Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 55 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH BỆNH BẠI HUYẾT DO RIEMERELLA
ANATIPESTIFER GÂY RA TRÊN VỊT TẠI HUYỆN
HIỆP HÒA - TỈNH BẮC GIANG VÀ THỬ NGHIỆM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Người thực hiện

: PHẠM THỊ NHƯ Ý

Lớp

: K62 – TYE

Mã SV

: 623369

Người hướng dẫn : TS. MAI THỊ NGÂN

HÀ NỘI - 2022


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y


-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH BỆNH BẠI HUYẾT DO RIEMERELLA
ANATIPESTIFER GÂY RA TRÊN VỊT TẠI HUYỆN
HIỆP HÒA - TỈNH BẮC GIANG VÀ THỬ NGHIỆM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Người thực hiện

: PHẠM THỊ NHƯ Ý

Lớp

: K62 – TYE

Mã SV

: 623369

Người hướng dẫn : TS. MAI THỊ NGÂN
Bộ môn

: VI SINH VẬT - TRUYỀN NHIỄM

HÀ NỘI - 2022



LỜI CẢM ƠN
Suốt 5 năm học tập trên giảng đường đại học, thời gian thực tập là khoảng
thời gian mà mỗi sinh viên chúng ta đều mong đợi. Đây là khoảng thời gian để
cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà
trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Được sự nhất trí của trường Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam, Ban Chủ
nhiệm khoa Thú y, em được phân công thực tập tại Công ty CP thuốc thú y
Agriviet. Sau 5 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã hoàn thành bản khóa luận tốt
nghiệp. Để có được kết quả này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận
được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của các thầy cơ giáo trong Khoa Thú y, cùng
gia đình và bạn bè. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cơ giáo
TS. Mai Thị Ngân cùng tồn thể cán bộ, nhân viên Công ty CP Thuốc thú y
Agriviet đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn chú Lê Văn Dương và cô Nguyễn Thị Thúy –
chủ đại lý thuốc thú y Thúy Dương đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt thời
gian em thực tập tại cơ sở.
Em xin được bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những người
đã luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Sinh viên

Phạm Thị Như Ý


1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i

MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG

vi

DANH MỤC HÌNH

vii

TĨM TẮT KHĨA LUẬN
PHẦN I. MỞ ĐẦU

viii

1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..........................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU..............................................................................3

2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh bại huyết vịt trên thế giới................................3
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh bại huyết trên vịt tại Việt Nam........................4
2.2. BỆNH BẠI HUYẾT.......................................................................................4
2.2.1. Căn bệnh......................................................................................................4
2.2.2. Đặc điểm của vi khuẩn................................................................................5
2.2.3. Dịch tễ.........................................................................................................8
2.2.4. Triệu chứng..................................................................................................9
2.2.5. Bệnh tích...................................................................................................10
2.2.6. Chẩn đốn..................................................................................................11
2.2.7. Phịng bệnh................................................................................................15
2.2.8. Điều trị.......................................................................................................17
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20

2


3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.....................20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................20
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................20
3.1.3. Thời gian nghiên cứu.................................................................................20
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................21
3.2.1. Nghiên cứu tình hình chăn nuôi, công tác thú y tại các trang trại vịt
ni trên địa bàn huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang...................................21
3.2.2. Xác định tỷ lệ mắc bệnh bại huyết trên các đàn vịt nuôi tại địa bàn.........21
3.2.3. Theo dõi triệu chứng và bệnh tích đặc trưng của các đàn vịt nghi ngờ
mắc bệnh bại huyết nuôi tại địa bàn..........................................................21
3.2.4. Thử nghiệm điều trị bệnh..........................................................................21
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................21
3.3.1. Phương pháp điều tra.................................................................................21

3.3.2. Phương pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích.........21
3.3.3. Phương pháp điều trị thử nghiệm..............................................................24
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................25
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NI VỊT TẠI HUYỆN HIỆP HỊA - TỈNH BẮC
GIANG......................................................................................................26
4.1.1. Tổng quan về huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang........................................26
4.1.2. Quy mô chăn nuôi vịt ở các trang trại tại Hiệp Hịa, Bắc Giang...............28
4.1.3. Cơng tác thú y của các trang trại vịt trên địa bàn......................................29
4.2. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP
HỊA, TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP...............31
4.3. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN ĐÀN VỊT NUÔI TẠI
CÁC TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HIỆP HÒA, TỈNH BẮC
GIANG......................................................................................................33

3


4.4. CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA
ĐÀN VỊT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN...........................................................34
4.4.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh bại huyết trên đàn vịt nuôi tại địa bàn
...................................................................................................................34
4.4.2. Bệnh tích đại thể của bệnh bại huyết trên đàn vịt nuôi tại địa bàn............35
4.5. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
BỆNH BẠI HUYẾT VỊT TRÊN ĐỊA BÀN..............................................38
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39
5.1. KẾT LUẬN..................................................................................................39

5.2. TỒN TẠI......................................................................................................40
5.3. ĐỀ NGHỊ......................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO

41

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
RA
E.coli
RNA
G
Ml
L
Ha
mg
kg
TT
STT
%
CFU
PCR
ELISA
BA
cs

Riemerella anatipestifer
Escherichia Coli

Axit Ribonucleic
gam
Mililit
lít
Hecta
Miligam
Kilơgam
Thể trọng
Số thứ tự
Phần trăm
Colony Forming Units
Polymerase Chain Reaction
Enzyme-linked immunosorbent assay
Blood agar
Cộng sự

