Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

(SKKN HAY NHẤT) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.84 MB, 72 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TT RẠNG ĐÔNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
Lĩnh vực (mã)/cấp học: Hoạt động trải nghiệm (13)/Tiểu học

Tác giả:

ĐỖ HỒNG DUY

Trình độ chun mơn:

Đại học

Chức vụ:

Hiệu trưởng

Đơn vị cơng tác:

Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đơng

Đồng tác giả:

NGUYỄN THỊ NGỖN

Trình độ chuyên môn:



Cao đẳng

Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị công tác:

Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông

Nghĩa Hưng, ngày 30 tháng 7 năm 2020

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.

Tên sáng kiến:
Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học

2.

Lĩnh vực (mã)/cấp học: Hoạt động trải nghiệm (13)/Tiểu học

3.

Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 5 tháng 9 năm 2015 đến ngày 30 tháng 7 năm 2020

4. Tác giả:
Họ và tên:

ĐỖ HỒNG DUY

Năm sinh:

1974

Nơi thường trú: TDP 1- Thị trấn Rạng Đơng - Nghĩa Hưng - Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác:

Hiệu trưởng

Nơi làm việc:

Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông

Địa chỉ liên hệ: TDP 1- Thị trấn Rạng Đông - Nghĩa Hưng - Nam Định
Điện thoại:

0985.811.278

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:

60%

5. Đồng tác giả:
Họ và tên:


NGUYỄN THỊ NGOÃN

Năm sinh:

1988

Nơi thường trú: Xóm Ngọc Tỉnh - Nghĩa Lợi - Nghĩa Hưng - Nam Định
Trình độ chun mơn: Cao đẳng
Chức vụ cơng tác:

Giáo viên

Nơi làm việc:

Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông

Địa chỉ liên hệ: Xóm Ngọc Tỉnh - Nghĩa Lợi - Nghĩa Hưng - Nam Định
Điện thoại:

0917.819.882

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:

40%

6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông
Địa chỉ:


TDP 4, thị trấn Rạng Đông - Nghĩa Hưng - Nam Định

Điện thoại:

0228.3873 483

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1.

Đặt vấn đề
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ban hành, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) cho học sinh (HS) phổ
thơng nói chung và HS tiểu học nói riêng là vô cùng quan trọng. Nhờ hoạt động
này, năng lực HS sẽ hình thành và phát triển, kết hợp một cách hiệu quả nhất
giữa học lí thuyết và thực hành. Với HS tiểu học, HĐTN sẽ giúp cho các em
được rèn kĩ năng sống. Đồng thời, HĐTN góp phần giúp HS hình thành những
đức tính: chăm chỉ, chịu khó, biết đồng cảm, biết quan tâm, biết sẻ chia, biết yêu
lao động, yêu những người lao động, biết trân trọng những thành quả lao động.
Thiết kế được HĐTN phù hợp và cách thức tổ chức các HĐTN là những
điều mà khơng ít giáo viên (GV) cịn lúng túng. Để giúp cán bộ quản lí, GV dễ
dàng thực hiện hoạt động quan trọng này, chúng tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu:
Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học.
2. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Những biện pháp tổ chức HĐTN và cách thiết
kế HĐTN.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học.

3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ sáng kiến này chúng tôi tập trung nghiên cứu “Thiết kế
và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học” tại Trường Tiểu
học Thị trấn Rạng Đông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp tìm hiểu thực tế.
Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
Phương pháp thực nghiệm.
5. Điểm mới của sáng kiến
Chỉ ra được những biện pháp tổ chức và thiết kế một số HĐTN cho HS
theo mơ hình trường học mới Việt Nam giúp nhằm hình thành, phát triển năng
lực, phẩm chất HS.
PHẦN II: MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Hoạt động trải nghiệm là gì?
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng,
thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm
cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp
kiến thức, kĩ năng của các môn học để thể hiện những nhiệm vụ được giao hoặc
giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù
hợp với lứa tuổi; thơng qua đó, chuyển

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng

mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống,
môi trường và nghề nghiệp tương lai.
1.1.2. Tầm quan trọng của HĐTN
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục trong đó
GV đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn; HS đóng vai trị chủ thể. Các em được trực
tiếp tham gia những hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, từ đó hình thành ý
thức, năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống tự lập, … cho HS, đồng thời giúp HS
yêu hơn thiên nhiên tươi đẹp, yêu hơn những người lao động, những thành quả
lao động do họ làm ra... Qua HĐTN, các em yêu thương hơn, biết lạc quan vượt
lên hoàn cảnh và biết sẻ chia với những người xung quanh.
HĐTN rất quan trọng vì hoạt động này kết hợp được việc học tập với vui
chơi, lao động... giúp HS gắn liền việc học trong nhà trường với cuộc sống ngoài
xã hội, tạo điều kiện cho HS được hoà nhập với thực tế rộng lớn bên ngồi lớp
học.
HĐTN dưới hình thức cho HS đi thực tiễn ngoài nhà trường sẽ bổ trợ rất
nhiều cho các tiết học mơn Tiếng Việt, Tốn, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch
sử - Địa lý, …
Sự kết hợp giữa các hoạt động trong nhà trường với các HĐTN ngồi nhà
trường sẽ tạo nên một mơi trường học tập đầy đủ, hài hoà, trọn vẹn cho các em.
1.1.2. Nhiệm vụ của HĐTN
Góp phần phát triển phẩm chất và năng lực HS, củng cố, khắc sâu và bổ
sung, mở rộng, vận dụng kiến thức đã học cho HS. Các HĐTN tạo môi trường
thực hành rất gần với cuộc sống hằng ngày của các em. Bốn kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết được vận dụng, được rèn luyện và được nâng cao rất nhiều qua các tình
huống giao tiếp mà các em được tham gia.
Góp phần khơi dậy và ni dưỡng hứng thú học tập cho các em. HĐTN
tạo ra những hình thức học tập sinh động, đa dạng, phong phú, hấp dẫn đối với
HS nên các em không buồn chán khi học các môn học.
Giúp HS tự tin, mạnh dạn và biết cách giải quyết những tình huống giao
tiếp khác nhau khi các em gặp ở lớp, ở trường, ở nhà và ở những nơi cơng

