Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

NGHIÊN cứu TÍNH TOÁN và THIẾT kế các THIẾT bị máy LẠNH hấp THỤ LOẠI DOUBLE EFFECT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 137 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Mục lục
ĐỀ MỤC

Trang

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP. ........................................................................................i
PHIẾU CHẤM ĐIỂM BẢO VỆ LUẬN VĂN. ............................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN. .................................................................................................................................vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN. ............................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH VẼ.............................................................................................................. viii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU. ..........................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY LẠNH HẤP THỤ ........................................................ 4
1.1 Giới thiệu về máy lạnh hấp thụ .............................................................................................. 4
1.2 Tiềm năng ứng dụng của máy lạnh hấp thụ ........................................................................... 7
1.3 Tình hình sử dụng máy lạnh hấp thụ trên thế giới và tại Việt Nam....................................... 9
1.3.1 Một số dự án sử dụng máy lạnh hấp thụ trên thế giới ................................................... 10
1.3.2 Một số dự án sử dụng máy lạnh hấp thụ tại Việt Nam .................................................. 12
1.4 Nguyên lí làm việc của máy lạnh hấp thụ H20-LiBr............................................................ 14
1.4.1 Máy lạnh hấp thụ loại Single Effect .............................................................................. 16
1.4.2 Máy lạnh hấp thụ loại Double Effect ............................................................................ 18
1.4.3 Máy lạnh hấp thụ loại Triple Effect .............................................................................. 22
1.4.4 Máy lạnh hấp thụ loại Half-Effect................................................................................. 23
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CƠNG TRÌNH SÂN BAY LONG THÀNH .............................. 25
2.1 Bối cảnh ra đời dự án ........................................................................................................... 25
2.2 Vị trí và đặc điểm chung của cơng trình .............................................................................. 26
2.3 Các thông số kỹ thuật chung của dự án ............................................................................... 27
2.4 Các giai đoạn phát triển ....................................................................................................... 28


2.5 Kiến trúc sân bay Long Thành ............................................................................................. 28
2.6 Đặc điểm khí hậu của vùng xây dựng cơng trình ................................................................ 34
2.7 Điều kiện thiết kế ................................................................................................................. 35

1
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

2.7.1 Điều kiện thiết kế ngồi cơng trình ............................................................................... 35
2.7.2 Điều kiện thiết kế trong cơng trình ............................................................................... 35
2.8 Đặc điểm và kết cấu cơng trình............................................................................................ 36
2.9 Tình hình ứng dụng máy lạnh hấp thụ vào sân bay trên thế giới ......................................... 38
2.9.1 Sân bay quốc tế Kuala Lumpur- Malaysia .................................................................... 39
2.9.2 Sân bay quốc tế Suvarnabhumi ..................................................................................... 41
2.10 So sánh và nhận định khả năng ứng dụng máy lạnh hấp thụ cho sân bay Long Thành .... 43
2.11 Lựa chọn máy lạnh hấp thụ cho sân bay Long Thành ....................................................... 43
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẤP NHIỆT CHO SÂN BAY LONG THÀNH.49
3.1 Sơ lược về nguồn cấp nhiệt .................................................................................................. 49
3.2 Lựa chọn phương án cấp nhiệt ............................................................................................. 50
3.2.1 Phương án 1 cấp nhiệt nối tiếp cho máy lạnh hấp thụ từ khói thải tuabin khí .............. 50
3.2.2 Phương án 2 cấp nhiệt nối tiếp cho máy lạnh hấp thụ bằng hơi nước từ lò hơi thu hồi
nhiệt thải ................................................................................................................................. 52
3.2.3 Phương án 3 cấp nhiệt song song cho máy lạnh hấp thụ bằng hơi nước từ lò hơi thu hồi
nhiệt thải ................................................................................................................................. 54

3.3 Lựa chọn tuabin cho sân bay Long Thành ........................................................................... 56
CHƯƠNG 4. TÍNH TỐN THƠNG SỐ LÀM VIỆC ............................................................. 59
4.1. Lựu chọn sơ đồ máy lạnh hấp thụ Double Effect ............................................................... 59
4.2 Lựa chọn các thông số đầu vào ............................................................................................ 60
4.3 Tính tốn các điểm làm việc trong máy lạnh thụ bằng EES ................................................ 63
4.3.1 Giới thiệu phần mềm EES (Engineering Equation Solver) ........................................... 63
4.3.2 Tính tốn các điểm làm việc bằng phần mềm EES ....................................................... 64
CHƯƠNG 5. NGHIÊN CỨU TÍNH TỐN VÀ THIẾT KẾ CÁC THIẾT BỊ MÁY LẠNH
HẤP THỤ LOẠI DOUBLE EFFECT ....................................................................................... 81
5.1 Bình phát sinh ...................................................................................................................... 83
5.1.1 Bình phát sinh A ............................................................................................................ 83
5.1.2 Bình phát sinh / ngưng tụ AB........................................................................................ 88
5.2 Bình hấp thụ ......................................................................................................................... 92

2
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

5.3 Bộ trao đổi nhiệt- hồi nhiệt .................................................................................................. 97
5.3.1 Bộ hồi nhiệt HE1 ........................................................................................................... 97
5.3.2 Bộ hồi nhiệt HE2 ......................................................................................................... 101
5.4 Bình ngưng tụ B ................................................................................................................. 104
5.5 Bình bốc hơi hơi C ............................................................................................................. 111
CHƯƠNG 6. ĐÁNH GIÁ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI SO VỚI MÁY LẠNH