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng chẩn đoán phân biệt bệnh bại huyết và những bệnh khác
...................................................................................................................13
Bảng 3.1. Các trang trại chăn nuôi vịt thực hiện khảo sát trên địa bàn.....19
Bảng 2.2. Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của 2 phác đồ...........................23
Bảng 3.1. Quy trình vaccine sử dụng đối với vịt trên địa bàn..................30
Bảng 4.2. Kết quả mổ khám 160 con vịt chết trên các đàn vịt nuôi tại địa
bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang từ tháng 03/2022 đến tháng...........31
08/2022......................................................................................................31
Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh bại huyết trên các đàn vịt ni tại địa bàn
huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang từ tháng 03/2022 đến 08/2022.............32

Bảng 4.4. Triệu chứng lâm sàng từ đàn vịt mắc bệnh bại huyết trên địa
bàn (n=175)...............................................................................................34
Bảng 4.5. Bệnh tích đặc trưng từ đàn vịt mắc bệnh bại huyết trên địa bàn
(n=51)........................................................................................................35
Bảng 4.6. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh bại huyết trên đàn vịt nuôi tại
địa bàn huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang..................................................37

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sự phân bố bệnh bại huyết do vi khuẩn Riemerella anatipestifer
gây ra trên thế giới................................................................................5
Hình 2.2. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer.........................................................6

6


Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang.........................26
Hình 4.2. Trang trại chăn ni vịt của hộ gia đình nhà chú Năm........................28
Hình 4.3. Lách xuất huyết vân đá hoa.................................................................37
Hình 4.4. Viêm màng bao tim.............................................................................37
Hình 4.5. Viêm túi khí có fibrin..........................................................................37

7


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Đề tài “tình hình bệnh bại huyết do Riemerella Anatipestifer gây ra trên
vịt tại huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm phác đồ điều trị” được
thực hiện từ tháng 03/2022 đến tháng 08/2022 với mục đích cung cấp thơng tin
về tình hình mắc bệnh bại huyết trên vịt tại một số trang trại trên địa bàn và đưa
ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhằm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.

Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp chính là phương
pháp điều tra hồi cứu, phương pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám
bệnh tích, phương pháp điều trị thử nghiệm, phương pháp xử lý số liệu.
Kết quả nghiên cứu: đàn vịt trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
Giang mắc bệnh bại huyết vịt với tỷ lệ khá cao, có những triệu chứng điển hình
là tiêu chảy, phân xanh lỗng (54,29%), đi lại khó khăn (52,00%), triệu chứng
hơ hấp (24,57%), và đặc biệt triệu chứng thần kinh (68,00%). Đàn vịt có bệnh
tích đặc trưng nhất là viêm túi khí, có fibrin có tỷ lệ 78,46%, viêm màng bao
tim, có fibrin có tỷ lệ 76,92%, viêm màng bao gan, có fibrin, 72,31%, lách xuất
huyết vân đá hoa cũng xuất hiện, chiếm tỷ lệ 44,62%. Bệnh tích viêm khớp
thường ít gặp, chiếm tỷ lệ 16,92%.
Qua thực nghiệm với các phác đồ thuốc để điều trị bệnh bại huyết trên
đàn vịt cho thấy, việc sử dụng sản phẩm Anti – vio kết hợp với Butasal – B12 và
Meta – kazol cho hiệu quả điều trị gần như tối đa trong cùng 3 ngày điều trị với
đàn vịt, vịt hồi phục nhanh, giảm chết.

8


PHẦN I.

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung và chăn ni thủy cầm nói riêng
là một bộ phận quan trọng của nơng nghiệp Việt Nam, có lịch sử từ lâu đời và
đóng góp lớn vào cơ cấu kinh tế khi mang lại những giá trị to lớn từ việc cung
cấp thực phẩm phục vụ không những nhu cầu thị trường trong nước mà còn
xuất khẩu. Theo ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi
cho biết, ngành chăn nuôi thủy cầm của nước ta hiện nay đứng thứ 2 thế giới,
chỉ sau Trung Quốc. Đây là một tín hiệu đáng mừng, bởi với những đặc tính

trong chăn ni phù hợp với điều kiện của Việt Nam, chăn ni vịt ở nước ta có
rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra những thách
thức trong vấn đề kiểm soát dịch bệnh trên vịt, nhất là trong thời điểm dịch bệnh
đang diễn biến rất phức tạp. Và trong những bệnh truyền nhiễm xảy ra trên vịt,
bệnh bại huyết gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng với người chăn nuôi.
Bại huyết vịt hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng huyết trên vịt (Duck
septicaemia), do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra. Đây là tình trạng vi
trùng xâm nhập vào máu, gây rối loạn đơng máu, rối loạn tuần hồn, hơ hấp,
viêm màng não mủ, đưa đến suy gan, và các nội tạng khác của cơ thể, cuối cùng
làm vịt chết nhanh chóng (Tạp chí Chăn ni Việt Nam, 2018). Bệnh có thể xảy
ra với vịt ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên mẫn cảm nhất với vịt từ 1 – 8 tuần tuổi.
Ngoài vịt và ngan là hai loài mẫn cảm nhất, các loài chim cút, gà tây,… cũng có
thể mắc bệnh.
Vi khuẩn gây bệnh có khoảng 21 serotype khác nhau và khơng có sự
bảo hộ chéo, đôi khi trong cùng một đàn vịt có thể bị nhiễm một hay nhiều
serotype khác nhau, do đó để phịng bệnh bằng vaccine là chưa thực sự hiệu
quả. Bên cạnh đó, do khâu quản lý vệ sinh phịng bệnh trong chăn ni cịn yếu
kém nên dẫn đến vịt dễ mắc bệnh hơn vào những thời điểm thời tiết thay đổi
1


