1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----***-----
Daovisith DOUANGBOUPPHA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
Hà Nội, 2021
1
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----***-----
Daovisith DOUANGBOUPPHA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành : Kinh tế và quản lý du lịch
Mã số
: CH280784
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lại Phi Hùng
Hà Nội, 2021
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Học viên thực hiện
Daovisith DOUANGBOUPPHA
3
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Với tấm lịng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến
PGS.TS. Lại Phi Hùng đã trực tiếp hướng dẫn về kiến thức cũng như phương pháp
nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện Luận văn.
Mặc dù bản thân cũng rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
Luận văn nhưng do thời gian và kinh nghiệm cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của q thầy, cơ
giáo và tất cả bạn bè.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm, chia sẻ
và động viên tơi hồn thành bản luận văn này.
Tác giả luận văn
Daovisith DOUANGBOUPPHA
4
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB
: Ngân hàng Phát triển châu Á
AID
: Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc
CBET
: Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
DLCĐ
: Du lịch cộng đồng
DLST
: Du lịch sinh thái
EU
: Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu
GIZ
: Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức
IUCN
: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
NGOs
: Các tổ chức phi chính phủ
SNV
: Tổ chức Phát triển Hà Lan
UNESCO
: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
UNWTO
: Tổ chức Du lịch Thế giới
WB
: Ngân hàng Thế giới
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
WWF
5
: Quỹ bảo vệ động vận hoang dã
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
6
7
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----***-----
Daovisith DOUANGBOUPPHA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HỊA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Hà Nội, 2021
7
8
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành du lịch CHDCND
Lào mới bắt đầu hội nhập và hợp tác, đang trong quá trình tìm hiểu cơ chế và luật lệ
quốc tế, nên khả năng chủ động đưa ra các dự án hợp tác cịn nhiều hạn chế. Bên
cạnh đó, những yếu tố như dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ
phát triển, chất lượng dịch vụ thấp, giá cả cao, sản phẩm chưa phong phú… là
những thách thức lớn đối với ngành du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp
du lịch nói riêng. Thực tế này dẫn tới năng lực cạnh tranh của ngành và các sản
phẩm du lịch thấp. Trong những năm tới, xu hướng cạnh tranh ngành sản phẩm du
lịch sẽ ngày càng gay gắt, đã và đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn đối với
du lịch của CHDCND Lào nói chung, du lịch tỉnh Viêng Chăn nói riêng.
Tỉnh Viêng Chăn có rất nhiều hang động trong tỉnh, đặc biệt là ở khu vực
Văng Viêng. Đáng chú ý là các hang Patang, Patho Nokham, Vangxang và Tham
Chang. Hang Vangxang, còn gọi là Elephant Court, có chứa những tàn tích của một
khu bảo tồn cổ trước đây là Vương quốc Lane Xang, ở đó cũng có năm tác phẩm
điêu khắc bằng đá sa thạch màu hồng cùng hai bức tượng Phật vĩ đại. Văng Viêng
có một số chùa Phật giáo xây dựng từ thế kỷ 16 và 17; trong đó có chùa Wat Si
Vieng Song (Wat That), Wat Kang và Wat Si Sum. Du lịch sinh thái là một đóng
góp đáng kể cho nền kinh tế của tỉnh, và đơn vị Adventure Lao quản lý hoạt động
bơi thuyền kayak trên sông Nam Song, sông Nam Ngum và sông Nam Lik; sản
phẩm du lịch này đưa du khách đi qua nhiều làng ven sơng. Có một hồ nước nhân
tạo gần làng Ban Sivilay với một khu bảo tồn chim.
Như vậy, phát triển du lịch tỉnh Viêng Chăn không chỉ xuất phát từ thực tiễn,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn mà còn là yêu cầu mang
tính chiến lược lâu dài nhằm phát triển ngành du lịch ở CHDCND Lào trong giai
đoạn tiếp theo. Với lý do đó, tơi chọn đề tài “Phát triển du lịch tại tỉnh Viêng
Chăn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào” làm luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản
lý, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
8
9
Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về phát triển du lịch
Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Viêng Chăn, Lào
Chương 3 Phương hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Viêng Chăn
đến năm 2030
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của du lịch trong phát triển Kinh tế - Xã hội
1.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm về du lịch
Du lịch là một hoạt động tương tác giữa con người với tự nhiên ngồi mơi
trường sinh sống định cư, nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu, khám phá, trải
nghiệm. Có thể định nghĩa một cách ngắn gọn: Du lịch là hình thức nghỉ ngơi
năng động ngồi mơi trường định cư.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch
1.1.2.1. Du lịch vừa là kinh tế, văn hoá tinh thần
1.1.2.2. Du lịch gắn với điều kiện thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán.
1.1.2.3. Sản phẩm và dịch vụ du lịch được hình thành từ nhiều yếu tố
1.1.3. Ý nghĩa của phát triển du lịch đối với kinh tế - xã hội
- Ngành du lịch phát triển là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh
doanh của nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân như: ngành nông nghiệp,
ngành sản xuất vật tư xây dựng, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành
tiểu thủ công nghiệp…
- Phát triển du lịch quốc tế chủ động đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho
đất nước. Ở các nước du lịch phát triển, nguồn thu ngoại tệ từ du lịch quốc tế
chiếm đến 20% trong tổng nguồn thu ngoại tệ của đất nước.
