Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nghiên cứu tác động của trải nghiệm du lịch đáng nhớ tới ý định quay lại điểm đến của khách du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------

TRẦN THỊ THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRẢI NGHIỆM
DU LỊCH ĐÁNG NHỚ TỚI Ý ĐỊNH QUAY LẠI
ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
TRONG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------------------

TRẦN THỊ THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRẢI NGHIỆM
DU LỊCH ĐÁNG NHỚ TỚI Ý ĐỊNH QUAY LẠI
ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
TRONG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Khoa QTKD)
Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀI DUNG

HÀ NỘI - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Thu Huyền


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH
NGHIÊN CỨU ...............................................................................................................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu về tác động của trải nghiệm du lịch đáng nhớ tới ý
định quay lại điểm đến...............................................................................................9
1.1.1. Các khái niệm có liên quan ............................................................................9
1.1.2. Các bối cảnh đã nghiên cứu..........................................................................20
1.1.3. Các mơ hình nghiên cứu đã thực hiện ..........................................................20
1.1.4. Một số lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
tới ý định quay lại điểm đến trong du lịch..............................................................23
1.1.5. Sự tác động của các yếu tố nhân khẩu học tới ý định quay lại điểm đến .....25
1.1.6. Tác động của quy mơ nhóm du lịch tới trải nghiệm du lịch và ý định hành vi ..26
1.1.7. Các kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu ................................................28
1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................31
1.2.1. Các khái niệm sử dụng trong luận án ...........................................................31
1.2.2. Các lý thuyết sử dụng trong luận án .............................................................33
1.3. Các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu của luận án ...................35
1.3.1. Giả thuyết H1 về sự tác động của các thành phần trải nghiệm du lịch đáng
nhớ tới ý định quay lại điểm đến ............................................................................35
1.3.2. Giả thuyết H2 về sự tác động của quy mơ nhóm du lịch tới mối quan hệ
giữa trải nghiệm du lịch đáng nhớ và ý định quay lại điểm đến ............................36
1.3.3. Giả thuyết H3 về sự tác động của các yếu tố nhân khẩu học tới ý định quay
lại điểm đến ............................................................................................................37
1.3.4. Mơ hình nghiên cứu......................................................................................37


iii


Kết luận chương 1........................................................................................................40
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................41
2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................41
2.2. Thang đo các biến nghiên cứu .........................................................................41
2.2.1. Biến phụ thuộc ..............................................................................................42
2.2.2. Biến độc lập ..................................................................................................43
2.2.3. Biến điều tiết.................................................................................................44
2.2.4. Biến nhân khẩu học ......................................................................................44
2.3. Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ...................................................................46
2.3.1. Mục tiêu ........................................................................................................46
2.3.2. Đối tượng ......................................................................................................46
2.3.3. Phỏng vấn .....................................................................................................47
2.3.4. Kết quả phỏng vấn ........................................................................................48
2.4. Thiết kế bảng hỏi ...............................................................................................58
2.5. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ...........................................................................59
2.5.1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................59
2.5.2. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................60
2.5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .....................................................................60
2.6. Nghiên cứu định lượng chính thức ..................................................................61
2.6.1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................61
2.6.2. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................61
2.6.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .....................................................................63
Kết luận chương 2........................................................................................................66
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................67
3.1. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .............................................................67
3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ....................................................69
3.2.1. Thống kê mơ tả kết quả nghiên cứu .............................................................69
3.2.2. Kiểm định sự khác biệt trung bình về ý định quay lại điểm đến ..................75
3.2.3. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng Cronbach’s Alpha .................79
3.2.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..............................................................83



iv

3.2.5. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ............................................................88
3.2.6. Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ..............................................92
3.2.7. Phân tích mơ hình cấu trúc đa nhóm (Multigroup analysis) ........................94
3.3. Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu ............................................................99
Kết luận chương 3......................................................................................................101
CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC HÀM Ý NGHIÊN CỨU ........102
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................102
4.1.1. Trải nghiệm du lịch cộng đồng ở Việt Nam có nhiều thành phần phong phú
được khách du lịch ghi nhớ ..................................................................................102
4.1.2. Khách du lịch nội địa tham gia khảo sát có ý định quay lại điểm đến du lịch
cộng đồng khá cao, tuy nhiên điều này có thể do ảnh hưởng của các chính sách
giãn cách xã hội trong đại dịch Covid-19 .............................................................103
4.1.3. Khách du lịch đi theo nhóm nhỏ có ý định quay lại điểm đến cao hơn .....104
4.1.4. Các biến quan sát được bổ sung vào mô hình có ý nghĩa thống kê cho thấy
khía cạnh khác biệt của trải nghiệm văn hóa địa phương và trải nghiệm ý nghĩa
trong du lịch cộng đồng ........................................................................................104
4.1.5. Trải nghiệm du lịch đáng nhớ tích cực có tác động thuận chiều tới ý định
quay lại điểm đến của khách du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng tại Việt Nam
..............................................................................................................................106
4.1.6. Những trải nghiệm có cảm xúc tiêu cực khơng có tác động tới ý định quay lại
điểm đến của khách du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng tại Việt Nam ................108
4.1.7. Giới tính, độ tuổi, thu nhập và trình độ khơng có tác động tới ý định quay lại
điểm đến của khách du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng tại Việt Nam .........109
4.1.8. Tác động của trải nghiệm du lịch đáng nhớ tới ý định quay lại điểm đến với
những khách du lịch đi theo nhóm từ 8 người trở lên cao hơn so với những khách
du lịch đi theo nhóm từ 7 người trở xuống ...........................................................109

4.2. Các hàm ý nghiên cứu ....................................................................................111
4.2.1. Tập trung thiết kế các trải nghiệm du lịch cộng đồng theo hướng mang lại
08 trải nghiệm đáng nhớ cho khách du lịch .........................................................111
4.2.2. Áp dụng linh hoạt các thiết kế trải nghiệm du lịch cộng đồng theo từng quy
mơ nhóm ...............................................................................................................118
4.3. Một số đóng góp của nghiên cứu ...................................................................119


v

4.3.1. Về mặt học thuật .........................................................................................120
4.3.2. Về mặt thực tiễn .........................................................................................121
4.4. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .................121
4.4.1. Những hạn chế của nghiên cứu ..................................................................121
4.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................124
Kết luận chương 4......................................................................................................126
KẾT LUẬN ................................................................................................................127
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ....................128
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................129
PHỤ LỤC ...................................................................................................................143


