TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
LÊ HỒNG NHẠC
KHẢO SÁT TÍNH KHÁNG CỦA QUẦN THỂ CỎ
CÚ RẬN (CYPERUS IRIA L.) ĐỐI VỚI 2 HOẠT
CHẤT CYHALOFOP-BUTYL VÀ PENOXSULAM
TẠI CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã ngành: 7620110
Kiên Giang - 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
LÊ HỒNG NHẠC
KHẢO SÁT TÍNH KHÁNG CỦA QUẦN THỂ CỎ
CÚ RẬN (CYPERUS IRIA L.) ĐỐI VỚI 2 HOẠT
CHẤT CYHALOFOP-BUTYL VÀ PENOXSULAM
TẠI CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã ngành: 7620110
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
ThS. HỒ TRƯƠNG HUỲNH THỊ BẠCH PHƯỢNG
Kiên Giang - 2022
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc cho phép em gửi lời cảm
ơn chân thành nhất đến:
Trường Đại học Kiên Giang, Khoa Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
trung tâm quản lý thực hành thí nghiệm trường đại học Kiên Giang cùng các
giảng viên đã tận tình chỉ dạy, cung cấp kiến thức, hỗ trợ, giúp đỡ em trong quá
trình học tập trong những năm qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Hồ Trương Huỳnh Thị Bạch Phượng, là
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thành đề tài nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Võ Văn Hà cùng tập thể lớp B18CT đã
luôn hỗ trợ, giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học Khoa học cây Trồng, giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ và gia đình đã ln ở bên
cạnh em ủng hộ, giúp đỡ em có thời gian nghiên cứu đề tài và hết lòng hỗ trợ
và tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện luận văn mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài
qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp nhưng chắc chắn
khơng tránh khỏi những nhạn chế và thiếu sót. Vì vậy em rất mong và chân
thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của Q Thầy, Cơ và bạn đọc. Xin chân
thành cảm ơn!
………, ngày..…, tháng…….., năm…….
Người thực hiện
Lê Hoàng Nhạc
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả trong
bài khóa luận là trung thực chưa được cơng bố. Nếu khơng đúng như đã nêu
trên tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
…………, ngày……, tháng…….., năm…….
Người cam đoan
Lê Hoàng Nhạc
ii
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
…………, ngày……, tháng…….., năm…….
Người đánh giá
iii
MỤC LỤC
Trang
Người thực hiện .................................................................................................. i
Nhận xét của hướng dẫn ................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................... vii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... ix
TÓM TẮT......................................................................................................... ix
Chương 1 .......................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết ....................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và nội dung thực hiện ........................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................... 2
1.2.3 Nội dung thực hiện ................................................................... 2
Chương 2 .......................................................................................................... 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1 Tình hình sản xuất lúa và ảnh hưởng cỏ dại của Đồng Bằng Sông Cửu
Long ........................................................................................................... 3
2.2 Giới thiệu khái quát và tình hình trồng lúa huyện Châu Thành tỉnh Kiên
Giang ......................................................................................................... 4
2.3. Tổng quan cỏ Cú rận (Cyperus iria L.) .............................................. 5
2.3.1 Phân loại ................................................................................... 5
2.3.2 Đặc điểm sinh học .................................................................... 5
2.3.3 Điều kiện sinh trưởng và phân bố............................................. 6
2.3.4 Ký chủ phụ gây hại ................................................................... 7
2.3.5 Một số biện pháp quản lí .......................................................... 8
2.3.5.1 Biện pháp hóa học ......................................................... 8
2.3.5.2 Một số biện pháp khác ................................................... 8
2.4 Sự kháng thuốc .................................................................................... 9
iv
2.4.1 Giới thiệu chung về tính kháng thuốc....................................... 9
2.4.2 Một số cơ chế kháng thuốc trừ cỏ .......................................... 10
2.4.2.1 Cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ thuốc ức chế ALS ............ 10
2.4.2.2 Khả năng kháng thuốc diệt cỏ của cỏ dại các chất ức chế
ACCase .................................................................................... 11
2.4.2.3 Cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ tổng hợp auxin ................. 12
2.4 Tổng quan một số thuốc trừ cỏ .......................................................... 12
2.4.1 Đặc tính của hoạt chất Cyhalofop-butyl ................................. 12
2.4.2 Đặc tính của hoạt chất Penoxsulam ........................................ 13
Chương 3 ........................................................................................................ 15
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 15
3.1 Phương tiện ........................................................................................ 15
3.1.1 Thời gian và địa điểm ............................................................. 15
3.1.2 Phương tiện thí nghiệm .......................................................... 15
3.1.3 Vật liệu thí nghiệm ................................................................. 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 16
3.2.1 Cách thu thập mẫu .................................................................. 16
3.2.2 Chuẩn bị thí nghiệm ............................................................... 16
3.2.3 Thí nghiệm 1: Khảo sát tính kháng của hoạt chất Cyhalofopbutyl đối với 5 mẫu cỏ Cú rận ở Châu Thành, Kiên Giang ............. 16
3.2.4 Thí nghiệm 2: Khảo sát tính kháng của hoạt chất Penoxsulam
đối với 5 mẫu cỏ Cú rận ở Châu Thành, Kiên Giang ...................... 17
3.2.5 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu .................................... 17
Chương 4 ........................................................................................................ 19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 19
