Truyện ngắn “VỢ NHẶT” – Kim Lân
1. Mở bài: Đến với mảnh đất văn chương, nếu Nguyễn Công Hoan coi “đời là
mảnh ghép của những nghịch cảnh”; Thạch Lam ví “đời là miếng vải có nhiều lỗ
thủng, nhiều vết ố nhưng vẫn nguyên vẹn”; và Nam Cao thì coi “cuộc đời là tấm áo
cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận”, thì Kim Lân
lại khơng nhìn đời bằng con mắt “đau thương” như thế! Kim Lân là cây bút xuất
sắc chuyên viết truyện ngắn về đề tài nông thôn. Những sáng tác của ông phản ánh
một cách chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông am hiểu sâu
sắc cảnh ngộ cũng như tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết với quê
hương và cách mạng. Một trong những sáng tác thuộc đỉnh cao của Kim Lân là
truyện ngắn “Vợ nhặt”, tác phẩm vừa là bức tranh hiện thực về nạn đói khủng
khiếp năm Ất Dậu vừa là bài ca ca ngợi sức sống và niềm tin mãnh liệt của con
người vào tương lai, vào Cách mạng, vào tình người. Và … (yêu cầu của đề)
2. Đoạn giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Viết về đề tài nông thôn, nhà văn Kim
Lân đã khơi gợi những cái chưa ai khơi gợi, đó là thân phận rẻ rúng như rơm rác
của người nông dân nghèo trong xã hội cũ, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Và ông đã rất thành công khi khắc họa chân dung người dân lao động tuy nghèo
khổ, quanh năm chân lấm tay bùn nhưng ở sâu trong họ vẫn luôn mang những
phẩm chất cao đẹp. Truyện ngắn “Vợ nhặt” ra đời là dựa vào cốt truyện cũ với
nhan đề “Xóm ngụ cư” mà Kim Lân viết cịn dang dở sau Cách mạng. Truyện in
trong tập “Con chó xấu xí” năm 1962. Truyện ngắn “Vợ nhặt” được xây dựng trên
bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu – cái năm mà người ta vẫn nhắc đến
như một tai nạn thảm khốc khiến “hai triệu đồng bào ta bị chết đói từ Quảng Trị
đến Bắc Kỳ”. Trong cái tình cảnh đó: Tràng, một thanh niên nghèo khổ làm nghề
đẩy xe bò thuê lại dắt thêm một người đàn bà về làm vợ. Cả xóm ngụ cư ngạc
nhiên, bà cụ Tứ (mẹ Tràng) cũng ngạc nhiên không kém và ngay cả bản thân Tràng
cũng khơng tin đó là sự thật.
3. Đánh giá nghệ thuật và nội dung: Bằng ngôn
từ giản dị và tình huống truyện độc đáo, đầy bất ngờ. Nhà văn Kim Lân đã rất
thành công khi dựng lên một thước phim quay chậm về cuộc sống của người dân
xóm ngụ cư trong tình cảnh đói khát, thiếu thốn đến cùng cực những năm trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Càng khó khăn, càng đói khổ bao nhiêu thì tình
người lại càng sáng chói bấy nhiêu. Bởi ở đó, họ dù có khổ sở, có cùng quẫn cũng
khơng chà đạp lên nhau. Đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, người đọc càng xót
xa cho thân phận người nông dân bao nhiêu, lại càng ốn hận tội ác của phát xít
Nhật, thực dân Pháp và bọn thực dân phong kiến bấy nhiêu. Chính chúng đã đẩy
dân ta vào cảnh túng đói khinh hồng “người chết như ngả rạ”, “hơn hai triệu đồng
bào ta chết đói” từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ. Bởi vậy, nhà văn cũng khơng qn gieo
vào lịng người đọc sự hoan hỉ khi xây dựng hình ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới” ở
cuối truyện. Lá cờ ấy như một lời khẳng định: Nhân dân ta nhất định sẽ chiến
thắng. Kẻ gian ác tàn bạo nhất định sẽ bị lụi bại dưới ánh sáng của Cách mạng Việt
Nam. Lời kết: Truyện ngắn “Vợ nhặt” đọng lại trong lòng độc giả vô số những ấn
tượng khác nhau: từ cách miêu tả khung cảnh ngày đói một cách chân thực đến
biễn biến tâm lý bậc thầy của Kim Lân, nhưng có lẽ cái đọng lại cuối cùng vẫn là
cách nhìn đời, nhìn người đầy xót xa và thương yêu của nhà văn, là niềm tin mà
dường như ông muốn trao gửi đến tất cả chúng ta qua thiên truyện: Rằng, dù cuộc
sống có bi thảm đến đâu thì cái cội nguồn nhân bản lưu giữ trong nhân dân vẫn là
bất diệt; rằng con người khơng có khao khát chính đáng nào hơn là khao khát được
sống như một con người, được nên người.