CÓ MÁY NÉN HƠI .................................................................................................................. 116
6.1 Chi phí đầu tư cho thiết bị.................................................................................................. 116
6.1.1 Chi phí đầu tư cho hệ thống chiller sử dụng máy nén hơi .......................................... 116
6.1.2 Chi phí đầu tư cho máy lạnh hấp thụ .......................................................................... 120
6.2 Chi phí vận hành ................................................................................................................ 121
6.2.1 Chi phí vận hành cho máy lạnh hấp thụ ...................................................................... 122
6.2.2 Chi phí vận hành cho máy lạnh có máy nén hơi ......................................................... 122
6.3 Đánh giá hiệu quả .............................................................................................................. 123
6.3.1 Về kinh tế .................................................................................................................... 123
6.3.2 Về xã hội ..................................................................................................................... 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 127
1. Nội dung chính của luận văn ............................................................................................... 127
2. Những đóng góp của đề tài .................................................................................................. 127
3. Hạn chế của luận văn ........................................................................................................... 127
4. Triển vọng của luận văn và kiến nghị .................................................................................. 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 129
PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 131

3
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY LẠNH HẤP THỤ
1.1 Giới thiệu về máy lạnh hấp thụ

Máy lạnh hấp thụ lần đầu tiên được phát minh vào năm 1850 bởi Edmond Carré người Pháp
(22/01/1833 – 7/5/1894), sử dụng chất làm việc là nước và axit sulphuric.
Sau đó, anh trai của Edmond Carré là Ferdinand Carré tiếp tục cơng việc của em trai mình và
vào năm 1858 đã phát minh ra máy lạnh hấp thụ sử dụng nước là chất hấp thụ và NH3 là tác nhân
lạnh. Phát minh của ông đã được cấp bằng sáng chế ở Pháp vào năm 1859 và ở Mỹ vào năm 1860.
Vào năm 1862, ông trưng bày máy làm đá đầu tiên của mình ở hội nghị triển lãm Quốc tế ở Luân
Đôn, sản xuất đá với năng suất 200 kg/h.

Hình 1.1: Máy làm đá đầu tiên sử dụng nguyên lý hoạt động của máy lạnh hấp thụ

Vào năm 1876, ông trang bị hệ thống máy lạnh hấp thụ trên con tàu Paraguay, cho phép nó vận
chuyển thịt đơng lạnh trên các chuyến hải trình quốc tế. Phương pháp của Carré phổ biến cho đến
năm 1900, khi nó được thay thế bởi các hệ thống lạnh sử dụng máy nén hơi.
Vào những năm 1950, một hệ thống sử dụng chất làm việc là dung dịch (H20 – LiBr) đã được
giới thiệu trong các ngành công nghiệp. Một vài năm sau, chu trình máy lạnh hấp thụ Double Effect
đã được giới thiệu và nhanh chóng phổ biến do khả năng vận hành đạt hiệu suất cao.
Trong nhiều năm qua và cả cho đến hiện nay, có thể nói máy lạnh có máy nén hơi cùng với các
mơi chất lạnh thuộc loại tổng hợp hóa học đã và đang chiếm tỉ trọng lớn trong tất cả lĩnh vực có
liên quan đến kỹ thuật lạnh và điều hịa khơng khí. Cuộc thống trị này diễn ra trong thời gian rất

4
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP


dài, các kỹ thuật và nguyên lý lạnh khác hầu như không thể nào cạnh tranh được. Điều này hoàn
toàn dể hiểu và có thể chia sẽ được, bởi vì so với các nguyên lý làm lạnh khác, máy lạnh có máy
nén hơi tỏ ra hiệu quả hơn, gọn nhẹ hơn và tiện lợi hơn rất nhiều.
Tuy vậy trong những năm gần đây, đứng trước yêu cầu cấp bách về bảo vệ môi trường và sử
dụng hiệu quả năng lượng, đã có những biến đổi rất đáng kể trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó
có lãnh vực kỹ thuật lạnh và điều hịa khơng khí.
Chính vì u cầu tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng đã là động lực thúc đẩy
các nhà khoa học đánh giá lại vấn đề được xem là cơ bản nhất: có phải máy lạnh có máy nén hơi
có hiệu quả sử dụng năng lượng cao nhất hay khơng? Bên cạnh đó, nếu như trước đây người ta chỉ
nhìn thấy ưu điểm của các mơi chất lạnh thuộc loại tổng hợp hóa học, thì ngày nay, trước những
sự biến đổi theo chiều hướng xấu đi của môi trường người ta càng ngày càng khám phá ra những
khuyết điểm của loại môi chất lạnh này, đặc biệt là vấn đề gây ra hiệu ứng nhà kính và phá hủy
tầng Ozone của bầu khí quyển. Ngày nay, mối quan hệ giữa việc sử dụng năng lượng và môi trường
đã được nhận thức rõ hơn bao giờ hết. Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, sử dụng lãng phí năng lượng là
tham gia hủy hoại mơi trường hoặc ngược lại, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng là góp
phần bào vệ mơi trường.
Xuất phát từ những đặc điểm mang tính khách quan như vậy, trong vài năm gần đây, việc phát
triển kỹ thuật lạnh nói chung và kỹ thuật điều hịa khơng khí nói riêng đang có những biến đổi sâu
sắc. Một trong những biến đổi đó là việc ứng dụng ngày càng nhiều hơn các tổ hợp máy lạnh hấp
thụ H20- LiBr trong các hệ thống điều hịa khơng khí tập trung. Các nước Mỹ, Nhật, Nga, Trung
Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là những nước đi tiên phong trong lĩnh vực này. Trong lãnh vực điều
hịa khơng khí, các số liệu thống kê cho thấy hiện nay ở Mỹ và Nhật có khoảng gần 50% các cơng
trình điều hịa khơng khí đang sử dụng máy lạnh hấp thụ H20- LiBr [2]. Đây là một con số rất đáng
nể nếu biết rằng khoảng 20 năm trước đây hầu như khơng một cơng trình điều hịa khơng khí nào
có sử dụng máy lạnh hấp thụ. Chính do các diễn biến mang tính thực tế như vậy cho nên cần phải
tìm hiểu thêm về máy lạnh hấp thụ H20- LiBr khi nghiên cứu kỹ thuật điều hòa khơng khí.
So với máy lạnh có máy nén hơi thì máy lạnh hấp thụ có điểm khác cơ bản là năng lượng sử
dụng và loại chất mô giới làm việc trong hệ thống. Thay vì sử dụng điện năng để vận hành như
máy lạnh có máy nén hơi thì máy lạnh hấp thụ sử dụng năng lượng là nhiệt năng “nhiệt năng có


