Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các biện pháp tích cực trong dạy học bài “Sự hình t...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.93 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………..….2
1.1. Lí do chọn đề tài ….............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu….......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
2. NỘI DUNG ...........................................................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề................................................................................................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...................................................6
2.3.1. Một số yêu cầu.................................................................................................6
2.3.2. Lựa chọn nội dung cần giảng dạy....................................................................6
2.3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện......................................................................7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................................19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................................20
3.1. Kết luận.............................................................................................................20
3.2. Kiến nghị ..........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................22
PHỤ LỤC ................................................................................................................23

1
SangKienKinhNghiem.net


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay trong toàn ngành giáo dục đang diễn ra phong trào " Đổi mới
phương pháp dạy học”, " Lấy học sinh làm trung tâm” , " Mỗi thầy giáo cô giáo là
một tấm gương tự học, tự sáng tạo”. Bởi vậy ở mỗi mơn giáo viên (GV) cần có sự
chủ động, sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động,
sáng tạo của học sinh trong học tập.


Bộ môn Lịch sử - với tư cách là một bộ mơn khoa học xã hội, có ưu thế trong
việc góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường Việt Nam . Bộ mơn có
nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản , có hệ thống về Lịch sử dân
tộc và lịch sử thế giới, nhằm góp phần xây dựng vốn văn hố phổ thơng khơng thể
thiếu được của mỗi người.Trước địi hỏi ngày càng cao của xã hội, việc giảng dạy ở
trương phổ thông cần phải tạo ra được sự chuyển biến căn bản về chất lượng dạy
học.
Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là
điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương
pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các
hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định
lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dị. Những hoạt động đó
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và
ngày càng yêu thích, say mê mơn học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thơng qua nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học lịch sử ở Trường trung
học phổ thông Cầm Bá Thước, chúng tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc kết
hợp các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử. Từ đó,
xác định những biện pháp dạy học phù hợp với từng thể loại bài học để có hiệu quả
dạy học tốt nhất.
2
SangKienKinhNghiem.net


Với việc nghiên cứu đề tài “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thơng qua
các biện pháp tích cực trong dạy học bài “Sự hình thành và phát triển các vương
quốc chính ở Đơng Nam Á” (Lịch sử 10), tơi mong muốn sẽ góp phần vào việc
giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học Lịch sử hiệu quả hơn, học sinh yêu thích,
hứng thú với tiết học hơn và đặc biệt các em được rèn luyện kĩ năng chủ động, sáng
tạo trong việc vận dụng những kiến thức lịc sử vào giả quyết các vấn đề thực tiễn.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp dạy học tích cực trong tiết học lịch
sử “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” (Lịch sử
10 – Cơ bản),
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ.
+ Phương pháp phỏng vấn.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu.
+ Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình dạy.
+ Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học.
+ Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.
+ Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hồn chỉnh cơng việc.

3
SangKienKinhNghiem.net


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghiên cứu về hứng thú, các nhà tâm lí học cho rằng: đây là thái độ đặc biệt
của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả
năng đem lại những khối cảm của cá nhân trong q trình hoạt động. Nó bểu hiện
trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt động.
Mặt khác, hứng thú bao giờ cũng dẫn đến một hiện tượng cụ thể hấp dẫn, nó gắn
liền với tình cảm con người. Trong bất cứ cơng việc gì, nếu có hứng thú làm việc,
con người sẽ có cảm giác dễ chịu, làm nảy sinh khát vọng và hành động có sáng
tạo. Ngược lại, nếu hứng thú khơng được thoả mãn sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực.
Đặc thù học tập lịch sử của bậc THPT là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện
lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân

tộc mà của cả thế giới từ cổ đến kim, từ cổ đại đến hiện đại. Khi học lịch sử thì yêu
cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ.
Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực
sự đạt được kết quả cao. Vì thế, bộ mơn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở
các em.
Theo tôi, để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu, trong giảng dạy bộ môn lịch sử ở
trường THPT giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh. Muốn vậy,
giáo viên phải tạo được hứng thú học tập của các em để các em dễ dàng tiếp thu
được kiến thức mà khơng bị gị ép.
II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Về phía giáo viên.
- Tình hình chung về giảng dạy mơn lịch sử ở trường: Đội ngũ giáo viên trẻ,
khoẻ, nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy. Có những giáo viên có kinh nghiệm nên
thông qua công tác dự giờ, thao giảng đã đóng góp ý kiến giúp cho bản thân rút
nhiều kinh nghiệm quý báu để vận dụng khi lên lớp.
4
SangKienKinhNghiem.net