--------------------------------------------------------------------------------------------------Truyện ngắn “VỢ CHỒNG A PHỦ” – Tơ Hồi
Mở bài: Nhà văn Phan Anh Dũng nói về Tơ Hồi rằng: “Hơn cả một nhà văn, Tơ
Hồi đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa
tuổi, trên con đường đưa họ đến với thế giới động tưởng tượng thuở nhỏ, hay đến
với những miền đất mới, đến với con người đời dài rộng khi đã trưởng thành”. Quả
đúng như vậy, Tơ Hồi là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam
hiện đại. Ông sớm bước vào đời, vào nghề văn và cũng sớm tham gia hoạt động
cách mạng. Ông viết ở nhiều thể loại và thể loại nào cũng gặt hái được những
thành công rực rỡ. Đặc biệt là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống và con
người miền núi Tây Bắc, bởi ông rất am hiểu về phong tục tập quán cũng như văn
hóa nhiều vùng miền khác nhau. Tơ Hồi ln có những cố gắng tìm tịi, khám phá
trong sáng tạo nghệ thuật, đó là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự hấp
dẫn, sức sống và ý nghĩa lâu bền ở tác phẩm của ông đối với đời sống tinh thần của
người đọc nhiều thế hệ…. (Yêu cầu của đề)
2. Đoạn giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được rút trong tập “Truyện Tây Bắc” viết năm
1952, là truyện ngắn xuất sắc nhất của tập sách này. Tác phẩm vừa là một bức
tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức,
thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, vừa là một bài ca về sức sống và
khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Truyện có hai phần: Phần đầu kể về
cuộc sống đầy tủi nhục của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài – nơi bọn thống lý ngự trị
độc tôn, người dân cực khổ có đấu tranh nhưng chỉ là đấu tranh tự phát (chính là
đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 12); phần sau là thời kì ở Phiềng Sa – nơi
thực dân là kẻ thống trị cao nhất, con người đấu tranh tự giác để tự giải phóng đời
mình, dưới sự giác ngộ và lãnh đạo của Đảng.
3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật: Bằng nghệ thuật miêu tả, phân tích sâu sắc
tinh tế cùng với cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, giọng trần thuật của tác giả hòa vào
độc thoại nội tâm nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc, Tơ Hồi đã tái
hiện chân thực, sinh động câu chuyện về những người dân vùng cao bị áp bức. Đặc
biệt, với tài năng nghệ thuật và trái tim ấm nóng của người cầm bút, Tơ Hoài đã đi
sâu vào tâm hồn để thấu hiểu được thế giới nội tâm và những khát vọng thầm kín
của nhân vật. Ơng cịn khám phá được “hạt ngọc ẩn chứa trong bề sâu tâm hồn con
người”, tạo nên giá trị nhân văn cao cả cho tác phẩm. Đến với “Vợ chồng A Phủ”
chúng ta khơng thể tìm được những cá tính đặc sắc trong nhân vật như Xn tóc đỏ
trong “Số đỏ”, Tràng trong “Vợ nhặt” hay Chí Phèo trong truyện cùng tên của nhà
văn Nam Cao... Bởi đó khơng phải là chủ đích của Tơ Hồi khi viết thiên truyện
này. Nhà văn muốn dành sự quan tâm cho một vấn đề khác, cấp bách hơn: đó
là“vấn đề số phận” - số phận của con người, số phận của cả một cộng đồng người
nông dân lao động dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến trên những triền
núi Tây Bắc heo hút.
4. Kết bài: Rồi A Phủ và Mị sẽ trở thành vợ chồng, sẽ giác ngộ cách mạng và lần
lượt trở thành du kích giải phóng quê hương đất nước nhưng đó là nửa sau của
truyện, là lúc họ đưa nhau đến Phiềng Sa. Còn khi đọc hết nửa đầu của truyện, gấp
trang sách lại mà một Tây Bắc xa xơi vẫn quanh quẩn đâu đó thật gần. Bởi lẽ, “Vợ
chồng A Phủ” đã chinh phục trái tim của mọi độc giả. Sức chinh phục ấy không
phải là từ thứ văn chương bay bổng hay những ngôn từ hoa mĩ, mà là ở chỗ nhà
văn đứng về phía khát vọng được sống, được yêu để tố cáo cái xã hội thực dân đã
giam hãm, trói buộc, hủy hoại tuổi xuân của con người đặc biệt là người phụ nữ.
Và sâu sắc hơn cả là tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tơ Hồi khi tin tưởng vào sức
sống bất diệt, tin tưởng vào khả năng tự vươn lên, phản kháng cái hiện thực đen tối
để tìm đến với tình yêu, tự do và hạnh phúc.