cộng...
HĐTN cịn giúp các em biết quan sát cảnh vật, con vật, đồ vật, các hiện
tượng thiên nhiên và biết cách ghi chép những gì quan sát được để phục vụ cho
học tập, cho cuộc sống...
HĐTN giúp các em biết làm những công việc cụ thể phù hợp với lứa
tuổi...
Các em biết yêu quý những người lao động và biết trân trọng những thành
quả lao động do họ làm ra.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng tổ chức HĐTN ở trường tiểu học
Việc tổ chức HĐTN thực ra đã được các trường tiểu học thực hiện nhiều
năm nay. Có trường, có GV tổ chức cho HS đi thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3

đi thăm gia đình bạn nghèo, tổ chức hoạt động trải nghiệm tập làm người nông
dân, trải nghiệm một ngày làm chiến sĩ...
Có những HĐTN đem lại kết quả tốt cho các em song cũng có những hoạt
động cịn ít nhiều mang tính hình thức. Nhìn chung, những hoạt động này chưa
được tổ chức một cách thường xuyên và chưa có chiều sâu.
1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến HĐTN chưa có hiệu quả
Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa có sự thống nhất chỉ đạo chung.
Từ trước đến nay, một số HĐTN ngoài nhà trường thường làm riêng lẻ theo các
lớp, ít khi làm theo cấp khối. Vì vậy, việc nâng cao “kĩ năng sống” cho các em
chưa thật được chú trọng một cách tồn diện. HĐTN thành cơng hay không phụ
thuộc vào sự hứng thú, say mê và khả năng tổ chức của mỗi GV. Ban tổ chức
hoạt động ở cấp khối, cấp trường chưa huy động được năng lực tổng thể của

GV. Vì vậy, việc tổ chức HĐTN chưa thực sự hiệu quả.
Chuẩn bị điều kiện cho mỗi HĐTN cần có thời gian và nguồn lực nhưng
thực tế những điều kiện cần thiết đó vẫn cịn thiếu thốn.
Mối quan hệ giữa nhà trường, GV với cha mẹ HS trong quá trình trao đổi,
lập kế hoạch, tổ chức cho HS tham gia các HĐTN nhất là hoạt động ngoài
trường học có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên.
Vẫn còn một số GV chưa biết cách tổ chức HĐTN ngoài lớp học.
Khi GV tổ chức trải nghiệm cho HS, phần lớn GV còn làm thay HS. HS
thụ động tham gia, khơng được thể hiện khả năng của mình nên tác dụng của
HĐTN chưa cao.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Mục tiêu của giải pháp
Tìm ra được những biện pháp tổ chức các HĐTN trong trường tiểu
học. Thiết kế được một số HĐTN phù hợp.
2.2. Một số yêu cầu chung
Cần có sự thống nhất trong chỉ đạo chung từ Ban giám hiệu, các tổ
chuyên môn tới GVCN. Việc thống nhất trong chỉ đạo sẽ dẫn đến thống nhất
trong hành động. Ban chỉ đạo phải thống nhất về mục đích, nội dung... của từng
HĐTN và kế hoạch này được triển khai đến từng GV.
Phải có sự chuẩn bị về thời gian, nguồn lực,... nhất định. Khi đã có kế
hoạch, ban tổ chức (từng cấp) phải xác định cụ thể thời gian, phương tiện đi lại
(tuỳ khoảng cách xa gần), chuẩn bị đồ ăn, nước uống, dụng cụ lao động (nếu
cần) hoặc bài phát biểu, những tiết mục văn nghệ để phục vụ cho HĐTN. Chuẩn
bị càng kĩ thì HĐTN càng đạt hiệu quả cao.
Mối quan hệ giữa GV, nhà trường với các bậc phụ huynh HS cần chặt chẽ
hơn. Cần họp, trao đổi cụ thể để thống nhất với phụ huynh chuẩn bị thật kĩ cho
HĐTN.
GV cần nắm vững cách tổ chức hoạt động trải nghiệm ở ngồi lớp học.
GV đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn, HS đóng vai trị chủ thể. Các em vừa
trực tiếp thực hiện các hoạt động, vừa được tham gia tổ chức HĐTN của lớp, của

trường. GV giao việc cho HS để các em có thể sáng tạo trong quá trình thực hiện
cơng việc.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4

2.3. Một số biện pháp chỉ đạo HĐTN
2.3.1. Thành lập Ban chỉ đạo HĐTN
HĐTN được tổ chức ở cấp nào thì thành lập Ban chỉ đạo HĐTN ở cấp đó
như ban chỉ đạo cấp trường, ban chỉ đạo cấp khối, ban chỉ đạo HĐTN của lớp.
2.3.2. Xây dựng các hoạt động trải nghiệm
Căn cứ vào những chủ điểm hoạt động và các ngày lễ lớn của năm học để
xây dựng các HĐTN và quy mô tổ chức cho phù hợp. Ví dụ:
Chủ điểm hoạt động/Các ngày lễ lớn
Hoạt động trải nghiệm
- Thầy cô và Mái trường
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11
- Báo tường
Ngày thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam 22 tháng 12.
Ngày thành lập bộ đội Biên phòng 3
Tập làm chiến sĩ
tháng 3
Tết Trung thu
Trung thu “Vui hội trăng rằm”
Tết Nguyên đán
Lễ hội “Tết quê em”
Giao lưu “Chúng em với an tồn giao