4.1 Tính kháng của Cyhalopop-butyl đối với cỏ Cú rận (Cyperus iria). 19
4.1.1 Độ hữu hiệu của hoạt chất Cyhalofop-butyl ở liều lượng khuyến
cáo. ................................................................................................... 19
4.1.2 Mức kháng của hoạt chất Cyhalofop-butyl ở liều lượng khuyến
cáo. ................................................................................................... 21
v
4.1.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ Cyhlopop-butyl đến sự phát triển
của cỏ Cú rận (Cyperus iria) ........................................................... 23
4.2 Tính kháng của penoxsulam đối với cỏ Cú rận (Cyperus iria) ......... 24
4.2.1 Độ hữu hiệu (%) của hoạt chất Penoxsulam ở liều lượng khuyến
cáo .................................................................................................... 24
4.2.2 Mức kháng của hoạt chất Penoxsulam ở liều lượng khuyến cáo
......................................................................................................... 26
4.2.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ Penoxsulam đến sự phát triển của
cỏ Cú rận (Cyperus iria) .................................................................. 28
CHƯƠNG 5 .................................................................................................... 30
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 30
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................... 30
5.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 31
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 39
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sản lượng lúa Đồng bằng sơng Cửu Long từ năm 2000 đến 2020 .... 3
Hình 2.2 Vị trí bản đồ huyện Châu Thành ........................................................ 4
Hình 2.3 Hình thái bên ngồi Cyperus iria ....................................................... 6
Hình 2.4 Cấu trúc hóa học của Cyhalofop-butyl ............................................. 13
Hình 2.5 Cấu trúc hóa học của Penoxsulam .................................................... 14
Hình 4.1 Mẫu Cyperrus iria ở thời điểm 28 NSXL Cyhalofop-butyl (A: Hình
mẫu C-CT1 xử lí Cyhalofop-butyl, B: Hình mẫu C-CT5 xử lý Cyhalofop-butyl)
......................................................................................................................... 20
Hình 4.2 Mẫu Cyperus iria ở thời điểm 28 NSXL Cyhalofop-butyl và đối chứng
......................................................................................................................... 22
Hình 4.3 Mẫu Cypperus iria ở thời điểm 28 NSXL Penoxsulam ở liều lượng
khuyến cáo là 12,5 g/ha (A: Hình mẫu. C-CT1 xử lí Penoxsulam, B: Hình mẫu
C-CT5 xử lí Penoxsulam). ............................................................................... 25
Hình 4.4 Mẫu Cyperus iria thời điểm 28 NSXL Penoxsulam và đối chứng... 27
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Dữ liệu thu mẫu cỏ Cyperus iria .................................................... 15
Bảng 3.2. Các nghiệm thức trong thí nghiệm 1 ............................................... 16
Bảng 3.3. Các nghiệm thức trong thí nghiệm 2 ............................................... 17
Bảng 3.4. Đánh giá cấp độ kháng .................................................................... 18
Bảng 4.1. Độ hữu hiệu của hoạt chất Cyhalofop-butyl ở liều lượng khuyến cáo
là 100 g/ha đối với 5 mẫu cỏ Cú rận tại huyện Châu Thành trong điều kiện nhà
lưới ................................................................................................................... 19
Bảng 4.2. Mức kháng của hoạt chất Cyhalofop-butyl ở liều lượng khuyến cáo
là 100 g/ha đối với 5 mẫu cỏ Cú rận tại huyện Châu Thành trong điều kiện nhà
lưới ................................................................................................................... 21
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ khi qua xử lí Cyhalofop-butyl đến sự
phát triển của cỏ Cú rận (Cyperus iria)............................................................ 23
Bảng 4.4. Độ hữu hiệu (%) của hoạt chất Penoxsulam ở liều lượng khuyến cáo
là 12,5 g/ha đối với 5 mẫu cỏ Cú rận tại huyện Châu Thành trong điều kiện nhà
lưới. .................................................................................................................. 24
Bảng 4.5. Mức kháng của hoạt chất Penoxsulam ở liều lượng khuyến cáo là 12,5
g/ha đối với 5 mẫu cỏ Cú rận tại huyện Châu Thành trong điều kiện nhà lưới.
......................................................................................................................... 26
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ khi qua xử lí Penoxsulam đến sự phát
triển của cỏ Cú rận (Cyperus iria) ................................................................... 28
viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Cụm từ viết tắt
NT
Nghiệm Thức
NSXL
Ngay sau xử lí
ĐHH
Độ hữu hiệu
TTC
Thuốc trừ cỏ
HTX
Hợp tác xã
ALS
Acetolactate Synthase
ACCase
Acetyl – CoenzymeA Carboxylase
SAHs
Synthetic Auxin Herbicides
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
NSCX
Năng suất chất xanh
VCK
Vật chất khô
ix
TĨM TẮT
Đề tài “Khảo sát tính kháng của một số hoạt chất trừ cỏ đối với quần thể
cỏ Cú rận (Cyperus iria L.) tại Châu Thành tỉnh Kiên Giang trong điều kiện nhà
lưới” được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát tính kháng của một số hoạt chất
trừ cỏ tại huyện Châu Thành Tỉnh Kiên Giang để tìm ra các loại hoạt chất có
hiệu qủa cao trong phịng trừ cỏ Cú rận. Đề tài được thực hiện tại huyện Châu
Thành tỉnh Kiên Giang. Đề tài được thực hiện trên 5 mẫu cỏ Cú rận xử lí
Cyhalofop-butyl ở liều lượng khuyến cáo 100 g/ha, Penoxsulam ở liều lượng
khuyến cáo là 12,5 g/ha và đối chứng phun nước cất tương ứng của từng mẫu
với 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại là 1 chậu. Kết quả thí nghiệm Cyhalopop-butyl
và Penoxsulam cho thấy:Khi xử lí Cyhalopop-butyl ở liều lượng khuyến cáo
100 g/ha, trong đó mẫu C-CT3 có độ hữu hiệu cao nhất là 67,4% và mẫu có
mức kháng cao nhất là mẫu C-CT1 với độ hữu hiệu 13,1%. Khi xử lí
Penoxsulam ở liều lượng khuyến cáo 12,5 g/ha, trong đó mẫu C-CT4 có độ hữu
hiệu cao nhất là 86,1% và mẫu có mức kháng cao nhất là mẫu C-CT2 có độ hữu
hiệu 33%. Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ khi xử lí Cyhalopop đến sự phát triển
của cỏ Cú rận có chiều cao trung bình cao nhất là mẫu C-3 đạt 67,4cm, năng
suất xanh mẫu ĐC-5 đạt cao nhất 12,9 gr, năng suất khô mẫu ĐC-5 đạt cao nhất
là 3,6 gr, trọng lượng hạt đạt cao nhất là mẫu ĐC-2 có trọng lượng là 3,2 gr.
Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ khi xử lí Penoxsulam đến sự phát triển của cỏ Cú
rận có chiều cao trung bình cao nhất là mẫu P-2 đạt 96,7 cm, năng suất xanh
mẫu ĐC-5 đạt cao nhất là 12,9 gr, năng suất khơ có năng suất chất khô đạt cao
nhất là mẫu ĐC-5 3,6 gr, Trọng lượng hạt đạt cao nhất là mẫu ĐC-2 có trọng
lượng 3,2 gr. Tóm lại độ hữu hiệu cao nhất là mẫu C-CT4 (ĐHH 86,1%) khi
xử lí Penoxsulam và mẫu có mức kháng cao nhất là mẫu C-CT1 (ĐHH 13,1%)
khi xử lí Cyhalopop-butyl.
Từ Khóa: Cỏ Cú rận, Cyperus iria L., Cyhalopop-butyl, Penoxsulam
ix
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết
Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chính trên thế giới. Tập trung tại
các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Vai trị của lúa gạo là cực kì
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội, lúa được
trồng trong nhiều điều kiện khí hậu nông nghiệp từ miền núi đến vùng đồng
bằng đất thấp.
Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về việc xuất
khẩu lúa gạo. Cây lúa không chỉ cung cấp lương thực cho con người mà còn
cung cấp thức ăn cho gia súc và gia cầm mà nó cịn có nhiều giá trị khác nhau
cung cấp cho nhiều nghành nguyên liệu khác nhau. Hiện nay có nhiều vùng tăng
mùa vụ làm cho dịch hại xuất hiện ngày càng nghiêm trọng, nhất là cỏ dại càng
khó phịng trừ (Lương Minh Tâm, 2018).
Theo Rao và cộng sự (2007) giảm 32% năng suất của lúa do cỏ dại gây
ra. Các loài cỏ quan trọng như lồng vực (Echinochloa spp.), đuôi phụng
(Leptochloa chinesis) đều là cây C4 nên tốc độ sinh trưởng và mức độ cạnh
tranh với lúa rất cao (Caton et al., 2010) trong đó Cú rận (Cyperus iria) là một
loại cỏ dại cực kỳ xâm lấn, gây giảm năng suất của các cây trồng quan trọng về
kinh tế, đặc biệt là lúa (Holm et al., 1977). Theo nghiên cứu Đại học Nông
nghiệp Punjab, Ludhiana, Ấn Độ sự xuất hiện của Cyperus iria trong thời kỳ
trồng lúa làm giảm 64% năng suất (Dhammu and Sandhu, 2002). Theo Sy
(1974) và Ke (1975) báo cáo rằng có khoảng 250 lồi cỏ dại ở Việt Nam và chỉ
có 60 lồi tồn tại trên đất ruộng lúa. Số lồi có mật độ xuất hiện cao là
Echinochloa sp., Panicum repens và đặc biệt là Cyperus iria. Ở lúa gieo thẳng
ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long thì thiệt hại về năng suất trung bình do cỏ dại là
46%, nếu khơng được kiểm sốt kiệp thời sẽ chiếm khoảng 90% tổng diện tích
canh tác lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) (Chin and Sadohara, 1994).
Theo Chin và cộng sự (1998) thì C. iria là một trong những lồi cỏ dại chính
trên lúa ở (ĐBSCL).
Việc sử dụng q nhiều loại thuốc diệt cỏ giống nhau dẫn đến tình trạng
cỏ dại kháng thuốc trên đồng ruộng dẫn đến hệ quả tăng liều lượng và tốn kém
chi phí (Bonny, 2011). Ngồi ra, thuốc diệt cỏ có thể tác động lên các loài khác,
1
gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng cho những lồi sinh vật có ích trên ruộng
lúa. Hơn nữa, dư lượng thuốc diệt cỏ gây ô nhiễm đất, nước và đi vào chuỗi
thức ăn của con người (Liebman, 2001).
Tính kháng thuốc trừ cỏ được nghiên cứu từ lâu ở nhiều nước trên thế
giới. Ở nước ta, những nghiên cứu tính kháng thuốc diệt cỏ hại cây trồng nói
chung cịn ít được quan tâm.
Vì vậy, đề tài “Khảo sát tính kháng của một số loại thuốc trừ cỏ đối với
quần thể cỏ Cú rận (Cyperus iria L.) tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang
trong điều kiện nhà lưới” được thực hiện nhằm mục đích xác định hoạt chất
thuốc trừ cỏ có hiệu quả quản lí đối tượng gây hại này trong điều kiện nhà lưới
cũng như xác định tính mẫn cảm của cỏ Cú rận (Cyperus iria).
1.2 Mục tiêu và nội dung thực hiện
1.2.1 Mục tiêu chung
Khảo sát tính kháng của các mẫu cỏ cú rận (Cyperus iria L.) đối với các
hoạt chất trừ cỏ tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang trong điều kiện nhà lưới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Khảo sát mức độ kháng thuốc của các quần thể cỏ Cú rận (C. iria) với
các hoạt chất trừ cỏ Penoxsulam và Cyhalofop-butyl tại huyện Châu Thành tỉnh
Kiên Giang.
1.2.3 Nội dung thực hiện
Khảo sát tính kháng của hoạt chất Cyhalofop – butyl trong phòng trừ cỏ
Cú rận (C. iria) trong điều kiện nhà lưới.
Khảo sát tính kháng của hoạt chất Penoxsulam trong phòng trừ cỏ Cú rận
(C. iria) trong điều kiện nhà lưới.