- Ngoài ra, du lịch được xem là ngành xuất khẩu tại chỗ đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
1.2. Điều kiện phát triển du lịch
1.2.1. Lựa chọn tầm nhìn phát triển du lịch
- Ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, xây dựng và thực hiện hàng
loạt các chính sách kinh tế lớn để phát triển du lịch và xây dựng một cơ chế có
hiệu lực để đưa chính sách và thể chế quản lý vào hoạt động kinh doanh du lịch.
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản luật,
các quy chế, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình quy
9
10
phạm trong hoạt động du lịch.
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền quảng cáo du lịch, tăng cường ứng dụng
khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường du lịch.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt
động du lịch, thúc đẩy du lịch CHDCND Lào theo định hướng chung của đất
nước, hạn chế và xố bỏ các hiện tượng khơng lành mạnh
1.2.2. Đầu tư kết cấu hạ tầng
- Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo nơi
ăn, chốn ở, hệ thống giao thông, phương tiện đi lại cho khách du lịch.
- Đầu tư vào mạng lưới bán hàng: đây là một trong các cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch quan trọng nhất để tạo được thu nhập cho địa phương và đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch về mua sắm, bằng việc bán các hàng hố đặc trưng của
địa phương mình, của đất nước mình, hàng thực phẩm và các hàng hố khác.
- Đầu tư vào cơ sở thể thao: là bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,
có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách.
- Đầu tư về y tế: nhằm mục đích phục vụ du khách chữa bệnh và cung cấp
dịch vụ bổ sung tại điểm du lịch.
- Đầu tư vào cơng trình phục vụ văn hố thơng tin: bao gồm các trung tâm
văn hố thơng tin, phịng chiếu phim, câu lạc bộ, phòng triển lãm, internet, phòng
đọc sách...
- Đầu tư giao thông vận tải bao gồm đường bộ, đường hàng không, đường
sông. Mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng du
lịch của một vùng, một địa phương, một đất nước.
- Đầu tư vào cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác
1.2.3. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch
1.2.3.2. Hoạt động quảng bá thương hiệu và khuyến khích phát triển du lịch
1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch
1.2.4.1. Tài nguyên du lịch và thời tiết, khí hậu
1.2.4.2. Giá của sản phẩm
1.2.4.3. Sự đa dạng và hấp dẫn của các sản phẩm du lịch
1.2.4.4. Kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch và sự an tồn của điểm đến
1.2.4.5. Chính sách phát triển du lịch
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh ở Lào và ở Việt Nam về phát triển du lịch
10
11
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Luông Pha Băng (di sản thế giới)
1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch Cánh Đồng Chum Xiêng Khoảng
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch một số tỉnh của Việt Nam
1.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh
1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh
1.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Viêng Chăn
- Thứ nhất, cần có chiến lược dựa trên tầm nhìn dài hạn và quy hoạch
phát triển cụ thể về du lịch của tỉnh
- Thứ hai, vai trị của chính quyền địa phương, của sở chuyên ngành
đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập những tiền đề cần thiết cho phát
triển du lịch.
- Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước đối với du lịch.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH VIÊNG CHĂN, LÀO
2.1. Điều kiện phát triển du lịch tỉnh Viêng Chăn
2.1.1 Giới thiệu tỉnh Viêng Chăn
Tỉnh Viêng Chăn được thành lập ngày 20/8/1981, từ một phần của thủ đô
Viêng Chăn và một phần của các tỉnh láng giềng khác. Tỉnh Viêng Chăn là một đơn
vị cấp tỉnh của nước CHDCND Lào. Tỉnh Viêng Chăn là một tỉnh nơng nghiệp,
2
có diện tích 22.554,48 km , phần lớn là vùng núi và núi đá (chiếm 2/3 diện tích);
đồng bằng chỉ chiếm 1/3 diện tích của tồn tỉnh.
Tỉnh Viêng Chăn phía bắc giáp với tỉnh Luang Pra Bang, phía nam giáp
với thủ đơ Viêng Chăn, phía đơng giáp với tỉnh Xiêng Khoảng và Bolykhamxay;
phía Tây giáp với tỉnh Sayabouly và tỉnh Lơi (Thái Lan).
Tỉnh Viêng Chăn là một tỉnh nơng thơn, có diện tích phần lớn là núi, núi
đá chiếm 80% diện tích của tỉnh. Đất trồng trọt chỉ nằm hai bên bờ sông Năm
Ngưm. Tiềm năng đất đai của tỉnh chưa được khai thác, kết cấu hạ tầng vẫn còn
nghèo nàn.
2.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch tỉnh Viêng Chăn
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Viêng Chăn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ cao nhất trong
11
12
năm là 34-39o C , thấp nhất trong năm từ 18-12o C . Lượng mưa bình quân hàng
năm là 2.668 mm.
Tỉnh Viêng Chăn hiện nay có 13 huyện, 504 bản làng. Theo số liệu
tổng điều tra dân số của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì dân số tỉnh Viêng Chăn là
2
480.533 người (năm 2012), mật độ dân số là 2.131 người/km
.
Tỉnh Viêng Chăn 04 dân tộc người chính là: Lào Lum, Kha mu, H'Mông,
dân tộc E Miến và một số ít khác là người nước ngồi,
Cư dân của tỉnh Viêng Chăn có cơ cấu phức tạp, có q trình lịch sử phát
triển rất lâu dài, đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quản, tơn giáo, tín ngưỡng.