- Hệ thống lược đồ, bản đồ trong các thư viện trường học tương đối đầy đủ, chất
lượng tốt cùng với hệ thống tư liệu trên mạng là kho đồ dùng trực quan đắc lực cho
giáo viên khai thác trong quá trình dạy học.
- Phần mềm tin học hỗ trợ cho giáo viên trong dạy học rất quan trọng nếu giáo
viên áp dụng một cách tích cực.
- Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện trong điều kiện Bộ
giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai chủ trương đổi mới mạnh mẽ tạo nên
luồng không khí mới cho mỗi cán bộ quản lí, giáo viên và cả học sinh.
- Tuy nhiên, mặc dù đã cải cách chương trình giảng dạy nhưng vẫn cịn một số bài
quá dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thức đối với cả giáo viên truyền thụ

lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Giáo viên phải dành nhiều thời gian nghiên
cứu để sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng từng kiểu bài và chắt
lọc những kiến thức trọng tâm dể bài dạy có hiệu quả. Một số giáo viên chưa thực
sự chưa quan tâm đến tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, chưa gây cho học
sinh được hứng thú thật sự để nâng cao chất lượng bộ mơn.
2.2.2. Về phía học sinh.
- Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cơ, có ý thức học tập tốt,
được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, các sách bài tập lịch sử...
- Trường THPT Cầm Bá Thước là một trường đóng trên địa bàn huyện miền
núi, nhiều em ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, gia đình hồn cảnh ảnh hưởng
rất lớn đến việc học tập.
- Đa số các em vẫn cịn thói quen học vẹt, thụ động nên không nắm được bản
chất của các sự kiện lịch sử vì vậy sẽ mau quên kiến thức đã học, hoặc có nhớ thì
cũng khơng thực sự chính xác, lơ-gic các sự kiện lịch sử.
- Ngồi ra, hiện nay vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ học sinh cịn xem nhẹ bộ
môn, coi lịch sử là bộ môn phụ, ngại học, ít chú ý đến nên có tư tưởng học đối phó
5
SangKienKinhNghiem.net


Để khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận lợi trên, là giáo viên
giảng dạy bộ môn lịch sử hơn 10 năm nay, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề để các bạn
đồng nghiệp cùng trao đổi, góp ý và rút kinh nghiệm: “Tạo hứng thú học tập cho
học sinh thơng qua các biện pháp tích cực trong dạy học bài “Sự hình thành và
phát triển các vương quốc chính ở Đơng Nam Á” (Lịch sử 10 – Cơ bản)”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Một số yêu cầu:
Trong quá trình thực hiện tiết dạy lịch sử, giáo viên cần phải xác định rõ nội
dung kiến thức cần truyền tải đến học sinh, đồng thời cần phải sử dụng các phương
pháp phù hợp với đặc trưng bộ mơn. Trong q trình triển khai kế hoạch tiết học,

giáo viên đặc biệt chú trọng việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Giáo viên cần lập kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho các em trong tiết dạy trước
đó để các em có hướng chuẩn bị bài học thật hiệu quả.
2.3.2. Lựa chọn nội dung cần giảng dạy:
Trong khóa trình lịch sử lớp 10 THPT chương trình cơ bản có 23 bài thuộc
kiến thức lịch sử thế giới, 16 bài thuộc kiến thức lịch sử Việt Nam. Trong q trình
giảnh dạy, nhóm chuyên môn thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên
nghiên cứu bài dạy cần thống nhất những nội dung dạy cụ thể cho từng từng bài,
phương pháp cơ bản cần áp dụng đối với mỗi bài. Trên cơ sở đó, mỗi giáo viên
trong nhóm tự xây dựng cho mình kế hoạch triển khai tiết dạy đầy đủ để xây dựng
được những tiết học hiệu quả nhất.
Đối với bài 8 “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đơng
Nam Á” (Lịch sử 10 – Cơ bản) – tiết 12 theo chương trình kế hoạch Nhà trường
THPT Cầm Bá Thước tôi lựa chọn những kiến thức cơ bản cần truyền tải, hướng
dẫn học sinh tiếp thu và khắc sâu sau:
- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ
ở Đông Nam Á.
- Sự ra đời và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
6
SangKienKinhNghiem.net