2
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất lúa và ảnh hưởng cỏ dại của Đồng Bằng Sông Cửu
Long
Theo Tổng Cục Thống Kê (2022), Diện tích gieo trồng lúa của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) luôn đứng đầu cả nước, trung bình chiếm 52%
diện tích gieo trồng lúa của cả nước. Năm 2000, diện tích gieo trồng lúa của
tồn vùng đạt 3.945,8 nghìn ha, chiếm 51,5% diện tích trồng lúa của cả nước,
năm 2015 tăng lên 4.301,5 nghìn ha, chiếm 55% và đến năm 2020 là 3.963,7
nghìn ha, chiếm 54,5%.
Đặc biệt vụ đông xuân năm 2021, ĐBSCL đạt 72 tạ/ha, cao hơn 3,7 tạ/ha
năng suất vụ đông xuân cả nước. 3 tỉnh Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp,
sản lượng lúa của 3 địa phương này chiếm tới gần 50% sản lượng lúa tồn vùng.
Đồng bằng sơng Cửu Long đã phát huy lợi thế vựa lúa số một cả nước khi đóng
góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần khẳng định vai trị,
vị thế xuất khẩu gạo tốp đầu thế giới của Việt Nam.
Hình 2.1 Sản lượng lúa Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2000 đến 2020
(Nguồn: gso.sov.vn)
Về ảnh hưởng của cỏ trên lúa theo Nguyễn Thúy Tiên (2020) cỏ dại là một
trong những đối tượng dịch hại đáng lo ngại, tác hại rất lớn trên ruộng lúa. Cỏ
dại không gây hại trực tiếp cho cây lúa nhưng nó cạnh tranh dinh dưỡng, ánh
sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản
3
phẩm đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, gạo khơng thể xuất khẩu nếu có lẫn
hạt cỏ. Ngồi ra, nhiều loài cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại và còn là nơi trú
ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại còn là cầu nối của nhiều dịch hại nguy hiểm khác
như cỏ chác, cỏ lác, Lồng vực, Đuôi phụng còn là ký chủ phụ của rầy nâu truyền
bệnh vàng lùn, lùn xoăn lá.
2.2 Giới thiệu khái quát và tình hình trồng lúa huyện Châu Thành tỉnh
Kiên Giang
Châu Thành nằm về phía Đơng Nam Thành phố Rạch Giá, thuộc Vùng
Tây Sơng Hậu; diện tích tự nhiên là 25.857,24 ha; nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa, có nền nhiệt cao và ổn định; khí hậu trong năm được chia thành 2 mùa
rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4).
Huyện Châu Thành nằm ở trung tâm tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý:
Phía tây giáp thành phố Rạch Giá Phía bắc giáp huyện Tân Hiệp. Phía nam
giáp huyện An Biên và huyện Giồng Riềng.
Hình 2.2. Vị trí bản đồ huyện Châu Thành
(Nguồn: Vansudia.net, 2019)
Theo Chánh và cộng sự (2020). Tình hình trồng l Huyện Châu Thành
có 9 xã thuộc địa bàn nơng thơn, chiếm hơn 93 diện tích tự nhiên, 85% số hộ
sống bằng nơng nghiệp, hơn 60% có nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp.
phát triển cây lúa đến năm 2025, tổng diện tích gieo trồng cả năm toàn huyện là
gần 38 ngàn ha, sản lượng 236 ngàn tấn. chất lượng cao duy trì từ 85% trở lên.
Theo nghiên cứu của Tuan và cộng sự (2017). Đã ước tính hiệu quả kỹ
thuật trong sản xuất lúa và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
trong sản xuất lúa ở tỉnh Kiên Giang, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đã
4
thu thập dữ liệu từ 276 nông dân trồng lúa thuộc 4 hợp tác xã ở huyện Châu
Thành. Kết quả cho thấy nơng dân chiếm trung bình 1,6 ha đất trồng lúa trên
một hộ gia đình. Năng suất lúa trung bình đạt 6,66 tấn/ha trong vụ hè thu.
Nơng dân đạt hiệu quả kỹ thuật bình quân trong sản xuất lúa là 92,4%.
Quy mô ruộng, lượng kali hoạt động và thời gian lao động ảnh hưởng tích cực
đến hiệu quả kỹ thuật. Cũng cho thấy rằng những nơng dân có kinh nghiệm sản
xuất lúa cao hơn và đã tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sẽ thu được hiệu
quả kỹ thuật cao hơn. Tuy nhiên, những hộ nông dân tham gia Hợp tác xã đã
lâu mà không tham gia hoạt động HTX thì khơng thể nâng cao hiệu quả kỹ thuật.
2.3. Tổng quan cỏ Cú rận (Cyperus iria L.)
2.3.1 Phân loại
Theo CABI (2019):
Lớp: Monocotyledonae
Bộ: Cyperales
Họ: Cyperaceae
Chi: Cyperus
Loài: Cyperus iria
C. iria có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và là một trong số
khoảng 650 loài trong chi Cyperus (Haines and Lye, 1983). Courtoisia,
Kyllinga, Mariscus và Pycreus được bao gồm trong chi Cyperus (Haines and
Lye, 1983).
2.3.2 Đặc điểm sinh học
Chiều cao của cây thay đổi từ 8 đến 60 cm. Thân có dạng bụi, hình tam
giác, màu xanh lục và dày 0,6-3,0 mm. Dạng rễ chùm, ngắn có màu đỏ vàng.