Phần lớn cư dân tỉnh Viêng Chăn từ miền Bắc di chuyển xuống.
2.1.2.2 Điều kiện tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Một trong những địa điểm tham quan đặc sắc của tỉnh Viêng Chăn đó là đầm
Blue Lagoon. Đầm xanh biếc nằm cách trung tâm tỉnh Viêng Chăn khoảng 37 km nên
du khách dễ dàng đến đây bằng xe tuk tuk hoặc xe đạp, phương tiện công cộng. Quần
thể thiên nhiên này gồm các đầm phá khá sâu với dòng nước xanh biếc tự nhiên. Du
khách đến đây sẽ hòa mình vào khơng gian thiên nhiên đẹp như tuyệt tác với thác nước
nhỏ nhiều tầng nằm giữa đồi núi xanh ngắt. Địa hình độc đáo của đầm Blue Lagoon
khiến dịch vụ các trò chơi mạo hiểm phát triển mạnh. Người Lào và du khách tham
quan thường trải nghiệm ngồi ghế treo đung đưa, nhảy nhào lộn từ trên cao hoặc đu
dây zipline (Mạo hiểm), đầy phiêu lưu. Trước khi đến đầm xanh này, khách cịn có thể
tham quan quần thể động Poukham mênh mông xung quanh với sông núi hài hịa.
Có rất nhiều hang động trong tỉnh Viêng Chăn, đặc biệt là ở khu vực Văng
Viêng. Đáng chú ý là các hang Patang, Patho Nokham, Vangxang và Tham Jang.
Hang Vangxang, còn gọi là Elephant Court
Về tài nguyên sinh vật, tỉnh Viêng Chăn có các khu bảo tồn với tài nguyên
Rừng xanh, rừng rụng lá hỗn giao Shorea, rừng khô dipterocarp và rừng thông; đặc
biệt là rừng lá kim, các loại cá thể đơn loài gồm Pinus merkusii, Fokienia
hodgsonsii, bamboo (mai sanod), và đồng cỏ tạo lập bởi các khu rừng bị cháy.
Tài nguyên văn hoá
Sau những giờ hoạt động thể thao tích cực, khách du lịch Văng Viêng có thể
nhàn nhã đạp xe dọc sông, tĩnh lặng câu cá hay nằm đọc sách trên những chiếc
võng. Khi hồng hơn bng xuống, Văng Viêng trở nên nhộn nhịp, sầm uất hơn với
12
13
khu phố Tây tràn ngập du khách. Du khách đến đây để mua đủ thứ hàng hóa, quà
lưu niệm, hay bất cứ dịch vụ gì với mức giá hợp lý và khám phá văn hóa của người
dân bản địa qua những món ăn dân dã.
Để khám phá cách sinh sống và phong tục tập quán của bà con nhân dân
tỉnh Viêng Chăn, du khách có thể thuê xe đạp hoặc motor để tự đi vào các bản làng
của người Lào Sủng, Lao Thơng, xem cách dệt lụa tơ tằm và có thể mua làm kỷ
niệm một vài tấm do những người phụ nữ Lào tự tay dệt. Khi du ngoạn dưới bóng
mát của các tán cây trong khu rừng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chùm
phong lan hoàng thảo rừng la đà trên các cành cây cổ thụ, hoặc cũng có thể gặp bà
con dân tộc Lào đi làm với gùi hàng trên lưng, nhưng vẫn tự nhiên tạo dáng cho các
du khách nước ngoài chụp ảnh.
2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Viêng Chăn
2.2.1. Hiện trạng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng để phục vụ du lịch
Cơ sở vật chất ngành du lịch của tỉnh Viêng Chăn đã và đang phát triển
nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Năm 2020, tỉnh Viêng Chăn có 1.012 cơ sở
lưu trú du lịch đang hoạt động, trong đó có 90 khách sạn, với tổng số 2.496 phịng
và 4.188 giường; nhà nghỉ có 920 nhà bao gồm 6.152 phòng và 9.568 giường (Bảng
2.1 và bảng 2.4). Các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao có 324 phòng, 3 sao 100
phòng, 2 sao 168 phòng, 1.900 phòng đạt tiêu chuẩn 1 sao. Trong tổng số các cơ sở
lưu trú trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn, có 35,9% thuộc quyền sở hữu của nhà nước,
liên doanh với nước ngoài chiếm 39,6%, các thành phần kinh tế khác chiếm 24,7%.
Năng lực nhân viên và chất lượng phục vụ đã được nâng cao và cơ bản đáp ứng
được nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
Khách hàng đánh giá cao về vệ sinh của các nhà hàng ở tỉnh Viêng Chăn. Các
khía cạnh khác của dịch vụ nhà hàng được đánh giá tốt gồm: Tốc độ phục vụ, thái độ
nhân viên phục vụ, và sự phù hợp của các món ăn. Tuy nhiên, thái độ của nhân viên
và sự phù hợp của đồ ăn còn bị nhiều khách hàng đánh giá chưa tốt nên điểm đánh
giá chung không cao. Giá cả là yếu tố bị khách du lịch quốc tế cho rằng giá cả các
nhà hàng ở đây khá đắt so với chất lượng.
2.2.2. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
tỉnh Viêng Chăn thời gian qua
2.2.2.1. Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Viêng Chăn
Về tun truyền xây dựng phịng tin: (tạp chí, báo, sách du lịch), cung
cấp cho khách du lịch để quảng cáo các điểm du lịch của tỉnh và có một phòng đọc
13
14
(Thư viện tin).