khắc nghiệt. Như vậy, việc điều trị bệnh hiệu quả lại càng trở nên quan trọng
hơn với bà con nông dân.
Trước thực tế đó, trong thời gian thực tập tại cơ sở, dưới sự hướng dẫn
của cô Mai Thị Ngân, tơi tiến hành thực hiện đề tài: “ Tình hình bệnh bại
huyết do Riemerella anatipestifer gây ra trên vịt tại huyện Hiệp Hòa - tỉnh
Bắc Giang và thử nghiệm phác đồ điều trị”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Cung cấp thơng tin về tình hình mắc bệnh bại huyết trên vịt tại một số
trang trại trên địa bàn huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang và đưa ra phác đồ điều

trị bệnh hiệu quả nhằm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.

2


PHẦN II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Bệnh bại huyết trên vịt cịn có tên gọi khác là bệnh mới ở vịt (New Duck
Disease) hay nhiễm trùng huyết trên vịt (Duck septicaemia) gây ra bởi vi khuẩn
Gram âm có tên Riemerella anatipestifer.
Bệnh có các triệu chứng và bệnh tích rất đặc trưng, vịt mắc bệnh thường
có dấu hiệu tổn thương về thần kinh, hơ hấp, và tiêu hóa. Khi mắc bệnh, trong
đàn thường có một số cá thể chết đột ngột, ngồi ra có các dấu hiệu lâm sàng
như ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy, ngoẹo cổ, hai chân duỗi ra như
bơi chèo. Những con mắc bệnh thường đi lại khó khăn và khơng theo kịp đàn.
Nếu khơng kịp thời phát hiện có thể dẫn đến lây nhiễm cho cả đàn gây ra thiệt
hại lớn về kinh tế.
Căn bệnh này gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng trong ngành chăn ni vịt
trên tồn thế giới (Leibovitz, 1972). Tổn thất lớn là do bệnh gây ra tỷ lệ chết
cao, những con vịt còn sống bị giảm trọng lượng hoặc khơng thể sử dụng thịt
làm thực phẩm. Điều đó tạo thêm gánh nặng tài chính cho các chủ trang trại về
các biện pháp điều trị và kiểm soát bệnh bại huyết vịt, bao gồm chi phí về thuốc
men, vaccine và nhân công làm việc.
Vịt ở tất cả các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên mẫn cảm hơn
với vịt từ 1 – 8 tuần tuổi, và đặc biệt khi ghép với bệnh khác có thể tăng tỷ lệ
chết cao hơn.
2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh bại huyết vịt trên thế giới
Căn bệnh này được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1932 ở trên vịt Bắc

Kinh trong một khu vực nuôi vịt thâm canh ở Long Island, New York, Hoa Kỳ,
với tên gọi là bệnh mới ở vịt (New Duck Disease). Ngồi ra, bệnh cịn có tên gọi
là nhiễm trùng huyết ở vịt (Duck septicaemia). Một căn bệnh tương tự ở ngỗng
như bệnh bại huyết vịt đã được báo cáo bởi Riemer vào năm 1904. Sau đó,
3


người ta biết rằng cả 2 bệnh đều do cùng một loại vi khuẩn gây ra là Riemerella
anatipestifer.
Vi khuẩn này có tên gọi ban đầu là Pfeifferella anatipestifer. Do tình
trạng phân loại phức tạp, nhiều tác giả đã đặt nó dưới nhiều tên gọi khác nhau
như Moraxella anatipestifer hay Pasteurella anatipestifer. Trên cơ sở thành
phần cơ bản DNA và cấu trúc axit béo tế bào, nó được chuyển sang nhóm
Flavobacterium - Cytophaga (Piechulla & cs, 1986). Cuối cùng, Segers et al
(1993) đã đề xuất đặt tên vi khuẩn là Riemerella anatipestifer thuộc họ
Flavobacteriaceae để vinh danh Riemer, người đầu tiên đã mô tả về vi khuẩn
này trên ngỗng vào năm 1904.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh bại huyết trên vịt tại Việt Nam
Ở Việt Nam, bệnh bại huyết cũng đã được nghiên cứu qua nhiều khảo
sát. Năm 2018, theo kết quả khảo sát trên 3 huyện: Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc
và Châu Thành của tỉnh Bến Tre cho thấy: 1.595/58.000 vịt nghi bị mắc bệnh
bại huyết, chiếm tỷ lệ 2,75%; 664/1.595 con vịt chết, chiếm 41,63%. Có 150
con vịt nghi nhiễm R. anatipestifer với các triệu chứng đặc trưng đã được thu
thập gồm mẫu bệnh phẩm là tim, gan, lách. Theo kết quả phân lập, 76/150 mẫu
dương tính, chiếm tỷ lệ 50,67% (Lý Thị Liên Khai & cs, 2018)
Le Thi Tuyet Thanh (2017) đã cho thấy các biểu hiện của vịt bệnh bại
huyết gồm: tiêu chảy chiếm 58,82%, triệu chứng thần kinh là 76,47%, vịt đi lại
khó khăn là 64,47% là những triệu chứng phổ biến của vịt bệnh tại Đồng Nai,
Vũng Tàu, tương tự với khảo sát này trên vịt bệnh tại tỉnh Bến Tre.
2.2. BỆNH BẠI HUYẾT