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBT

Du lịch cộng đồng




Cao đẳng

CFA

Phân tích nhân tố khẳng định

ĐH

Đại học

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

ESRT

Du lịch có trách nhiệm với mơi trường và xã hội

HĐQT

Hội đồng quản trị

HDV
KD

Hướng dẫn viên
Kinh doanh


KTQD

Kinh tế quốc dân

LATS

Luận án tiến sỹ

MEC

Chuỗi Phương tiện – kết thúc

MTEs

Trải nghiệm du lịch đáng nhớ

QL

Quản lý

SEM

Mơ hình phương trình cấu trúc

THPT

Trung học phổ thơng

TPB


Lý thuyết hành vi có kế hoạch

TRA

Lý thuyết hành vi hợp lý

UNHABITAT

Chương trình Định cư Con người của Liên hợp quốc

VHLSS

Khảo sát mức sống hộ gia đình

WWF

Quỹ động vật hoang dã thế giới
/>

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các khía cạnh của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đã được khám phá trong các
nghiên cứu trước.............................................................................................12
Bảng 1.2: Nghiên cứu về các thành phần của một trải nghiệm du lịch đáng nhớ .........14
Bảng 1.3: Các nghiên cứu về tác động của một số yếu tố nhân khẩu học tới ý định
hành vi của khách du lịch ...............................................................................26
Bảng 1.4: Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu .................................................37
Bảng 2.1: Các thang đo ý định mua lại được cải biến thành đo lường ý định quay trở
lại điểm đến trong du lịch...............................................................................42

Bảng 2.2: Thang đo quy mơ nhóm du lịch ....................................................................44
Bảng 2.3: Phân nhóm độ tuổi trong nghiên cứu ............................................................44
Bảng 2.4: Mức thu nhập bình qn hộ gia đình theo tháng, tính theo số liệu 2018......45
Bảng 2.5: Các nhóm thu nhập theo hộ gia đình ............................................................45
Bảng 2.6: Thang đo biến thu nhập hộ gia đình .............................................................45
Bảng 2.7: Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm ..46
Bảng 2.8: Nội dung phỏng vấn sâu ...............................................................................47
Bảng 2.9: Đặc điểm các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu .........................................48
Bảng 2.10: Các từ khóa được ghi nhận liên quan đến các thành phần trải nghiệm trong
quá trình phỏng vấn sâu .................................................................................49
Bảng 2.11: Thang đo MTEs dự kiến sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ .......52
Bảng 2.12: Các từ khóa được ghi nhận liên quan đến ý định quay lại điểm đến ..........56
Bảng 2.13: Bộ biến quan sát cho biến ý định quay lại điểm đến du lịch cộng đồng
trong tương lai gần .........................................................................................57
Bảng 3.1: Kết quả phân tích độ tin cậy bằng Cornback’s Alpha trong nghiên cứu định
lượng sơ bộ .....................................................................................................67
Bảng 3.2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo giới tính, độ tuổi, trình độ và thu nhập bình
quân hộ gia đình .............................................................................................70
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát ý kiến về các MTEs ...........................................................71
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về ý định quay lại điểm đến ..............................................74


viii

Bảng 3.5: Kết quả kiểm định T-test giữa biến ý định và biến giới tính ........................75
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định One-way ANOVA giữa biến ý định và biến độ tuổi......76
Bảng 3.7: Kết quả kiểm định One-way ANOVA giữa biến ý định và biến trình độ ....76
Bảng 3.8: Kết quả kiểm định One-way ANOVA giữa biến ý định và biến thu nhập gia
đình .................................................................................................................77
Bảng 3.9: Kết quả kiểm định One-way ANOVA giữa ý định và quy mơ nhóm du lịch

........................................................................................................................78
Bảng 3.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo trong nghiên cứu định
lượng chính thức.............................................................................................79
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Sự độc đáo sau khi loại bỏ 1 biến
quan sát ...........................................................................................................82
Bảng 3.12: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất ......................................83
Bảng 3.13: Ma trận tải lên các nhân tố trong phân tích EFA lần thứ nhất ....................83
Bảng 3.14: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai ........................................85
Bảng 3.15: Ma trận tải lên các nhân tố trong phân tích EFA lần thứ hai ......................86
Bảng 3.16: Trọng số hồi quy và trọng số hồi quy chuẩn hóa của các biến quan sát .....90
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định độ tin cậy, sự hội tụ và độ phân biệt ............................91
Bảng 3.18: Hệ số hồi quy của mơ hình .........................................................................93
Bảng 3.19: Thống kê mơ tả quy mơ nhóm du lịch ........................................................95
Bảng 3.20: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mơ hình bất biến và khả biến .....95
Bảng 3.21: Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm ...........................................................98
Bảng 3.22: Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu ........................................................99


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Mơ hình nghiên cứu của Counounaris và Sthapit (2017)..............................21
Hình 1.2: Mơ hình nghiên cứu của Kim (2017), Sharma và Nayak (2019) ..................22
Hình 1.3: Mơ hình nghiên cứu của Rasoolimanesh và cộng sự (2021) ........................23
Hình 1.4: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................39
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu .....................................................................................41
Hình 3.1: Giá trị trung bình của 08 trải nghiệm mang tính tích cực .............................73
Hình 3.2: Giá trị trung bình các biến khảo sát ý định quay lại điểm đến ......................75
Hình 3.3: Ý định quay lại điểm đến và quy mơ nhóm du lịch ......................................79

Hình 3.4: Mơ hình phân tích nhân tố khẳng định CFA .................................................89
Hình 3.5: Mơ hình cấu trúc tuyến tính chuẩn hóa .........................................................92
Hình 3.6: Mơ hình bất biến............................................................................................96
Hình 3.7: Mơ hình khả biến ...........................................................................................97