----------------------------------------------------------------------------
Truyện ngắn CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – Nguyễn Minh Châu
1. Mở bài: Một nhà văn đã từng nói: “Có những hình ảnh thoạt mới nhìn thì đẹp,
thậm chí là rất đẹp, nhưng nếu nhìn kĩ bên trong, đi sâu vào bản chất của nó thì
hồn tồn ngược lại. Cuộc sống nhiều khi thường "đánh lừa" ta như thế. Phải có
con mắt tinh tường nhìn thấu gan ruột cuộc sống để khám phá, phát hiện thì mới
mong tìm ra đúng bản chất của nó. Và “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh
Châu là một truyện ngắn như vậy! Nguyễn Minh Châu được coi là một trong
những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, là “vị khai quốc
công thần của triều đại văn học mới” – “người mở đường tinh anh và tài năng”
(Nguyên Ngọc). Những sáng tác của ông đều xuất phát từ cảm hứng thế sự, đời tư
mang đậm chất triết lý nhân sinh trong giai đoạn văn học mới, khác xa với cảm
hứng sử thi lãng mạn quen thuộc trước năm 1975. Truyện ngắn “Chiếc thuyền
ngoài xa” là một sáng tác thuộc giai đoạn thứ hai của nhà văn…. (Yêu cầu của đề)
2. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” lúc đầu
được in trong tập “Bến quê”, sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tập
truyện ngắn (in năm 1987). Truyện in đậm phong cách tự sự triết lý của Nguyễn
Minh Châu, tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn
cùng những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về “nghệ thuật và cuộc đời”.
3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật: Nhà văn Nguyên Minh Châu từng bộc bạch
trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn” của mình rằng: “Nhà văn tồn tại ở trên
đời trước hết để làm cái công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng
đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường, để bênh vực cho
những con người khơng cịn được ai bênh vực”. Chính vì vậy, khi hướng ngịi bút
của mình về văn học, Nguyễn Minh Châu quả quyết: “Văn học và cuộc sống là hai
vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”, sẽ đến một lúc văn học “phải viết
về con người, trước sau con người cũng leo lên trên sự kiện để địi quyền sống” và
nhà văn chân chính thì bao giờ cũng “mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống,
nhất là tình yêu thương con người”. Sau cách mạng, những sáng tác của Nguyễn
Minh Châu đều xuất phát từ cảm hứng thế sự, từ cái nhìn hiện thực đa chiều, mang
đậm chất triết lý nhân sinh. Điều đó đã giúp ông nhận ra đời sống con người bao
gồm cả qui luật tất yếu lẫn những điều may rủi khó lường, ơng day dứt về việc con
người phải chấp nhận những nghịch lí khơng đáng có. Nguyễn Minh Châu tâm
niệm: “Văn học ra đời để gìn giữ trong từng con người – một cái gì hết sức mong
manh và ln ln run rẩy… một cái gì đó thật là như vậy, nhưng thiếu nó trong
con người thì y rằng con người ấy khơng thể sống giữa quần thể lồi người được,
và trở thành một tại họa cho loài người”. Và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa”
cũng gói trọn những suy tư, trăn trở của ơng. Đó là gánh nặng mưu sinh giam hãm
vợ chồng người dân hàng chài trong cảnh tối tăm, đói khổ, bấp bênh. Điều ấy
khiến người chồng trở thành một kẻ vũ phu, thơ bạo. Cịn người vợ vì thương con
nên nhẫn nhục, chịu đựng sự ngược đãi của người chồng mà chị khơng hề biết
chính việc ấy đã làm tổn thương tâm hồn đứa con thơ dại. Vì thương mẹ, cậu bé trở
nên thù địch với cha, nhưng rồi liệu trong tương lai cậu có thể sống khác cha mình
hay cũng chỉ là một bản sao – cũng tàn tệ vũ phu như người bố? Đằng sau câu
chuyện là cái nhìn ấm áp, nhân hậu của nhà văn: sự trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của
tuổi thơ, của tình mẫu tử, sự bao dung và can đảm của người phụ nữ. Đó khơng
phải là vẻ đẹp chói sáng, hào hùng mà là những “hạt ngọc khuất lấp”, lẫn trong lấm
láp lam lũ đời thường. Theo ơng, tình u của người nghệ sĩ vừa là niềm hân hoan
say mê vừa là nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận,
hạnh phúc của những người xung quanh. Điều này đã tạo nên giá trị nhân văn sâu
sắc cho thiên truyện.