2.2.1. Căn bệnh
Theo nghiên cứu của Deif & cs. (2015) ở Griza, Ai Cập, tỷ lệ bệnh bại
huyết trên vịt là 16,7%. Từ thông tin được đưa ra trong bảng phân bố địa lý của
bệnh cho thấy sự xuất hiện của bệnh ở các nước chuyên chăn nuôi vịt, ngỗng và
gà tây. Bệnh phổ biến ở các vùng chăn nuôi vịt thâm canh của Trung Quốc, Thái
Lan, Đài Loan, Mỹ, Anh, Đức và Hungary. Sự lây nhiễm cũng đã được báo cáo
4


từ các nước như Canada, Đan Mạch, Ý, Pháp, Hà Lan và Úc. Các trường hợp
bệnh lẻ tẻ xuất hiện đã được báo cáo từ Ấn Độ, Bangladesh, Singapore, Israel,
Hàn Quốc, Ai Cập, Nga và New Zealand.

(Nguồn: CABI)

Hình 2.1. Sự phân bố bệnh bại huyết do vi khuẩn Riemerella anatipestifer
gây ra trên thế giới
Chú thích: Màu đỏ là những nước có ghi nhận xuất hiện bệnh bại huyết vịt

Tại Việt Nam, bệnh xảy ra phổ biến ở nhiều trang trại vịt, gây ra thiệt
hại nghiêm trọng về kinh tế hiện nay. Do tình trạng chăn ni chưa tập trung số
lượng lớn, chăn nuôi theo quy mô nhỏ, cũng như khâu vệ sinh quản lý chuồng
trại chưa được thực hiện tốt, hiệu quả vaccine cịn chưa cao do vi khuẩn có
nhiều serotype, hơn nữa, ở nước ta, bệnh thường ghép với bệnh nhiễm khuẩn
E.coli, bệnh tụ huyết trùng dẫn đến gia tăng tỷ lệ tử vong, do đó việc kiểm sốt
và phòng chống bệnh vẫn là điều gây trở ngại cho bà con nông dân.
2.2.2. Đặc điểm của vi khuẩn
* Phân loại và hình thái học
Riemerella anatipestifer là vi khuẩn Gram âm, hình que, khơng di động,
khơng hình thành bào tử. Gen 16S rRNA đã được báo cáo là gen xác định vi

khuẩn R. anatipestifer gây bệnh bại huyết trên vịt (Hsiang & cs, 2005). Dựa trên
5


các phân tích trình tự gen 16S rRNA đã khẳng định RA thuộc họ
Flavobacteriaceae trong rRNA Superfamily V (Subramaniam & cs, 1997)

(Nguồn: ALCHETRON)

Hình 2.2. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer
21 serotype của RA đã được xác định, trong đó các serotype 1, 10 và 15
là nguyên nhân gây ra hầu hết các vụ bùng phát lớn ở Singapore, Thái Lan, Anh
và Đan Mạch (Timms & cs, 1989; Sandhu & cs, 1991). Đối với gà tây, các đợt
bùng phát bệnh bại huyết đã phân lập ra các chủng 1 và 13 là các chủng phân
lập phổ biến nhất ở Đức (Metzner & cs, 2008). Trong cùng một trang trại, trên
cùng một đàn vịt có thể có nhiều hơn một serotype vi khuẩn cùng tồn tại, ngồi
ra có sự khác nhau ở serotype vi khuẩn tồn tại cùng một trang trại ở từng thời
điểm (Teo & cs, 1992). Các serotype có độc lực khác nhau, cũng như gây ra tỷ
lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong khác nhau khi xảy ra dịch bệnh. Ngoài ra, sự khác
biệt về độc lực cũng được quan sát thấy trong một loại huyết thanh nhất định
(Brogden, 1989). Chính sự phức tạp về số lượng lớn các chủng vi khuẩn, cùng
với việc khơng có khả năng bảo hộ chéo giữa các chủng, dẫn đến việc sử dụng
vaccine trên đàn vịt không đem lại hiệu quả khả thi.
* Đặc điểm nuôi cấy
Vi khuẩn phát triển trong môi trường thạch chocolate, thạch máu và
tryptic soy agar (TSA). Vi khuẩn phát triển tối ưu sau 48 – 72 giờ khi ủ ở 37°C
với 5% CO2 (Lý Thị Liên Khai & cs, 2018). Sự phát triển của RA sẽ tốt hơn nếu
tăng thêm carbon dioxide (Graham, 1938) . RA không phát triển ở nhiệt độ dưới
6