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ý định quay lại điểm đến được xem như một chủ đề quan trọng trong nghiên
cứu khoa học về ngành du lịch (Shawn Jang và Feng, 2007). Doanh thu của nhiều
điểm đến du lịch phần lớn dựa vào sự quay trở lại của rất nhiều khách du lịch
(Darnell và Johnson, 2001; Gitelson và Crompton, 1984). Bên cạnh đó, một số nhà
nghiên cứu đã chỉ ra rằng các du khách quay trở lại có thời gian lưu trú lâu hơn (Wang,
2004; Oppermann, 1997) và có xu hướng đưa ra những lời truyền miệng tích cực về
điểm đến (Petrick, 2004). Từ đầu thế kỷ XXI, có khá nhiều nghiên cứu về ý định quay
trở lại điểm đến du lịch để dự báo và giải thích ý định của họ trong việc ra các quyết
định du lịch, có thể kế đến như nghiên cứu của Kozak (2001), Um (2006), Cole và
Scott (2004), Jang và Feng (2007), Hui và cộng sự (2007), Han và cộng sự (2009), Li
và cộng sự (2010), Kim (2017), Chen và Rahman (2018), Zhang và cộng sự (2018).
Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định quay lại điểm đến đã được xem xét trong các
nghiên cứu trên, có thể kể đến như: sự hài lòng (về điểm đến, về dịch vụ, về trải
nghiệm); hình ảnh, thương hiệu, đặc trưng của điểm đến; động cơ du lịch… Các
nghiên cứu của Shawn Jang và cộng sự (2006), Um và cộng sự (2006), Huang và Hsu
(2009), Yoon và cộng sự (2005), Loi và cộng sự (2017) đều nghiên cứu và khẳng định
sự hài lòng về điểm đến, hài lòng về dịch vụ, hài lòng về trải nghiệm có tác động tích
cực tới ý định quay lại điểm đến. Tuy nhiên, Shawn Jang và cộng sự cũng đã chỉ ra, sự
hài lịng (về điểm đến) chỉ có tác động đến ý định quay lại trong ngắn hạn, còn các ý
định quay lại trung hạn và dài hạn thì chưa có bằng chứng để khẳng định. Có những

nghiên cứu sự hài lịng chỉ giải thích khoảng 20% - 30% ý định quay lại điểm đến
(Shawn Jang và cộng sự, 2006; Um và cộng sự, 2006). Tương tự như vậy, các yếu tố
khác cũng chưa giải thích được triệt để ý định quay lại điểm đến, đòi hỏi cần phải có
thêm những nghiên cứu khám phá về yếu tố ảnh hưởng khác tới biến nghiên cứu quan
trọng này.
Cuốn sách “Nền kinh tế trải nghiệm” của Pine và Gilmore (1998) nhấn mạnh
rằng nền kinh tế thế giới đang chuyển đổi từ nền kinh tế dịch vụ sang nền kinh tế trải
nghiệm. Nhưng trước đó một thập kỷ, trải nghiệm du lịch đã bắt đầu được quan tâm từ
trong các nghiên cứu của McCannell (1973), Cohen (1979) … Có thể nói du lịch là lĩnh
vực tiên phong quan tâm đến trải nghiệm (Hosany và Witham, 2009). Trong lĩnh vực
trải nghiệm du lịch, trải nghiệm du lịch đáng nhớ (Memorable tourism experience một trải nghiệm du lịch được ghi nhớ và có thể hồi tưởng sau khi sự kiện đã diễn ra -


2

Kim và cộng sự, 2012) nổi lên như một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm bởi có
khá nhiều nghiên cứu cho rằng đây là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến ý định, hành
vi cũng như các quyết định lựa chọn của khách du lịch (Kerstetter và Cho, 2004; Kim,
Ritchie, và Tung, 2010; Chandralal và Valenzuela, 2013).
Bắt nguồn từ những nghiên cứu riêng lẻ khác nhau, các nghiên cứu đã phát hiện
rất nhiều trải nghiệm du lịch được ghi nhớ liên quan đến những cảm xúc, trạng thái,
hoạt động ... (Tung và Ritchie, 2011). Trong gần 15 năm trở lại đây, bên cạnh một số ít
nghiên cứu tiếp tục khai thác các khía cạnh mới, các nghiên cứu về trải nghiệm du lịch
đáng nhớ bắt đầu tổng hợp các thành phần khác nhau đã được nghiên cứu để xây dựng
thang đo như nghiên cứu của Kim và cộng sự (2012) và quan tâm tới mối quan hệ giữa
trải nghiệm du lịch đáng nhớ với những yếu tố khác nhau trong du lịch, trong đó có ý
định quay lại điểm đến như các nghiên cứu của Kim và cộng sự (2010), Kim và cộng sự
(2012, 2013), Kim (2017) và Chandaral (2013), Chandaral và cộng sự (2015),
Counounaris và Sthapit (2017). Các kết quả nghiên cứu đã góp phần làm rõ hơn một số
vấn đề đáng chú ý như các thành phần của trải nghiệm du lịch đáng nhớ và thang đo của

chúng, chiều hướng, mức độ tác động của trải nghiệm du lịch đáng nhớ nói chung và
một số thành phần nói riêng tới ý định quay lại điểm đến trong nhiều bối cảnh du lịch
khác nhau. Khơng ít nghiên cứu về trải nghiệm du lịch đáng nhớ đã khẳng định vai trị
tích cực của nó đối với ý định hành vi trong du lịch, đặc biệt là ý định quay lại điểm đến
như của Kim và cộng sự (2010), Kim (2017) Chandaral và cộng sự (2015), Counounaris
và Sthapit (2017) … Tuy nhiên tác giả nhận thấy vẫn còn những khoảng trống cần
được tiếp tục bổ sung.
Các kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy các thành phần và thang đo trải
nghiệm du lịch đáng nhớ có sự khác biệt nhất định khi bối cảnh nghiên cứu thay đổi
(về tính chất văn hóa, về khu vực địa lý, về loại hình du lịch…) (Lubbe và cộng sự,
2017). Trong bối cảnh du lịch cộng đồng - một loại hình du lịch đang nhận được nhiều
sự quan tâm ở rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam (Etsuko Okazaki, 2008) – số lượng các nghiên cứu về trải nghiệm du lịch đáng
nhớ và sự tác động của nó tới ý định quay lại điểm đến cịn rất hạn chế.
Bên cạnh đó, khơng có nhiều nghiên cứu xem xét sự tác động của từng thành
phần trải nghiệm du lịch đáng nhớ tới ý định quay lại điểm đến (Counounaris và
Sthapit, 2017), nhất là trong loại hình du lịch cộng đồng (Cornelise, 2014).
Mặt khác, số lượng bạn đồng hành hay quy mơ nhóm du lịch là một trong
những yếu tố có thể có ảnh hưởng tới trải nghiệm du lịch đáng nhớ và các ý định hành
vi của từng cá nhân trong nhóm tuy nhiên tác động kiểm sốt cũng như điều tiết này ít