Về quản lý kinh doanh du lịch: thực hiện theo Quy định số 1150 Văn phịng
Chính phủ về tổ chức và hoạt động kinh doanh du lịch theo quy định chặt chẽ,
kiểm tra, tổ chức ổn định lại các cơng ty du lịch trong tỉnh có thể cạnh tranh được
cả về chất lượng, hoạt động đúng pháp luật, làm thế nào để nghiên cứu tìm cách
tăng du khách nghỉ ngơi, tham quan các điểm du lịch (văn hoá, thể dục thể thao, lịch
sử, thiên nhiên) tăng lên 5% năm 2016 và 10% năm 2019 của khách vào tỉnh. Thúc
đẩy và quản lý đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống tốt, đảm
bảo và hoạt động đúng quy định của pháp luật nước CHDCND Lào.
Về thống kê và kế hoạch: Sở Du lịch thực hiện tổng hợp khá chính xác, kịp thời
hạn (tháng, quý, năm), phân tích rõ ràng cơ cấu du khách….Thẩm định dự án các đường
giao thông đến điểm du lịch cả 13 huyện của tỉnh đến năm 2020, đồng thời khuyến
khích các công ty du lịch trong tỉnh (nhà nước và tư nhân), đầu tư vào các điểm du lịch
liên tục tạo doanh thu từ du lịch cho ngân sách của huyện hay địa phương.
Về hợp tác với các tỉnh lân cận và quốc tế: Dựa vào ký kết trong hội
nghị 4 tỉnh miền Bắc, tỉnh Viêng Chăn đã triển khai hợp tác với các tỉnh lân cận.
Nội dung hợp tác và rút kinh nghiệm về việc quản lý du lịch, đường giao thông vận
chuyển khách nối liền với nhau, thúc đẩy thị trường du lịch trao đổi, kết nối quan hệ
thông tin cùng nhau quảng cáo về các khách sạn, nhà nghỉ, nơi ăn uống.
Về đầu tư du lịch: Sở Du lịch sử dụng ngân sách trung ương cấp, thông qua
Tổng cục Du lịch để lập kế hoạch và mở rộng phát triển du lịch. Khoản ngân sách
này được đầu tư vào việc sản xuất và phát triển sản phẩm du lịch, phát triển
phương tiện truyền thông, in ấn các tài liệu, phát hành tạp chí, sách báo, poster,
giấy quảng cáo, tập gấp, video…
Phối hợp với các cơ quan liên quan: Sở Du lịch đã phối hợp với công an du
lịch, Văn phòng quan hệ quốc tế ở cửa khẩu quốc tế để kiểm tra du khách ra – vào,
tạo điều kiện thuận lợi thống kê về an ninh trật tự xã hội; phối hợp với Sở Giao thông
vận tải đảm bảo việc xây dựng cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng cho các khu du lịch.
Hợp tác với các tỉnh khác, phát triển sản phẩm du lịch. Đặc biệt, thẩm tra
điểm du lịch nối liền với 4 tỉnh miền Bắc để thông báo với từng tỉnh biết điểm
nghỉ theo đường nối liền các tỉnh.
Phát triển du lịch bảo tồn sinh thái cộng đồng: tỉnh Viêng Chăn đã thúc
đẩy phát triển du lịch tham quan văn hoá dân tộc như làng, tôn giáo, phong tục tập
quán, các dân tộc…. Đồng thời, đẩy mạnh việc tham gia các dự án du lịch bảo
14
15
tồn thiên nhiên với sự hợp tác với dân địa phương, nhằm bảo vệ thiên nhiên - di
sản quan trọng nhất và thu lợi nhuận cho các làng quê được lâu dài. Hàng năm, tổ
chức hội nghị đúc rút kinh nghiệm và tạo sự hiểu biết trong nhân dân.
2.2.2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Viêng Chăn, quy hoạch điểm du
lịch, quy hoạch vùng
2.2.2.2.1. Việc tổ chức thực hiện và phát triển nguồn nhân lực
2.2.2.2.2. Lập kế hoạch và phát triển du lịch
2.2.2.2.3. Kế hoạch quảng bá, thúc đẩy phát triển thị trường du lịch
2.2.3. Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn
2.2.3.1. Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sẵn có trên địa bàn
• Về tài ngun du lịch tự nhiên:
Hiện nay, ngành du lịch ở tỉnh Viêng Chăn đang phát triển ở huyện Văng Viêng,
huyện Văng Viêng đang tập trung phát triển đa dạng loại hình du lịch như: du lịch sinh
thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nghiên cứu và khám phá…
nhằm phát huy tối đa lợi thế về thiên nhiên và văn hóa của địa phương.
Ở huyện Văng Viêng tỉnh Viêng Chăn hiện nay có nhiều tuyến tham quan khác
nhau tương ứng với các loại hình du lịch đặc trưng đang được ban quản lý và các nhà
đầu tư quan tâm khai thác để phục vụ du khách trong và ngoài nước đạt hiệu quả.
