Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.8 KB, 10 trang )

Mẫu: 05/SK
Ban hành kèm theo Quyết định số
1088/QĐ-TCT ngày 16/6/2016 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
Đăng ký thực hiện sáng kiến

Kính gửi: Hội đồng cơng nhận sáng kiến Cục Thuế tỉnh Hà Nam
Tên sáng kiến: “Một số giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử của hộ, cá nhân kinh doanh”.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ ngày 01/01/2022.

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặc điểm, tình hình trước khi có sáng kiến:
- Tình hình dịch bệnh viên đường hơ hấp cấp (covid-19) diễn biến phức
tạp: Trong vịng 2 năm trở lại đây, dịch bệnh Covid-19 đã có sự bùng phát
mạnh, ảnh hưởng toàn diện tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề, hoạt động của
người dân trên cả nước. Số lượng ca nhiễm mới tăng lên mỗi ngày, các biến
thể của virus mới ở Nam Phi mà tốc độ lây nhiễm có thể tăng hơn 70% so
với chủng cũ. Tốc độ tiêm vaccine phòng bệnh đã được đẩy mạnh rất nhiều,
tuy nhiên chưa thể đủ 80% trở lên để tạo được miễn dịch cho cộng đồng theo
yêu cầu; chưa kể đến thời hiệu và tính an tồn của vaccine vẫn cần nhiều
nghiên cứu để phát triển, hoàn thiện thêm nữa. Trong tình hình này, để đảm
bảo an tồn sức khỏe cho bản thân và cho mọi người, như một xu hướng tất
yếu, hành vi tiêu dùng của người dân có sự thay đổi, chuyển từ hoạt động
mua sắm, bn bán ở các chợ truyền thống sang các sàn kinh doanh thương
mại điện tử (TMĐT).


- Sự phát triển của công nghệ thông tin, công cuộc chuyển đổi số diễn ra
mạnh mẽ: Công nghệ ngày càng phát triển mạnh, ngày càng có nhiều ứng
dụng thiết thực đối với đời sống và công việc của cá nhân. Việc xác định đổi
mới sáng tạo, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là một nội dung
cốt lõi của q trình cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại, gắn với xây dựng
quốc gia khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, thúc đẩy phát triển nhanh,


2

bền vững đất nước. Rất nhiều nền tảng mạng xã hội đã ra đời để kết nối cộng
đồng lại với nhau như Google, Facebook, Twitter, Instagam… các hoạt động
quảng cáo trên các nền tảng công nghệ, lĩnh vực phần mềm di động (qua
Apple store, CHplay…), nền tảng công nghệ thông tin xuyên biên giới cũng
rất đa dạng, nhiều hoạt động có doanh thu rất lớn.
- Dịch vụ vận chuyển ngày càng nở rộ với sự khẳng định thị phần của
nhiều đơn vị giao nhận uy tín: Trong bối cảnh nhu cầu mua sắm trực tuyến
phát triển mạnh, các đơn vị giao nhận đã nhanh chóng nắm bắt được tình
hình, cung cấp nhiều dịch vụ với trải nghiệm tốt nhất cho người mua hàng và
các sàn TMĐT. Thị trường vận chuyển việt nam được ước tính trị giá 3,5 tỷ
USD vào năm 2025 và tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm 15%
trong giai đoạn 2022 – 2025 theo những ước tính từ Cục Thương mại điện tử
và kinh tế số. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, số lượng các đơn vị cung
cấp dịch vụ vận chuyển ngày càng phong phú, có thể kể đến như: VN post,
J&T express, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Viettel post, Shopee
express, Nhật tín express… Sự phát triển của những đơn vị này như chắp
cánh cho hoạt động TMĐT bùng nổ trong giai đoạn hiện nay.
- TMĐT đang phát triển mạnh mẽ: So với các mơ hình thương mại truyền
thống, thị trường TMĐT đang có bước chuyển mình đáng kể. Hoạt động này
diễn ra nở rộ ở khu vực thành thị, các khu trung tâm đồng thời đã lan tỏa ra

khắp các vùng, miền, len lỏi vào tận ngõ nhỏ vùng quê. Số lượng tài khoản
Facebook có hoạt động kinh doanh qua mạng tăng đang kể. Số lượng các
youtuber bán hàng hoặc có phát sinh doanh thu quảng cáo với các tổ chức,
cá nhân khác nhau.