Tháng an tồn giao thơng
thơng”
Hưởng ứng vì người nghèo
Đến thăm nhà bạn
Ngày thương binh, liệt sĩ 27/7
Đền ơn đáp nghĩa
Ngày sách Việt Nam
Chúng em với việc đọc sách
Kết nạp Đội viên
Học tập lịch sử, Địa lí, tham quan trải
Hướng về cội nguồn
nghiệm
Trường học an tồn, hạnh phúc, khơng Vì một mơi trường hạnh phúc của
tai tệ nạn xã hội
chúng em
……….
………….
2.3.3. Nhà trường tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV
Giúp GV thấy được tầm quan trọng của HĐTN.
Xác định rõ chủ điểm cụ thể để chuẩn bị nội dung tổ chức phù hợp.
Giúp GV biết cách xây dựng kế hoạch trải nghiệm.
Tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để GV có thể tổ chức hiệu quả HĐTN.
2.3.4. GV chủ động, tích cực tham gia tổ chức HĐTN
GV nắm vững hình thức dạy học trải nghiệm.
+
Nắm vững được điểm khác nhau giữa phương pháp dạy học thụ động
với phương pháp dạy học tích cực.
+
GV hướng dẫn cụ thể cho HS cách quan sát, cách ghi chép, cách làm
việc trong quá trình các em tham gia HĐTN ở trong lớp, ngoài lớp.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN phù hợp với mục đích, hồn cảnh,
đối tượng tham gia ngoài lớp học, ngoài cộng đồng.
- Nắm vững mục đích của HĐTN.
- Từ đầu năm học, GV cần giới thiệu về mục đích, các hình thức tổ chức
HĐTN trong nhà trường, ngoài xã hội.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

Chủ động liên hệ với phụ huynh để nhận được sự đồng tình, ủng hộ của
cha mẹ HS.
Chủ động liên hệ, trao đổi với GV trong trường, trong khối để học tập
những kinh nghiệm của đồng nghiệp trong việc tổ chức HĐTN.
Cùng HS chuẩn bị tốt nội dung HĐTN.
+
Với HS lớp 3-4-5, GV cần giao việc cụ thể cho ban chỉ đạo HĐTN
củalớp, cho từng cá nhân. GV chỉ hướng dẫn những điểm cơ bản, còn chủ yếu để
cho các em sáng tạo trong việc chuẩn bị nội dung và thực hiện HĐTN.
+
Với HS lớp 1-2, những việc chính GV chịu trách nhiệm, chỉ giao cho
HS những công việc mà lứa tuổi (6-7 tuổi) có thể tự làm được.
2.4. Nội dung, hình thức tổ chức các HĐTN
Chương trình giáo dục phổ thơng mới, HĐTN được xếp vào giờ học chính
khố. Mục đích của hoạt động này là giúp HS khơng chỉ được học lí thuyết mà
cịn được thực hành. “Học đi đôi với hành” sẽ giúp các em phát triển một cách
tồn diện. Ta có thể chia HĐTN thành hai hình thức tổ chức: tổ chức HĐTN
trong nhà trường và tổ chức HĐTN ngoài nhà trường.
Tổ chức HĐTN xuyên suốt 5 khối lớp. Vì vậy, các bước tổ chức cho các

khối lớp là cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau về một số hình thức và mức độ yêu
cầu. Để HĐTN đạt kết quả cao, GV cần căn cứ vào đối tượng HS ở từng khối
lớp để xác định cụ thể mục đích, nội dung, phương tiện, địa điểm, cách thức tiến
hành... Từ đó GV cùng HS chuẩn bị đầy đủ điều kiện vật chất, điều kiện tinh
thần cho buổi trải nghiệm. Với HS khối 1-2, nhiệm vụ của GV tương đối nặng
nề vì HS cịn nhỏ. GV cần trao đổi, bàn bạc cụ thể với cha mẹ HS trước buổi
HĐTN. Với HS khối 3-4-5, GV cần bàn cụ thể với lớp về kế hoạch trải nghiệm.
GV có thể giao cho HS một số việc phù hợp với lứa tuổi. Những công việc nào
quá với sức của các em, GV cần bàn với cha mẹ HS để cha mẹ HS giúp đỡ. GV
có thể dựa vào cách tổ chức HĐTN chung dưới đây để tổ chức cho hoạt động
của lớp mình đạt hiệu quả tốt nhất.
A. Tổ chức HĐTN trong nhà trường
2.4.1. HĐTN 1: Làm báo tường
Có nhiều hình thức làm báo như báo ảnh, báo quyển, báo tường…Ở cấp
tiểu học, hình thức thơng dụng là làm báo tường. Báo tường là tờ báo chung của
một tổ, một lớp được thực hiện ngồi giờ chính khố. Mọi thành viên trong tổ
hoặc lớp đều có quyền và nhiệm vụ tham gia viết bài theo các chủ đề do lớp, Sao
Nhi đồng, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoặc nhà trường phát động.
2.4.1.1. Mục đích của làm báo tường
Tuyên truyền, giáo dục hướng về hoạt động kỉ niệm ngày lễ lớn của dân
tộc, ngày có ý nghĩa của nhà trường, ngày có ý nghĩa lớn của địa phương, … Ví
dụ:
+ Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
+ Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6


Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động thực hành như trang trí,
trưng bày, viết bài, sưu tầm tranh ảnh, bài báo, thơ văn, …
* Đối tượng tham gia: Tất cả HS trong lớp.
* Nội dung tờ báo: Viết, vẽ về chủ đề đưa ra.
* Tác dụng làm báo tường:
HS được tự do trao đổi, thảo luận khi chọn tên cho tờ báo. Nhờ sự lựa
chọn này, các em hiểu được ý nghĩa về tên, cách đặt tên cho tờ báo tường.
HS được tập viết về nhiều thể loại (thơ, truyện, văn...). Có năng khiếu về
thể loại nào, các em sẽ phát huy được khả năng của mình ở thể loại đó khi viết bài.
Nhờ vậy, các em sẽ say mê, hào hứng trong quá trình viết bài hoặc vẽ tranh.
HS được vẽ về nhiều nội dung khác nhau cho cùng chủ đề. Nếu em nào
khơng có năng khiếu sáng tác thơ văn, các em có thể vẽ tranh minh hoạ cho chủ đề
của tờ báo. Nghĩa là các em được tạo điều kiện thể hiện năng khiếu bằng nhiều
cách khác nhau.
HS được chia sẻ cảm nghĩ qua bài viết, qua tranh vẽ. Những bài văn, bài
thơ, bức tranh là sản phẩm do chính các em làm ra. Trong đó, các em được thể
hiện rõ suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình về nội dung, chủ đề mình đã thể hiện.
Ví dụ: Các em có thể nói lên suy nghĩ tình cảm, thái độ của mình về thầy
cô, về mái trường, về bạn bè thân quen khi làm báo tường để chào mừng ngày
Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Có thể chia sẻ thái độ khơng đồng tình với
người thân khơng đội mũ bảo hiểm hoặc uống rượu bia khi đi xe máy, hay đề
xuất ý kiến của mình để bác chủ tịch uỷ ban nhân dân thị trấn có giải pháp giải
toả ách tắc giao thông ở cổng trường mỗi khi tan học khi làm báo tường về chủ
đề “Chúng em với an toàn giao thơng”, ….
Tinh thần đồn kết, gắn bó giữa các thành viên trong lớp được nâng cao.
Qua việc tham gia viết bài, cùng nhau thảo luân, cùng nhau trang trí báo tường các
em hiểu nhau và yêu quý nhau hơn.
HS được nâng cao kĩ năng hợp tác trong làm việc nhóm. Một tờ báo
tường được hồn thành là cơng sức của cả một tập thể. Mỗi thành viên của lớp vừa

có trách nhiệm, vừa có quyền lợi tham gia. Sức mạnh đồn kết của tập thể tạo nên
sự thành cơng của tờ báo. Q trình viết bài, q trình hồn thiện một tờ báo yêu
cầu các em phải trao đổi bàn bạc về việc lựa chọn nội dung từng thể loại, cách
trình bày bố cục, trang trí tờ báo, rèn cho các em biết hợp tác với nhau trong khi
làm việc nhóm.
2.4.1.2. Cách tiến hành
* Ban chỉ đạo của lớp lên kế hoạch
Với HS khối 3-4-5, các em có thể tự lên kế hoạch. Với khối 1-2, GV cần
lên kế hoạch để các em thực hiện.
* Thành lập ban làm báo (ban biên tập)
GV nêu tiêu chuẩn đối với những em được bầu vào ban biên tập: viết
chữ đẹp, vẽ đẹp, biết cách trình bày. HS có thể xung phong hoặc GV chỉ định (GV
cần nắm rõ năng lực của mỗi HS trong lớp mình chủ nhiệm).

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7

Xác định chủ đề để các thành viên trong lớp viết bài, vẽ tranh theo chủ
đề đã xác định.
Xác định thời hạn HS nộp bài cho GV chủ nhiệm để thầy (cô) lựa chọn,
sửa lỗi.
Xác định thời gian, địa điểm ban biên tập làm việc.
Xác định thời hạn nộp báo tường để chấm hoặc trưng bày trên lớp.
Nhận xét, đánh giá sau khi có kết quả: Nếu báo tường để thi toàn trường
đạt kết quả tốt, GV cần kịp thời khen ngợi cả lớp, khen ngợi ban biên tập, khen
ngợi HS có bài được chọn đăng báo. Nếu đạt kết quả chưa cao, GV động viên, chỉ
rõ điểm cần điều chỉnh, cần cố gắng cho lần ra số báo sau.
* Ghi chú:

Trong quá trình HS làm báo, GV cần theo dõi kịp thời để hỗ trợ HS.
Hình thức làm báo tường chủ yếu dành cho HS từ lớp 2 trở lên.

Các em học sinh đang tự tay trang trí tờ báo lớp mình

Sản phẩm của cá nhân HS

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8

Các đầu báo với nhiều chủ đề phong phú
2.4.2. HĐTN 2: Chúng em với an tồn giao thơng
Có nhiều biện pháp để hạn chế tai nạn giao thông, một trong những biện
pháp quan trọng là giáo dục, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành luật giao
thông cho mọi người. Với HS, các em cần biết và chấp hành tốt Luật Giao thông
đường bộ. Tổ chức HĐTN với chủ đề “Chúng em với an tồn giao thơng” sẽ
góp phần giúp các em nắm được những nội dung cơ bản của Luật Giao thơng
đường bộ. Từ đó, các em có ý thức chấp hành luật giao thông tốt hơn.
2.4.2.1. Mục đích của HĐTN
Nắm được ý nghĩa của một số biển báo giao thông đường bộ, một số quy
định cơ bản về an tồn giao thơng đường bộ.
Thực hiện tốt Luật Giao thơng đường bộ. Từ đó, giảm thiểu được những
tai nạn giao thơng đáng tiếc có thể xảy ra đối với các em.
Góp phần giữ cuộc sống bình n cho gia đình, xã hội.
2.4.2.2. Cách tiến hành
HĐTN được tổ chức trong phạm vi tồn trường (cũng có thể tổ chức theo
cấp khối hoặc cấp lớp).
a. Chuẩn bị cho hoạt động

Thành lập Ban tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Ban tổ chức phổ biến kế hoạch của hoạt động: + Thời gian tổ chức.
+ Nội dung trải nghiệm:


Nội dung thứ nhất: Thi văn nghệ (hát múa, tiểu phẩm), hùng biện, tranh luận, vẽ
tranh, … có nội dung về an tồn giao thơng.