3

được báo cáo trong các nghiên cứu về tác động của trải nghiệm du lịch đáng nhớ tới ý
định quay lại điểm đến (Park và cộng sự, 2020; Stone và cộng sự, 2018).
Ở một góc nhìn khác, các nghiên cứu chuyên sâu về du lịch cộng đồng tại Việt
Nam cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm. Nhưng các chủ đề nghiên cứu xoay
quanh các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng (LATS Đặng Trung
Kiên, 2020; LATS Lã Thị Bích Quang, 2021), phát triển doanh nghiệp xã hội trong du

lịch cộng đồng (LATS Vũ Hương Giang, 2019) hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách du lịch cộng đồng (LATS Nguyễn Công Viện, 2020) … mà chưa dành
sự quan tâm tới chủ đề về trải nghiệm du lịch đáng nhớ và ý định quay lại điểm đến
trong du lịch cộng đồng.
Do đó, trong luận án này, tác giả kỳ vọng có thể xem xét cấu trúc trải nghiệm
du lịch đáng nhớ của khách du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng tại Việt Nam để
làm cơ sở tìm hiểu sự tác động của trải nghiệm du lịch đáng nhớ nói chung cũng như
tác động của từng thành phần trải nghiệm du lịch đáng nhớ nói riêng tới ý định quay
lại điểm đến trong du lịch cộng đồng tại Việt Nam với tác động điều tiết của quy mơ
nhóm du lịch.
Những kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thực tiễn đối với việc xây
dựng, phát triển và điều chỉnh các thiết kế trải nghiệm du lịch cộng đồng tại các điểm
đến du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Thật vậy, mặc dù có tiềm năng phát triển rất lớn
nhưng du lịch cộng đồng tại Việt Nam còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
(Doãn Văn Tuấn, 2015). Nghiên cứu của Đặng Trung Kiên (2020) chỉ ra sự hấp dẫn
của điểm đến du lịch cộng đồng là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới sự phát triển du
lịch cộng đồng. Nghiên cứu này cũng đưa ra những khuyến nghị có liên quan tới việc
xây dựng và khai thác những sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng mang lại những trải
nghiệm khác biệt cho khách du lịch.
Với những khám phá về các thành phần trải nghiệm du lịch đáng nhớ tác động
tới ý định quay lại điểm đến, nghiên cứu có thể đưa ra những gợi ý cho các nhà quản
lý/kinh doanh du lịch về định hướng trong việc xây dựng, phát triển các thiết kế trải
nghiệm phù hợp với khách du lịch nội địa nói chung cũng như khách du lịch nội địa đi
theo các quy mơ nhóm khác nhau nói riêng. Điều này sẽ góp phần giúp các điểm đến
đa dạng hóa và tiến tới cá nhân hóa các trải nghiệm theo đúng xu thế phát triển trong
kinh doanh của thế kỷ XXI như nhận định của rất nhiều chuyên gia Marketing (Lewis
và Dart, 2014). Đến lượt mình, những trải nghiệm đã được thiết kế hiệu quả sẽ được
ghi nhớ tốt hơn và có tác động tích cực tới ý định quay lại điểm đến du lịch cộng đồng,



4

làm tăng tỷ lệ khách du lịch quay lại, qua đó thúc đẩy sự phát triển về doanh thu cũng
như thương hiệu của từng điểm đến du lịch cộng đồng nói riêng và mơ hình du lịch
cộng đồng tại Việt Nam nói chung. Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn nêu trên,
tác giả đã lựa chọn “Nghiên cứu tác động của trải nghiệm du lịch đáng nhớ tới ý
định quay lại điểm đến của khách du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng tại Việt
Nam” là đề tài nghiên cứu Luận án tiến sỹ của mình.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Luận án được thực hiện nhằm kiểm định mơ hình về mối quan hệ giữa trải
nghiệm du lịch đáng nhớ và ý định quay lại điểm đến của khách du lịch nội địa trong
du lịch cộng đồng tại Việt Nam.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, luận án cần thực hiện
một số mục tiêu cụ thể như sau:
Mô tả các thành phần trải nghiệm du lịch đáng nhớ và ý định quay lại điểm
đến của khách du lịch nội địa thông qua việc học tập, cải tiến và hiệu chỉnh các thang
đo nghiên cứu trước đó cho phù hợp với bối cảnh du lịch cộng đồng tại Việt Nam.
Đánh giá mối quan hệ giữa trải nghiệm du lịch đáng nhớ và ý định quay lại
điểm đến của khách du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng tại Việt Nam (có xem xét
đến tác động của các yếu tố nhân khẩu học).
Đánh giá sự khác biệt về mối quan hệ giữa trải nghiệm du lịch đáng nhớ và ý
định quay lại điểm đến của khách du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng tại Việt Nam
giữa những khách đi du lịch cộng đồng quy mơ nhóm khác nhau.
Đưa ra các hàm ý nghiên cứu dành cho các nhà quản lý/kinh doanh du lịch
cộng đồng từ kết quả nghiên cứu thu được.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu kể trên, các câu hỏi nghiên cứu mà luận

án cần phải giải quyết gồm có:
Thứ nhất, trong bối cảnh du lịch cộng đồng Việt Nam, trải nghiệm du lịch
đáng nhớ của khách du lịch nội địa là người Việt Nam bao gồm những thành phần
nào?


5

Thứ hai, các biến quan sát trong thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu
trước đó có phù hợp với bối cảnh nghiên cứu là du lịch cộng đồng tại Việt Nam hay
khơng? Nếu khơng thì cần cải tiến và hiệu chỉnh như thế nào?
Thứ ba, trải nghiệm du lịch đáng nhớ có tác động tới ý định quay lại điểm đến
của khách du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng tại Việt Nam hay khơng? Nếu có thì
sự tác động này là thuận chiều hay nghịch chiều? Các yếu tố nhân khẩu học có tác
động tới mối quan hệ này hay khơng?
Thứ tư, quy mơ nhóm du lịch có làm thay đổi tác động của trải nghiệm du lịch
đáng nhớ tới ý định quay lại điểm đến của khách du lịch nội địa trong du lịch cộng
đồng tại Việt Nam hay khơng? Nếu có thì điều đó dẫn tới những khác biệt như thế
nào?
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa trải nghiệm du lịch đáng
nhớ và ý định quay lại điểm đến của khách du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng ở
Việt Nam. Để xem xét mối quan hệ này, luận án cần tìm hiểu hai yếu tố chính là ý
định quay lại điểm đến du lịch cộng đồng và trải nghiệm du lịch đáng nhớ của khách
du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng ở Việt Nam.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án được xác định là những khách du lịch nội địa
là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đã từng đến với các điểm
đến du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi phía Bắc, Việt Nam.