5
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

thể cung cấp từ các khu công nghiệp hay là từ việc đột các nguồn nhiên liệu khác, cịn mơi chất
làm việc của máy lạnh hấp thụ là dung dịch được trộn lẫn từ hai chất thuần khiết khác nhau. Cho
đến nay các nhà nghiên cứu đã tìm thấy khá nhiều loại dung dịch có thể làm việc trong MLHT.
Tuy nhiên trên thực tế thì chỉ có hai dung dịch NH3-H2O và H2O-LiBr được sử dụng phổ biến. Do
các tính chất nhiệt động nên người ta dùng dung dịch NH3-H2O khi cần làm lạnh dưới 00C và dung
dịch H2O-LiBr khi nhiệt độ làm lạnh trên 00C. Chính vì đặc điểm này mà các máy lạnh hấp thụ
trong kỹ thuật điều hịa khơng khí đều làm việc với dung dịch H2O-LiBr.
Thực tế cho thấy, việc sử dụng dung dịch H20- LiBr hồn tồn khơng gây bất cứ vấn đề gì về
mơi trường. Hiện nay người ta dùng thuật ngữ thân thiện với môi trường (Environmentally
Friendly) để mơ tả tính chất này.
Hiện nay, với các tiến bộ đáng kể về công nghệ chế tạo, vật liệu và kỹ thuật điều khiển, một số
nhược điểm cơ bản của máy lạnh hấp thụ đã được khắc phục. Ngày nay, kích thước của máy lạnh
hấp thụ đã được giảm bớt và hiệu quả làm việc đã được nâng cao. Chính vì vậy như nhiều nhà khoa
học đã nhận định, thế kỹ 21 sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của máy lạnh hấp thụ, đặc biệt là
máy lạnh hấp thụ trong kỹ thuật điều hịa khơng khí.

Hình 1.2: Máy lạnh hấp thụ loại Double Effect sử dụng dung dịch H20- LiBr

6
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ


MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Với sự phát triển không ngừng nghĩ của các khu công nghiệp, các nhà máy trên thế giới…
Chính vì điều này nên các nguồn nhiệt thải từ các nhà máy này cũng tăng lên rất nhiều qua các năm
gần đây, thêm vào đó là với nhu cầu về điều hịa khơng khí ngày càng được chú trọng hơn nên việc
ứng dụng máy lạnh hấp thụ vào các cơng trình này là điều hết sức cần thiết đem lại rất nhiều lợi
ích cho doanh nghiệp nói riêng và cơng cuộc bảo vệ mơi trường nói chung của thế giới. Dưới đây
là một vài nhà máy, cơng trình có tiềm năng ứng dụng được máy lạnh hấp thụ.

“Nguồn: BE_YPC_Res_Absorption Guide_013”
Hình 1.3: Các cơng trình tiềm năng để ứng dụng máy lạnh hấp thụ

1.2 Tiềm năng ứng dụng của máy lạnh hấp thụ
Theo số liệu của Viện lạnh quốc tế, có khoảng hơn 15% lượng điện năng trên toàn thế giới
được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về điều hịa khơng khí. Nước ta đang phải đối mặt với tình

7
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

trạng nguồn điện sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ (nhất là vào mùa khơ, tình trạng
thiếu điện xảy ra thường xun). Trong khi đó, những cơng trình xây dựng lớn ở nước ta, hệ thống
điều hịa khơng khí (máy lạnh) trung tâm tiêu tốn trung bình 50% lượng điện năng tiêu thụ của cả
cơng trình nhưng đến giờ hầu như vẫn sử dụng máy lạnh chạy điện. Phụ tải điện sẽ giảm mạnh nếu
sử dụng máy lạnh hấp thụ chạy bằng các nguồn nhiệt thải, dầu diesel, khí đốt….
Hiện nay trong xu thế hợp lý hóa việc sử dụng năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả,
người ta đang tìm cách thực hiện các biện pháp cogeneration. Chính vì vậy mà máy lạnh hấp thụ
là một phương án kỹ thuật rất thích hợp cho mục đích này.

“Nguồn: BE_YPC_Res_Absorption Guide_013”
Hình 1.4: Các lĩnh vực ứng dụng máy lạnh hấp thụ

Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về điều hịa khơng khí, cũng như là lạnh cơng
nghiệp phát triền khơng ngừng nghĩ, cũng chính vì lý do đó mà sự ơ nhiễm mơi trường đang ngày