2.2.3.2. Phát triển các loại hình du lịch, các loại dịch vụ du lịch mới
Thơng qua hoạt động du lịch tỉnh Viêng Chăn nhằm tuyên truyền giáo dục
lịng u nước, gìn giữ và nâng cao truyền thống dân tộc qua các chương trình tham
quan các khu di tích lịch sử - văn hố - thiên nhiên, về cội nguồn. Tập trung khai
thác vào du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng…Các hoạt động du
lịch, hành trình, kết hợp cơng tác xã hội với du lịch. Ngoài ra, sự phát triển du lịch
cịn có ý nghĩa to lớn đối với việc góp phần khai thác bảo tồn các di sản văn hoá
dân tộc, bảo vệ phát triển môi trường tự nhiên xã hội. Các di tích lịch sử văn hố là
tài ngun vô giá của dân tộc, đồng thời đây cũng là một trong những tài nguyên du
lịch quan trọng để phát triển du lịch. Hiện nay, tỉnh Viêng Chăn có 88 di tích được
nhà nước xếp hạng và khơng xếp hạng. Theo thống kê của tỉnh, trong số 88 di tích
nêu trên có 70 thắng cảnh, 6 di tích lịch sử, 12 di tích văn hố. Số lượng di tích trên
được phân bố như sau:
Hiện nay, các lễ hội truyền thống đang có xu hướng phục hồi phát triển trở
lại, các sinh hoạt lễ hội nổi tiếng trong tỉnh. Sinh hoạt lễ hội là một phong tục
tập quán của các cộng đồng dân cư lớn nhỏ khác nhau. Ngoài nhu cầu tín ngưỡng,
15
16
du khách cịn có nhu cầu tham quan và tham dự các trị chơi giải trí của các lễ hội.
2.2.3.3. Thực trạng thu hút khách du lịch thời gian qua của tỉnh Viêng Chăn
Số lượt khách du lịch quốc tế đến tỉnh Viêng Chăn ổn định và tăng trưởng về
số lượng đều đặn qua các năm qua Bảng 2.4, riêng năm 2015 số lượng khách du
lịch quốc tế đến tỉnh Viêng Chăn giảm từ 284.538 lượt khách năm 2014 xuống còn
234.387 lượt khách; năm 2014 là do ảnh hưởng của dịch cúm gà ở các nước
ASEAN.
Năm 2019 trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn chỉ có 40 khách sạn và 76 nhà nghỉ
đến năm 2020 có 90 khách sạn và 920 nhà nghỉ. Thu thập dữ liệu về lượng du khách
đến tham quan khu du lịch tỉnh Viêng Chăn trong năm 2010 nhận thấy rằng chỉ có
237.537 khách. Con số này đã tăng lên 56,6% vào năm 2013 (tương đương với
414.615 du khách).
Mặc dù năm 2002, chính phủ CHDCND Lào thực hiện chính sách mở rộng
tài nguyên du lịch, nhưng số lượng hang động ở tỉnh Viêng Chăn được mở cửa phục
vụ du lịch chỉ có 15 hang động. Vào năm 2020, 30 hang động đã mở cửa, thu hút
càng nhiều lượng khách đến du lịch. Bên cạnh đó, 05 tài nguyên du lịch văn hóa và
02 tài nguyên du lịch nông nghiệp cũng được khai thác. Số lượng cơ sở lưu trú đã
tăng lên 90 khách sạn, 920 nhà nghỉ, 432 nhà hàng và 112 điểm du lịch.
2.2.4. Quản lý của chính quyền tỉnh Viêng Chăn đối với phát triển du lịch
Những năm qua, du lịch đã được sự quan tâm của Chính quyền tỉnh. Tỉnh đã
hướng dẫn, chỉ đạo sát sao hoạt động Du lịch. Đặc biệt, Đại hội X của Đảng uỷ
tỉnh Viêng Chăn đã nhấn mạnh: “Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng của du lịch
tỉnh, để đón nhận khách trong nước và nước ngồi vào tham quan: thiên nhiên, văn
hoá, lịch sử truyền thống dân tộc theo điểm trung tâm, củng cố, cải thiện ngành
dịch vụ du lịch ngày càng tốt lên để có thể thu hút khách ngày càng nhiều hơn”.
- Quản lý đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch.
Hiện nay, Nhà nước tổ chức quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nói riêng. Một mặt, nhà nước tạo
điều kiện hết sức thơng thống cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mặt
khác nhà nước quản lý hệ thống doanh ngiệp để họ hoạt động đúng định hướng của
mình, tránh những đổ vỡ do khuyến khuyết của nền kinh tế thị trường.
- Quản lý đối với cảnh quan, môi trường các điểm du lịch.
+ Công tác quản lý bảo vệ môi trường, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp
hơn được tỉnh và các ngành quan tâm. Một mặt, phát triển du lịch là động lực
16
17
thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu bảo tồn thiên
nhiên, các khu rừng bảo tồn, sân thể thao giải trí...là điều kiện tốt để bảo vệ các loại
động vật, thực vật quý hiếm để bảo vệ môi trường. Mặt khác, phát triển du lịch có
nguy cơ làm huỷ hoại, phá vỡ hệ sinh thái môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước,
tàn phá các danh lam thắng cảnh, làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Quản lý các di tích và giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc
Các làng nghề truyền thống của các dân tộc ở các địa phương, các lễ hội đặc
sắc, được khôi phục và phát triển. Nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa đã được trùng
tu, tôn tạo. Đối với công tác này, Sở Du lịch tỉnh thời gian qua đã phối hợp phối hợp
thường xun với Sở Văn hố thơng tin, để kiểm tra tơn tạo các di tích, vật cổ.