4. Kết bài: Đọc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa”, ta có thể nhận thấy vẻ đẹp
của ngòi bút Nguyễn Minh Châu và các giá trị sâu sắc mà ơng để lại, tất cả đều tốt
ra từ tình yêu tha thiết với con người cùng khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tơn vinh
những vẻ đẹp trong cốt cách con người. Khép lại những trang văn kể về cuộc đời
người đàn bà hàng chài vô danh nơi vùng biển, dư âm của nó vẫn cịn day dứt, ám
ảnh trong lịng độc giả mãi tận hơm nay và mãi mãi về sau.
---------------------------------------------------------------
Kịch “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” - Lưu Quang Vũ
1. Mở bài: Bước vào thời kì văn học đổi mới, một trong những chuyển biến làm
nên tiếng vang cho giai đoạn này, chính là sự xuất hiện “nở rộ” của kịch. Và Lưu
Quang Vũ chính là một nhà thơ, nhà viết kịch xuất sắc nhất của nền kịch nói Việt
Nam. Thành cơng lớn nhất của ơng là ở lĩnh vực sân khấu và ông được coi là “ngòi
bút vàng của sân khấu Việt Nam”. Kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên nhiều phương
diện: đó là sự kết giữa kỊch bản văn học và nghệ thuật sân khấu, giữa tính hiện đại
với các giá trị truyền thống; giữa sự phê phán mạnh mẽ và chất trữ tình đằm thắm,
bay bổng. Những tác phẩm của ông luôn là những bức thông điệp gửi tới người
đọc, người xem những vấn đề xã hội có tính nhân văn sâu sắc…. (Yêu cầu của đề)
…
2. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” gồm
bảy hồi, là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ đã được trình
diễn rất nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Từ một cốt truyện dân gian,
ông đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý
nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. Đoạn trích trong sách giáo khoa (Ngữ
văn 12) là từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch. Kịch “Hồn Trương Ba, da hàng
thịt” được chuyển thể từ một câu chuyện dân gian: Trương Ba vốn là một người
lương thiện, hiền lành, đánh cờ giỏi, có học thức và rất yêu thương vợ con. Ông
được mọi người nể trọng, con cháu hết mực kính mến. Nhưng rồi con người đánh
kính ấy lại bị chết một cách vô lý do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu. Để sửa
sai, họ cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh
hồn trong thể xác hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền tối: lí trưởng sách
nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, người thân trong gia đình Trương Ba cũng cảm thấy
xa lạ... bản thân Trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, sống giả tạo. Đặc
biệt thân xác anh hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu
cầu vốn khơng phải của chính bản thân ơng. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách
và sự phiền tối do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác
cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết.
3. Đánh giá chung nội dung và nghệ thuật: Qua màn đối thoại, có thể thấy tác
giả đã gửi gắm những thông điệp về lẽ sống thời cuộc vừa trực tiếp vừa gián tiếp,
vừa mạnh mẽ quyết liệt, vừa kín đáo sâu sắc. Điều nhấn mạnh ở đây là vẻ đẹp tâm
hồn của những người dân lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, thói
xấu, thói giả tạo để bảo vệ sự trọn vẹn trong nhân cách. Khơng chỉ có ý nghĩa về
triết lý nhân sinh, về hạnh phúc con người. Trong vở kịch nói chung và đoạn kết
nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống:
Thứ nhất, con người đang sống và chạy theo những ham muốn tầm thường về vật
chất đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là cao quý, đời
sống tâm hồn là đáng trọng mà lại sao nhãng việc chăm lo, vun vén cho bề ngoài.
Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cấp bách, khơng kém phần bức xúc,
đó là tình trạng sống giả tạo, sống dối trá, sống không dám và sống không được là
chính mình. Đó là nguy cơ đẩy con người đến sự tha hóa do danh và lợi chỉ đường
một cách nhanh nhất.
4. Kết bài: Làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và vở kịch “Hồn Trương
Ba, da hàng thịt” nói chung, Lưu Quang Vũ đã sử dụng nhuần nhuyễn một số thủ
pháp nghệ thuật một cách độc đáo, nhà biên kịch xây dựng tác phẩm dựa trên sự
sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, viết lời đối thoại, độc thoại,
hành động, tính cách, tình huống... tất cả đều đạt tới trình độ bậc thầy về kịch sân
khấu. Thông qua vở kịch, ta như hiểu hơn vấn đề triết lý nhân sinh về cái cao cả và
cái thấp hèn, giữa cái dung tục tầm thường và cái thanh khiết trong sáng mà Lưu
Quang Vũ nhắn gửi thông qua cuộc đấu tranh giữa hai mặt hồn và xác trong một
con người. Chính vì vậy, hơn 30 năm trơi qua nhưng những giá trị của vở kịch vẫn
còn là tấm gương phản chiếu cuộc sống xã hội một cách chân thực cho thế hệ hôm
nay và mai sau nghiền ngẫm.