Từ những vấn đề nêu trên cần có nhiều biện pháp thiết thực để quản
lý, theo dõi và đơn đốc cá nhân, người nộp thuế có hoạt động kinh doanh


3

TMĐT thực hiện kê khai, nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà
nước (NSNN).
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
- Tăng cường tuyên truyền tinh thần tự giác, nâng cao ý thức chấp hành
quy định của pháp luật thuế, nâng cao hiểu biết của người dân về chính sách
pháp luật thuế: Thơng qua nhiều kênh thông tin khác nhau như thư điện tử,
ứng dụng Zalo, facebook với mong muốn hỗ trợ người nộp thuế (NNT) tiếp
cận những thông tin, thay đổi, cập nhật trong chính sách pháp luật thuế giúp
NNT thực hiện tốt cơ chế “tự khai, tự nộp”.
- Thực hiện động viên một nguồn thu đáng kể cho NSNN, tránh thất thoát
nguồn thu: Mặc dù số lượng tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh theo
hình thức thương mại điện tử tăng cao nhưng tỷ lệ NNT thực hiện kê khai và
nộp thuế chưa nhiều, doanh số kê khai chưa sát với thực tế dẫn đến số thuế
phải nộp chưa đáng kể.
- Đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo mơ hình
truyền thống, thực hiện nộp thuế đầy đủ cho ngân sách: Các cá nhân, hộ kinh
doanh truyền thống đã và đang thực hiện kê khai nộp thuế với sự hướng dẫn,
đồng hành của cơ quan thuế. Tuy nhiên, tỷ lệ NNT có hoạt động thương mại
điện tử kê khai và nộp thuế chưa cao, chưa đảm bảo công bằng trong công

tác quản lý thuế.
- Nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu NNT có hoạt động kinh doanh TMĐT để
thuận tiện trong công tác quản lý và hướng dẫn giải đáp chính sách và đơn
đốc kê khai nộp thuế, thực hiện vai trò đồng hành cùng phát triển với NNT.
3. Phạm vi triển khai áp dụng: Công tác quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử trên địa bàn.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Tình hình thực trạng:
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh TMĐT phát triển nhanh chóng, các
tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động này thu được nguồn lợi nhuận cao thì số
thu nộp thuế của lĩnh vực này trên địa bàn chưa thực sự đáng kể. Công tác
quản lý thuế đối với bộ phận NNT thuộc lĩnh vực này vẫn cịn nhiều khó
khăn trong tun truyền kê khai và đôn đốc nộp thuế vào ngân sách.
*Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh, Lãnh đạo Chi
cục Thuế cùng sự cố gắng của tập thể công chức các đội: TT-HTNNT-TB-


4

TK, đội KK-KTT-TH-NV-DT-PC, đội Quản lý thuế liên xã khu vực hai
huyện.
+ Được sự quan tâm của Lãnh đạo huyện, các cơ quan, các ngành liên
quan, Chính quyền UBND các xã, thị trấn thường xuyên tạo điều kiện và
phối hợp với Chi cục Thuế thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn các quy định
của pháp luật về quản lý thuế.
+ Sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội tạo ra nhiều cơ hội để
kết nối, liên thông dữ liệu từ nhiều nguồn như thông tin đăng ký thuế, tài
khoản ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển, các website mua
bán trực tuyến… tới cơ quan thuế.