8
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

càng trầm trọng hơn. Trong đó có sự phá hủy tầng ozơn, mà một trong số nguyên nhân gây ra là
việc sử dụng máy nén hơi có sử dụng mơi chất lạnh Freon. Bởi vậy nếu ta có thể thay thế máy lạnh
có máy nén hơi bằng máy lạnh hấp thụ thì trong tương lai sẽ có thể giảm bớt được rất nhiều sự ơ

nhiễm mơi trường cũng như việc góp phần bảo vệ tầng ozơn của chúng ta.
Vậy với các tính năng bảo vệ môi trường, tiết kiệm được năng lượng và tận dụng được các
nguồn nhiệt thải thì máy lạnh hấp thụ được nhận định sẽ là loại máy lạnh của tương lai và có triền
vọng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
1.3 Tình hình sử dụng máy lạnh hấp thụ trên thế giới và tại Việt Nam
Máy lạnh hấp thụ được nghiên cứu bởi một người Pháp tên là Ferdinand Philippe Edouard
Carré vào giữa thế kỹ 19 và bằng sáng chế đầu tiền về máy lạnh hấp thụ được cấp vào năm 1859,
hệ thống máy lạnh hấp thụ đầu tiên ra đời vào năm 1860. Nó được phát triển tại Mỹ vào những
thập niên 60 và 70, và sau đó là phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc...
Ngày nay máy lạnh hấp thụ đang ngày càng phổ biến hơn ở những nước phát triển. Các máy lạnh
hấp thụ lớn, hiệu suất cao, sử dụng dung dịch H20-LiBr hiện đang sử dụng nhiều ở hai cường quốc
lớn là Trung Quốc và Nhật Bản.
Bảng 1.1: Tỷ lệ các kiểu chiller của thế giới và 4 nước đứng đầu nằm 2002

Kiểu chiller

Thế giới

Mỹ

Trung Quốc

Nhật Bản

Ý

%

%


%

%

%

Hấp thụ > 350kW

14

5

44

38

1

Tuabin

22

49

13

17

5


Pittong, xoắn ốc, trục vít.

64

46

43

45

94

Trong đó: <100 kW

16

2

22

15

62

>100 kW

48

44


21

30

32

Tổng cộng

100

100

100

100

100

9
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

1.3.1 Một số dự án sử dụng máy lạnh hấp thụ trên thế giới


Trung tâm hội nghị thế vận hội olympic Bắc Kinh 2008
• Sử dụng 2 máy phát điện chạy gas, dầu GE JENBACHER
JMS312GS
• Sử dụng 2 chiller hấp thụ loại đốt nhiên liêu (gas, dầu ) trực
tiếp H2O-LiBr của hãng Shuagliang
Công sut in cung cp: 2ì512KW
ã Nng sut lnh cung cp: 2ì3940KW
ã Nng sut nhit núng cung cp: 7103KW

Cụng trỡnh sõn bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia)
• Khởi cơng giai đoạn 1 năm 1997. Do công ty Shinryo thiết kế thi công với năng suất lạnh thiết
kế là 35000 RT( tấn lạnh).
• Cơng suất lắp đặt hiện tại là 12x2500 RT, sử dụng chiller hấp thụ double effect chạy bằng hơi
nước.
• Đây là dự án kết hợp phát điện và cung cấp lạnh cho sân bay

10
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Cơng trình sân bay quốc tế Suvarnabhumi (Thái Lan): Dự án kết hợp phát điện và
cung cấp nước lạnh, nước nóng cho sân bay và khu vực lân cận.
• Cơng suất máy phát tua bin khí : 2 x 22MW
• Năng suất lị hơi thu hồi nhiệt : 42,5 T/h

• Cơng suất máy phát tua bin hơi thu hồi nhiệt : 12MW
• Cơng suất lò hơi chạy gas : 2 x 18T/h + 2 x 20t/h
• Năng suất lạnh máy lạnh hấp thụ:
8 x 2100 RT ( Single Effect )
2 x 2100 RT + 2 x 2310 RT + 2 x 1970 RT + 3 x 1500 RT ( double effect )

Hình 1.5: Sơ đồ kết nối cơng trình sân bay quốc tế Suvarnabhumi (Thái Lan).

11
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Máy lạnh và hệ thống sưởi ấm dùng năng lượng mặt trời lắp dặt ở tịa nhà văn phịng
Hightext/Solarnext, Rimsting, Ðức.
• Hệ thống sử dụng 37m2 tấm pin mặt trời phẳng, và 34m2 bộ thu thủy tinh chân khơng.
• Sử dụng hệ thống đốt dầu để cung cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ EAW Wegracal SE 15 có cơng
suất 15 kW.

1.3.2 Một số dự án sử dụng máy lạnh hấp thụ tại Việt Nam
Ở Việt Nam do giá thành quá cao nên máy lạnh hấp thụ chưa được sử dụng nhiều, việc tính
tốn thiết kế máy lạnh hấp thụ chưa thực sự được chú ý. Hiện tại có hai khách sạn năm sao ở thành
phố Hồ Chí Minh dùng các tủ lạnh hấp thụ Elextrolux gas NH3 chạy bằng dây điện trở, Bộ môn
công nghệ Nhiệt -Lạnh trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh có một máy lạnh hấp
thụ NH3-H20 phục vụ cho cơng việc nghiên cứu thí nghiệm, cịn hệ thống điều hịa khơng khí trung

tâm thì có các nhà máy như công ty dệt Việt Thắng, nhà máy bột ngột VEDAN, nhà máy nhiệt điện
Hiệp Phước, công ty Honda Vĩnh Phúc, Siêu thị Cora Đồng Nai…dùng máy lạnh hấp thụ H20-LiBr
đốt dầu, khí đốt hoặc tận dụng nhiệt khói thải của cụm máy phát điện,…
Bên cạnh đó cũng có các đề tài nghiên cứu và mơ hình thực nghiệm của nhiều nghiên cứu sinh,
các đề Thạc sĩ…

12
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Luận văn Thạc sĩ của cô Nguyễn Thị Minh Trinh: “nghiên cứu sử dụng nhiệt thải từ các động
cơ đốt trong của trạm phát điện Phú Quốc để sản xuất nước đá bằng máy lạnh hấp thụ NH3- H20”
đã được bảo vệ vào năm 2008 do PGS. TS Trần Thanh Kỳ hướng dẫn”.
Luận văn Thạc sĩ của thầy Võ Kiến Quốc: “nghiên cứu thực nghiệm collector mặc trời cấp
nhiệt cho máy lạnh hấp thụ NH3- H20 loại gián đoạn để sản xuất nước đá” đã bảo vệ năm 2006 do
GS. TS Lê Chí Hiệp hướng dẫn.
Luận văn Thạc sĩ của thầy Đặng Thế Hùng (Đại học Bách Khoa Hà Nội): “nghiên cứu thiết
kế, chế tạo mơ hình máy lạnh hấp thụ NH3- H20 sử dụng năng lượng mặt trời và nhiệt thải”. Tác
giả đã chế tạo thành cơng mơ hình máy lạnh hấp thụ NH3- H20 có cơng suất 2,63 kW sử dụng năng
lượng mặt trời kết hợp với nguồn nhiệt thải.