2.3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
a. Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử.
* Vận dụng tốt các phương pháp dạy học để biến nội dung bài học thành nguồn
hứng thú nhận thức của học sinh.
Trong thực tế dạy học, tôi thường sử dụng các phương pháp sau để tạo hứng thú
học tập lịch sử cho học sinh:
- Thông báo kiến thức: Chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh một số sự kiện.
- Kết hợp thông báo với gợi mở vấn đề.

- Nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh phân tích.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm…
Các phương pháp trên luôn được thay đổi phù hợp với nội dung từng bài, tránh việc
đơn điệu, dễ gây nhàm chán đối với học sinh.
* Sử dụng các mẩu chuyện lịch sử nhằm tăng tính hấp dẫn các tiết dạy, kích
thích hứng thú học tập của học sinh.
Kể chuyện là một biện pháp có tính giáo dục cao, kể chuyện dễ gây cho học
sinh những xúc động, làm cho học sinh cảm thấy như là đang được sống lại với
những sự kiện lịch sử ấy, nhất là những mẩu chuyện gần gũi với học sinh. Có thể
sử dụng các câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại và đặc biệt là những mẩu
chuyện liên quan đến lịch sử địa phương.
Yêu cầu kể chuyện phải liên quan đến các sự kiện lịch sử trong bài học, chính
xác và tránh những chi tiết li kỳ khơng có giá trị khoa học, khơng phù hợp với yêu
cầu học tập, không được quá dài làm ảnh hưởng đến thời gian lên lớp.
Sự hứng thú của học sinh khơng chỉ vì được cung cấp các sự kiện, chi tiết hay, hấp
dẫn mà cịn vì nội dung giáo dục của câu chuyện.
* Nâng cao hứng thú học tập của học sinh thông qua những lời văn, câu thơ.
Sử dụng những lời văn, câu thơ trong dạy học lịch sử là biện pháp rất thiết
thực đối với bộ môn. Nó giúp cho học sinh tiếp nận kiến thức một cách dễ dàng mà
không cảm thấy khô khan, nhàm chán.
7
SangKienKinhNghiem.net


* Sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử.
Khi đã xây dựng được bản đồ, việc sử dụng như thế nào trong dạy học lịch sử
cũng là yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả dạy học. Muốn sử dụng có
hiệu quả yêu cầu người giáo viên phải tuân theo quy trình sau:
- Xác định mục đích của việc sử dụng bản đồ.
- Hiểu rõ những kiến thức lịch sử, địa lí được thể hiện trên bản đồ: Tên bản đồ, đọc

chú giải trên bản đồ để biết được kí hiệu, quy ước, kí hiệu biểu tượng địa lí, lịch sử
biểu tượng trên bản đồ….
- Cách tiến hành bài giảng khi sử dụng bản đồ lịch sử (Chú ý cách treo, cách chỉ
bản đồ).
* Sử dụng phần mềm Power Point nhằm nâng cao hứng thú học tập của học
sinh trong dạy học lịch sử.
Hiện nay, công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong trường học nhằm
hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh ngày càng có hiệu quả hơn. Vì
vậy, trong q trình giảng dạy tơi thường sử dụng phần mềm Power Point với mục
đích chủ yếu là bổ sung thêm nguồn tư liệu (phim, ảnh, tư liệu…), đồ dùng trực
quan (lược đồ, sơ đồ…) giúp học sinh tái hiện phần nào về lịch sử đã trải qua nhằm
tăng thêm hứng thú nhận thức cho học sinh.
* Sử dụng biện pháp nhập vai nghề tương lai: ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch…
“Học đi đơi với hành”, “lí thuyết gắn liền với thực tiễn”, đặc biệt trong chương
trình giáo dục hiện nay của đất nước, tất cả các nhà trường đều có nhiệm vụ định
hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh nên đây là trách nhiệm đối với các giáo
viên chủ nhiệm và tất cả các giáo viên bộ môn. Việc phát hiện khả năng, năng
khiếu của học sinh là rất quan trọng, vì thế trong mỗi tiết dạy, trong quá trình giảng
dạy học sinh, giáo viên cần tổ chức một số các hoạt động phù hợp vừa để phát huy
tính tích cực, chủ động trong học tập, vừa phát hiện năng lực, khả năng của mỗi
học sinh để giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
8
SangKienKinhNghiem.net


b. Để đưa lý thuyết vào thực tiễn, tôi xin minh hoạ cụ thể bằng một tiết học trong
khố trình lịch sử lớp 10 (Chương trình cơ bản).
Tiết 12.
BÀI 8. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH
Ở ĐÔNG NAM Á