4°C hoặc trên 55°C. Các khuẩn lạc trên môi trường thạch máu có đường kính 1
– 2 mm, lồi, trịn, trong suốt, lấp lánh (Ruiz & cs, 2013).
* Sức đề kháng
Hầu hết các chủng RA khơng sống sót q 3 – 4 ngày ở 37°C hoặc nhiệt
độ phòng, 12 – 16 giờ ở 55°C (Bangun & cs, 1981). Ngược lại, RA có thể tồn
tại 2 – 3 tuần ở nhiệt độ 4°C trong môi trường nước luộc thịt
(Bùi Hữu Dũng & cs, 2016). Ở trong nền chuồng và môi trường nước, vi khuẩn
có thể sống từ 13 – 27 ngày. Tuy nhiên, vi khuẩn lại dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc
khử trùng thơng thường như formalin, phenol,…Do đó, trong việc phòng bệnh
cho đàn vịt, khâu vệ sinh và sát trùng chuồng trại là vô cùng quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng nhiễm bệnh bại huyết đối với đàn vịt.
Theo nghiên cứu của Chen & cs. (2012) trên 220 chủng vi khuẩn
R.anatipestifer phân lập được trên vịt từ năm 1999 đến năm 2009 tại Đài Loan,
cho thấy hơn 50% mẫu phân lập được nhạy cảm với doxycycline (96,8%),
amoxycillin-clavulanic acid (93,2%), spectinomycin (88,1%), florfenicol
(84,1%), ceftiofur (79,1%), ampicillin (65,3%), erythromycin (61,3%),
gentamycin (50,5%) và ofloxacin (50,5%). Gyuris & cs. (2017) đã báo cáo trên
185 chủng R. anatipestifer phân lập được ở Hungary giữa năm 2000 và năm
2014 từ ngỗng và vịt, phần lớn vi khuẩn nhạy cảm với florfenicol (97,9%),
ampicillin (95,1%), penicillin (93%), sulphamethoxazole trimethoprim (92,4%)
và spectinomycin (86,5%).
Tại Việt Nam, theo Lý Thị Liên Khai & cs. (2018), qua khảo sát thực tế
tại Bến Tre thì thấy các loại kháng sinh như: Doxycycline, flofenicol, ceftiofur,
cefotaxime độ nhạy cảm cao khi sử dụng với vi khuẩn RA. Các kháng sinh như:
spectinomycin, sufamethoxazole/trimethoprim, streptomycin, erythromycin là
các loại thuốc thường xuyên được sử dụng để điều trị bệnh do R. anatipestifer
gây ra trên vịt cũng như các bệnh nhiễm khuẩn khác tại các trại vịt tỉnh Bến Tre,
vì vậy, đã xuất hiện sự kháng thuốc. Le Thi Tuyet Thanh & cs. (2017) đã chỉ ra
rằng vi khuẩn R. anatipestifer nhạy cảm cao với ampicillin (80%), amoxicillin

7


và trimethoprim (70%), nhạy cảm vừa với tetracycline và doxycycline (60%).
Vi khuẩn đề kháng cao với kháng sinh gentamycin (95%), sufamethoxazole/
trimethoprim (95%) và streptomycin (90%).
2.2.3. Dịch tễ
2.2.3.1. Loài mắc bệnh
Bệnh bại huyết trên vịt là một bệnh do vi khuẩn Riemerella anatipestifer
gây ra trên vịt, với phân bố rộng rãi, mẫn cảm nhất với vịt con từ 1 – 8 tuần tuổi.
Vịt con thường bắt đầu có dấu hiệu của bệnh từ 2 – 5 ngày sau khi mắc bệnh và
tỷ lệ chết rất cao. Đối với vịt trưởng thành khi mắc bệnh thì có tỷ lệ sống cao
hơn so với vịt con.
Bệnh bại huyết vịt xảy ra rộng trên tồn thế giới và được cơng bố ở trên
nhiều quốc gia có nền chăn ni vịt thâm canh như trên bản đồ phân bố tình
hình bệnh đã nêu ở trên. RA được mô tả đầu tiên trên vịt và ngỗng. Sau đó, được
báo cáo thêm trên các lồi là gà tây, gà, gà lôi, thiên nga, chim cút.
2.2.3.2. Đường truyền lây
Mầm bệnh truyền lây qua 2 con đường là trực tiếp và gián tiếp.
Bệnh truyền lây trực tiếp từ vịt bệnh sang vịt khỏe qua đường hô hấp
(Layton, 1984). Khi tiếp xúc, vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan
hô hấp ở vịt khỏe và gây bệnh.
Bệnh truyền lây gián tiếp qua các vết thương trên da (nhất là ở chân)
hoặc các điểm ở cánh thông qua trung gian là các chất độn chuồng nhiễm mầm
bệnh (Asplin, 1955). Vịt cũng có thể bị nhiễm mầm bệnh qua phân vào thức ăn,
nước uống hay môi trường. Vi khuẩn được thải ra từ vịt bệnh qua chất tiết ở mũi
hoặc xoang dưới hốc mắt. Hess & cs. (2013) đã cho rằng mầm bệnh có trong
chất tiết của dịch mũi là nguồn đã làm vấy nhiễm vi khuẩn vào thức ăn, nước
uống và lây lan bệnh qua đường tiêu hoá.
Sau khi vào cơ thể, RA xâm nhập vào tuần hoàn máu gây nhiễm trùng