Hình 1.6: Mơ hình máy lạnh hấp thụ của thầy Đặng Thế Hùng

13

SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Luận văn Thạc sĩ thầy Trần Ngọc Lân: “nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời để làm
lạnh”

Hình 1.7: Máy lạnh hấp thụ sử dụng năng lượng mặt trời để làm đá có cơng suất 2kg/ngày

1.4 Ngun lí làm việc của máy lạnh hấp thụ H20-LiBr
Như đã biết, dung dịch làm việc trong máy lạnh hấp thụ được hòa trộn từ hai chất thuần khiết
khác nhau, hai chất này phải khơng có phản ứng hóa học với nhau và phải có nhiệt độ sôi khá cách
biệt nhau khi ở cùng một áp suất. Trong đó một chất giữ vai trị là mơi chất lạnh, còn chất kia giữ
vai trò là chất hấp thụ. Trong trường hợp máy lạnh hấp sử dụng dung dịch H20- LiBr thì tác nhân
lạnh là H20 cịn chất hấp thụ là LiBr. Máy lạnh hấp thụ sử dụng dung dịch H20-LiBr chỉ có thể làm
lạnh xuống 00C nên chủ yếu được sử dụng trong kĩ thuật điều hịa khơng khí. Cịn trong lĩnh vực
làm lạnh sâu và lạnh cơng nghiệp thì chủ yếu người ta dùng dung dịch NH3- H20, trong đó NH3 giữ
vai trị là mơi chất lạnh còn H20 giữ vai trò là chất hấp thụ.

14
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Cần chú ý, dung dịch H20- LiBr là loại hịa trộn có giới hạn. Khi sử dụng máy lạnh hấp thụ làm
việc với dung dịch H20- LiBr, ta cần phải đảm bảo các biến đổi trạng thái của dung dịch không
được vượt quá đường kết tinh (Crystallization line). Vì vậy phải thiết kế và vận hành sao cho các
biến đổi trạng thái của dung dịch trong q trình làm việc khơng q gần trạng thái có khả năng bị
kết tủa.
Bảng 1.2: Tính chất của dung dịch H20- LiBr

Dung dịch
H20- LiBr

H2 0

LiBr

-

Dung dịch

-

Tính chất
Ẩn nhiệt hóa hơi rất cao
Độ nhớt khả nhỏ.
Áp suất làm việc rất thấp.
Cần lưu ý đến khả năng đông đặc.
Là một chất bột trắng có vị đắng, có độ PH trung

tính, khơng cháy.
Khá ổn định ở điều kiện bình thường.
Có điểm nóng chảy và điểm sơi lần lượt là 5470C
và 12650C.
Là chất hút ẩm rất tốt.
Độ nhớt khá nhỏ.
Có thể hòa tan trong nước, alcohol và glycol.
Khối lướng mol là 86,84.
Không bị kéo theo môi chất lạnh khi sôi.
Không độc hại.
Cần lưu ý hiện tượng kết tinh.
Khả năng hòa trộn giữa môi chất lạnh và chất hấp
thụ rất tốt trong vùng không kết tinh.
“Nguồn: [2]”

Nguyên lý hoạt động: Nhiệt được cấp vào bình phát sinh, tại đây dung dịch sẽ sôi và bay hơi.
Ở điều kiện áp suất như nhau, do nước có nhiệt độ sơi thấp hơi khá đáng kể so với LiBr nên trong
thực tế chỉ có hơi nước bay ra khỏi bình phát sinh, dung dịch cịn lại trong bình phát sinh sẽ trở nên
đậm đặc hơn. Hơi nước ra khỏi bình phát sinh có trạng thái hơi quá nhiệt. Tại bình ngưng tụ, hơi
nước quá nhiệt sẽ nhả nhiệt cho nước làm mát để trở thành trạng thái lỏng sôi. Nước ở trạng thái
lỏng sôi sẽ qua cơ cấu giảm áp để đi vào bình bốc hơi. Hơi nước đi vào bình bốc hơi sẽ có trạng
thái hơi bảo hòa ẩm. Tại đây, hơi nước sẽ nhận nhiệt từ nước cần làm lạnh để sôi và bay hơi. Hơi
nước ra khỏi bình bốc hơi có trạng thái hơi bảo hịa khơ và tiếp tục cho qua bình hấp thụ. Tại đây

15
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

hơi nước được hấp thụ bởi dung dịch đậm đặc trở về từ bình phát sinh, vì thế dung dịch ở đầu ra
của bình hấp thụ có nồng độ lỗng hơn. Dung dịch lỗng này được bơm ngược trờ lại bình phát
sinh để cân bằng nồng độ dung dịch trong cả quá trình, kết thúc một chu trình làm việc.