3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu xoay quanh mối quan hệ giữa trải nghiệm du lịch
đáng nhớ và ý định quay lại điểm đến du lịch cộng đồng của khách du lịch nội địa.
Trong các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng thì ý định là một đối tượng nghiên
cứu quan trọng bởi việc đo lường ý định thực hiện hành vi sẽ dễ dàng hơn so với việc
theo dõi hành vi để tìm ra các quy luật. Fishbein và Ajzen (1975) cũng cho rằng ý định
thể hiện mức độ mà một cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi. Trải nghiệm du lịch đáng
nhớ của khách du lịch nội địa đã từng đi du lịch cộng đồng. Trải nghiệm du lịch đáng
nhớ có thể được hiểu là tất cả những gì (suy nghĩ, cảm xúc, cảm nhận, kiến thức….)
mà khách du lịch có khả năng hồi tưởng về chuyến đi sau khi nó đã diễn ra. Như đã
trình bày, mặc dù được nghiên cứu khá trễ so với sự hài lịng, hình ảnh điểm đến …


6

nhưng trải nghiệm du lịch đáng nhớ đang được xem xét như là một yếu tố quan trọng
tác động tới ý định quay lại điểm đến du lịch.
Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện với các điểm du lịch cộng đồng ở
khu vực miền núi phía Bắc. Đây là khu vực tập trung rất nhiều đồng bảo dân tộc thiểu
số với các điểm du lịch cộng đồng đang được phát triển rộng rãi và nhận dược nhiều
sự quan tâm của chính quyền địa phương. Các đặc trưng văn hóa – xã hội và nhân
khẩu học của cộng đồng dân cư của khu vực cũng có những nét độc đáo, rất thích hợp
để phát triển loại hình du lịch cộng đồng (Đặng Trung Kiên, 2020). Một số khu du lịch
cộng đồng ở khu vực này đã có lịch sử phát triển khá dài và có sức hút cũng như lượng
khách du lịch khá lớn như Sapa, Mai Châu. Rất nhiều điểm du lịch cộng đồng mới
phát triển nhưng cũng có lượng khách du lịch phong phú ổn định như Mộc Châu, Tả
Van, Nậm Đăm…Với những đặc điểm có nhiều nét tương đồng trong phương pháp và
định hướng phát triển du lịch cộng đồng, các khu du lịch, các điểm đến du lịch cộng
đồng ở khu vực miền núi phía Bắc cũng đã được lựa chọn trong một số nghiên cứu
trước đó về phát triển du lịch cộng đồng (Nguyễn Cơng Viên, 2020; Lã Thị Bích

Quang, 2021). Sự tương đồng cả về phong cách và đặc điểm văn hóa của các điểm đến
sẽ tạo ra những trải nghiệm có cấu trúc tương tự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh
giá sự phù hợp và hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu. Với số lượng điểm du lịch cộng
đồng nhiều nhất cả nước (Đặng Trung Kiên, 2020), số lượng khách du lịch nội địa đến
với các điểm du lịch cộng đồng ở khu vực này cũng khá phong phú, thuận lợi cho quá
trình thu thập dữ liệu nghiên cứu.
Về thời gian: Số liệu sơ cấp làm cơ sở cho phân tích và đánh giá được thu thập
trong khoảng thời gian từ tháng 3/2021 đến tháng 12/2021.
4. Phương pháp và quy trình nghiên cứu
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, cụ thể là kiểm định mơ hình về mối quan
hệ giữa trải nghiệm du lịch đáng nhớ và ý định quay lại điểm đến của khách du lịch
nội địa dưới tác động điều tiết của quy mơ nhóm du lịch trong du lịch cộng đồng tại
Việt Nam, sau khi tiến hành tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả đã bổ sung hồn
thiện thang đo nghiên cứu thơng qua phỏng vấn sâu và nghiên cứu định lượng sơ bộ
trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định lượng được sử
dụng để lượng hóa các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu, dữ liệu của luận án
được thu thập từ dữ liệu sơ cấp thông qua việc khảo sát khách du lịch nội địa đã từng
tới các điểm du lịch cộng đồng ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
Quy trình nghiên cứu được thực hiện gồm 04 bước:


7

(1) Tổng quan nghiên cứu để xác định khoảng trống và xây dựng mơ hình nghiên
cứu;
(2) Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm để cải tiến và hồn thiện thang đo nghiên
cứu;
(3) Nghiên cứu định lượng sơ bộ để kiểm tra độ tin cậy của thang đo và điểu
chỉnh bảng hỏi khảo sát;
(4) Nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định mơ hình và các giả thuyết

nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Những đóng góp mới về mặt lý thuyết
Luận án đã cải tiến và kiểm định thang đo trải nghiệm du lịch đáng nhớ trong
bối cảnh du lịch cộng đồng tại Việt Nam – một loại hình du lịch mới chưa được xem
xét trong các nghiên cứu về trải nghiệm du lịch đáng nhớ ở Việt Nam cũng như trên
thế giới trên cơ sở các thang đo đã được nghiên cứu trước đó.
Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã bổ sung thêm 02 biến quan sát vào thang
đo văn hóa địa phương và thang đo sự ý nghĩa. Trong số này có 01 biến quan sát về sự
truyền cảm hứng được tác giả đề xuất trong q trình nghiên cứu. Biến quan sát cịn lại
về trải nghiệm ẩm thực địa phương.
Luận án cũng đã kiểm định và xác nhận sự tác động của 8 thành phần trải
nghiệm du lịch đáng nhớ bao gồm sự thư giãn, sự độc đáo, sự tận hưởng, sự tham gia,
sự ý nghĩa, kiến thức, sự bất ngờ và văn hóa địa phương tới ý định quay lại điểm đến
của khách du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng, trong đó sự thư giãn và sự độc đáo
là những trải nghiệm tác động mạnh nhất tới ý định quay lại điểm đến. Các số liệu của
mơ hình nghiên cứu cho thấy trải nghiệm du lịch đáng nhớ giải thích 66.8% ý định
quay lại điểm đến của khách du lịch nội địa.
Luận án cũng đã kiểm định tác động điều tiết của biến quy mơ nhóm du lịch đối
với mối quan hệ giữa trải nghiệm du lịch đáng nhớ và ý định quay lại điểm đến và tìm
cách luận giải các kết quả nghiên cứu này bằng lý thuyết tác động xã hội của Latané
(1981). Đây là một điểm mới mà các nghiên cứu đã được tổng quan chưa chỉ ra.
5.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
Luận án, về khía cạnh thực tiễn đã chỉ ra những thành phần trải nghiệm du lịch
đáng nhớ có tác động tới ý định quay lại điểm đến của khách du lịch nội địa trong du
lịch cộng đồng tại Việt Nam. Đây là cơ sở để từ đó đưa ra những gợi ý giúp các nhà