-------------------------------------------------------------------------------------
Tùy bút NGƯỜI LÁI ĐỊ SƠNG ĐÀ – Nguyễn Tn
1. Mở bài: Những năm 1960 là giai đoạn miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng
xã hội chủ nghĩa, và “tâm hồn Tây Bắc” chính là một trong những miền đất mà có
biết bao nhà văn, nhà thơ đã hướng ngịi bút của mình tới để thực hiện quá trình lột
xác văn học. Và Nguyễn Tuân cũng đã mang “chủ nghĩa xê dịch” của mình đặt
chân đến đó. Nguyễn Tn là một trong những cây bút có sức sáng tạo dồi dào nhất
của nền văn học Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông là một nghệ sĩ tài ba, un bác, có cá
tính độc đáo. Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường khám
phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, thường miêu tả con người trong vẻ
đẹp tài hoa nghệ sĩ. Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở thể
tùy bút. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyên Tuân ở thể loại này là tùy bút “Người
lái đị sơng Đà”.
2. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Đến với nghệ thuật Nguyễn Tuân đề cao sự
tìm tịi và sáng tạo, bởi “nhà văn là người sáng tạo lại thế giới” trong những trang
văn của mình. Nguyễn Tn rất sợ mình của ngày hơm nay giống mình của ngày
hơm qua, ơng sợ nhất là sự trùng lặp tầm thường trong văn chương. Chính vì thế,
ơng đã lấy “chủ nghĩa xê dịch” làm đề tài cho các tác phẩm, làm mục đích sống
cho cuộc đời của chính mình. Sống là để đi, để tìm hiểu những điều mới lạ. Trước
cách mạng, một mình một chiếc “vali”, Nguyễn Tuân đã bôn ba trên nhiều miền
quê đất nước nhưng với tâm trạng của kẻ “thiếu quê hương”, bất mãn với cuộc đời.
Đó cũng là tâm trạng chung của thời đại. Sau cách mạng, ông cũng xuôi ngược
nhiều nơi nhưng với tinh thần của người yêu quê hương xứ sở, muốn góp phần vào
cơng cuộc xây dựng Tổ quốc. Chính nhà văn đã từng nói: ơng đến Tây Bắc là để
“đi tìm cái thứ vàng mười của màu sắc sông núi và nhất là cái thứ vàng mười mang
sẵn trong tâm trí tất cả những con người đang nhiệt tình gắn bó với cơng cuộc xây
dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và bền vững”. Với tình yêu quê hương
sâu nặng và bầu nhiệt huyết sôi nổi ấy, Nguyễn Tuân đã sử dụng uyển chuyển, tinh
vi vốn ngơn ngữ phong phú của mình để viết nên những trang văn nở hoa về con
người và thiên nhiên miền sơng núi này. Tùy bút “Người lái đị sơng Đà” ra đời sau
chuyến đi thực tế gian khổ đầy hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn của
Nguyễn Tuân. Bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà” xuất bản năm 1960..
3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật: Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò
được Nguyễn Tuân khám phá và ngợi ca dưới sự kết hợp của những biện pháp
nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ gợi lên cảm giác mãnh liệt, hồi hộp cho người
đọc. Cảnh vượt thác là bài ca chiến trận hào hùng, một bức tranh hoành tráng về
dũng sĩ vượt thác. Tất cả được tạo nên bởi cái tài, cái tâm, cái trí tuệ uyên bác cùng
vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực như thể thao, điện ảnh, quân sự... của
Nguyễn Tn. Viết về người lái đị sơng Đà trên vùng sông núi của Tổ quốc,
Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn cảm xúc tha thiết đối với người lao động và thiên
nhiên đất nước. Sông Đà càng đẹp, càng sinh động bao nhiêu thì hình ảnh ơng lái
đị càng anh dũng, ngoan cường bấy nhiêu, từ đó ta lại càng thấy được tấm lòng
nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Có lẽ, đối với người dân vùng sơng nước Tây Bắc
thì hình ảnh ơng lái đị thật bình dị từ cơng việc đến hình dáng, cách ăn nói nhưng
đó lại là người hùng trong mắt Nguyễn Tuân và trong những trang văn của ông.
Nhà văn đã phát hiện ra chất nghệ sĩ tài hoa dám đương đầu với sóng to gió lớn,
hăng hái lao động, qn mình vì cơng việc chèo chống con thuyền trên sông.