Hình 1.8: Chu trình cơ bản của máy lạnh hấp thụ
1.4.1

Máy lạnh hấp thụ loại Single Effect

Đối với máy lạnh hấp thụ H20-LiBr loại Single Effect khơng nên cấp nhiệt bằng những nguồn
nhiệt có nhiệt thế cao, lý do là các máy lạnh loại này khơng có khả năng khai thác hiệu quả exergy
của nguồn nhiệt. Để vận hành các sơ đồ loại Single Effect, nguồn nhiệt cấp vào nên trong khoảng
1000C đến 1100C, thơng thường người ta dùng nước nóng hoặc hơi nước ở áp suất thấp. Do đó kiểu
sơ đồ loại này rất thích với những nơi sẵn có nguồn hơi nước hoặc tận dụng các nguồn nhiệt thải,
nhiên liệu rẻ tiền, sử dụng tấm collector bức xạ mặt trời để chạy máy lạnh hấp thụ. Các nguồn nhiệt
đó được sử dụng để đun nóng nước và sử dụng nước nóng này để chạy máy lạnh hấp thụ.

16
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP


Hình 1.9 Sơ đồ nguyên lý của máy lạnh hấp thụ loại Single Effect

Khi nghiên cứu máy lạnh hấp thụ ta thấy rằng hệ số COP rất nhạy với nhiệt độ của nguồn nhiệt
cấp vào bình phát sinh. Về nguyên tắc, khi nhiệt độ nguồn nhiệt cấp vào gia tăng thì hệ số COP
cũng tăng theo. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tính khơng thuận nghịch của q trình trao đổi nhiệt
nên đặc điểm này bị hạn chế rất nhiều. Đối với máy lạnh hấp thụ kiểu Single Effect, mức độ không
thuận nghịch của quá trình trao đổi nhiệt là khá cao. Vì vậy mà khi tăng nhiệt độ nguồn nhiệt cấp
vào bình phát sinh thì hệ số COP tăng theo rất chậm, thường COP của máy lạnh hấp thu kiểu Single
Effect không vượt quá 0,76. Để khắc phục nhược điểm này các nhà nghiên cứu ra máy lạnh hấp
thụ kiểu Double Effect. 0

17
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

1.4.2 Máy lạnh hấp thụ loại Double Effect
Máy lạnh hấp thụ H2O-LiBr kiểu Double Effect cấp nhiệt bằng khí đốt và hơi nước đang và
được nhiều hãng sản xuất máy lạnh hấp thụ trên thế giới nghiên cứu và cải tiến để đem lại nhiều
hiệu quả hơn cho người sử dụng nói riêng và cơng cuộc bảo vệ mơi trường nói chung. Vì vậy máy
lạnh hấp thụ loại Double Effect được sử dụng rộng rãi và có thể cạnh tranh được với các loại máy
lạnh khác.

Hình 1.10: Sơ đồ nguyên lý máy lạnh hấp thụ loại Double Effect


Về nguyên lý làm việc, máy lạnh hấp thụ kiểu Double Effect không khác nhiều so với máy lạnh
hấp thụ kiểu Single Effect. Nó cũng bao gồm bình phát sinh, bình ngưng tụ, bình bốc hơi, bình hấp
thụ, chỉ khác ở đây là hệ thống có thêm một bình trung gian gọi là bình phát sinh/ ngưng tụ (bình
AB). Hơi nước sau khi đi ra khỏi bình phát sinh được dẫn qua bình AB, lượng hơi nước này sẽ nhả
nhiệt và ngưng tụ. Lượng nhiệt đó được sử dụng để làm nóng dung dịch trong bình AB, như vậy
có một lượng hơi nước nữa sinh ra và đi đến bình ngưng tụ. So với chu trình máy lạnh hấp thụ kiểu
Single Effect, chu trình này được lợi thêm một lượng hơi nước nữa sinh ra từ bình AB mà khơng
phải cung cấp thêm nhiệt lượng từ bên ngồi. Trong bình AB xảy ra 2 q trình phát sinh và ngưng
tụ đồng thời. Quá trình làm lạnh nước cũng được thực hiện ở bình bốc hơi khi hơi nước từ bình

18
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

ngưng tụ qua van giảm áp giãn nở và bay hơi. Hơi nước nhận nhiệt từ nước cần làm lạnh để chuyển
từ trạng thái hơi bão hòa ẩm sang trạng thái hơi bão hịa hóa khơ.
Khi chú ý tới cách cấp dịch vào bình phát sinh và bình phát sinh/ ngưng tụ, các sơ đồ máy lạnh
hấp thụ Double Effect được chia làm hai loại là sơ đồ cấp dịch nối tiếp và sơ đồ cấp dịch song
song.

“Nguồn [1]”
Hình 1.11: Máy lạnh hấp thụ Double Effect cấp dịch nối tiếp, dung dịch loãng cấp vào bình phát sinh A


Trong sơ đồ cấp dịch nối tiếp, dịch lỗng từ bình hấp thụ D sẽ được bơm vào bình phát sinh A.
Bình phát sinh A và bình phát sinh / ngưng tụ AB là 2 bình thơng nhau nên ban đầu nồng độ dung
dịch của hai bình là như nhau. Ở bình phát sinh / ngưng tụ AB do nhận thêm một nhiệt lượng do
hơi nước sinh ra từ bình phát sinh ngưng tụ nên sẽ có một lượng hơi nước bốc hơi nữa làm cho
nồng độ dung dịch phía bình phát sinh / ngưng tụ cao hơn bình phát sinh. Do đó dung dịch sẽ chảy
từ bình phát sinh A sang bình phát sinh / ngưng tụ AB một cách tự nhiên. Để gia tăng hiệu quả trao
đổi năng lượng, người ta bố trí thêm bộ trao đổi nhiệt HE1 và HE2.