- Quản lý hướng dẫn viên
Quản lý hướng dẫn viên du lịch ở Lào nói chung, ở tỉnh Viêng Chăn nói
riêng gặp khơng ít những khó khăn như trình độ mặt bằng chung của hướng dẫn
viên cịn thấp, trình độ ngoại ngữ nhìn chung cịn yếu, thiếu kinh nghiệm. Hơn nữa,
những đưa khách đi xa trung tâm điều hành, nên việc quản lý phần lớn dựa vào
tính tự giác, lương tâm nghề nghiệp và việc chấp hành nội quy của ngành, các quy
định của luật pháp của đội ngũ này.
- Về tổ chức bộ máy quản lý ngành du lịch
+ Thực thi các chính sách chung và xây dựng biện pháp thực hiện cụ thể
của chính quyền đối với phát triển du lịch địa phương.
+ Thực hiện đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về chiến
lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch.
+ Nghiên cứu các chủ chương, các chính sách và cơ chế để quản lý những
ngành kinh doanh như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, giải trí khác..mà liên quan
đến du lịch cho phù hợp với cơ chế, luật pháp của Tổng Cục Du Lịch quốc gia ban
hành và các cơ quan Nhà nước Trung ương.
+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và các địa phương để kiểm tra, giám
sát, phân các loại ngành du lịch, điểm du lịch, khu bảo tồn các du lịch văn hoá.
+ Phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương để lập các dự án, lập kế
hoạch về du lịch bảo tồn, hợp tác với người dân cùng để thực hiện xố đói giảm ngheo.
- Công tác kiểm tra, giám sát.
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch của tỉnh Viêng Chăn được duy
trì thường xuyên, giải quyết những vấn đề hiện tại và có kế hoạch ngăn chặn,
khơng cho phép hoạt động du lịch trái phép. Đảm bảo cho pháp luật nhà nước nói
17
18
chung và pháp luật du lịch nói riêng được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh.
Qua việc kiểm tra, thanh tra, các vi phạm pháp luật, quy chế, quy định về du
lịch đã giảm dần.
2.3. Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế về hoạt động phát triển du
lịch của tỉnh Viêng Chăn
2.3.1. Kết quả đạt được
- Tỉnh Viêng Chăn có rất nhiều tài nguyên du lịch kể cả tài nguyên thiên
nhiên và tài nguyên nhân văn. Hệ thống giao thông khá thuận tiện, cùng với sự
gia tăng dân số, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên là các điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển như đã nêu ở trên.
- Về thực hiện xây dựng chiến lược của tỉnh khá toàn diện như: cơ sở hạ
tầng của tỉnh ngày càng hoàn thiện và được đáp ứng với du khách đến tỉnh Viêng
Chăn trong thời gian qua và tương lai.
- Tỉnh Viêng Chăn đã hợp tác rộng rãi với các tỉnh lân cận về chiến lược lâu
dài cũng như kế hoạch trước mắt.
2.3.2. Hạn chế
+ Tuy đã được Chính quyền tỉnh chú trọng, quan tâm đến phát triển cơ sở hạ
tầng, nhưng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch cũng yếu
và thiếu, chất lượng thấp là hạn chế lớn nhất đến việc phát triển du lịch tỉnh
Viêng Chăn.
+ Công tác quy hoạch chưa theo kịp với tốc độ phát triển du lịch, sản phẩm
du lịch chưa thật đa dạng, loại hình vui chơi, giải trí cịn ít, chưa tạo được sự hấp
dẫn để kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
+ Trong điều kiện đẩy mạnh mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới, nhưng một số chính sách về du lịch chưa đồng bộ, chậm được cụ thể hố hoăc
cịn thiếu điều kiện khả thi.
+ Vệ sinh môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch chưa được đảm
bảo, trật tự kinh doanh ở một số điểm du lịch, khu du lịch dã ngoại chưa được
quản lý tốt, giá cả dịch vụ thất thường gây ấn tượng không tốt đối với khách du
lịch.
2.3.3. Nguyên nhân
+ Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp với trình độ phát
triển, cịn lúng túng
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cũng như ý thức trách
18
19
nhiệm về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch của một số cơ sở kinh doanh và dân
cư tại địa bàn chưa thường xuyên đầy đủ.
+ Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm công
tác kinh doanh du lịch bất cập, chưa đáp ứng đòi hỏi của khách du lịch, nhất là
khách quốc tế.
+ Sự phối hợp giữa các ngành địa phương trong việc tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc về đất đai, tạo điều kiện triển khai nhanh các dự án thiếu kịp
thời và chưa đồng bộ.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH VIÊNG CHĂN ĐẾN NĂM 2030
3.1. Dự báo phát triển du lịch tỉnh Viêng Chăn những năm tới
3.1.1. Dự báo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Viêng Chăn đến năm 2030
Tiếp tục thực hiện chính sách chuyển nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên
thành kinh tế hàng hố. Xây dựng cơ cấu kinh tế nơng - lâm nghiệp gắn với công
nghiệp và dịch vụ. Tập trung nguồn lực và vốn vào 11 kế hoạch và 111 chương
trình của Chính phủ đề ra, trên cơ sở thúc đẩy nhiều đơn vị kinh tế phát triển. Tạo
điều kiện thuận lợi, thơng thống về chính sách, pháp luật và quy chế khác trong
từng giai đoạn, từng thời kỳ. Ngoài ra, chú ý tập trung sử dụng lợi thế khác có hiệu
quả để làm cơ sở từng bước thực hiện tốt việc thực hiện CNH, HĐH đất nước.