8


quản lý/kinh doanh du lịch cộng đồng những định hướng trong thiết kế trải nghiệm du
lịch một cách hiệu quả hơn nhằm mang lại những trải nghiệm được ghi nhớ sâu sắc,
góp phần làm tăng tỷ lệ khách du lịch quay trở lại với các điểm đến du lịch cộng đồng
tại Việt Nam. Trong hoàn cảnh du lịch cộng đồng tại Việt Nam đang phát triển mạnh
mẽ và còn băn khoăn trước nhiều hướng đi khác nhau thì đây có thể là một trong
những định hướng tốt và hiệu quả bởi tác động của trải nghiệm du lịch đáng nhớ tới ý
định quay lại điểm đến là không thể phủ nhận.
Luận án cũng cung cấp bằng chứng về sự tác động của quy mơ nhóm du lịch tới
mối quan hệ giữa trải nghiệm du lịch đáng nhớ và ý định quay lại điểm đến của khách
du lịch nội địa trong du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Đây là một phát hiện quan trọng
để các nhà quản lý/kinh doanh du lịch cộng đồng nhận thức được khách du lịch đi theo
các nhóm có quy mơ khác nhau chịu sự tác động khác nhau của các thành phần trải
nghiệm du lịch và là cơ sở để gợi ý các nhà quản lý/kinh doanh du lịch cộng đồng linh
hoạt trong các thiết kế trải nghiệm phù hợp với từng quy mơ nhóm cụ thể, tập trung
nguồn lực vào việc cung cấp những trải nghiệm hiệu quả nhất trong việc làm tăng ý
định quay lại điểm đến của khách du lịch.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, các danh mục từ viết tắt, hình và bảng, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Thảo luận kết quả và hàm ý nghiên cứu.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan nghiên cứu về tác động của trải nghiệm du lịch đáng nhớ tới
ý định quay lại điểm đến
Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào làm rõ tác động của trải nghiệm
du lịch đáng nhớ đến ý định quay lại điểm đến của khách du lịch nội địa trong du lịch
cộng đồng tại Việt Nam. Trên định hướng đó, tác giả đã tiến hành tổng hợp các nghiên
cứu có liên quan trong khả năng cho phép để làm rõ hơn những kết quả đã đạt được và
từ đó xác định những vấn đề cần tiếp tục khám phá, tìm hiểu.

1.1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1.1. Trải nghiệm du lịch đáng nhớ (MTEs)
a. Trải nghiệm, trải nghiệm du lịch và trải nghiệm du lịch đáng nhớ
Trải nghiệm (Experience)
Trải nghiệm vừa là một danh từ, vừa là một động từ và là một khái niệm khá khó
nắm bắt (Jenning, 2006). Trải nghiệm có thể được định nghĩa là quá trình thu nhận kiến
thức hoặc kỹ năng thông qua làm việc, quan sát hoặc cảm nhận mọi thứ xung quanh (từ
điển Oxford, theo Sharpley và Stone, 2012). Nhà triết học, đồng thời là nhà phê bình
văn học Đức Walter Benjamin (1923) đã phát triển hai từ vựng tiếng Đức mới nhằm
diễn đạt hai trạng thái khác nhau của trải nghiệm: Erlebnis (the moment by moment
lived experience), tạm hiểu là trải nghiệm tức thời; Erfahrung (the evaluated
experience), tạm hiểu là trải nghiệm được đánh giá. Trải nghiệm được đánh giá là trọng
tâm của hầu hết các nghiên cứu về trải nghiệm du lịch (Quinlan Cutler, S. và
Carmichael, B., 2010).
Từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, các nghiên cứu về trải nghiệm bắt đầu phát triển
ra ngồi khn khổ từ điển. Holbrook và Hirsman (1982) đã xem xét trải nghiệm khách
hàng trong các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng. Holbrook và Hirsman (1982) là
những người đầu tiên cho rằng các yếu tố thuộc về trải nghiệm như niềm vui, ý nghĩa
biểu tượng, sự sáng tạo… có thể làm phong phú thêm và mở rộng sự hiểu biết về hành
vi của người tiêu dùng. Theo Holbrook và Hirsman (1982), trải nghiệm được lập luận là
hiện tượng tổng hòa cảm xúc (emotion) từ những sự tưởng tượng, các cảm nhận và niềm
vui của một cá nhân. Tương tự, Pine và Gilmore (1998) cũng cho rằng các doanh nghiệp



10

cần thiết kế, dàn dựng các trải nghiệm để phục vụ khách hàng của mình. Có thể nói ở
giai đoạn này, trải nghiệm được hiểu là kết quả về mặt cảm xúc được tạo ra trong quá
trình tương tác giữa người tiêu dùng với cơ sở hạ tầng và dịch vụ của nhà cung cấp.
Cách hiểu này đã bỏ qua bản chất tâm lý mang tính chủ quan cá nhân của trải nghiệm
được các nhà nghiên cứu tiếp tục bổ sung ở giai đoạn sau.
Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trải nghiệm bắt đầu được hiểu như
“một trạng thái của tâm trí” (Mannell, 1984). Trải nghiệm là một quá trình tương tác liên
tục của việc thực hiện và trải qua, của sự hành động và sự phản ánh, từ nguyên nhân đến
kết quả, nó mang ý nghĩa cá nhân khác nhau trong những bối cảnh khác nhau của cuộc
đời mỗi người (Boswijk và cộng sự, 2005). O’Dell (2007) cũng lập luận rằng trải
nghiệm là một hiện tượng chủ quan, vơ hình, liên tục và mang tính cá nhân.
Trải nghiệm du lịch (Tourism experience/tourist experience)
Những khái niệm ban đầu về du lịch đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa hoạt động
này và cuộc sống hàng ngày. Cohen (1972, 1979) cho rằng “du lịch về cơ bản là một sự
đảo ngược tạm thời của những hoạt động hàng ngày. Đó là một tình huống khơng làm
việc (no-work), khơng có những mối quan tâm (no-care) và khơng cần lo lắng về tiết
kiệm (no-thrift). Tương tự, Smith (1978) cũng định nghĩa khách du lịch là “một người
tạm thời nhàn nhã đến thăm một nơi xa với mục đích trải nghiệm sự thay đổi”. Khái
niệm trải nghiệm du lịch ngày càng trở nên phức tạp bởi tính chất đa dạng trong du lịch
hiện đại: du lịch thuần túy, du lịch tôn giáo, du lịch bụi, kết hợp giữa công tác và du lịch,
du lịch thực tế ảo… Tương đồng với mỗi giai đoạn phát triển của khái niệm trải nghiệm,
trải nghiệm du lịch cũng có sự biến đổi, tuy nhiên do tiếp cận từ các hướng khác nhau
nên vẫn chưa có khái niệm chung nhất về trải nghiệm du lịch.
Tiếp cận theo hướng khoa học xã hội, Otto và Richie (1996), định nghĩa trải
nghiệm du lịch là trạng thái tinh thần chủ quan được cảm nhận bởi khách du lịch.
Quan điểm này khá tương đồng với Larsen (2007), trải nghiệm du lịch là hiện tượng