Các lá có hình mác thẳng, thường ngắn hơn hình mác, rộng 1-8 mm, phẳng,
hình mác ở mép và các gân chính; bẹ lá màu xanh lục đến nâu đỏ, có màng bao
lấy thân ở gốc. Cụm hoa đơn hay kép, thường mở, dài 1-20 cm, rộng 1-20 cm,
với các nhóm có gai khơng cuống hoặc trên các chùm dài 0,5-15 cm. Các lá bắc
của cụm hoa là các lá, có ba đến năm (đơi khi bảy), phía dưới dài hơn cụm hoa,
dài 5-30 cm, rộng 1-6 mm. Các gai khơng có cuống, dài và khá rậm rạp. Các
hoa mọc thẳng, mọc thành chùm, có 6-24 hoa, dài 2-13 mm, rộng 1,5-2 mm,
màu vàng lục. Có hai hoặc ba nhị hoa. Kiểu hình 3 nhánh. Hạt nhỏ, dài 1,0-1,5
5
mm, rộng 0,6-0,7 mm, hình trứng, hình tam giác ở mặt cắt ngang, màu nâu sẫm
đến gần như đen, bề mặt gần như nhẵn (Holm et al., 1977; Haines and Lye
,1983). Là cây cói hàng năm, nó nhân giống từ hạt, một cây lớn có thể tạo ra tới
5.000 cây con (Holm et al., 1977). 40% hạt tươi có thể nảy mầm ngay lập tức
và hầu hết các hạt ngủ đơng chỉ có thể nảy mầm sau một thời gian ngắn sau khi
chín (Chozin and Nakagawa, 1988).
Bảo quản trong bóng tối ở nhiệt độ thấp hoặc trong đất ngập nước, khiến
hạt giống ở trạng thái ngủ đông thứ cấp. Ánh sáng là cần thiết để nảy mầm tối
ưu nhưng nảy mầm trong bóng tối, trong đất nương, có thể được kích thích bởi
nhiệt độ luân phiên (20/35°C). Hạt giống nảy mầm ở 15-40°C nhưng chế độ
nhiệt độ luân phiên 20/30°C là tối ưu. Hạt nảy mầm tốt trên bề mặt đất nhưng ít
hạt nảy mầm ở độ sâu dưới 1 cm (Chozin and Nakagawa, 1988). Có khả năng
nảy mầm dưới nước kém hơn Cyperus difformis. Theo nghiên cứu của Civico
và Moody (1979) cho thấy rằng hạt cỏ C. iria có thể nảy mầm dưới nước sâu 1
cm nhưng sự phát triển ban đầu bị kìm hãm ở độ sâu 2,5 cm hoặc hơn. Số lượng
nhiễm sắc thể khác nhau ở C. iria (n=56, n=64) và có sự biến đổi nội bộ về kiểu
gen và kiểu hình (Bir et al., 1992). Phép lai tự nhiên có thể xảy ra giữa C. iria
và C. microiria (Chozin and Yasuda, 1991) để tạo ra thế hệ con của cây kiểu
mới có khả năng ngủ đông tương tự như bố mẹ, cho thấy sự phân biệt rõ ràng
về đặc điểm bên ngồi và hình thái bơng hoa. C. iria có giải phẫu lá kiểu Kranz
và giống C. rotundus, có hai lớp tế bào bẹ bó (Lin et al., 1982).
Hình 2.3. Hình thái bên ngồi Cyperus iria
(Nguồn: CABI, 2019)
2.3.3 Điều kiện sinh trưởng và phân bố
C. iria phát triển tốt ở đất ẩm đến ẩm ướt trong cây trồng hằng năm và lâu
năm. Nó là một trong những loại cỏ dại phổ biến nhất trên ruộng lúa và các loại
6
cây trồng bị ngập nước khác. Nó được tìm thấy gần như khắp nơi trong các cánh
đồng lúa nước (Holm et al., 1977). Nó có khả năng nhân giống rất nhanh và
cao, do vòng đời sinh trưởng và phát triển ngắn và có khả năng tạo ra nhiều hạt
từ 3.000-5.000 hạt mỗi cây (Holm et al., 1977). Nó xuất hiện sau khi lúa sạ, ra
hoa trong một tháng do đó nó có thể tạo ra hai thế hệ trong cùng một vụ
(Galinato et al., 1999) và nó tạo thành một quần thể đáng kể trong khu vực mà
nó được sinh trưởng (Moreira and Braganca, 2010).
C. iria thường được tìm thấy như một loài cỏ dại ở Nhật Bản, các đảo Thái
Bình Dương, ở phía nam Châu Úc và phía tây ở Ấn Độ. Bên ngồi Châu Á, nó
đã được báo cáo ở miền nam, miền tây Châu Phi và ở Mỹ (Holm et al., 1977).
Nó cũng đã được ghi nhận ở Kenya (Napper, 1966), Uganda (Haines and Lye,
1983) và Brazil (Lorenzi, 1982).
Theo đánh giá của Holm và cộng sự (1977) là một trong ba loại cỏ dại
quan trọng nhất trên cây lúa ở Sri Lanka, Ấn Độ và Philippines. Nó là một loại
cỏ dại chủ yếu ở Indonesia và Nhật Bản và một loại cỏ phổ biến ở Fiji, Thái Lan
và Hoa Kỳ.
Các cộng đồng cỏ dại bị ảnh hưởng bởi các hoạt động canh tác làm thay
đổi sự đa dạng và thành phần của các loài trong quần xã cỏ dại, cũng như sự
phong phú về sinh khối và mật độ cá thể (Poggio, 2012). Rao và cộng sự (2007)
cho biết rằng điều kiện ẩm ướt của cây lúa là yếu tố chính lựa chọn các lồi cỏ
dại. Theo Plaza và Hernandez (2014) đã báo cáo sự khác biệt về hầu hết các loài
cây trồng quan trọng trong các khu vực có chế độ thủy sinh khác nhau. Bên cạnh
đó, Rao và cộng sự (2007) cho rằng việc khơng luân canh cây trồng trên ruộng
lúa, việc áp dụng các biện pháp như gieo thẳng và trên hết là sử dụng nhiều lần
thuốc diệt cỏ cũng là những yếu tố nguyên nhân làm thay đổi quần thể cỏ dại
trong hệ thống nông nghiệp lúa.
Các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt cỏ dại bao gồm
sự thay đổi về nhiệt độ đất và độ ẩm (Herault and Hiernaux, 2014).