+ Có sự phối hợp nhất định của một số tổ chức liên quan như ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đơn vị vận chuyển như Viettel,
Vnpost… trong việc liên hệ trao đổi và cung cấp thơng tin.
*Khó khăn:
+ Về xác định đối tượng nộp thuế:
- Một phần không nhỏ số lượng trong các đối tượng này thường không
đăng ký kinh doanh, địa chỉ kinh doanh hoặc cư trú không rõ ràng, không
cần đến cửa hàng, cửa hiệu theo cách truyền thống, có thể dễ dàng thay đổi
địa bàn hoạt động từ xã này sang xã khác, các giao dịch hồn tồn thực hiện
bằng phương thức điện tử thơng quan internet, tên đăng ký trên mạng khác
với tên ngoài đời thực, cá nhân mượn/sử dụng tài khoản của người khác để
bán hàng.
- Mặc dù đã được tuyên truyền bằng nhiều phương tiện truyền thơng
nhưng vẫn cịn nhiều tình trạng đối tượng không tự giác, khai báo không
trung thực doanh thu, lợi nhuận dưới mức phải kê khai nộp thuế, che dấu
hoặc xóa dữ liệu giao dịch, do đó cơ quan thuế khó xác định chính xác người
nộp thuế, doanh thu phát sinh, khó nắm bắt được quy mơ hoạt động kinh
doanh cũng như quá trình giao dịch bán hàng.
+ Về xác định số thuế phải nộp:
- Giá bán, số lượng sản phẩm thường được bên mua và bên bán liên hệ
online với nhau, cơ quan thuế rất khó khăn để xác định chính xác doanh thu.
- Phương thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, trả tiền khi giao hàng
(COD) nên khơng kiểm sốt được doanh thu bán hàng để quản lý thu thuế.
Người nộp thuế có thể mở nhiều tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau
trên toàn quốc, giao dịch trên tài khoản phục vụ cho cả kinh doanh và nhu
cầu cá nhân, gia đình, do đó việc phối hợp trao đổi thông tin giữa ngân hàng


5


và cơ quan thuế gặp nhiều khó khăn khi bóc tách các nguồn tiền xác định
doanh thu.
+Về công tác phối hợp giữa ngành Thuế với các đơn vị liên quan cịn hạn
chế:
Theo quy định bảo mật thơng tin của các tổ chức tín dụng, các cơng ty
ngành viễn thơng nên có những giới hạn việc cung cấp thơng tin của khách
hàng, yêu cầu phải bảo mật an toàn dẫn đến khả năng tiếp cận thông tin của
cơ quan thuế bị hạn chế. Trong trường hợp có sự phối hợp thì một số chi
nhánh ngân hàng chưa cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể để xác định được
từng nghiệp vụ phát sinh doanh thu kinh doanh TMĐT..., mà chủ yếu cung
cấp sao kê giao dịch trên tài khoản. Vì vậy, không phân biệt được giao dịch
kinh doanh TMĐT với giao dịch thông thường từ tài khoản của cá nhân.
2. Nội dung sáng kiến:
Nhằm mục tiêu tìm kiếm, thu thập thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau để
xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế có hoạt động kinh doanh thương mại
điện tử, Chi cục Thuế đã chú trọng việc rà soát, phân loại và thường xuyên
theo dõi, cập nhật thông tin của các công ty, cá nhân, hộ kinh doanh có phát
sinh thu nhập từ các hình thức kinh doanh thuộc lĩnh vực TMĐT trên địa bàn
thông qua thực hiện một số biện pháp như:
+ Báo cáo lãnh đạo UBND huyện, đề nghị các sở ban ngành, UBND các
xã, thị trấn có sự phối hợp nhằm thực hiện rà sốt, cung cấp thơng tin để tạo
lập, xây dựng cơ sở dữ liệu NNT có hoạt động kinh doanh TMĐT.
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để thu thập thông tin,
cơ sở dữ liệu như Bộ phận một cửa của UBND huyện để chuyển thông tin
các hộ kinh doanh có đăng ký hoạt động, cùng với các ngân hàng thương
mại (bước đầu đề nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam) để có được thông tin truy vết về
doanh thu của cá nhân kinh doanh trực tuyến, bán hàng online.
+ Sự phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông, chuyển phát, bưu chính:

Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa
cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT, Chi cục Thuế đề
nghị cung cấp doanh số vận chuyển, lượng tiền thu hộ của từng hộ, cá nhân
kinh doanh để phục vụ công tác quản lý về doanh thu và bán hàng không kê
khai. Việc phối hợp này sẽ giúp cơ quan thuế nắm được các giao dịch, doanh