tâm lý dựa trên và bắt nguồn từ từng khách du lịch riêng lẻ. Oh và các cộng sự (2007)
lại cho rằng trải nghiệm du lịch, là tất cả những gì mà khách du lịch trải qua tại một
điểm đến, trải nghiệm tồn tại trong hành vi hoặc cảm nhận, nhận thức hoặc cảm xúc, có
thể được biểu hiện hoặc bao hàm (bên trong).
Một nhóm các nghiên cứu khác đã tiếp cận trải nghiệm du lịch theo hướng
marketing/quản lý và coi đó như một trải nghiệm tiêu dùng/trải nghiệm khách hàng
(Anderson, 2007; Beeho và Prentice, 1995; Gilmore và Pine, 2002; Mossberg, 2007;
Pine và Gilmore, 1999; Sternberg, 1997). Các nghiên cứu này tập trung vào các sản


11

phẩm/dịch vụ được cung cấp cũng như các giải pháp quản lý nhằm nâng cao trải nghiệm
du lịch (Moutinho, 1987; Swarbrooke và Horner, 1999; Woodside, 2000) và đi sâu vào
vệc đánh giá các địa điểm, các hoạt động và kỹ thuật quản lý trải nghiệm du lịch hơn là
tìm hiểu bản chất của trải nghiệm (Quinlan Cutler, S. và Carmichael, B., 2010).
Mặc dù hướng tiếp cận theo hai hướng khác nhau, nhưng các kết quả nghiên cứu
gần đây có nhiều điểm chung trong nhận định về bản chất của trải nghiệm du lịch. Thứ
nhất, trải nghiệm du lịch mang tính cá nhân với sự tham gia của chính cá nhân đó với tư
cách người đồng sáng tạo trải nghiệm (Cohen, 1979; Larsen 2007; Oh và cộng sự, 2007;
Sugathan, P., và Ranjan, K. R., 2019). Thứ hai, trải nghiệm du lịch là một trạng thái
tinh thần phức tạp, là kết quả của quá trình tương tác giữa khách du lịch với tất cả sự
vật, hiện tượng trong quá trình du lịch, bao gồm cảm nhận, cảm xúc, suy nghĩ, giá trị, ý
nghĩa… (Lee và Crompton, 1992; Oh, Fiore và Jeoung, 2007; Larsen, 2007; Gilmore và
Pine, 2002, Woodside, 2000; Quinlan Cutler, S. và Carmichael, B., 2010).
Trải nghiệm du lịch đáng nhớ (Memorable tourism experience)
Liên kết giữa trí nhớ và trải nghiệm hồn tồn khơng mới, chúng đã được đề
cập trong nghiên cứu của Fridgen (1984), Arnord và Price (1993), Noy (2004), Culter
và Carmichael (2010). Theo sự tổng hợp của Kim (2010) thì có 3 nhóm yếu tố khác
nhau ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của con người đã được ghi nhận trong các

nghiên cứu trước. Thứ nhất, những sự kiện gắn kết với cảm xúc càng nhiều thì càng đc
ghi nhớ tốt hơn, mức độ cảm xúc càng cao thì sự ghi nhớ càng rõ ràng. Thứ hai, sự
đánh giá nhận thức (được hiểu là sự tiến hành phân tích ngữ nghĩa của tình huống/sự
kiện, một quá trình hậu kiểm làm phong phú hoặc chi tiết hơn các tác động ban đầu)
làm tăng khả năng hồi tưởng các ký ức. Thứ ba, những sự kiện bất thường, đặc biệt
được ghi nhớ tốt hơn so với những sự kiện thông thường. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên
cứu của Kim, Tung và Ritchie đã đi sâu vào tìm hiểu về MTEs và các vấn đề có liên
quan. Họ cho rằng một MTEs được hình thành có chọn lọc từ những trải nghiệm du
lịch phụ thuộc vào đánh giá của mỗi cá nhân đối với trải nghiệm đó. (Kim và cộng sự,
2012) đã đưa ra khái niệm về trải nghiệm du lịch đáng nhớ và một loạt các nghiên cứu
về MTEs sau đó như của Kim và cộng sự (2013, 2017), Chandaral và cộng sự (2013,
2015), Tsai và cộng sự (2016), Coudounaris và Sthapit (2017), Bigne và cộng sự
(2020), Rasoolimanesh và cộng sự (2021) …đều thừa nhận và đồng thuận với khái
niệm trên.


12

b. Các thành phần trải nghiệm du lịch đáng nhớ
Khách du lịch có rất nhiều trải nghiệm khác nhau trong chuyến đi. Tuy nhiên
không phải trải nghiệm du lịch nào cũng được ghi nhớ. Khá nhiều nghiên cứu đã được
thực hiện để xem xét những thành phần trải nghiệm du lịch nào được ghi nhớ. Tác giả
đã tổng hợp một số kết quả nghiên cứu trong bảng dưới đây.
Bảng 1.1: Các khía cạnh của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đã được khám phá
trong các nghiên cứu trước
TT

Thành phần

Khái niệm


Các nghiên cứu có liên quan
Dunman và Mattila (2005)

1

Sự tận hưởng

Cảm giác dễ chịu làm

Mannell và Kleiber (1997)

(Hedonism)

bản thân phấn khích

Otto và Ritchie (1996)
Kim và cộng sự (2010, 2014)

2

Cảm giác thư giãn
(Relaxation)

