiêu thụ có
xu hướng giảm, bạt loại 2 và vải chéo và tiêu lượng tiêu thụ không tăng trong khi bạt
8, bạt 10 đang được tiêu thụ với số lượng tăng. Điều đó cho thấy được xu hướng của
thị trường vải bạt và giúp công ty có định hướng trong xây dựng kế hoạch sản xuất,
đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường tránh làm lãng phí công tác bảo quản, chi phí lưu
kho…Thứ hai là sự tăng trưởng trong tiêu thụ vải tẩy nhuộm, đòi hỏi chất lượng sản
phẩm phải hoàn thiện hơn.Vải tẩy nhuộm có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, do
đó buộc công ty cũng phải cân nhắc trong công tác gia công, lựa chọn đối tác gia
công với chi phí hợp lý, đảm bảo chất lượng vải tẩy nhuộm đáp ứng yêu cầu của
khách hàng. Vải do công ty dệt có nhiều khổ từ 0.8 – 3m đáp ứng được nhu cầu đa
dạng của khách hàng.
Bảng 7.Tình hình tiêu thụ sản phẩm vải của công ty giai đoạn 2003-2007
Thời gian
Sản lượng
( mét vải )
Doanh thu
( Tỷ đồng )
Tổng doanh thu
(tỷ đồng )
tỉ lệ
(%)
Năm 2003 3.718.963 47.5 70,5 67,4%
Năm 2004 4.090.548 52.21 92 56,75%
Năm 2005 4.704.130 68,25 105 65%
Năm 2006 5.409.749 81,6 120 68%
Năm 2007 6.221.212 94,5 140 67,5%
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
22
Luận văn tốt nghiệp
( Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường )
Qua bảng số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm vải của công ty trong giai
đoạn 2000-2007, chúng ta có thể nhận thấy sự đóng góp của sản phẩm vải trong tổng
doanh thu của toàn doanh nghiệp. Cụ thể trong những năm 2003 doanh thu từ sản
phẩm vải luôn chiếm gần 67,4% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. Đến năm
2004 tỉ lệ doanh thu từ sản phẩm vải trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp đã
giảm xuống chỉ còn 56,75%. Nhưng có dấu hiệu tăng dần và ổn định trong giai đoạn
từ 2004-2007. Đến năm 2007, doanh thu từ sản phẩm vải đã chiếm 67,5% trong tổng
doanh thu của toàn doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ thực tế trong những năm gần
đây, doanh nghiệp đã có những chiến lược nhằm đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao
khả năng cạnh tranh, điều này đã khiến cho tỉ lệ doanh thu từ sản phẩm vải trong tổng
doanh thu của toàn doanh nghiệp giảm xuống.
3.2. Kết quả về thị trường
Thị trường của công ty ngày càng mở rộng, trên phạm vi toàn quốc, nhưng
chủ yếu tập trung ở Miền Nam. Đây là một bất lợi cho công ty về khoảng cách đối
với khách hàng. Như vậy chi phí vận chuyển sẽ tăng dẫn đến giá thành sản xuất tăng
làm giảm khả năng cạnh tranh. Khách hàng ở khu vực này chiếm 70%, còn lại là
khách hàng Miền Bắc và quân đội. Hiện nay khách hàng miền bắc và quân đội có xu
hướng giảm đó là điều mà công ty cũng cần phải suy nghĩ cân nhắc. Nguyên nhân
chủ yếu dẫn tới hiện tượng này chủ yếu là do số lượng công ty sản xuất giày chiếm
tới 60% toàn ngành tập trung ở miền nam. Số lượng khách hàng của công ty có xu
hướng tăng nhanh, năm 2007 số lượng khách hàng tăng lên 147, trong khi năm 2003
số lượng khách hàng chỉ là 119, năm 2004 là 130. Khách hàng thường xuyên mua vải
chất lượng cao của công ty bao gồm: Công ty cổ phần nhuộm Hà Nội, công ty dệt
Minh Khai, công ty giầy An Lạc, công ty cổ phần giày Sài Gòn,… Doanh thu của các
khách hàng này đem lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Đặc
biệt năm 2007, doanh thu mà họ đem lại chiếm hơn 80% tổng doanh thu của công ty.
Đồng thời công ty còn mở rộng liên doanh liên kết với các công ty khác như:
liên doanh với Norfolk trong hoạt động may gia công; liên doanh với công ty TNHH
tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19-5 Hà nội; Liên kết sản xuất với các công ty
Nhuộm như công ty Nhuộm Trung Thư, Nhuộm Hà nội. Điều này đã mở rộng mối
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
23
Luận văn tốt nghiệp
quan hệ của công ty, liên doanh liên kết làm tăng đối tượng khách hàng của công ty,
đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tạo mối quan hệ bạn hàng
thân thiết, tạo dựng hình ảnh, uy tín của công ty ở thị trường trong nước cũng như
nước ngoài.
3.3 Kết quả về doanh thu, lợi nhuận
Bảng 8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 5 năm gần đây (2003-2007):
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu Triệu đồng 70.500 92.000 105.000 146.000 170.000
Giá trị SXCN Triệu đồng 62.000 73.800 92.000 135.000 145.000
Lợi nhuận ST Triệu đồng 4.023 1.761 2.000 2.100 2.500
Vốn CSH Triệu đồng 29.635 30.562 31.439 33.562 35.938
Tổng tài sản Triệu đồng 165.405 17.350 184.640 176.950 237.169
Số lao động bình quân Người 623 740 810 905 965
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
24
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty Dệt 19-5 Hà nội.
Chỉ tiêu
Các chỉ tiêu doanh lợi
Đơn vị
năm
2003 2004 2005 2006 2007
Doanh lợi của doanh thu % 5,70 1,91 1,90 1,44 1,47
Doanh lợi của vốn chủ sở hữu % 13,57 5,76 6,36 6,26 6,95
Số vòng quay của vốn Lần 0,43 5,30 0,57 0,83 0,72
Mức sinh lời BQ của lao động
Triệu đồng/
người
6,46 2,38 2,47 2,32 2,59
(Nguồn: phòng tài vụ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng nhưng tỷ số doanh lợi
của doanh thu giảm, chi phí sản xuất của doanh nghiệp vẫn còn khá cao. Doanh lợi
của vốn chủ sở hữu tăng dần chứng tỏ khả năng sử dụng vốn vay của doanh nghiệp là
tốt, mức sinh lời bình quân của người lao động là giảm và số vòng quay của vốn tăng
lên. Điều đó là do công ty đang triển khai đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, số lượng
lao động tăng, giá trị tài sản cố định đầu tư mới tăng làm cho tổng tài sản tăng.
3.4. Kết quả đóng góp vào ngân sách và thu nhập của người lao động.
Bảng 10: Kết quả nộp ngân sách và thu nhập bình quân người lao động
(Nguồn phòng tài vụ, phòng lao động tiền lương)
Kết quả đóng góp vào ngân sách tăng hàng năm, đem lại nguồn thu lớn cho
nhà nước, đóng góp lớn vào ngân sách, tạo điều kiện cho nhà nước có kinh phí để
đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, ….
Thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn năm trước, công ty luôn
chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Hiện nay 100%
người lao động của công ty được trả lương theo sản phẩm: số lượng, chất lượng sản
phẩm, và khối lượng công tác. Bao gồm 3 hình thức trả lương:
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2003 2004 2005 2006 2007
Nộp ngân sách Triệu đồng 841 1.925 4.500 3.710 4.700
Thu nhập QB đầu
người
1000
đồng/tháng
806,8 1.112,8 1.171,7 1.449,4 1.540,3
25