huyết. Sau đó, vi khuẩn đi qua hàng rào máu não để gây ra các tổn thương thần
8


kinh. Tỷ lệ vịt chết khi mắc bệnh rất cao, đặc biệt với vịt con. Đối với những
con sống sót thường sụt cân.
Ngồi ra, bệnh có thể lây nhiễm từ vịt đẻ sang đàn con với phương thức
truyền dọc qua trứng. Đối với vịt trưởng thành có thể mắc bệnh mà khơng có
dấu hiệu đặc trưng, điều này rất nguy hiểm vì việc mắc bệnh ở thể ẩn chính là
nguồn lây bệnh đối với toàn cá thể trong đàn, cũng như gây ra thiệt hại kinh tế
lớn, vì chỉ phát hiện ra bệnh khi hầu như cả đàn vịt đã nhiễm bệnh. Theo Cooper
(1989) cho rằng sự lây truyền bệnh ở gà tây có thể do muỗi, tuy nhiên cho đến
hiện nay, chưa có một véc tơ truyền bệnh nào được khẳng định.
2.2.4. Triệu chứng
Bệnh bại huyết mẫn cảm cao với vịt từ 1 – 8 tuần tuổi (Ruiz & cs, 2013).
Bệnh thường xuất hiện sau những ngày mưa kéo dài, thời tiết ẩm ướt. Ở đầu
giai đoạn nhiễm bệnh, trong đàn có một số cá thể chết đột ngột mà chưa kịp
biểu hiện triệu chứng, thông thường tỷ lệ chết từ 5 – 10%, tuy nhiên nếu ghép
với các bệnh khác như nhiễm khuẩn E.coli hay tụ huyết trùng, tỷ lệ chết có thể
lên tới 50 – 100%.
Đối với các cá thể khác trong đàn, thường ủ bệnh từ 2 – 5 ngày mới xuất
hiện các triệu chứng. Đối với những con vịt sống sót thường cịi cọc và chậm
lớn.
Triệu chứng tiêu hóa: vịt tiêu chảy, phân xanh xám.
Triệu chứng hô hấp: sốt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, thường
có biểu hiện vươn cổ lên để thở, khẹc, hắt hơi.
Triệu chứng thần kinh: sưng phù đầu và cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run.
Viêm khớp, khi đi chân khập khiễng, chân thường kéo lê phía sau thân, do đi lại
khó khăn nên khi vịt mắc bệnh thường bị tụt lại phía sau đàn. Ngồi ra, vịt mắc
bệnh dễ bị kích động, co giật, hai chân duỗi ra như bơi chèo. Khi bơi trên mặt

nước thì bơi thành vòng tròn.
Các nghiên cứu đã được báo cáo cũng cho kết quả tương tự. Theo
Bisgaard & cs. (2008) các dấu hiệu lâm sàng của bệnh bại huyết bao gồm chảy
9


nước mũi, ho, viêm xoang, tiêu chảy và các dấu hiệu thần kinh như vẹo cổ, đầu
và đi lại khó khăn. Còn theo ghi nhận từ báo cáo của Lý Thị Liên Khai & cs.
(2018) thì các triệu chứng của bệnh bại huyết do RA trên vịt xuất hiện nhiều
nhất là triệu chứng thần kinh 67,33%, tiêu chảy phân xanh 64,67%, viêm khớp
54,00%, bên cạnh cịn có các triệu chứng khác như: chảy dịch mũi, chảy dịch
mắt, hắt hơi là 26%.
Đối với trường hợp gà tây bị bệnh, thường mắc trong giai đoạn từ 5 – 15
tuần tuổi, có biểu hiện khó thở, ủ rũ, què chân và vẹo cổ (Jens, 2013).
2.2.5. Bệnh tích
Tim: viêm màng bao tim, khi mới mắc bệnh, màng bao tim trắng đục, sau
đó trên màng xuất hiện nhiều lớp fibrin (sợi huyết). Màng tim và cơ tim có thể
bị viêm dính, các tổn thương đi kèm những nốt xuất huyết.
Gan: gan sưng to, trên bề mặt xuất hiện nốt hoại tử lấm tấm, gan có thể bị
bao phủ bởi lớp fibrin trắng đục và không bám dính vào cơ quan khác.
Lách: phì đại, hơi mất màu hoặc xuất huyết vân đá hoa.
Phổi: sung huyết.
Túi khí: viêm dày lên, đặc, chắc, dai và có màu hơi đục, nhất là các túi
khí ở các vị trí gần phổi.
Não: vi khuẩn tấn công vào hệ thần kinh gây viêm màng não, có các sợi
tơ huyết.
Ống dẫn trứng: viêm ống dẫn trứng ở vịt đẻ (bên trong chứa nhiều dịch
màu vàng), buồng trứng bị vỡ và teo nhỏ lại.
Craig & cs. (2005) đã nêu rằng bệnh tích viêm màng bao tim và màng
bao gan có fibrin là bệnh tích đặc trưng của bại huyết trên vịt tại Mỹ. Theo Le

Thi Tuyet Thanh (2017) nghiên cứu trên vịt bệnh bại huyết tại Đồng Nai đã cho
thấy tỷ lệ viêm màng bao tim và màng bao gan là 76,47% cũng gần tương
đương với kết quả nghiên cứu này. Đối với bệnh ở giai đoạn cuối thì tất cả các
cơ quan đều bị bao phủ bởi lớp fibrin.
10