Nội dung thứ hai: Nhận diện biển báo an toàn giao thơng.


Nội dung thứ ba: Thực hành một số tình huống tham gia giao thông do cảnh sát giao
thông điều hành.
+ Đối tượng tham gia: Tất cả HS.
+ Đối tượng trực tiếp giao lưu: Số lượng của từng lớp theo quy định.
+ Địa điểm giao lưu
+ Bầu ban giám khảo, xây dựng biểu đánh giá cho từng nội dung.
+ Chuẩn bị đầy đủ một số kiểu biển báo giao thông thường gặp, chuẩn bị
sơ đồ trong sân trường.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9

+
Mời Đội cảnh sát giao thông huyện Nghĩa Hưng tham gia Ban giám
khảo, tổ chức một số tình huống chấp hành điều lệnh cảnh sát giao thông.
- Phổ biến cụ thể kế hoạch tổ chức hoạt động tới các lớp.

- Căn cứ vào nội dung giao lưu, GV chủ nhiệm phổ biến cụ thể cho HS.
- GVCN tổ chức cho HS chuẩn bị tập luyện tại lớp.
- Chọn những HS thể hiện tốt nhất ở từng nội dung để đăng kí giao lưu
cấp trường, theo số lượng quy định.
b. Trong HĐTN
Ban tổ chức tuyên bố lí do của buổi HĐTN.
Thi văn nghệ về chủ đề an tồn giao thơng.
Thi nhận diện các biển báo an tồn giao thơng đường bộ.
Thi thực hành một số tình huống chấp hành điều lệnh cảnh sát giao
thông khi tham gia giao thông.
c. Khi HĐTN đã hoàn thành
Trưởng ban tổ chức nhận xét và chốt lại những nội dung các em cần ghi
nhớ:
+ Phải đi đúng đường quy định.
+ Phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô
tô, xe gắn máy.
+ Sang đường đúng làn dành cho người đi
bộ. + Không đi dàn hàng ngang trên đường.
+ Nhắc phụ huynh nếu phụ huynh phóng nhanh, vượt ẩu.
Trao phần thưởng cho đội thắng trong cuộc thi.
Kết thúc buổi hoạt động.

Tiết mục văn nghệ “Chúng em với an tồn giao thơng”

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10

Thực hành nhận diện biển báo giao thông


Phần thi: Thực hành các tình huống khi tham gia giao thơng
2.4.3. HĐTN 3: Trị chơi “Rung chng vàng”
2.4.3.1. Mục đích của trị chơi
Tạo sân chơi trí tuệ, củng cố, khắc sâu, mở rộng, nâng cao kiến thức các
môn học, hoạt động giáo dục...
Luyện tập phản ứng nhanh khi chọn lựa câu trả lời.
Khích lệ tinh thần thi đua của HS.
2.4.3.2. Cách tiến hành
a. Chuẩn bị
Thành lập Ban tổ chức trò chơi, Trưởng Ban tổ chức phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng thành viên: Chuẩn bị bộ câu hỏi cho từng khối lớp, chuẩn bị cơ
sở vật chất (Hội trường thi, quả chuông vàng, bảng, phấn, khăn lau bảng, phần
thưởng...), MC dẫn chương trình, GV giám sát HS làm bài và hướng dẫn các em
trả lời sai ra khỏi vị trí dự thi, quy định về số HS mỗi lớp được tham gia.
b. Trong HĐTN
HS vào vị trí, MC dẫn chương trình đọc câu hỏi, HS trả lời theo hình thức
trắc nghiệm. HS ghi phương án lựa chọn trong số đáp án A, B, C hoặc D vào
bảng con. Các em chỉ viết câu trả lời ở một số trường hợp cụ thể. Sau 10 giây,
khi có hiệu lệnh, tất cả HS phải giơ bảng. Em nào trả lời đúng được ở lại thi tiếp.
Những em trả lời sai, được GV hướng dẫn ra khỏi vị trí thi. Cứ lần lượt như vậy

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11

cho đến kết quả cuối cùng. Trường hợp đặc biệt, đến câu hỏi cuối cùng mà có
hai em đều làm đúng thì cả hai em đó được lên rung chng vàng.
c. Khi HĐTN hồn thành

Cho một vài HS nói lên suy nghĩ của mình sau HĐTN.
Ban tổ chức nhật xét về HĐTN.

HS tham gia phần thi “Rung chuông vàng” tại Ngày hội giảm nhẹ rủi
ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu, năm học 2015-2016

Đỗ Hạnh Dung là HS được
rung tiếng chuông chiến thắng
tại Ngày hội giảm nhẹ rủi ro thiên
tai và thích ứng biến đổi khí hậu,
năm học 2015-2016

Phần thi “Rung chuông vàng” trong HĐTN
“Vui hội trăng rằm” năm học 2015-2016

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

2.4.4. HĐTN 4: Trải nghiệm tại vườn thực nghiệm
2.4.4.1. Mục đích của HĐTN
Thực hiện mơ hình vườn thực nghiệm trồng rau, trồng hoa,… để HS tự
trồng, tự chăm sóc và thu hoạch. Qua đó, các em biết được q trình sinh trưởng
của cây trồng, cách chăm sóc và thu hoạch cây trồng.
Tự rút ra được bài học bổ ích, được trải nghiệm về hoạt động nông
nghiệp, về công việc người nông dân. Quý trọng lao động, yêu quý người lao động
và trân trọng thành quả lao động.
Gắn bó hơn với thiên nhiên, yêu cây cối, yêu thiên nhiên, yêu lớp, với
trường, có ý thức giữ gìn ngơi trường xanh, sạch, đẹp.