4. Kết bài: Cuộc sống quanh ta ln vận động với theo vịng quay của đất trời,
nhưng suy cho cùng ngày lại qua ngày, mây vẫn bay và gió vẫn thổi nhưng chính
Nguyễn Tn đã mang đến cho ta một thế giới mới, tinh khơi và kì diệu. Song, ơng
cũng là một nhà văn góp phần sáng tạo lại thế giới. Văn chương của ông đã mang
đến cho chúng ta một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân
trời của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác!
----------------------------------------------------------------------------Bài thơ “TÂY TIẾN” – Quang Dũng
1. Mở bài: Nhận xét về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, có ý kiến cho rằng:
“Một ngọn hút đầy tài hoa vừa khắc họa được cái dữ dội, hào hùng lại vừa diễn tả
được cái tươi mát, sâu lẳng, đau thương mà không hề bi lụy”. Quả đúng như thế!
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc,...
Nhưng trước hết phải nói Quang Dũng là một hồn thơ phóng khống và đầy tâm
huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Ông đã thực sự thành cơng khi viết về
người lính, và “Tây Tiến” là bài thơ tiên phong cho phong cách thơ Quang
Dũng…. Và khổ thơ… (yêu cầu của đề)
2. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Muốn hiểu được bài thơ “Tây Tiến”, trước hết
cần phải có những hiểu biết về đoàn quân Tây Tiến cùng với địa bàn hoạt động của
nó. Khoảng cuối mùa xuân năm 1947, Quang Dũng gia nhập đồn qn Tây Tiến.
Đó là một đơn vị thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội
Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao địch ở Thượng Lào để hỗ trợ cho
cuộc kháng chiến ở những vùng khác trên đất Lào. Địa bàn hoạt động của đoàn
quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Thượng
Lào: từ Mai Châu, Châu Mộc sang tận Sầm Nứa rồi vịng về qua miền Tây Thanh
Hóa. Những nơi này, lúc đó cịn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sơng sâu, rừng
dày, có nhiều thú dữ. Những người lính binh đồn Tây Tiến phần đơng là thanh
niên trí thức Hà Thành, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả những học
sinh, sinh viên (Quang Dũng thuộc vào số này). Sinh hoạt của những người lính
Tây Tiến hết sức gian khổ, ốm đau bệnh tật khơng có thuốc, tử vong vì sốt rét
nhiều hơn là vì đánh trận. Tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng
cảm. Vượt lên trên mọi thử thách khắc nghiệt của chiến tranh và hoàn cảnh sống
cực kì gian khổ, họ vẫn giữ được cái cốt cách hào hoa, thanh lịch, rất yêu đời và
cũng rất lãng mạn.
3. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật: Một điều không thể phủ nhận là
đặc điểm văn học từng giai đoạn sẽ chi phối phong cách sáng tác của các văn nghệ
sẽ khi cầm bút viết lên những thi phẩm làm giàu cho nền văn học Việt Nam. Và
nhà thơ đa tài mang tên Quang Dũng cũng không ngoại lệ, bởi bài thơ Tây Tiến
sáng tác vào năm 1948 thuộc chặng đường phát triển 1945 - 1954: Văn học lúc này
tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vậy nên, đến với cách
mạng và kháng chiến, các văn nghệ sĩ đều thể hiện lịng u nước và tinh thần u
dân tộc. Chính hình ảnh người lính người lính Tây Tiến cũng khơng ngại khó khăn
gian khổ, vất vả, hi sinh, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã góp phần tạo nên
thành cơng của nền văn học kháng chiến. Và ...đã góp phần làm cho ta thêm yêu,
thêm trân trọng những những người lính bộ đội cụ Hồ và càng tự hào hơn về nên
văn học nước nhà giai đoạn này.
4. Kết bài: Một thời đại chiến tranh khói lửa, gian nan thách thức, hy sinh xương
máu mà vẫn thật oai hùng đã được Quang Dũng dựng lại qua bài thơ Tây Tiến. Đặc
biệt nhà thơ đã xây dựng thành công bức tượng đài sừng sững về người lính Tây
Tiến bằng những đường nét cụ thể và tiêu biểu từ hình dáng đến tâm hồn. Bức
tượng đài ấy sẽ đứng hiên ngang trong lịng những người u thơ ca nói riêng và
trong lịng người dân Việt Nam nói chung.