Theo Dougherty & cs. (1955) các bệnh tích của bệnh bại huyết vịt được
miêu tả bao gồm lá lách sưng to, viêm màng bao tim, viêm khí quản, viêm mũi,
viêm phổi, viêm khớp có mủ, viêm ruột, có dịch tiết trong ống dẫn trứng, hoại
tử da và viêm màng não. Những đặc điểm về bệnh tích tương tự cũng đã được
xác định bởi Rubbenstroth & cs. (2011). Tại Việt Nam, theo báo cáo của Lý Thị
Liên Khai & cs (2018) điều tra vịt nhiễm RA tại tỉnh Bến Tre cho thấy có các
biểu hiện bệnh tích đặc trưng như: viêm túi khí có fibrin với tần suất xuất hiện
cao nhất là 90,67%, viêm màng bao tim có fibrin là 71,33%, viêm màng bao gan
có fibrin là 70% và thấp nhất là lách xuất huyết hình đá hoa cương chiếm
54,67%.
2.2.6. Chẩn đoán
2.2.6.1. Chẩn đoán lâm sàng
Đây là cách thức chẩn đoán đầu tiên và thường xuyên được sử dụng ở các
hộ chăn nuôi. Người ta sẽ dựa trên những đặc điểm về dịch tễ, triệu chứng, bệnh
tích để chẩn đốn vịt có mắc phải bệnh bại huyết hay khơng.
Chẩn đốn dựa trên dịch tễ: bệnh bại huyết có thể xảy ra quanh năm.
Theo Cooper. (1989), chưa có sự khác biệt nào về tỷ lệ mắc bệnh bại huyết ở vịt
theo mùa được báo cáo. Tại Việt Nam, theo Đào Văn An. (2019), bệnh bại huyết
vịt thường xuất hiện sau những ngày mưa kéo dài, thời tiết ẩm ướt. Bệnh mẫn
cảm nhất với vịt con từ 1 – 8 tuần tuổi. Đặc biệt, cần khai thác tiền sử mắc bệnh
bại huyết ở tại trang trại, đối với trang trại từng mắc bệnh bại huyết ở đàn vịt
trước thì có thể vi khuẩn vẫn cịn lưu trú trong mơi trường và gây nhiễm bệnh
với đàn vịt kế tiếp.

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng: các dấu hiệu lâm sàng cần được chú ý ở
vịt và đặc biệt là vịt con bao gồm: lờ đờ, xù lông, biếng ăn, chảy nước mũi và
mắt, tiêu chảy phân xanh, đi lại khó khăn, thường bị tụt lại so với đàn. Ở giai
đoạn sau, vịt nhiễm bệnh thường có triệu chứng thần kinh, co giật đầu và cổ,
chân xoãi ra như bơi chèo trước khi chết. Đối với gà tây bị ảnh hưởng có biểu
hiện ủ rũ, mất nước, què quặt và đi lại khó khăn, sau đó chết. Bệnh gây ra tỷ lệ
11


tử vong thấp. Các dấu hiệu lâm sàng tương tự đã được quan sát thấy ở gà và các
loài chim khác.
Chẩn đốn dựa trên bệnh tích: các bệnh tích đặc trưng được mô tả ở vịt bị
bại huyết là viêm túi khí, viêm màng bao tim, viêm màng bao gan có fibrin, lách
xuất huyết hình vân đá hoa.
Chẩn đốn phân biệt: bệnh bại huyết trên vịt mặc dù đã được miêu tả qua
những đặc điểm dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích đặc trưng. Tuy nhiên hiện nay
tình hình dịch bệnh rất phức tạp, vịt có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh khác nhau
nhưng lại có các triệu chứng, bệnh tích tương tự nhau. Do đó, để bà con nơng
dân thuận tiện trong việc phân biệt và xác định bệnh bại huyết kịp thời để giảm
thiệt hại kinh tế xuống mức thấp nhất do giảm được chi phí trong việc điều trị
bệnh, có bảng phân biệt 4 bệnh sau: bệnh bại huyết, nhiễm khuẩn E.coli, viêm
đường hô hấp và dịch tả vịt.

12


Bảng 2.1. Bảng chẩn đoán phân biệt bệnh bại huyết và những bệnh khác
Đặc điểm

Bại huyết

Phổ biến:

Đối tượng

vịt, ngan

mắc bệnh

Ít xảy ra:

Nhiễm khuẩn

Viêm đường

E.coli

hơ hấp

Tất cả các lồi gia Tất cả các loài
gia cầm,

vịt, ngan, ngỗng,

thủy cầm

thủy cầm

các loài khác

Tất cả các


Tất cả các

Tất cả các

lứa tuổi

lứa tuổi

lứa tuổi

Tiêu chảy,

Tiêu chảy,

Tiêu chảy, phân

Lứa tuổi 1 – 8 tuần tuổi dễ
mắc bệnh nhất
Tiêu hóa

màu xanh lá cây
Chảy nước mắt,

Ở thủy cầm:

cầm,

ngỗng, gà tây
Vịt, ngan con


Tiêu chảy, phân

Dịch tả vịt

phân màu trắng, phân màu xanh, màu trắng, xanh,
xanh, vàng

vàng

vàng

Có thể khó thở, Chảy nước mắt, Có thể viêm giác

Hơ hấp nước mũi, ho nhẹ, ngáp (thể viêm túi nước mũi, khó

mạc, mắt ướt,

hắt hơi
Phù đầu, Sưng phù đầu, cổ;

chảy nước mũi

cổ, thần

ngoẹo cổ;

kinh
Khớp,


mất thăng bằng
Viêm khớp,

khác

Khơng

viêm xoang mặt

Ít có

Khơng

Sưng phù đầu,
cổ; ngoẹo cổ
Yếu chân, liệt
chân

hai chân
bơi chèo
Fibrin ở màng bao Fibrin ở màng bao Có thể viêm

Tim, gan, tim, trên bề mặt
túi khí

thở, khị khè
Sưng phù đầu,
(sưng mặt)

vận động đi lại khó khăn

Triệu
Hay nằm ngửa,
chứng

khí)

tim, trên bề mặt dính màng tim,

gan và viêm túi

gan và viêm túi

cơ tim sần sùi,

khí

khí

viêm túi khí

Khơng

Nguồn: Nguyễn Thị Liên Hương (2019)