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết được những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các
vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Sự ra đời và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
2. Kỹ năng:
Rèn HS kỹ năng khái qt hóa sự hình thành và phát triển của các quốc gia
Đông Nam Á, kỹ năng lập bảng thống kê về sự phát triển của các quốc gia Đông
Nam Á qua các thời kỳ lịch sử.
3. Thái độ:
Nâng cao tình đồn kết giữa các nước Đơng Nam Á và trân trọng những giá trị
lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
+Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng
lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
+Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái tạo hiện tượng, sự kiện lịch sử.
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh.
- Biết thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử như đánh giá về những
thành tựu kinh tế, văn hóa của các vương quốc Đơng Nam Á thời kì phát triển…
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY-HỌC
1.Giáo viên:
- Tranh ảnh về con người và đất nước Đông Nam Á thời cổ và phong kiến.
9
SangKienKinhNghiem.net


- Lược đồ châu Á, lược đồ về các quốc gia Đông Nam Á.
- Giáo án Power Point.
2. Học sinh

- Nguyên cứu nội dung bài học.
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, đàm thoại, phân tích, miêu tả, tường thuật, so sánh …
- Trong tiết thực nghiệm này, tôi khai thác Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ
đại và phong kiến và sử dụng những tranh ảnh tư liệu trên màn chiếu.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ HOẠT ĐỘNG CHỨC HỌC TẬP
*Ổn định tổ chức lớp.
*Kiểm tra bài cũ.
*Bài mới.
A. KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:
Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực lịch sử địa lý – văn hóa riêng biệt.
Trên cơ sở phát triển đồ sắt và kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, từ những thế kỷ
đầu của Công nguyên, các vương quốc cổ đầu tiên đã được hình thành ở Đơng Nam
Á; tiếp đó khoảng thế kỷ IX – X, các quốc gia Đông Nam Á được xác lập và phát
triển thịnh đạt vào thế kỷ X – XV.
2. Phương thức:
Giáo viên đưa lên màn chiếu Lược đồ các quốc gia Đông Nam Ávà lá cờ biểu
tượng của một tổ chức khu vực Đông Nam Á (phụ lục) và hỏi: Em hãy cho biết đây
là khu vực nào? Hiện nay khu vực này có bao nhiêu quốc gia, hãy kể tên các quốc
gia đó?
Học sinh trả lời theo hiểu biết sau đó giáo viên giới thiệu dẫn dắt vào bài: Đây
là khu vực Đông Nam Á – Hiện nay Đông Nam Á là một khu vực phát triển khá
thịnh vượng. Tổ chức ASEAN là tổ chức liên kết khu vực đã có nhiều đóng góp
10
SangKienKinhNghiem.net


quan trọng vào sự phát triển của các nước trong khu vực, sự hưng thịnh của khu

vực và thế giới.. Vậy để có Đơng Nam Á phát triển hiện nay, chúng ta khơng thể
khơng biết đến cội nguồn của nó. Hơm nay, cơ trị ta sẽ ngược về q khứ tìm hiểu
về Đơng Nam Á thời cổ đại và phong kiến xem các nước Đông Nam Á thời xa xưa
đã hình thành và phát triển như thế nào nhé.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Sau khi giới thiệu nội dung chính của bài học, giáo viên triển khai kế hoạch bài
học:
Mục tiêu và phương thức hoạt động

Gợi ý sản phẩm

Hoạt động 1:

1. Sự ra đời của các

* Mục tiêu: Tìm hiểu sự ra đời của các vương quốc cổ Vương quốc cổ ở
Đông Nam Á.