---------------------------------------------------------------------------
Bài thơ “SĨNG” – Xn Quỳnh
1. Mở bài: Tình u là đề tài muôn thuở của thơ ca, nhiều nhà thơ nổi tiếng viết rất
hay về tình u. Trước đó, ơng hồng của thơ tình Xn Diệu cũng đã mượn hình
tượng “Biển” để bày tỏ tình yêu của mình; Đến với Xn Quỳnh, chị lại mượn
hình tượng “Sóng” để diễn tả những cảm xúc, tâm trạng, những sắc thái tình cảm
vừa phong phú, phức tạp vừa tha thiết, sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo
rực, khao khát yêu đương. Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc
trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh là
tiếng nói của người phụ nữ giàu u thương, ln khao khát hạnh phúc bình dị đời
thường; đồng thời cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, ln day dứt, trăn
trở trong tình yêu. Chị viết nhiều và viết rất hay về tình yêu, trong đó “Sóng” là
một bài thơ tiêu biểu. Đến với Xuân Quỳnh và “Sóng”, thơ ca Việt Nam hiện đại
mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên
tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm của một trái tim phụ nữ đang yêu… (Yêu cầu
của đề)…
2. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác ở
bãi biển Diêm Điền vào năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ mang
âm hưởng của những con sóng biển, ẩn vào đó là những con sóng lịng đang khao
khát tình u mãnh liệt. Bài thơ có hai hình tượng song song và tương trợ lẫn nhau,
đó là “Sóng” và “Em”, cả hai đã cùng nhau tạo nên nét riêng biệt cho bài thơ.
Trong bài thơ, song song với hình tượng “Sóng” là hình tượng “Em”. “Sóng” là
hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng người con gái đang u, là sự hóa thân của cái tơi trữ
tình. Hai nhân vật “sóng” và “em”, tuy hai nhưng lại là một, tuy một những lại là
hai. Có lúc phân đôi ra để soi chiếu, làm nổi bật sự tương đồng; có lúc lại hịa nhập
vào nhau để tạo nên sự cộng hưởng. Hai hình tượng này song song với nhau từ đầu
đến cuối bài thơ, vừa soi sáng vừa bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách quyết
liệt hơn, sâu sắc hơn và thấm thía hơn khát vọng tình yêu đang dâng trào trong trái
tim nữ thi sĩ, trong trái tim những người trẻ đang yêu.
3. Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật: Tình u đơi lứa, tình nghĩa vợ
chồng là đề tài mn thuở được các thi sĩ khai thác và thể hiện dưới nhiều góc độ
khác nhau. Các nhà văn, nhà thơ thường thông qua những biểu tượng, quy luật tự
nhiên trong cuộc sống hay những vật gần gũi, thân quen để ví von, ẩn dụ khi nói về
tình u. Như nhà thơ dùng hình tượng “Đôi dép” để triết lý sâu sắc về sự gắn bó,
thủy chung, son sắt trong tình u. Nhà thơ Vũ Cao thì ví tình u đơi lứa như
ngọn “Núi đơi” khơng thể chia lìa “núi chồng núi vợ đứng song đơi”; nhà thơ Trần
Hịa Bình vơ tình nhìn thấy một chiếc lá rụng giữa mùa thu cũng có bài thơ hay để
chiêm nghiệm về cuộc đời, về tình u. Nhưng có lẽ, hình tượng được nói đến
nhiều nhất và thể hiện được sự tinh tế, đằm thắm mà dữ dội, mãnh liệt nhất của
tình u là hình tượng sóng biển. Và, một trong những nhà thơ đã mượn hình
tượng sóng biển để nói về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữa trong tình u một
cách thành cơng nhất trên thi đàn thơ ca Việt Nam hiện đại là nữ thi sĩ mang tên
Xuân Quỳnh. Quá trình tiếp nhận tạo ra sự đồng cảm sẽ giúp người đọc thể nghiệm
sâu vào tác phẩm, cảm nhận cái hay cái đẹp của bài thơ, từ đó đưa bài thơ trường
tồn cùng năm tháng. Thơ ca là vậy. Chỉ có những cảm xúc dạt dào và chân thành
nhất mới có thế vun đắp nên một bài thơ hay có giá trị. Đặc biệt “thơ là tiếng nói
chung cho cả lồi người”. Bài thơ khiến người ta đồng cảm và bắt gặp chính mình
trong đó sẽ có sức lan tỏa sâu rộng hơn. Thơ Xuân Quỳnh vì thế gây được tiếng
vang lớn trong lịng bạn đọc và nền thơ hiện đại Việt Nam. Tình cảm chân thành,
rất mực thẳng thắn làm nên những nét thơ đi cùng năm tháng. Khát vọng tình yêu
trong con người Xuân Quỳnh kết tinh trong thơ ca và lan truyền sang người đọc
những khát khao mãnh liệt, chính đáng. Kết bài: Bài thơ “Sóng” của nữ hồng thơ
tình - Xn Quỳnh giống như một câu chuyện cổ tích đời thường về tình u. Có
lẽ, khi đọc bài thơ này, những trái tim đã từng đau đớn, thất vọng, mất niềm tin
trong tình yêu cũng sẽ thêm một lần nữa được thổn thức với những xúc cảm mà nó
mang lại. Bởi nó đánh thức, khơi dậy trong ta về nguồn gốc, về đạo lý, ân tình của
tình yêu khiến mỗi câu thơ, mỗi ý thơ như sợi chỉ đan vào tâm hồn ta bao sợi nhớ
sợi thương, se lành bao vết thương dù đã tổn thương. Từ đó soi chiếu vào tình yêu
của mình để ta biết trân trọng nhau hơn, đặc biệt là trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của
người phụ nữa khi họ đã dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu.