2.3.4 Ký chủ phụ gây hại
C. iria là vật chủ của một số loài vi sinh vật. Ở Cuba, nó là ký chủ của
tuyến trùng hại lúa Pratylenchus zeae và Hirschmanniella spinicaudata
(Fernandez and Ortega, 1982). Criconemella onoensis là một loài tuyến trùng
hại lúa sử dụng C. iria làm vật chủ ở miền nam Hoa Kỳ. Cần kiểm soát hoàn
7
tồn cỏ dại trước khi thuốc diệt tuyến trùng có thể có hiệu quả trong việc tăng
năng suất lúa (Hollis, 1972).
Các tác nhân gây bệnh trên cây lúa đã được báo cáo trên C. iria bao gồm:
Pyricularia oryzae (Singh and Singh, 1988), Rhizoctonia solani (Gokulapalan
and Nair, 1983), Acrocylindrium oryzae (Balakrishnan and Nair, 1981) và tuyến
trùng Pratylenchus zeae (Waterhouse, 1994).
2.3.5 Một số biện pháp quản lí
2.3.5.1 Biện pháp hóa học
Một số loại thuốc diệt cỏ được chấp thuận sử dụng trên lúa nhưng việc sử
dụng chúng phụ thuộc vào các điều kiện sử dụng để trồng trọt. C. iria mẫn cảm
với các loại thuốc diệt cỏ thường được sử dụng trên lúa như: Penoxsulam,
Pyrazosulfuron-ethyl Bensulfuron, Bentazone, Butachlor, Butralin, Molinate,
Oxadiazon, Dictimethalin, Piperophos và Dimethametryn, Pretilachlor và
thuốc giải độc (ví dụ: Fenclorim), Propanil, Thiobencarb, Cinmethylin và
Fluorodifen (Nyarko and DeDatta, 1991).
Tuy nhiên, C. iria kháng với các hoạt chất: Bispiribac-sodium,
Ethoxysulfuron, Imazapyr và Imazapic, Imazethapyr và Imazapic, Penoxsulam,
Pyrazosulfuron-ethyl trên lúa ở Nam Brazil (Dornelles et al., 2011).
2.3.5.2 Một số biện pháp khác
Lớp phủ đất làm giảm sự nảy mầm của cỏ dại đến 90% (Teasdale, 2003).
Giảm sự nảy mầm của hạt cỏ dại xảy ra bởi vì lớp phủ ngăn cản sự xâm nhập
của ánh sáng hoặc các khối quang phổ nhất định của bước sóng ánh sáng cần
thiết cho hầu hết các hạt cỏ dại để nảy mầm (Yamashita et al., 2009). Hơn nữa,
rào cản vật lý do rơm góp phần làm chết các mầm cây con từ hạt cỏ và che phủ
cho những côn trùng ăn hạt cỏ dại (Gardarin et al., 2010).
Chiến lược quản lý cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ phải liên quan đến tất cả
các biện pháp phòng ngừa, canh tác, cơ học và hóa học sẵn có để kiểm sốt cỏ
dại hiệu quả, an tồn và tiết kiệm chi phí (Norsworthy et al., 2012). Ngăn ngừa
việc sản xuất hạt giống cỏ dại và giảm lượng cỏ dại trong ngân hàng hạt giống
trong đất, ngăn chặn sự di chuyển của hạt giống và mầm sinh dưỡng từ ruộng
này sang ruộng khác hoặc từ bờ mẫu vào ruộng, gieo hạt giống cây trồng thuần,
trồng các loại cây trồng cạnh tranh có thể ngăn chặn cỏ dại, tiêu hủy hạt cỏ dại
trong vật liệu sau thu hoạch, sử dụng các biện pháp cơ học và vật lý khi thích
8
hợp, sử dụng thuốc diệt cỏ với các phương thức hoạt động khác nhau, hỗn hợp
và các ứng dụng tuần tự, sử dụng thuốc diệt cỏ theo liều lượng thuốc khuyến
cáo cho một số quần thể cỏ dại nhất định, áp dụng luân canh cây trồng cho phép
sử dụng thuốc diệt cỏ theo phương thức tác động thay thế…
2.4 Sự kháng thuốc
2.4.1 Giới thiệu chung về tính kháng thuốc
Cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ là một kết quả bình thường và có thể dự đốn
được của chọn lọc tự nhiên. Trong bối cảnh đó, các đột biến hiếm gặp tạo ra
tính kháng thuốc diệt cỏ tồn tại trong các quần thể cỏ dại hoang dã trước khi
đưa vào bất kỳ loại thuốc diệt cỏ nào. Những đột biến này tăng lên theo thời
gian sau mỗi lần sử dụng thuốc diệt cỏ cho đến khi chúng trở nên chiếm ưu thế
vào thời điểm mà quần thể cỏ dại được gọi là kháng thuốc (Heap, 2014).
Đường đi của thuốc diệt cỏ sau khi sử dụng và các cơ chế kháng thuốc có
thể có ở cây trồng. Sau khi sử dụng: (1) hấp thụ/thâm nhập thuốc diệt cỏ, (2)
chuyển vị, (3) tích lũy tại vị trí protein mục tiêu, (4) liên kết với protein mục
tiêu, (5) phá vỡ các con đường sinh tổng hợp hoặc cấu trúc tế bào hoặc tạo ra
các phân tử gây độc tế bào (Delye et al., 2013).
Theo các cơ chế kháng thuốc diệt cỏ, tất cả các quá trình có thể được nhóm
lại như sau: kháng tại vị trí mục tiêu, kháng tại vị trí khơng mục tiêu, kháng
chéo và đa kháng (Yu and Powles, 2014):
Cơ chế kháng tại vị trí mục tiêu (Target-site resistance): Sản xuất quá
mức protein mục tiêu hoặc đột biến cấu trúc làm thay đổi cấu trúc 3D và đặc
tính điện hóa của protein mục tiêu. Đột biến cấu trúc có thể khơng có tác động
tiêu cực trung bình hoặc mạnh đối với sự ổn định của thuốc diệt cỏ liên kết với
protein mục tiêu, dẫn đến khơng giảm, giảm trung bình hoặc giảm rõ rệt độ
nhạy cảm với thuốc diệt cỏ tại mức protein tương ứng hoặc có thể làm tăng tính
ổn định của liên kết thuốc diệt cỏ với protein mục tiêu, dẫn đến tăng độ nhạy
cảm với thuốc diệt cỏ ở mức protein (Delye et al., 2013).