Một cảm giác thoải mái
và dễ chịu (mà không

Howard và cộng sự (1993)
liên quan đến các nguyên
Mannell, Zuzanek và Larson (1988)

nhân xuất phát từ hoạt
động thể chất)
Cảm xúc được/bị khơi

3

Sự kích thích
(Stimulation)

gợi nâng cao và có cảm
giác được tiếp thêm sinh
lực cho bản thân

Arnould và Price (1993)
Bolla, Dawson và Harrington (1991)
Howard và đồng sự (1993)
Obenour và đồng sự (2006)
Samdahl (1991)
Howard và đồng sự (1993)

4

Cảm giác tươi mới

Cảm giác được làm mới

Hull và Michael (1995)

(Refreshment)


bản thân

Samdahl (1991)
Kim và cộng sự (2010, 2014)

5

Cảm xúc tiêu cực

Cảm xúc tâm lý tiêu cực,

(Adverse feelings) ví dụ: tức giận và thất vọng
Cảm giác có sự kết nối và

6

Tương tác xã hội
(Social interaction)

Aziz (1995)
Ryan (1991, 1993)
Ap và Wong (2001)

Arnould và Price (1993)
được thừa nhận vào
Bolla, Dawson và Harrington (1991)
nhóm với khách du lịch
Howard và đồng sự (1993)
khác và/hoặc người dân
Obenour và đồng sự (2006)

địa phương
Samdahl (1991)


13

TT

Thành phần

Khái niệm

Các nghiên cứu có liên quan
Kim và cộng sự (2010, 2014)

7

8

9

10

Cảm giác hạnh

Một cảm giác vui sướng

Bolla, Dawson và Harrington

phúc (Happiness)


nảy sinh từ trái tim

(1991)

Nhận thấy/nhận được một
ý nghĩa hoặc một giá trị
(Meaningfulness)
lớn từ những gì đã trải qua
Ý nghĩa

Kiến thức
(Knowledge)
Thử thách
(Challenge)
Đánh giá về giá trị

11

(Assessment of
value)
Đánh giá dịch vụ

12

(Assessment of
service)

13


Những diễn biến
bất ngờ
(Unexpected
happenings)

Thông tin, sự thật hoặc
kinh nghiệm được biết
đến bởi cá nhân

Blackshaw (2003)
Otto và Ritchie (1996)
Kim và Ritchie (2014).

Một trải nghiệm đòi hỏi
khả năng về thể chất
hoặc/và tinh thần

Lee, Dattilo và Howard (1994)
Mannell và Iso-Ahola (1987)

Sự đánh giá một chuyến
đi về giá tiền và tính hữu
ích của nó

Latour và Peat (1979)
Ryan (2002)
Yoon và Uysal (2005)

Sự đánh giá về chất
lượng dịch vụ mà cá

nhân được cung cấp bởi
các doanh nghiệp du lịch

Bartlett và Einert (1992)
Leiss (1979)
Cliff và Ryan (1994)

Một sự kiện/tình huống
khơng thể lường trước
được mà cá nhân đó phải
đối mặt khi đi du lịch

Aziz (1995)
Christianson (1992)
Ryan (1991, 1993)
Talarico và Rubin (2003)

Mức độ tham gia của cá
nhân vào trải nghiệm du lịch

Bloch và Richins (1983)
Blodgett và Granbois 1992;
Celsi và Olson (1988)
Park và Hastak (1994)
Sanbomatsu và Fazio (1990)
Swinyard (1993)
Kim và Ritchie (2014).

Sự tham gia của
14


cá nhân
(Personal
relevance)

15

Sự mới lạ
(Novelty)

Bruner (1991)
Jamal và Hollinshead (2001)
Noy (2004)
Wilson và Harris (2006)
Kim và cộng sự (2010, 2014)

Một cảm giác tâm lý mới
mẻ bắt nguồn từ việc có

Dunman và Mattila (2005)
Farber và Hall (2007)


14

TT

Thành phần

Khái niệm


Các nghiên cứu có liên quan

một trải nghiệm mới

Kim và cộng sự (2010, 2014)
Chandaralal và Valenzuela (2015)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận án

Điều đáng chú ý là cho đến trước nghiên cứu của Kim (2010) thì chưa có nghiên
cứu nào xem xét tổng hợp tất cả những thành phần của MTEs mà hầu hết các nghiên
cứu kể trên chỉ đưa ra hoặc xác nhận một hoặc một vài thành phần đáng nhớ… trong trải
nghiệm du lịch. Các nghiên cứu liên quan về thành phần của MTEs tiếp tục phát triển
với những nghiên cứu của Tung và Ritchie (2011), Kim (2014), Kim và cộng sự (2012,
2013, 2014, 2017) và Chandaral (2013), Chandaral và cộng sự (2015), Counounaris và
Sthapit (2017). Bằng việc sử dụng những mẫu khảo sát khác nhau, các nghiên cứu đều
tập trung vào việc tìm hiểu một MTEs bao gồm những thành phần nào và các kết quả
nghiên cứu có rất nhiều điểm tương đồng. Kim và cộng sự (2013) đã tiến hành một
nghiên cứu kiểm định lại kết quả của mình với mẫu quan sát là 593 người dân ở thành
phố Cao Hùng (Đài Loan). Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu kiểm định tính đa
văn hóa của cấu trúc MTEs đã được nhóm nghiên cứu đưa ra và kết quả cho thấy cấu
trúc này vẫn phù hợp. Chandaral (2015) lập luận rằng mẫu nghiên cứu là sinh viên đại
học khơng đủ tính khái quát để đại diện cho một khách du lịch thông thường.
Chandaral và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu khác với khách du lịch tại 4 điểm
du lịch nổi tiếng nhất của Sydney (Úc) với 688 khách du lịch và chỉ ra bên cạnh những
thành phần được xác nhận giống nhau trong hai nghiên cứu trên, cịn có một số thành
phần khác biệt, điều này được lý giải do cách khảo sát của hai nghiên cứu có sự khác
biệt.
Bảng 1.2: Nghiên cứu về các thành phần của một trải nghiệm du lịch đáng nhớ
Nội dung


Nghiên cứu của Kim và cộng sự

Nghiên cứu của Chandaral và

(2010, 2012)

cộng sự (2015)

Sử dụng nghiên cứu định tính để
Tổng hợp các thành phần đã được khám phá những thành phần của
Phương
phát hiện ở các nghiên cứu trước. MTEs trên blog của khách du lịch
pháp
Sử dụng nghiên cứu định lượng để và sử dụng nghiên cứu định lượng
nghiên cứu
xác định các thành phần của MTEs để xác định các thành phần này
trong MTEs.
Mẫu

536 sinh viên đại học Midwestern 35 khách du lịch thường xuyên (Úc)


×