-----------------------------------------------------------
Truyện ngắn “RỪNG XÀ NU” – Nguyễn Trung Thành
1. Mở bài: Chiến tranh qua đi đã để lại cho chúng ta không biết bao nhiêu là đau
thương mất mát: có những bà mẹ đau xót tiễn con lên đường ra mặt trận không lâu
đã phải nhận tin con hi sinh; có những người vợ bỏ cả thanh xuân để chấp nhận sự
thật về người chồng đã “gửi thân xác nơi chiến trường”, “vợ mất chồng, con mất
cha, gia đình mất bị một người thân yêu” thật khó có thể diễn tả được nỗi đau này
thành lời. Và sự mất mát về người lại làm tơi nhớ đến hình ảnh cây xà nu kiên
cường bất khuất: “nó có sức chịu đựng ghê gớm và có sức sống mãnh liệt, tượng
trưng cho sức sống của người dân làng Xô Man và nhân dân Tây Nguyên bất
khuất: “Cây xà nu ham ánh nắng mặt trời, hóng lên rất nhanh” như chính khát vọng
vươn tới tự do, hướng về hịa bình của người dân nơi đây được thể hiện qua truyện
ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyên Trung Thành.
2. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Là một trong những cây bút tiêu biểu của nền
văn học Việt Nam hiện đại và trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mĩ, Nguyễn Trung Thành đã khẳng định tên tuổi của mình
với vơ số các tác phẩm viết về mảnh đất Tây Nguyên anh dũng quả cảm, kiên
cường bất khuất. Và “Rừng xà nu” viết năm 1965 là một trong những thành công
xuất sắc của ông. Tác phẩm là một thiên truyện kết tinh những vẻ đẹp cơ bản của
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn xuôi kháng chiến.
3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật: Nguyễn Trung Thành đã tạo cho truyện một
khơng khí sử thi hùng tráng và một bức tranh đầy màu sắc Tây Nguyên đậm đà
giữa cảnh vật và con người. Đồi xà nu, rừng xà nu trong mưa đạn vẫn nối tiếp nhau
“ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. Đó cũng chính là hình ảnh lớp
lớp thế hệ người dân làng Xô Man nối tiếp nhau đánh giặc bảo vệ quê hương đất
nước. Tất cả những nét vẽ sắc sảo đầy ấn tượng đó là âm thanh trầm bổng trong
bản hùng ca chống Mĩ thời đại Hồ Chí Minh: mỗi một người, một cuộc đời là một
nốt nhạc trong khuôn nhạc bất hủ ấy. Với ngơn ngữ đậm tính sử thi kết hợp với
chất lãng mạn trữ tình, lời văn giàu tính tạo hình, tạo nhạc, khi trầm ngâm da diết
khi nghiêm trang hào hùng. “Rừng xà nu” đã tái hiện sinh động cuộc chiến đấu của
người dân núi rừng Tây Nguyên. Mỗi trang văn dưới ngòi bút nhà văn Nguyễn
Trung Thành là cả một trang sử vàng “đau thương nhưng anh dũng” của làng Xô
Man, của Tây Nguyên quật khởi và cả những gương mặt ưu tú của người dân miền
Nam trong thời lửa đạn chống Mỹ - Ngụy, có những nỗi đau ghê gớm nhưng vẫn
sáng ngời ý chí kiên cường bất khuất. Và cứ thế “Rừng xà nu” bất chấp bom đạn,
sinh sôi nảy nở, “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”.
4. Kết bài: “Rừng xà nu” đã nói gì? Nó nói rằng: với những người như Tnú, hội tụ
tất cả những điểm “có” trong tay: có sức cường tráng của thân cây xà nu lớn; có đủ
gan góc, thừa kiêu hãnh đến bướng bỉnh; không sợ chết, không biết đến khuất phục
nhưng vẫn “không cứu sống được mẹ con Mai”, không bảo vệ được tình u và gia
đình nhỏ của chính mình. Vì sao vậy? Vì Tnú chỉ có tay khơng giữa những loại vũ
khí tối tân của quân thù. Như vậy, “Rừng xà nu” không chỉ đơn thuần là câu
chuyện về cuộc đời một con người, một đời người mà nó là câu chuyện của một
thời đại, một đất nước với chân lý cách mạng: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải
cầm giáo!”.