ở Đông Nam Á.
* Phương thức:
Hoạt động 1.1. Cả lớp, cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo lược đồ tự nhiên của
khu vực Đông Nam Á lên bảng và để triển khai hiệu quả
phương pháp liên môn, giáo viên nhờ một giáo viên dạy

môn Địa lí lên giới thiệu một vài nét về điều kiện tự nhiên * Điều kiện tự nhiên:
của khu vực. (vì là tiết nghiên cứu bài học nên có sự - Địa hình bị chia cắt
chuẩn bị trước)

bởi núi, rừng và biển


- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát lược đồ

- Khí hậu: Gió mùa,

- Báo cáo sản phẩm: Giáo viên địa lí giới thiệu dựa trên thuận lợi cho sự phát
triển của cây lúa nước

lược đồ.

và nhiều loại cây trồng
khác.

Hoạt động 1.2. Cả lớp, cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên nêu câu hỏi: Từ phần
trình bày của cô giáo, em hãy cho biết điều kiện tự nhiên
11
SangKienKinhNghiem.net


của khu vực tạo thuận lợi và khó khăn gì đối với cư dân ở
đây ?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc SGK,
quan sát lược đồ, suy nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.

* Điều kiện hình thành
các vương quốc cổ:


Sau đó, Giáo viên trình bày: Đơng Nam Á là một trong
những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Qua nghiên
cứu, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết cư trú của
con người thời kì đồ đá. Vậy trải qua thời nghuyên thủy
họ đã tiến lên xã hội cổ đại như thế nào?
Hoạt động 1.3. Cả lớp, cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên nêu câu hỏi: Qua việc
chuẩn bị bài, hãy nêu điều kiện hình thành các vương -Kĩ thuật: Đầu cơng
ngun đồ săt xuất

quốc cổ ở Đông Nam Á?

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc SGK, hiện.
suy nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời.
- Giáo viên nhận xét, giải thích: Học bài trước, các em
biết đồ sắt có tác dụng như thế nào rồi (làm tăng năng suất - Kinh tế: Sản xuất
lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển…). Giáo viên cho nông nghiệp là chính,
học sinh quan sát tranh ảnh về một số các hoạt động kinh ngồi ra hình thành
tế và Lược đồ các tuyến đường buôn bán của khu vực một số nghề thủ công
Đông Nam Á cổ đại (phụ lục) và khẳng định: Sự phát truyền

thống:

dệt,

triển kinh tế là cơ sở chính cho sự ra đời các vương quốc gốm…,

buôn


bán

đường biển phát triển.

cổ ở Đông Nam Á.
12
SangKienKinhNghiem.net


Giáo viên: Bên cạnh các yếu tố trên, một yếu tố khá quan
trọng để hình thành các quốc gia này là sự ảnh hưởng của
nền văn hóa Ấn Độ. Giáo viên yêu cầu học sing nhớ lại
kiến thức của bài trước: Văn hóa Ấn Độ phát triển rực rỡ,
nó lan tỏa, và ảnh hưởng nhiều nơi, đặc biệt là khu vực -Văn hóa: Ảnh hưởng
Đơng Nam Á như: Phật giáo, Hin-đu giáo, chữ viết, kiến văn hóa Ấn Độ.
trúc…Trên cơ sở ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, các nước
Đơng Nam Á đã tiếp thu, vận dụng để sáng tạo văn hóa
dân tộc mình
Hoạt động 1.4. Cả lớp, cá nhân

* Sự ra đời:

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên nêu câu hỏi: Vậy trên Khoảng 10 thế kỉ sau
những cơ sở đó, các quốc gia cổ đã ra đời trong khoảng công nguyên, hàng loạt
thời gian nào? Hãy chỉ trên lược đồ các quốc gia cổ mới các quốc gia nhỏ hình
ra đời và nêu đặc điểm chính trị của các vương quốc cổ thành và phát triển:
đó?