Kháng tại vị trí khơng mục tiêu (Non-target-site resistance) là do các cơ
chế làm giảm lượng hợp chất có hoạt tính diệt cỏ trước khi nó có thể tấn cơng
cây trồng. Giảm hấp thụ (thâm nhập) hoặc thay đổi chuyển vị, tăng khả năng
hấp thụ thuốc diệt cỏ hoặc tăng cường chuyển hóa thuốc diệt cỏ (giải độc) có
thể gây ra sự kháng thuốc do hạn chế sự di chuyển của thuốc diệt cỏ trong đó
thuốc diệt cỏ khơng đến được vị trí tác dụng với liều lượng đủ để gây chết cây.
9
Sự cô lập không bào hoặc thành tế bào đang hoạt động có thể giữ thuốc diệt cỏ
khỏi vị trí tác dụng dẫn đến kháng thuốc. Ví dụ khả năng hấp thụ thuốc diệt cỏ
trong không bào tương quan với khả năng kháng Glyphosate ở Conyza
canadensis, Lolium sp. (Ge et al., 2012). Cuối cùng, các phản ứng sinh hóa giải
độc thuốc diệt cỏ có thể được nhóm lại thành bốn loại chính: Oxy hóa, khử, thủy
phân và liên hợp (Dekker et al., 1995).
Cơ chế kháng tại vị trí khơng mục tiêu (Non-target-site resistance): Giảm
sự xâm nhập của thuốc diệt cỏ, thay đổi sự chuyển vị của thuốc diệt cỏ khỏi
protein mục tiêu, tăng cường giải độc thuốc diệt cỏ hoặc tăng cường trung hòa
các phân tử gây độc tế bào được tạo ra bởi hoạt động của thuốc diệt cỏ (Delye
et al., 2013).
Kháng chéo (Cross-resistance) có nghĩa là một cơ chế kháng đơn gây ra
khả năng kháng một số loại thuốc diệt cỏ. Kháng chéo có thể được quy cho bởi
một gen hoặc hai hoặc nhiều gen ảnh hưởng đến một cơ chế duy nhất. Có hai
loại kháng chéo: Kháng chéo vị trí mục tiêu và khánsg thuốc chéo vị trí khơng
mục tiêu. Loại kháng chéo phổ biến nhất là kháng chéo tại vị trí mục tiêu trong
đó vị trí mục tiêu bị thay đổi tạo ra khả năng kháng nhiều hoặc tất cả các loại
thuốc diệt cỏ ức chế cùng một loại enzyme. Ví dụ sự thay thế axit amin Trp574-Leu trong gen ALS được tìm thấy trong hai quần thể của Cyperus iria sau
khi tiếp xúc với Bispyribac-sodium, Halosulfuron, Imazamox và Penoxsulam
(Riar et al., 2015).
Đa kháng (Multiple-resistance ) là một tình huống trong đó hai hoặc nhiều
cơ chế kháng xuất hiện trong cùng một cây, thường là do sự chọn lọc tuần tự
bởi các chất diệt cỏ với các phương thức hoạt động khác nhau. Ví dụ: Kháng
của quần thể Lolium spp. đối với glyphosate và các chất ức chế ACCase, cũng
như đề kháng với glyphosate và các chất ức chế ALS đã được xác nhận bởi đa
kháng (Collavo et al., 2014).
2.4.2 Một số cơ chế kháng thuốc trừ cỏ
2.4.2.1 Cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ thuốc ức chế ALS
Enzyme ALS là vị trí hoạt động của thuốc diệt cỏ thuộc năm nhóm hóa học:
Sulfonylureas (SUs), Imidazolinones (IMIs), Triazolopyrimidines (TPs),
Pyrimidinyl thio benzoat (PTBs) và Sulfonyl-aminocarbonyl-triazolinone
(SCT) (Yu and Powles, 2014). ALS là enzyme đầu tiên trong con đường axit
10
amin chuỗi nhánh, xúc tác các bước đầu tiên trong quá trình sinh tổng hợp axit
amin như valine, leucine và isoleucine (Devine et al., 1993).
Cỏ dại kháng thuốc ức chế ALS là do sự thay đổi gen mã hóa enzyme ALS.
Các vị trí trong ALS từ nhiều nguồn khác nhau, nơi các đột biến được biết là tạo
ra khả năng kháng một hoặc nhiều loại thuốc diệt cỏ được phân bố trên miền α,
β và γ của protein (Pang et al., 2004).
Nói chung, số lượng thấp cỏ dại có lơng chống lại các chất ức chế ALS
là do hoạt động của enzyme bị thay đổi, giảm chuyển vị và khử độc. Ngoài ra,
nhiều quần thể cỏ dại đề kháng với các chất ức chế ALS đã phát triển khả năng
kháng nhiều lần với các loại hóa chất khác với các phương thức hoạt động khác
nhau, ví dụ thuốc diệt cỏ Auxin, chất ức chế EPSPS (5-enolpyruvylshikimate 3phosphate synthase) và chất ức chế ACCase ( Liu et al., 2016).
2.4.2.2 Khả năng kháng thuốc diệt cỏ của cỏ dại các chất ức chế
ACCase
Chúng được sử dụng làm thuốc diệt cỏ để kiểm sốt các lồi cỏ một lá
mầm và hai lá mầm. Phương thức hoạt động của những chất diệt cỏ này là ức
chế sinh tổng hợp axit béo thông qua việc ngăn chặn Acetyl-CoenzymeA
Carboxylase (Gronwald et al., 1992). Sự ức chế lipid có thể giải thích sự giảm
sinh trưởng, tăng tính thấm của màng và các hiệu ứng siêu cấu trúc thường thấy.