6

thu, thu nhập của các đối tượng, là cơ sở đề nghị các hộ kinh doanh này kê
khai và nộp thuế. Trên địa bàn, đề xuất triển khai bước đầu phối hợp với
Bưu điện huyện, cơng ty Bưu chính Vietel (Viettel post) trước khi áp dụng
cho các đơn vị khác như Giao hàng tiết kiệm, giao hàng J&T…
+ Giao nhiệm vụ cho các đội thuế, cơng chức có liên quan:
- Đội Quản lý thuế liên xã làm việc trực tiếp đối với cá nhân kinh doanh,
thông qua phối hợp với chính quyền UBND các xã, thị trấn thực hiện xác
minh, kiểm tra tình hình hoạt động thực tế của các cá nhân theo danh sách
đăng ký kinh doanh của UBND huyện, danh sách cung cấp của công ty vận
chuyển; thực hiện tuyên truyền quy định của pháp luật thuế, hướng dẫn mẫu
biểu kê khai, đôn đốc thu nộp thuế theo thời hạn quy định.
- Đội TT-HTNNT-TB-TK, Đội KK-KTT-TH-NV-DT-PC, Đội Quản lý
thuế liên xã khu vực phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền chính sách,
hướng dẫn mẫu biểu tờ khai, liên lạc với các cơ quan chức năng, các tổ chức,
đơn vị vận chuyển để xây dựng dữ liệu NNT:
Thông qua các hình thức khác nhau như đăng tải trên website ngành thuế,
phối hợp với các cơ quan truyền thông, gọi điện thoại, gửi email, đăng tải
lên các mạng xã hội như facebook, zalo… để người nộp thuế nắm bắt được
các quy định pháp luật và tự giác thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp
thuế liên quan đến kinh doanh TMĐT trên địa bàn.
Theo c Khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn về quản

lý thuế, đối với các cá nhân ký hợp đồng với những công ty đối tác của
Google, Facebook… tại Việt Nam sẽ không tự kê khai thuế như trước đây
mà tổ chức sẽ kê khai và nộp thay.Còn đối với cá nhân trong nước nhận tiền
trực tiếp từ Google, Facebook... thì cá nhân có nghĩa vụ tự khai thuế. Ngồi
ra, doanh nghiệp có doanh thu từ Google, Facebook... thì sẽ khai thuế theo
quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Theo quy định tại Điều 1 và phụ lục 01 ban hành kèm theo Thơng tư
92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, các cá nhân có thu nhập từ Google,
Facebook, YouTube… dưới 100 triệu/năm thì khơng phải nộp thuế TNCN,
thuế GTGT. Đối với các cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, cá
nhân phải nộp thuế với mức thuế suất 5% thuế GTGT/doanh thu tính thuế và
2% thuế TNCN/Doanh thu tính thuế.
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai thuế,
chú trọng công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT.


7

+ Định kỳ, tổ chức trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng
chuyên sâu cho cán bộ, công chức chuyên trách về quản lý thuế đối với hoạt
động kinh doanh TMĐT.
3. Một số hiệu quả thu được:
Những giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, đôn đốc,
hướng dẫn kê khai đối với hộ kinh doanh, cá nhân đã bước đầu mang lại một
số hiệu quả, góp một phần nhỏ vào nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, chống
thất thu thuế, hướng tới thu đúng, đủ, công bằng, cụ thể:
* Về ý thức của NNT: Đã có những tín hiệu tích cực trong ý thức chấp
hành pháp luật thuế như các cá nhân đã tự nguyện kê khai, nộp thuế đối với
hoạt động kinh doanh của mình.
* Về lập bộ và số thu NSNN:

- Thơng qua tuyên truyền và làm việc trực tiếp với NNT, đã có 04 cá
nhân kinh doanh bán hàng online thực hiện kê khai và nộp thuế trong tháng
8/2022 với số thuế là 299 triệu đồng bao gồm thuế TNCN là 100 triệu đồng,
thuế GTGT là 199 triệu đồng.
- Tính đến thời điểm ngày 20/09/2022, số hộ kinh doanh TMĐT đang
quản lý trên địa bàn 2 huyện là 16 hộ, theo hai ngành nghề chủ yếu là bán
hàng online và youtuber. Số thuế phát sinh đã đóng góp vào ngân sách trong
năm 2022 từ các hộ trên là:
+ Thuế TNCN: 603 triệu đồng
+ Thuế GTGT là 1.398 triệu đồng
+ Tổng cộng là 2.001 triệu đồng.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung, kinh nghiệm trong áp dụng:
Hoạt động kinh doanh TMĐT ngày càng phát triển mạnh mẽ với
nhiều hình thức, phương thức thay đổi mới lạ đặt ra những thách thức đối
với quy định, cơ chế quản lý thuế sao cho phù hợp. Cùng với đó trách nhiệm
của cán bộ thuế ngày càng nặng nề và phải mang tính chuyên nghiệp hơn
nữa: Từ công tác tuyên truyền, giải đáp quy định đến hướng dẫn kê khai và
kiểm tra, giám sát. Qua thực tế cơng tác và tham gia tun truyền hướng dẫn
NNT có hoạt động kinh doanh TMĐT thực hiện kê khai nộp thuế trên địa
bàn, chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp nêu trên vào thực tế công việc.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Để nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác quản lý thuế đối với
hoạt động TMĐT, góp phần tích cực vào việc tăng thu cho NSNN, đảm bảo


8

thu đúng, đủ, công bằng trên địa bàn, các tác giả xin đề xuất tới Ban lãnh
đạo Chi cục Thuế, các cán bộ công chức một số nội dung sau:

- Đẩy mạnh cơng tác tun truyền chính sách thuế, nội dung tuyên
truyền tập trung vào Luật Quản lý thuế, các chính sách thuế mới. Giám sát
chặt chẽ việc kê khai nộp thuế hàng tháng, đôn đốc người nộp thuế kê khai
và nộp thuế đúng thời hạn.
- Tiếp tục nâng cấp, xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu liên thơng,
tích hợp giữa hệ thống ngân hàng, các nhà cung cấp nền tảng số để nắm bắt
được đối tượng quản lý thuế, số giao dịch phát sinh, doanh số, số thuế phải
nộp đối với các giao dịch thương mại trên các nền tảng số, kinh doanh
online, bán hàng hóa, dịch vụ qua mạng…
- Phối hợp đăng tải công khai thông tin về tổ chức, cá nhân hoạt động
kinh doanh TMĐT có hành vị trốn thuế trên các phương tiện thơng tin đại
chúng để đảm bảo nâng cao hiệu quả, hiệu lực thông báo của cơ quan thuế.
- Đội Quản lý thuế liên xã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà
soát theo định kỳ đối với các hộ kinh doanh TMĐT trên địa bàn; cập nhật
thông tin doanh thu, mức thuế theo sát với tình hình thực tế.
- Mỗi cơng chức chủ động tìm tịi, nâng cao chun mơn nghiệp vụ,
các thay đổi bổ sung trong quy định của pháp luật, học hỏi những ứng dụng
mới có thể áp dụng vào cơng việc chun mơn của mình, nâng cao hiệu quả
thực hiện nhiệm vụ.
- Thường xuyên học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa các bộ phận
chuyên môn trong chi cục và các chi cục khu vực khác để tăng cường tình
đồn kết, hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ hay trong xử lý cơng việc.
Trên đây là tồn bộ nội dung của sáng kiến: “Một số giải pháp quản
lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của hộ, cá
nhân kinh doanh”.
Nhóm tác giả kính mong được sự nhận xét, góp ý của Hội đồng cơng
nhận sáng kiến Cục thuế tỉnh Hà Nam để có thể áp dụng vào thực tế với hiệu
quả cao hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn./.
Thanh Liêm, ngày 26 tháng 9 năm 2022

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN


9

Trịnh Thị Vui
Đồng tác giả

Nguyễn Chi Phương Trương Thị Thủy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Quản Lý thuế số 38/2019/QH14 đã được Quốc hội thông qua
ngày 13 tháng 06 năm 2019.
2. Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 Chính phủ
ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
3. Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày ngày 15 tháng 06 năm 2015 hướng
dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân
cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa
đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐCP ngày 12/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của
các nghị định về thuế.


10

4. Sách trắng về thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 – Cục Thương

mại điện tử và kinh tế số.
5. Quyết định số 2146/QĐ-BTC ngày 12 tháng 11 năm 2021 về việc ban
hành kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại đề án “Quản lý thuế đối
với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam”.



×