2.4.4.2. Cách tiến hành
a. Chuẩn bị cho HĐTN
Xây dựng kế hoạch: Chuẩn bị cho HĐTN về chủ đề này không chỉ trong
một vài ngày mà cả một quá trình, một thời gian dài, từ khi các em trồng rau hoa,
chăm sóc cho rau hoa lớn, đến khi thu hoạch. GV chủ nhiệm cần xây dựng kế
hoạch từ đầu năm.
2
Chuẩn bị đất để trồng cây. Khu trung tâm diện tích vườn 900 m (50
m2/lớp), Khu 9 diện tích vườn 850 m 2 (106 m2/lớp), Khu 1 diện tích vườn 360 m 2
(120 m2/lớp).
Chọn giống rau, hoa, giống cây thuốc nam để gieo, trồng.
Xác định thời gian gieo hạt hoặc trồng cây giống.
Bố trí thời gian chăm sóc cho cây một cách đều đặn, thường xuyên.
Xác định thời gian thu hoạch.
Phân công cụ thể cho các tổ.
b. Trong HĐTN
Căn cứ vào nội dung cụ thể của HĐTN để phân công công việc cho phù
hợp.
+ HĐTN làm đất, trồng cây.
+ HĐTN chăm sóc cho cây (thường xuyên, liên tục).
+ HĐTNthu hoạch.
Nếu có nhiều đất để trồng rau thì có thể cho cả lớp cùng tham gia. Nếu
có ít đất trồng rau, GV có thể phân cơng cho từng tổ.
Có nhật kí theo dõi q trình chăm sóc cây, chụp ảnh quay video (khi
cần thiết) để làm tư liệu khi học các môn học có liên quan như Tự nhiên Xã hội,
Khoa học, Đạo đức, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Tốn, ….
c. Khi HĐTN hồn thành
Cho một số HS trình bày suy nghĩ của mình sau HĐTN.
GV nhật xét về HĐTN.
Tổ chức bán rau hoa lấy tiền đóng góp vào quỹ lớp (nếu là hoạt động thu

hoạch rau, hoa).

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

GV và HS cùng nhau làm đất để chuẩn bị trồng rau, hoa

HS chăm sóc rau vườn thực nghiệm khu trung tâm

Vườn thực nghiệm khu 9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14

Các bạn HS cùng GV đang thu hoạch rau
2.4.5. HĐTN 5: Trải nghiệm Lễ hội “Tết quê em”
2.4.5.1. Mục đích của HĐTN
Tết cổ truyền có nhiều hoạt động diễn ra: làm bánh chưng, bánh giầy, viết
câu đối, đi chúc Tết, tổ chức các trò chơi... Nhiều phong tục, tập quán của dân
tộc ta đang dần mai một theo thời gian, nhất là các phong tục trong ngày Tết cổ
truyền. Chính vì vậy, việc tổ chức cho HS tham gia HĐTN với chủ đề “Tết quê
em” là vô cùng quan trọng. Hoạt động này giúp cho các em hiểu hơn về ý nghĩa
của ngày Tết, từ đó có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hố truyền thống của dân tộc
thơng qua những việc làm cụ thể.
2.4.5.2. Cách tiến hành
a. Chuẩn bị cho HĐTN

“Tết quê em” là HĐTN được tổ chức trong phạm vi toàn trường.
Thành lập Ban tổ chức hoạt động: Trưởng Ban tổ chức họp thống nhất
về thời gian, địa điểm, nội dung cho hoạt động. HĐTN “Tết quê em” có hai nội
dung chính:
+ Nội dung thứ nhất: Tổ chức cho HS làm những món ăn truyền thống
vào dịp Tết cổ truyền (gói bánh chưng, làm bánh trơi, cuốn chả nem...) và quan
sát, tập làm những sản phẩm thủ cơng địa phương (bện chổi, làm hoa, làm phong
bao lì xì,...).
+ Nội dung thứ hai: Tổ chức các trị chơi dân gian (kéo co, nhảy bao bố,
đẩy gậy, bịt mắt bắt dê...).
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên:
+
Liên hệ mời phụ huynh HS cùng tham gia HĐTN. HĐTN trong phạm vi
tồn trường nên số lượng HS rất đơng. Tồn bộ GV trong trường tham gia cũng sẽ
không thể quản lí và hướng dẫn HS thực hiện tốt mọi hoạt động. Các bậc phụ
huynh sẽ cùng GV chủ nhiệm quản lí và tổ chức cho các em, hoạt động thêm vui
và ý nghĩa.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15