2.2.6.2. Chẩn đoán vi khuẩn học
Để xác định được vịt có mắc bệnh hay khơng thì có thể chẩn đốn sơ bộ
qua hình thức chẩn đốn lâm sàng. Tuy nhiên, để khẳng định chính xác bệnh
13



cần phải nhận biết và phân lập vi khuẩn Riemerella anatipestifer qua chẩn đoán
vi khuẩn học.
Lấy mẫu là bước đầu tiên cần phải thực hiện. Lấy mẫu từ các cơ quan:
gan, não, màng tim hoặc phổi từ những vịt nghi ngờ mắc bệnh, q trình lấy
mẫu phải đảm bảo vơ trùng.
Sau khi có mẫu bệnh phẩm, cần đem về phịng thí nghiệm để phân lập.
Mẫu được nghiền nhỏ trong điều kiện vơ trùng, cho vào ống nghiệm, sau đó
đồng nhất mẫu bằng máy vortex; cấy chuyển mẫu bệnh phẩm lên môi trường
thạch máu (BA) ủ ở 37C trong 24 – 48 giờ, điều kiện yếm khí 5 % CO2 (Lý Thị
Liên Khai & cs, 2018).
Để xác định có phải là vi khuẩn RA gây nên bệnh bại huyết hay không,
sau khi cấy vào mơi trường thạch máu, khuẩn lạc hình thành, cần xác định vi
khuẩn dựa theo hình thái khuẩn lạc. Các khuẩn lạc trên mơi trường thạch máu
có đường kính 1 – 2 mm, lồi, trịn, trong suốt, lấp lánh (Ruiz & cs, 2013). Còn
vi khuẩn Riemerella anatipestifer là vi khuẩn Gram âm, hình que, khơng di
động, khơng hình thành bào tử.
Những động vật được chọn để thử nghiệm gây nhiễm bệnh bại huyết
trong phịng thí nghiệm là: gà, ngỗng, bồ câu, thỏ và chuột bạch, đều được báo
cáo có khả năng nhiễm R. anatipestifer. Chuột lang đã được gây nhiễm với liều
lớn. Theo Heddleston đã ghi nhận, 1 liều 8×10 6 vi khuẩn được tiêm vào lịng
bàn chân gà đã gây chết gà 5 – 7 ngày tuổi, với liều 4×10 6 cũng gây ra các triệu
chứng lâm sàng và bệnh tích tương tự ở ngỗng trắng Trung Quốc và vịt Bắc
Kinh. Với vịt con, gây nhiễm bệnh bằng cách tiêm dưới da hoặc xoang hốc mắt
đã cho kết quả là vịt xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh và chết
khoảng 24 giờ sau khi gây nhiễm.
2.2.6.3. Chẩn đoán huyết thanh học
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang có thể được sử dụng để xác định RA
trong mẫu mô bệnh hoặc dịch tiết từ vịt bệnh. Phản ứng ngưng kết và ELISA có
14



thể được sử dụng để phát hiện kháng thể trong huyết thanh. ELISA thì nhạy hơn
so với phản ứng ngưng kết (Hatfield, 1987).
2.2.6.4. Chẩn đoán bằng PCR (Polymerase Chain Reaction)
Việc chẩn đoán bệnh bại huyết vịt được dựa theo gene 16S rRNA. Vì
theo như Kardos & cs. (2007) đã chứng minh phản ứng PCR dựa vào gene 16S
rRNA có khả năng xác định chính xác vi khuẩn R. anatipestifer, giúp phân biệt
giữa R. anatipestifer và P. multocida. Soman & cs. (2014) cũng chứng minh
bệnh bại huyết do RA gây ra trên vịt cần phải được khẳng định chính xác bằng
phản ứng PCR. Điều này tương tự với báo cáo của May & cs. (2017), khi sự
bùng phát dịch bệnh bại huyết ở các trang trại vịt tại miền nam Đài Loan, gene
16S rRNA đã phát hiện được trên 19/27 mẫu, chiếm tỷ lệ 70,37%. Tại Việt
Nam, từ báo cáo của Lý Thị Liên Khai. (2018) có 50/76 mẫu phân lập là dương
tính với gene 16S rRNA, chiếm tỷ lệ 65,79%.
Tuy nhiên, trong thực tế, bệnh bại huyết vịt có nguy cơ ghép với các bệnh
khác. Và việc thực hiện kiểm tra vịt mắc có phải mắc bệnh khơng bằng các
phương pháp trong phịng thí nghiệm này vẫn đang tốn thời gian dài và không
thực sự thuận tiện đối với các hộ chăn ni. Trong lúc đó, diễn biến của bệnh
bại huyết rất nhanh và càng kéo dài thời gian thì tỷ lệ bệnh lưu hành trong đàn
vịt càng cao, điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng
với chủ trang trại. Do đó, biện pháp phịng bệnh bại huyết vịt chính là mục tiêu
quan trọng mà người dân quan tâm.
2.2.7. Phòng bệnh
2.2.7.1. Vệ sinh phòng bệnh
Bệnh bại huyết vịt gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, nên việc phịng
chống và kiểm sốt bệnh là điều vô cùng tối ưu. Theo như đã nêu ở trên, RA rất
dễ xâm nhập vào cơ thể vịt khỏe mạnh qua các con đường như hô hấp, qua các
tổn thương trên da, qua tiêu hóa từ vi khuẩn tồn tại sẵn trong phân, dịch tiết của
vịt bệnh, chất độn chuồng. Bên cạnh đó, vi khuẩn cịn tồn tại lâu trong nền
15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×