19
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hệ thống làm việc với ba mức áp suất khác nhau. Áp suất trong bình phát sinh và bộ trao đổi
nhiệt đặt trong bình phát sinh có giá trị lớn nhất gọi là PA. Áp suất trong bình phát sinh / ngưng tụ
AB và ngưng tụ B có giá trị trung gian gọi là Pk. Áp suất trong bình bốc hơi và bình hấp thụ có giá
trị thấp nhất gọi là P0.
Về mặt nhiệt độ, nhiệt độ làm việc trong bình phát sinh A có giá trị lớn nhất tiếp đến là nhiệt
độ làm việc trong bình trung gian AB, nhiệt độ làm việc trong bình ngưng tụ, nhiệt độ làm việc
trong bình hấp thụ và cuối cùng là nhiệt độ làm việc trong bình bốc hơi.
Về mặt nồng độ dung dịch, nồng độ dung dịch được xếp thành ba mức. Nồng độ dung dịch ra
khỏi bình phát sinh / ngưng tụ về bình hấp thụ có giá trị lớn nhất, kế đền là nồng độ dung dịch ra
khỏi bình phát sinh A đi vào bình phát sinh / ngưng tụ. Nồng độ dung dịch từ bình hấp thụ quay về
bình phát sinh A có giá trị nhỏ nhất.


“Nguồn [1]”
Hình 1.12 Máy lạnh hấp thụ Double Effect cấp dịch nối tiếp, dung dịch lỗng cấp vào bình phát
sinh / ngưng tụ AB

20
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Trong trường hợp này thay vì cấp dung dịch lỗng cho bình phát sinh A thì người ta cấp dung
dịch lỗng cho bình phát sinh / ngưng tụ AB, và họ dùng thêm một bơm để bơm dung dịch từ bình
phát sinh / ngưng tụ AB sang bình phát sinh A.
Hệ thống làm việc với ba mức áp suất khác nhau. Áp suất trong bình phát sinh và bộ trao đổi
nhiệt đặt trong bình phát sinh có giá trị lớn nhất gọi là PA. Áp suất trong bình phát sinh / ngưng tụ
AB và ngưng tụ có giá trị trung gian gọi là Pk. Áp suất trong bình bốc hơi và bình hấp thụ có giá
trị thấp nhất gọi là P0.
Về mặt nhiệt độ, nhiệt độ làm việc trong bình phát sinh A có giá trị lớn nhất tiếp đến là nhiệt
độ làm việc trong bình trung gian AB, nhiệt độ làm việc trong bình ngưng tụ, nhiệt độ làm việc
trong bình hấp thụ và cuối cùng là nhiệt độ làm việc trong bình bốc hơi.
Về mặt nồng độ dung dịch, nồng độ dung dịch được xếp thành ba mức. Nồng độ dung dịch ra
khỏi bình phát sinh A về bình hấp thụ có giá trị lớn nhất, kế đền là nồng độ dung dịch ra khỏi bình
phát sinh / ngưng tụ đi vào bình phát sinh A. Nồng độ dung dịch từ bình hấp thụ quay về bình phát
sinh / ngưng tụ có giá trị nhỏ nhất.

“Nguồn [1]”

Hình 1.13 Máy lạnh hấp thụ Double Effect cấp dịch song song

21
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Trong trường hợp này, dung dịch lỗng từ bình hấp thụ D được cấp đồng thời vào bình phát
sinh A và bình phát sinh ngưng tụ AB. Dung dịch đậm đặc về bình hấp thụ cũng được cấp đồng
thời từ bình phát sinh A và bình phát sinh / ngưng tụ AB.
Sơ đồ loại cấp dịch song song phù hợp với các hệ thống có năng suất lạnh lớn. Trong sơ đồ cấp
dịch kiểu song song, lượng dung dịch lỗng cấp vào bình phát sinh giảm đi đáng kể so với các
phương án cấp dịch nối tiếp. Điều này giúp giảm đi một lượng nhiệt tiêu tốn để đưa dung dịch
loãng từ giá trị nhiệt độ ban đầu đền nhiệt độ có thể sôi và bay hơi.
Về mặt áp suất và nhiệt độ thì loại Double Effect cấp dịch song song giống với hai loại nêu
trên.
Ta thấy với cùng mức nhiệt độ như nhau thì ta có hệ số COP của sơ đồ cấp dịch song song là
lớn nhất. Về hiệu quả sử dụng năng lượng cũng cao hơn trường hợp cấp dịch nối tiếp.
1.4.3

Máy lạnh hấp thụ loại Triple Effect

Tương tự như máy lạnh hấp thụ loại Double Effect, máy lạnh hấp thụ kiểu Triple Effect được
chế tạo nhằm tận dụng tốt hơn exercy của nguồn nhiệt có nhiệt thế cao. Về nguyên tắt hệ số COP
sẽ tăng dần từ Single Effect tới Double Effect tồi đến Triple Effect. Các nguyên cứu thực tế chỉ ra

rằng hệ số COP của máy lạnh hấp thụ kiểu Triple Effect biến đổi trong khoảng từ 1,3 đến 1,7. Tuy
nhiên để có được hiệu suất đó thì cần phải có biện pháp kỹ thuật hiệu quả để nâng cao hệ số COP
nên hệ thống đòi hỏi kết cấu phức tạp. Bên cạnh đó hệ thống làm việc với nhiệt độ cao nên cần
phải chọn vật liệu chế tạo có tính chống ăn mịn tốt. Vì thế máy lạnh hấp thị kiểu Triple Effect vẫn
chưa được sử dụng rộng rãi.
Về nguyên lý hoạt động thì máy lạnh hấp thụ kiểu Triple Effect khá giống với Double Effect,
nó có thêm một bình phát sinh /ngưng tụ. Dưới tác động của nguồn nhiệt cấp từ bên ngoài, dung
dịch trong bình phát sinh A sẽ sơi và một lượng hơi nước sẽ được phát sinh. Lượng hơi nước này
sẽ được đến bình phát sinh / ngưng tụ AB1. Ở bình phát sinh / ngưng tụ AB1, nhiệt lượng ngưng tụ
do lượng hơi nước này nhả ra sẽ được dùng để làm sơi dung dịch đang chứa trong bình AB1, do đó
sẽ có một lượng hơi nước khác phát sinh từ bình AB1. Lượng hơi nước bay ra từ bình AB1 sẽ được
đưa vào bình phát sinh / ngưng tụ AB2. Ở bình AB2 lượng hơi nước này được cho đi qua bộ ngưng

22
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

tụ N2, nhiệt lượng nhả ra do sự ngưng tụ của lượng hơi nước này tiếp tục được dùng để làm sôi
dung dịch chứa trong bình AB2 và từ đó lại có một lượng hơi nước nữa phát sinh ra.