+
Liên hệ mời những người làm nghề thủ công giỏi của địa phương.
Những người thợ giỏi này sẽ làm những đồ thủ cơng cho HS quan sát và có thể
hướng dẫn cho các em những thao tác cơ bản.
+
Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để khi bắt đầu vào hoạt động, HS có thể
tập làm ngay các món ăn trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc (gạo nếp, thịt, đậu, lá

dong, lạt, bánh đa nem...).
+
Chuẩn bị các vật dụng để cho các em chơi trò chơi dân gian (dây thừng,
bao bố, cây gậy, còi...).
+
Chuẩn bị địa điểm để thực hiện các hoạt động. Mỗi hoạt động đều có
u cầu về địa điểm khác nhau. Vì vậy, căn cứ vào số lượng HS và yêu cầu của
từng hoạt động, Ban tổ chức phân chia vị trí cụ thể cho từng hoạt động. Nếu sân
trường không đủ chỗ để tổ chức HĐTN thì Ban tổ chức có thể liên hệ với địa
phương để tìm một địa điểm khác rộng hơn, thích hợp hơn.
b. Trong HĐTN
Hoạt động trải nghiệm được tổ chức vào ngày cuối cùng trước khi được
nghỉ tết.
Tổ chức cho các em làm những món ăn vào ngày Tết cổ truyền và quan
sát, tập làm những sản phẩm thủ công của địa phương. GV và phụ huynh HS,
những người thợ thủ công giỏi chịu trách nhiệm về từng hoạt động sẽ làm mẫu cho
các em quan sát và trực tiếp hướng dẫn các em cách làm.
Tổ chức cho các em chơi trò chơi dân gian. Đây là những trò chơi dân
gian thường được chơi trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Vì vậy, những GV phụ
trách hoạt động này cần chú ý đến cách tổ chức từng trò chơi sao cho vừa vui, vừa
hiệu quả.
c. Khi HĐTN hoàn thành
Mời một số HS phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi tham gia HĐTN;
HS viết cảm nhận sau khi tham gia.
Mời một vài phụ huynh phát biểu cảm nghĩ.
Trưởng ban tổ chức nhận xét về HĐTN.
Kết thúc HĐTN, tổng vệ sinh tồn bộ khu vực diễn ra HĐTN.

Cơng tác chuẩn bị cho hoạt động gói bánh chưng


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16

Quan sát quy trình gói bánh chưng

Trải nghiệm gói bánh chưng

Cơng đoạn xếp bánh, luộc bánh

Trải nghiệm các trị chơi dân gian trong lễ hội “Tết quê em”

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


17

Học sinh trang trí lớp
chuẩn bị cho buổi khai xuân

Học sinh được nhận phong bao
lì xì trong buổi khai xuân

2.4.6. HĐTN 6: Ngày hội đọc sách
Việc đọc sách đối với người Việt Nam nói chung, với HS nói riêng cịn
chưa được chú trọng. Đối với HS, không đọc sách sẽ thiếu kiến thức, đọc sách
cung cấp cho các em những kiến thức về tự nhiên và xã hội, góp phần ni
dưỡng tâm hồn các em. Chính vì vậy, tổ chức cho HS tham gia HĐTN đọc sách
là góp phần vào việc khơi gợi hứng thú đọc sách cho các em. Từ đó, làm giàu

vốn kiến thức cho HS.
2.4.6.1. Mục đích
Giúp các em:
Biết được tầm quan trọng, sự đa dạng, phong phú của các loại sách.
Góp phần gợi hứng thú đọc sách cho các em.
Ủng hộ sách cho thư viện trường.
2.4.6.2. Cách tổ chức
a. Chuẩn bị cho HĐTN
Mời thư viện tỉnh chuyển sách về trường.
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ: Sân khấu hóa tác phẩm văn học: Nỗi
oan Thị Kính, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thầy bói xem voi, …
Chuẩn bị các khu ngồi đọc sách của lớp
GV phổ biến kế hoạch cụ thể cho HS trong lớp.
Giao trách nhiệm cho từng tổ thật cụ thể. GV chịu trách nhiệm chung.
b. Trong HĐTN
HS xem, tham gia biểu diễn văn nghệ, tham quan các quầy sách và chọn
những sách phục vụ học tập và giải trí để đọc.
HS ủng hộ sách thư viện trường theo đơn vị lớp.
c. Sau khi hoạt động hoàn thành
GV nhận xét chung, giao nhiệm vụ viết về cuốn sách yêu
thích. (phụ lục kèm theo)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18

Khai mạc Ngày hội đọc sách 2019 và Tiết mục văn nghệ “Nỗi oan Thị Kính”

Thư viện tỉnh Nam Định phục vụ độc giả trong Ngày hội

Đọc sách năm học 2018-2019

HS được mượn sách của Thư viện tỉnh để đọc

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


19

2.4.7. HĐTN 7: Trung thu “Vui hội trăng rằm”
Tết Trung thu là ngày tết Thiếu nhi. Trẻ em mong đợi được đón tết này vì
thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo
quân, tò he,... và được ăn bánh nướng, bánh dẻo, được xem múa lân. Chính vì
thế hàng năm, trường chúng tơi đều tổ chức HĐTN “Trung thu Vui hội trăng
rằm”.
2.4.7.1. Mục đích của HĐTN
Các em được trải nghiệm các hoạt động làm đèn lồng, biểu diễn văn
nghệ, bày mâm cỗ trung thu, làm bánh dẻo, xem múa lân, ...
Rèn luyện cho HS sự tự tin, khéo tay.
Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương, biết hợp tác, chia sẻ với các
bạn đặc biệt bạn nghèo...
2.4.7.2. Cách tiến hành
a. Chuẩn bị cho hoạt động
Hoạt động này được tổ chức trong phạm vi toàn trường.
Thành lập Ban tổ chức
Ban tổ chức họp bàn thống nhất về thời gian, địa điểm, nội dung hoạt
động. HĐTN gồm các nội dung sau:
+ Biểu diễn văn nghệ: Mỗi khối chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ thể loại: hát,
múa, diễn kịch. Yêu cầu trang phục đẹp, phù hợp, chuẩn bị nhạc beat.
+ Bày mâm cỗ trung thu: Mỗi lớp 1 mâm cỗ, có sự tham gia của cha mẹ