Trong các cơ thể sống, ACCase tồn tại ở hai loại khác nhau: Loại đa tiểu đơn vị
và loại đa chức năng (Kukorelli et al., 2013).
Nói chung, các cơ chế kháng thuốc diệt cỏ ức chế ACCase có thể được
chia thành hai loại: Liên quan đến ACCase và dựa trên sự trao đổi chất. Tính
kháng của vị trí mục tiêu đối với các chất ức chế ACCase do các chất diệt cỏ
liên kết với vùng carboxyl-transferase trong enzyme ACCase dẫn đến sự thay
thế axit amin trong vùng đó (Jang et al., 2013).
Phổ biến nhất là thay thế axit amin như Ile-1781-Leu, Trp-1999-Cys, Trp2027-Cys, Ile-2041-Asn, Asp-2078-Gly, Cys-2088-Arg, Gly-2096-Ser trong
quần thể cỏ dại kháng thuốc một lá mầm (Saini et al., 2015). Các axit amin thay
thế như Asp-2078-Gly và Cys-2088-Arg thường cung cấp mức độ đề kháng
mạnh mẽ với tất cả các chất ức chế ACCase (Fenoxaprop-P-ethyl, Clethodim,
Pinoxaden) (Beckie and Tardif, 2012).
11
2.4.2.3 Cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ tổng hợp auxin
Thuốc diệt cỏ được phân loại là Auxin tổng hợp bắt chước hormone thực
vật tự nhiên, Indole-3-acetic acid (IAA) (HRAC, 2005). Thuốc diệt cỏ đầu tiên
có phương thức tác động này, 2,4 D-dimethyl amine đã được sử dụng rộng rãi
và thâm canh trong hơn 70 năm (Peterson et al., 2014). Thuốc trừ cỏ tổng hợp
Auxin (Synthetic Auxin Herbicides) được sử dụng phổ biến nhất để kiểm soát
chọn lọc cỏ dại lá rộng trên cây trồng, nhưng SAHs, Quinclorac và
Florpyrauxifen-benzyl kiểm soát một số loại cỏ và cói (Grossmann, 2010).
SAHs được nhóm thành một số phân lớp bao gồm: (1) Phenoxy-cacboxylat, (2)
Benzoat, (3) Pyridin cacboxylat, (4) Pyridyloxy-cacboxylat, (5) Quinoloncacboxylat, (6) Pyrimidine- cacboxylat và (7) Arylpicolinat. Mỗi phân lớp có
một cấu trúc hóa học riêng biệt. SAHs đã được sử dụng cho mục đích thương
mại kể từ khi 2,4 D-dimethyl amine được giới thiệu vào năm 1945 cho đến nay
cùng với sự ra đời của Florpyrauxifen-benzyl vào năm 2018. Việc đưa 2,4 Ddimethyl amine vào sử dụng trong nông nghiệp đã cách mạng hóa việc quản lý
cỏ dại và dẫn đến sự đổi mới bền vững dẫn đến việc phát hiện và phát triển một
số SAHs mới (Epp et al., 2017).
2.4 Tổng quan một số thuốc trừ cỏ
2.4.1 Đặc tính của hoạt chất Cyhalofop-butyl
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004)
Tên hoạt chất: Cyhalofop-butyl
Tên hóa học (IUPAC): butyl (R)-2-[4-(4-cyano-2-flourophenoxy)
phenoxy]propionate.
Nhóm chất: Aryloxyphenoxypropionate.
Nhóm độc II (WHO)
Cyhalofop-butyl là một chất ức chế enzyme Acetyl Coenzyme A
Carboxylase. Cyhalofop-butyl là một chất diệt cỏ không gây ung thư có độc
tính thấp và khơng có tác dụng kích thích trên da, khơng có tác dụng gây qi
thai và đột biến gen, chỉ gây kích ứng nhẹ cho mắt (Zhao et al., 2009).
Cyhalofop-butyl cho thấy hoạt tính cao và tính chọn lọc cao để tiêu diệt
cỏ dại với ưu điểm là độc tính thấp. Bởi vì lượng tải rất nhỏ, Cyhalofop-butyl
được coi là một chất diệt cỏ hiệu quả cao, thuốc diệt cỏ lành tính và an tồn với
12
mơi trường vì nó được thủy phân nhẹ trong mơi trường axit yếu hoặc trung tính
(Zhao et al., 2009).
Theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn (2020) thì hoạt chất
Cyhalofop-butyl có một số tên thương mại được sử dụng tại Việt Nam như:
Anstrong 10 EC (Công ty CP Tập đồn Lộc Trời), Linchor 100 EC (Cơng ty
TNHH Phú Nơng), Topco 300 EC (Cơng ty TNHH – TM Tân Thành)…
Hình 2. 2. Cấu trúc hóa học của Cyhalofop-butyl
(Nguồn: Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, 2004).
2.4.2 Đặc tính của hoạt chất Penoxsulam
Theo United sates enviromental protection agency, (2004)
Tên hoạt chất: Penoxsulam
Tên
hóa
học
(IUPAC):
3-(2,2-difluoroethoxy)-N-(5,8dimethoxy[1,2,4]triazolo[1,5-c]pyrimidin-2-yl)-α,α,α-trifluorotoluene-2sulfonamide
Cơng thức phân tử: C16H14F5N5O5S
Thuộc nhóm: Triazopyrimidine
Cơ chế: Phổ rộng, được hấp thụ chủ yếu bởi lá và rễ. Ức chế tổng hợp
Acetolactate Synthase (ALS) trên con đường tổng hợp các axit amin valine,
leucine và isoleucine, dẫn đến gián đoạn quá trình phân chia tế bào và sự phát
triển của cây (Lewis et al., 2016).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn (2020) thì hoạt chất
Penoxsulam có một số tên thương mại được sử dụng tại Việt Nam như: Clipper
25 OD, 240 SC (Dow AgroSciences B.V)…
13