Cham-pa, Phù Nam,


- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc SGK, Chân Lạp…
quan sát lược đồ, suy nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời, chỉ lược đồ.
- Giáo viên nhận xét và chốt: Đặc điểm chính trị: Các
vương quốc còn nhỏ bé, phân tán trên địa bàn hẹp, sống
riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp lẫn nhau. Đay là nguyên
nhân dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc cổ để rồi trên
cơ sở đó hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc sau
này.
Hoạt động 2:

2. Sự hình thành và

* Mục tiêu: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của phát triển của các
quốc gia phong kiến

các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
13
SangKienKinhNghiem.net


* Phương thức:

Đông Nam Á

Hoạt động 2.1. Cả lớp, cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình bày: Trong * Thời kì hình thành:
khoảng thời gian từ thế kỷ VII đến X, ở Đông Nam Á đã Từ thế kỉ VII – thế kỉ
hình thành một số quốc gia lấy một dân tộc đơng nhất làm X hình thành một số
nòng cốt, thường gọi là các quốc gia phong kiến dân tộc.


quốc gia phong kiến

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu thời gian hình thành, chỉ “dân tộc”: Vương quốc
trên lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong Cam-pu-chia,

các

kiến (phụ lục) tên gọi và vị trí từng nước: Vương quốc vương quốc của người
Campuchia của người Khơ-me, các vương quốc của người Môn, người Miến ở hạ
môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê – Nam, người In- lưu sông Mê Nam, của
đô-nê-xi-a ở đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va…và giải thích vì người In-đơ-nê-xi-a…
sao lại gọi là quốc gia phong kiến dân tộc?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, quan sát
lược đồ , suy nghĩ câu hỏi
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi, chỉ lược đồ vị trí
các vương quốc phong kiến thời kì hình thành.
Hoạt động 2.2. Cả lớp, cá nhân.
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên nêu câu hỏi: Các quốc
gia phong kiến Đông Nam Á phát triển thịnh đạt trong * Thời kì phát triển:
khoảng thời gian nào? Hãy nêu sự phát triển của một số - Thời gian: Từ nửa
vương quốc phong kiến tiêu biểu cho thời kì này? Sự kiện sau thế kỉ X đến nửa
nào đánh dấu mốc phát triển của lịch sử khu vực? Biểu đầu thế kỉ XVIII.
- Các quốc gia tiêu

hiện?

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc SGK, biểu:
suy nghĩ câu hỏi


+ In-đô-nê-xi-a: thống

- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

nhất và phát triển hùng
14

SangKienKinhNghiem.net


- GV nhận xét và nhấn mạnh:

mạnh: vương triều Mô-

+ Thế kỷ XIII là mốc quan trong trong quá trình phát triển giơ-pa-hít
của lịch sử khu vực bởi vì: Bị dồn đẩy do cuộc xâm lược + Đông Dương: Đại
của quân Mông Cổ, một bộ phận người Thái di cư xuống Việt và Cham-pa phát
phía Nam lập nên các vương quốc nhỏ, đến thế kỷ XIV triển,

Ăng-co

huy

thống nhất lập Vương quốc Thái. Một nhóm người Thái hồng.
khác xuống phía trung lưu sông Mê Công (người Lào + Pa-gan thống nhất và
Lùm) lập nên Vương quốc Lan Sang vào giữa thế kỷ XIV. phát triển.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ: Ở Việt Nam, thế kỉ +
XIII sự phát triển được đánh bằng những biểu hiện nào?

Su-khô-thay,


Lan

Xang ra đời.

Học sinh liên hệ kiến thức lịch sử dân tộc và trả lời: Nước
Đại Việt thời Trần phát triển cả về kinh tế, ổn định chính
trị. Đặc biệt vua tơi nhà Trần đã đồng lòng đánh bại 3 lần
xâm lược của quân giặc Mông - Nguyên giữ vững độc lập
dân tộc.
Hoạt động 2.3. Cặp đôi:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt

Biểu hiện phát triển:

động theo cặp đơi hồn thành bảng kiến thức (theo mẫu) - Kinh tế: Phát triển
về biểu hiện phát triển thịnh đạt của các vương quốc thịnh
phong kiến Đông Nam Á. (Phiếu học tập – phần phụ lục)

vượng,

hình

thành nững vùng kinh

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động tế qua trọng, cung cấp
theo cặp đơi hồn thành phiếu học tập.

gạo, cá, sản phẩm thủ


- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

công, sản vật thiên

- GV nhận xét hoạt động của học sinh và chốt kiến thức.