HS và các con HS, gồm hoa quả, bánh kẹo, ...
+ Làm bánh dẻo: Ban nữ công tổ chức cho HS tham gia hoạt động làm
bánh dẻo.
+ Múa Lân: Chi đoàn GV chọn 2 đội múa lân khối 4, khối 5 tham gia biểu
diễn, mỗi đội gồm 10 em......
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên
GV chủ nhiệm liên hệ mời phụ huynh HS tham gia cùng các em HĐTN
bày mâm cỗ trung thu.
Liên hệ mời một số nghệ nhân: làm bánh, múa lân. Hướng dẫn làm
bánh, hướng dẫn múa lân.
Chuẩn bị cơ sở vật chất.
Cho HS các lớp đăng kí tham gia trải nghiệm hoạt động làm bánh dẻo,
múa lân.
Chuẩn bị địa điểm để thực hiện các hoạt động.
HS các lớp sẽ trải nghiệm làm đèn lồng và trang trí tại lớp. b. Trong
HĐTN
+
Biểu diễn văn nghệ; xem các bác nghệ nhân làm bánh nướng, bánh dẻo;
xem nghệ nhân múa lân.
+
Bày mâm cỗ trung thu: Ban tổ chức đánh giá từng lớp. Mỗi lớp cử một
HS giới thiệu mâm cỗ lớp mình.
+
Làm bánh dẻo: Ban nữ công tổ chức cho HS tham gia hoạt động làm
bánh dẻo.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


20


+
Múa Lân: Chi đoàn GV cho 2 đội múa lân khối 4, khối 5 tham gia biểu
diễn, mỗi đội gồm 10 em......
c. Khi HĐTN hoàn thành
Mời một số HS phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi tham gia HĐTN.
Mời một vài phụ huynh phát biểu ý kiến.
Trưởng ban tổ chức nhận xét về HĐTN.
Kết thúc HĐTN, tổng vệ sinh toàn bộ khu vực diễn ra HĐTN.
HS viết bài thu hoạch (phụ lục kèm theo)

Các bạn HS làm đèn lồng, trang trí lớp nhân dịp Trung thu

Các tiết mục văn nghệ trong “Vui hội trăng rằm” – năm học 2015-2016

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


21

Các nghệ nhân (múa lân, làm bánh) đang làm mẫu

Các bạn được trải nghiệm làm bánh, múa lân cùng các nghệ nhân

Cha mẹ HS giúp chuẩn bị trang trí mâm cỗ Trung thu

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


22


Các mâm cỗ trung thu trong “Vui hội trăng rằm” năm học 2019-2020
2.4.8. HĐTN 8: Trình diễn thời trang
2.4.8.1. Mục đích của hoạt động
Tạo sân chơi cho HS được thể hiện khả năng nghệ thuật. Khi tham gia
hoạt động trình diễn, các em sẽ rèn luyện được sự tự tin khi đứng trước nhiều
người, tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
2.4.8.2. Cách tiến hành
a. Chuẩn bị cho hoạt động
Thành lập Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ họp bàn để đưa ra chủ đề, nội
dung, địa điểm, thời gian diễn ra hoạt động. (Tùy theo từng chủ đề, sẽ chuẩn bị các
loại trang phục và cách hóa trang khác nhau)
Ví dụ:
*) Trang phục về bảo vệ môi trường sinh thái:
+
Trang phục nghêu sò ốc hến
+
Trang phục làm từ lưới đánh cá đã qua sử dụng
+
Trang phục làm từ ni lon phế thải
+
Trang phục được làm từ vỏ bao xi măng
+
Trang phục làm từ vỏ lon bia
+
Trang phục từ giấy gói quà, giấy báo
+
Trang phục làm từ rau củ quả, lá cây
+
Trang phục được làm từ cây muống biển đặc trưng khu sinh thái

biển Rạng Đông,…
*) Trang phục biểu diễn thời trang về Giáng sinh và Chào đón năm mới:
+
Trang phục mang biểu tượng lá cờ Phần Lan - quê hương của ơng
già Noel
+
Trang phục Ơng già Noel
+
Trang phục “Bà già Noel”

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


23

+
+
+
*

Trang phục Cây thông Noel
Trang phục Công chúa tuyết
Các phụ kiện như túi quà, bộ râu, mũ, …
Phân công nhiệm vụ:
Giáo viên
+ Liên hệ mời phụ huynh cùng tham gia thiết kế các bộ trang phục cho
HS
+
Chia nhóm HS để huấn luyện kĩ năng trình diễn (catwalk)
+

Viết bài thuyết trình cho các trang phục theo chủ đề (bài thuyết trình có
thể do GV hoặc HS đọc, nếu HS đọc thì GV phải chọn và huấn luyện giọng đọc
cho HS)
* Học sinh
+
Luyện tập tư thế dáng đi, động tác, biểu cảm khn mặt khi trình diễn
+
Tham gia cùng giáo viên và phụ huynh làm trang phục biểu diễn.
c. Trong hoạt động:
Văn nghệ theo chủ đề
HS trình diễn lần lượt các trang phục theo mơ hình đã được thiết kế trên
nền nhạc và lời thuyết trình.
Tổ chức trị chơi xung quanh chủ đề. d. Khi hoạt động hoàn thành
Cho một vài HS nói lên suy nghĩ của mình sau khi tham gia HĐTN.
Mời một vài cha mẹ học sinh nhận xét về hoạt động.
Trưởng ban tổ chức nhận xét về HĐTN.
Kết thúc hoạt động, tổng vệ sinh toàn bộ khu vực diễn ra HĐTN.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×