3.1.2. Mục đích và mục tiêu phấn đấu đến năm 2021 - 2030
Đến năm 2025, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phải đạt 1.413, 84 tỷ kíp, với
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 8,5%. GDP bình quân đầu người
là đạt 987,02 USD.
Đến năm 2030 GDP phải đạt 1.991,30 tỷ kíp, tốc độ tăng trưởng bình qn
9,1% /năm. GDP bình quân đầu người đạt 1.290,21USD
3.1.3. Dự báo phát triển du lịch
Một là, phát triển điểm du lịch nước nóng khu vực bàn Nặm Phà. Vốn
đầu tư là 256.677.500 kíp (trong nước và nước ngồi)
Hai là, phục hồi điểm du lịch Núi (Phu Xì Fà), khu vực làng Chiêng
Thong huyện Mẹt. Dự án đầu tư với tổng số 132.981.000 kíp
Ba là, phát triển điểm du lịch Núi Nhà Kha (Pasà 300 năm Mương Mâng).
Bốn là, phát triển điểm du lịch Nặm Nhù (Trạm lính cũ của Mỹ).
19
20
Năm là, phát triển điểm du lịch hang Huổi Hụt, Hang Ngu Hươm huyện Phá
U Đôm.
Sáu là, phát triển điểm du lịch Phu Sa Then Mương Par Tha.
Bảy là, phục hồi dân tộc khut Kẹo (khai thác đá quý của dân) thành một
loại điểm du lịch.
3.2. Phương hướng phát triển du lịch ở tỉnh Viêng Chăn
3.2.1. Phát triển du lịch và hội nhập du lịch trong khu vực
3.2.2. Phát triển du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác
3.2.3. Huy động nguồn lực cho phát triển du lịch
3.2.4. Đảm bảo nguyên tắc bền vững trong phát triển du lịch
3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch ở tỉnh Viêng Chăn
3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức du lịch trên địa bàn tỉnh
Một là, tổ chức không gian du lịch dựa theo những giá trị và sự phân bổ nguồn
tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng phát triển du lịch và nhu cầu khách du lịch.
Hai là, tổ chức quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến
năm 2025.
Ba là, tổ chức triển khai xây dựng các khu điểm du lịch, thu hút vốn đầu
tư xây dựng các khu, điểm du lịch quan trọng.
Bốn là, tập trung khai thác có hiệu quả những tài nguyên thiên nhiên có
sẵn của tỉnh, bản sắc văn hoá các dân tộc độc đáo, phong tục tập qn, bởi vì,
tỉnh Viêng Chăn có nhiều dân tộc đang sinh sống.
Năm là, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, với các hàng hoá được trao
đổi thường xuyên trên thị trường của xã hội như: thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt,
tặng phẩm….
3.3.2. Huy động vốn cho phát triển du lịch
- Có chính sách thu hút từ các nguồn vốn nước ngoài như thu hút vốn đầu tư
nước ngoài như FDI, ADB, ODA, hoặc liên doanh với nước ngồi.
- Huy động vốn đầu tư trong nước thơng qua hình thức liên doanh, liên kết
trong nước, khuyến khích đầu tư trong nước theo Luật đầu tư để xây dựng các
khách sạn, nhà hàng, khu du lịch
- Có chính sách ưu đãi về giá thuê đất, thủ tục vay vốn thuận lợi, ưu đãi
trong việc chuyển lợi nhuận ra nước ngồi,…nhằm tác động tích cực đến việc thay
đổi cơ cấu đầu tư vào các vùng đất mới, hoang sơ mà tài nguyên du lịch chưa được
khai thác, các hình thức du lịch mới có khả năng tăng thời gian lưu trú của khách,
20
21
tăng vốn đầu tư với các tổ chức và cá nhân.
Trong q trình huy động vốn trong và ngồi nước phải nghiên cứu tạo
ra hình thức quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tạo ra sự tham gia bình đẳng với
đối tác.
- Nâng cao việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, kích thích phát triển
kinh tế du lịch, phát huy đúng là ngành kinh tế mũi nhọn.
3.3.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
- Tỉnh tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho du
lịch tỉnh Viêng Chăn.
- Bảo tồn, tôn tạo các điểm du lịch, tài nguyên du lịch đây là vấn đề nòng
cốt trong phát triển du lịch.
3.3.4. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng cáo du lịch tạo môi trường
cho du lịch phát triển
Tỉnh cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tỉnh thơng qua ấn phẩm về du
lịch như bản đồ du lịch, các tập gấp, sách hướng dẫn du lịch, quảng bá thơng
qua báo chí, phát thanh truyền hình cả các kênh trong nước và ở nước ngoài.
Bảo vệ, trồng mới thêm hệ thống cây xanh phục vụ hoạt động du lịch, tạo
môi trường xanh ở các khu du lịch tỉnh Viêng Chăn
Cần tuyên truyền những quy định về bảo vệ môi trường, về giữ gìn an ninh,
trật tự an tồn xã hội trong các khu vực du lịch, thường xuyên kiểm tra theo dõi
biến động về mơi trường để có những giải pháp kịp thời
Đẩy mạnh giáo dục tồn dân về mơi trường du lịch, xây dựng chính sách,
quy chế bảo vệ mơi trường du lịch.