nhiên…
- Chính trị: Bộ máy
nhà nước phong kiên

15
SangKienKinhNghiem.net


Hoạt động 2.4. Cả lớp và cá nhân:

chuyên chế trung ương

- Chuyển giao nhiệm vụ: Tiết trước cơ có giao nhiệm vụ tập quyền ổn định, chặt
cho các em về tìm hiểu các cơng trình kiến trúc của một số chẽ.
nước Đông Nam Á: Khu đô thị cổ Pa-gan Mi-an-ma), Khu - Văn hóa: Xây dựng
đền tháp Bơ-rơ-bu-đua (In-đơ-nê-xi-a) (phụ lục). Bây giờ nền văn hóa dân tộc
cơ trị ta sẽ đóng vai là những du khách tham quan, mời mang nét riêng, đóng
một số em nhập vai là hướng dẫn viên du lịch đưa các du góp vào kho tàng văn
khách đến chiêm ngưỡng một số cơng trình văn hóa đặc hóa chung giá trị tinh
sắc của Mi-an-ma, In-đơ-nê-xi-a.

thần độc đáo.

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh nhập vai

hướng dẫn viên du lịch qua màn ảnh nhỏ. (Hình ảnh và tư
liệu: phụ lục)
- Báo cáo sản phẩm: Học sinh sử dụng bài thuyết trình đã
chuẩn bị trước giới thiệu về Khu đô thị cổ Pa-gan Mi-anma), Khu đền tháp Bơ-rơ-bu-đua (In-đơ-nê-xi-a) tạo
khơng khí sơi nổi, tăng thêm sức hấp dẫn của tiết học.
- GV nhận xét hoạt động của học sinh và khích lệ các em:
Các em vừa được vãn cảnh, chiêm ngưỡng một số nơi do
các hướng dẫn viên du lịch của lớp ta. Hi vọng rằng sau
khi được làm quen, học tập dưới mái trường THPT Cầm
Bá Thước, các em ra trường sẽ trở thành những hướng dẫn
viên du lịch thực thụ - một ngành đang có sức hút rất lớn
hiện nay.
Ngồi các cơng trình trên, thời kì này ở các nước Đơng
Nam Á cịn có rất nhiều những cơng trình kiến trúc tuyệt
mĩ như: Chùa Một Cột, Tháp Chăm (Việt Nam), Chùa
Vàng (Mi-an-ma), Thạt Luổng (Lan Xang), Ăng-co-vát và * Thời kì suy thoái:
16
SangKienKinhNghiem.net


Ăng-co-thom (Cam puchia) … (phụ lục).

Từ nửa sau thế kỉ
XVIII -> giữa thế kỉ

Hoạt động 2.4. Cả lớp và cá nhân:

XIX trở thành thuộc

Giáo viên giới thiệu và chốt kiên thức thời kì suy thối địa của các nước tư

của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.

bản phương Tây.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa lịch sử ra đời và phát triển của các
vương quốc cổ và phong kiến Đông Nam Á.
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Giáo viên sử dụng sơ đồ các giai đoạn phát triển của
lịch sử Đông Nam Á (từ đầu công nguyên đến thế kỉ XIX).
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát sơ đồ để tóm tắt các giai đoạn và
hồn thành bài tập.
- Báo cáo sản phẩm: Học sinh tóm tắt các giai đoạn nội dung bài học và lựa chọn
đáp án đúng.
- Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét đánh giá việc thực hiện bài tập của HS.
3. Dự kiến sản phẩm:
3.1. Sơ đồ:
Hình thành
Đầu CN

Phát triển

Suy thối

TKVII
TKX

Hình thành các
quốc gia cổ đại


17
SangKienKinhNghiem.net

TKXVIII TKXIX


3.2. Bài tập trắc nghiệm khách quan:
Câu 1. Từ thế kỉ I đến thế kỉ X, ở Đông Nam Á đã hình thành
A. các quốc gia dân tộc.
B. chế độ phong kiến.
C. các quốc gia cổ đại.
D. các quốc gia phát triển.
Câu 2. Cơ sở bên trong dẫn đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á
đầu công nguyên là
A. sự phát triển của các ngành kinh tế.
B. sự tiếp thu và sáng tạo văn hóa Ấn Độ.
C. sự phát triển của nền nơng nghiệp lúa nước.
D. sự ra đời và của thủ công và ngoại thương.
Câu 3. Nét nổi bật của văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á là
A. tiếp thu bên ngồi, sáng tạo văn hóa riêng độc đáo.
B. chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.
C. chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.
D. nền văn hóa mang tính bản địa hoàn toàn.
Câu 4. Các quốc gia phong kiến Đơng Nam Á được hình thành trên cơ sở
A. đồ sắt ra đời và sự ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.
B. sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.
C. lưu vực các con sông lớn như Mê Nam, Mê Kông...
D. lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: Biểu hiện phát triển khu vực Đông nam Á hiện nay.