Hình 1.14 Máy lạnh hấp thụ loại Triple Effect

Tương tự như loại Double Effect thì kiểu Triple Effect cũng có sơ đồ cấp dung dịch song song
và cấp dung dịch nối tiếp.

1.4.4

Máy lạnh hấp thụ loại Half-Effect

So với các MLHT H20-LiBr loại Double Effect và Triple Effect, nhiệt độ nguồn nhiệt cấp vào
máy lạnh hấp thụ H20-LiBr loại Single Effect không cần và không nên quá cao, chỉ vào khoảng
1000C đến 1100C là đủ. Tuy nhiên mặc dù vậy không phải lúc nào ta cũng có thể có được các nguồn
nhiệt ở mức độ này. Thực tế cho thấy, những nguồn nhiệt có nhiệt độ thấp thường khá phổ biến, ví
dụ như các nguồn nhiệt thải từ các nhà máy thuộc loại công nghiệp nhẹ và nhiệt lượng nhận được
từ các collector mặt trời loại thơng thường. Để có thể khai thác các nguồn nhiệt thế thấp nhầm đáp
ứng các nhu cầu về lạnh và điều hịa khơng khí, các nhà ngun cứu đề xuất thêm sơ đồ loại HalfEffect
Về cơ bản thì nguyên lý hoạt động của máy lạnh hấp thụ Half-effect cũng giống như nguyên lý
hoạt động của các sơ đồ loại Single Effect. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hơi tác nhân lạnh bay
ra từ bình phát sinh A1 được cấp trực tiếp vào bình hấp thụ D2 thay vì cho ngưng tụ rồi cấp vào
bình bốc hơi như cách thơng thường. Ở bình hấp thụ D2, người ta dùng dung dịch có nồng độ cao

23
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

quay về từ bình phát sinh A2 để hấp thụ lượng tác nhân lạnh đến từ bình phát sinh A1. Dung dịch
lỗng từ bình hấp thụ D2 được bơm dung dịch đến bình phát sinh A2 để sôi và bay hơi. Lượng hơi
tác nhân lạnh bay ra từ bình phát sinh A2 được cho đi qua bình ngưng tụ B rồi đi vào bình bốc hơi
C. Từ bình bốc hơi C, hơi tác nhân lạnh được cho đi vào bình hấp thụ D1 và được hấp thụ bởi dung

dịch có nồng độ cao quay về từ bình phát sinh A1. Dung dịch lỗng từ bình hấp thụ D1 được bơm
dung dịch đưa đến bình phát sinh A1 để sơi, bay hơi và tiếp tục chu trình mới.

Hình 1.15 Sơ đồ máy lạnh hấp thụ H20- LiBr loại Half- Effect

24
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CƠNG TRÌNH SÂN BAY
LONG THÀNH
2.1 Bối cảnh ra đời dự án
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là sân bay quốc tế duy nhất phục vụ Vùng đô thị TP Hồ
Chí Minh theo quy hoạch, là vùng kinh tế năng động nhất cả nước với dân số vùng đô thị này dự
kiến đạt 20-22 triệu người vào năm 2020, tỷ lệ dân thành thị dự kiến khoảng 77% tổng dân số. Sân
bay Tân Sơn Nhất vốn được xây dựng trong chiến tranh Việt Nam nhằm mục đích phục vụ cho các
hoạt động dân sự và quân sự, sau chiến tranh mới được chuyển sang mục đích dân sự. Vị trí sân
bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu vực nội đơ vốn đơng đúc và chật chội, do đó khả năng mở rộng
và đảm bảo an toàn bay là rất hạn chế và khó khăn, chưa kể tiếng ồn của các chuyến bay nơi đây
sẽ khiến cuộc sống của người dân quanh đó bị ảnh hưởng.
Trong khi đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm, mức tăng
trưởng lượng khách vào khoảng 15-20% trung bình mỗi năm và thị trường hàng khơng quốc nội
đầy tiềm năng (dân số Việt Nam vào năm 2010 là hơn 89 triệu dân theo báo cáo của CIA nhưng
chưa đến 20% người dân đi lại bằng đường hàng khơng). Ngồi ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy

rằng, cần phải có 1 sân bay với quy mơ lớn nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung
chuyển lớn khác trong khu vực Đơng Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Vì thế, ý tưởng về 1
sân bay mới được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và cả nước. Công suất tối đa của sân
bay Tân Sơn Nhất khoảng 25 triệu lượt khách mỗi năm. Nhưng kể từ năm 2010, trong những đợt
cao điểm như Tết Nguyên Đán hay nghỉ lễ, số lượt chuyến mỗi ngày đã vượt quá khả năng tiếp
nhận 400 lượt chuyến mỗi ngày. Năm 2015, sân bay này đã phục vụ 26,5 triệu lượt khách/năm, dự
báo năm 2016 sẽ đạt mức 30 triệu hành khách/năm. Tốc độ tăng trưởng lượng khách trên 18%20% mỗi năm.
Chính vì vậy sân bay Long Thành là một dự án trọng điểm của quốc gia cần được triền khai
nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Khơng chỉ vậy sân bay
Long Thành cịn có thể đem lại một nguồn ngân sách rất lớn cho quốc gia và đưa đất nước ta lên
một tầm cở mới trên thế giới với dự án sân bay Long Thành tầm cở khu vực và thế giới.

25
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ

MSSV: 1413276


×