3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch
Cần tiến hành điều tra đánh giá đúng thực lực đội ngũ cán bộ và lực lượng
lao động của ngành du lịch, dựa vào kế hoạch và chính sách đẩy mạnh công tác
đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cả về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại
ngữ và khả năng giao tiếp
Thực hiện và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng mới, đào tạo lại đội ngũ lao
động trong ngành du lịch, nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định cho ngành du
lịch.
Xây dựng chủ trương, biện pháp đối với đào tạo nhân lực cho phát triển
du lịch.
Hợp tác với các tỉnh trong nước và khu vực để mở các lớp đào tạo bồi
21
22
dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn (buồng bàn, bar, lễ tân, bếp và ngoại ngữ) cho
đối tượng này tại tỉnh Viêng Chăn.
3.3.6. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch
- Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính trong các cơ quan quản lý
nhà nước của tỉnh, như thực hiện chính sách một cửa, một dấu, cơng khai các thủ
tục hành chính, cơng khai thủ tục đầu tư, đơn giản hoá biểu mẫu đăng ký đầu tư.
- Nghiên cứu thị trường khách du lịch bao gồm cả thị trường trong nước và
thị trường quốc tế, để có cơ chế chính sách thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm
năng du lịch của tỉnh.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chính sách phát triển du lịch, kiên
quyết cắt giảm những khâu, phức tạp gây phiền phức cho các nhà đầu tư, giáo dục
xây dựng tinh thần trách nhiệm.
- Đào tạo trình độ chun mơn quan lý nhà nước về du lịch là quá trình tác
động của các cơ quan quản lý hoạt động du lịch đến các đối tượng quản lý nhằm
đạt hiệu quả cao nhất trong các lĩnh vực.
KẾT LUẬN
Tỉnh Viêng Chăn là một trung tâm phấn phối khách du lịch miền Bắc và là
tỉnh có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú phù hợp với yêu cầu tham quan
của du khách trong nước và nước ngoài. Phát triển du lịch tỉnh Viêng Chăn trong
thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng được xây
dựng cải thiện khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, đường giao thông “đường ô
tô, đường sông, đường hàng không” được nâng cấp theo hướng hội nhập với các
tỉnh trong nước và đồng thời hội nhập với các nước trong khu vực để cùng nhau
phát triển. Du lịch tỉnh Viêng Chăn cũng đã có những đóng góp khơng nhỏ vào
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, tạo việc làm, tăng thu nhập của một bộ
phận cư dân trên địa bàn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch tỉnh Viêng Chăn cịn bộc lộ khơng
ít những yếu điểm như số lượng doanh nghiệp hoạt động du lịch cịn ít, đầu tư của
Trung ương và địa phương chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, trình độ phục vụ của
các doanh nghiệp làm du lịch còn nhiều hạn chế, lao động du lịch vừa thiếu vừa
yếu, quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch trên địa bàn còn bộc lộ nhiều bất
cập.... Những yếu kém trong phát triển du lịch ở tỉnh Viêng Chăn thời gian qua đã
ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành nói chung và của mỗi doanh
22
23
nghiệp hoạt động du lịch nói riêng, vừa hạn chế sự phát triển của ngành, vừa chưa
khai thác tối ưu tiềm năng của địa phương.
23
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----***-----
Daovisith DOUANGBOUPPHA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành : Kinh tế và quản lý du lịch
Mã số
: CH280784
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lại Phi Hùng
Hà Nội, 2021
24
25
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra
với quy mô ngày càng lớn, phạm vi các quan hệ kinh tế rộng, tính chất phức tạp và
trình độ phát triển ngày càng cao. Ngày nay, trên thế giới du lịch trở thành hiện
tượng kinh tế - xã hội (KT-XH) phổ biến, là cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện
gìn giữ hồ bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Ở nhiều quốc gia, du lịch là
một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, đem lại những
lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND
Lào) đã và đang thực hiện đường lối đổi mới tồn diện, phát triển kinh tế hàng hố
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), bước đầu đã đạt được những thành tựu hết
sức quan trọng.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành du lịch CHDCND
Lào mới bắt đầu hội nhập và hợp tác, đang trong quá trình tìm hiểu cơ chế và luật lệ
quốc tế, nên khả năng chủ động đưa ra các dự án hợp tác còn nhiều hạn chế. Bên
cạnh đó, những yếu tố như dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ
phát triển, chất lượng dịch vụ thấp, giá cả cao, sản phẩm chưa phong phú… là
những thách thức lớn đối với ngành du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp
du lịch nói riêng. Thực tế này dẫn tới năng lực cạnh tranh của ngành và các sản
phẩm du lịch thấp. Trong những năm tới, xu hướng cạnh tranh ngành sản phẩm du
lịch sẽ ngày càng gay gắt, đã và đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn đối với
du lịch của CHDCND Lào nói chung, du lịch tỉnh Viêng Chăn nói riêng.
Hiện tại nguồn khách quốc tế do các công ty lữ hành quốc tế lớn chi phối bởi
họ có năng lực cạnh tranh mạnh, có khả năng khai thác thị trường trên tồn cầu.
Những cơng ty này sẽ tạo ra sức ép rất lớn đối với các cơng ty lữ hành trong nước,
do đó nếu khơng có những biện pháp kịp thời, ngành du lịch của CHDCND Lào nói
25