2. Phương thức.
- Chuyển giao nhiệm vụ: Trải qua những thăng trầm của lịch sử, khu vực
Đông Nam Á hiện nay phát triển như thế nào? Dựa trên sự hiểu biết của em về khu
18
SangKienKinhNghiem.net


vực, hãy viết một bài luận kể về những đóng góp tồn diện của khu vực đối với sự
phát triển của nhân loại thời kì hiện nay.
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: thực hiện tại nhà.
- Báo cáo sản phẩm: các bài viết.
- Nhận xét, đánh giá:
3. Gợi ý sản phẩm: Bài viết dưới dạng bài luận về các lĩnh vưc: Kinh tế,
chính trị, văn hóa, ngoại giao...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Để kiểm nghiệm trong thực tiễn tính hiệu quả của đề tài, tơi đã tiến hành thực
nghiệm ở 2 lớp (10B2 và 10C1 trường THPT Cầm Bá Thước). Kết quả thực
nghiệm là bằng chứng đánh giá hiệu quả việc sử dụng những biện pháp tích cực
nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử.
Cách thức tiến hành: Tôi chuẩn bị 2 giáo án.
- Giáo án 1: Soạn theo cách thông thường, không chú trọng việc tạo hứng thú cho
học sinh trong quá trình giảng dạy - thực hiện ở lớp 12B2.
- Giáo án 2: Giáo án thực nghiệm.
Sau khi tôi cho 2 lớp làm bài kiểm tra với cùng một câu hỏi: “Trình bày những
nét chính về sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam
Á”?
Kết quả thu được như sau:
Kết quả
Khá
Trung bình

Số
Số
%
%
lượng
lượng

Tên lớp

Sĩ số
học
sinh

10C1
Thực
nghiệm

40

14

35

20

50

6

15


0

10B2
Đối chứng

42

6

14.3

10

23.8

22

52.4

4

Giỏi
Số
%
lượng

19
SangKienKinhNghiem.net


Yếu
Số
%
lượng

9.5


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử là việc làm cần thiết đối với tất
cả các môn học trong trường phổ thơng, trong đó đặc biệt quan trọng đối với bộ
mơn lịch sử. Nó giúp cho học sinh nhẹ nhàng, chủ động hơn trong việc tiếp thu,
lĩnh hội kiến thức lịch sử.Vì vậy, hiệu quả học tập của học sinh sẽ cao hơn, các em
sẽ nắm được kiến thức lịch sử một cách có hệ thống và u thích hơn đối với bộ
môn lịch sử.
Trên đây là ý tưởng của tôi về việc tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học
lịch sử đối với một tiết học cụ thể trong khố trình lịch sử lớp 10, tuỳ theo từng bài
giảng, từng nội dung giáo viên có thể tự sử dụng các phương pháp linh hoạt để đạt
hiệu quả giờ học cao nhất.
Rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học và đồng nghiệp để đề
tài được vận dụng vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao.
3.2. Kiến nghị.
Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Tạo hứng thú học tập cho học sinh
thông qua các biện pháp tích cực trong dạy học bài “Sự hình thành và phát triển
các vương quốc chính ở Đơng Nam Á” (Lịch sử 10 – Cơ bản)”, tôi xin đề xuất
một số ý kiến sau:
- Các cấp lãnh đạo và giáo viên phải quan tâm thật sự tới chất lượng đại trà
của học sinh.
- Các giáo viên giảng dạy phải có ý thức thường xun trau dồi tri thức và

tìm tịi những sáng kiến mới có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm từng nơi để áp
dụng vào trong giảng dạy.
- Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi mang tính chất vừa chơi, vừa học, vừa
thể hiện sự hiểu biết, vừa tạo điều kiện để học sinh bộc lộ năng khiếu khác của
mình.
20
SangKienKinhNghiem.net



×