Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

GDDDDP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.08 KB, 20 trang )

Tuần: 28
Tiết:

Ngày soạn: 02/04/2022
Ngày day: 06/04/2022
Bài 9: NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐẮK LẮK
(lớp 6, 2 tiết)

1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:
1
2
3

- Kể tên được một số nghề truyền thống ở Đắk Lắk.
- Liệt kê được sản phẩm đặc trưng của nghề truyền thống.
- Nêu được giá trị của nghề truyền thống đối với đời sống của người dân ở

Đắk Lắk.
- Có thái độ tôn trọng đối với người làm nghề truyền thống, thực hiện các
hành động văn hóa phù hợp để quảng bá, giới thiệu và có ý thức giữ gìn nghề truyền
thống ở địa phương.
5
- Xác định các phẩm chất và kĩ năng phù hợp với nghề truyền thống
- Vẽ được sơ đồ thể hiện những việc em đã và đang làm để thực hiện ước muốn
làm nghề truyền thống yêu thích
4

2. Thời gian: 2 tiết
3. Địa điểm: lớp học
4. Phương tiện, thiết bị dạy học cần chuẩn bị
* Chuẩn bị của giáo viên:


- Ảnh minh họa các nghề truyền thống, video (link: Từ 01:38 đến 05:05) (Khởi động).
- Bài đọc về nghề truyền thống ở Đắk Lắk (hoạt động khám phá).
- Mẫu liệt kê các sản phẩm nghề truyền thống ở địa phương (hoạt động
khám phá).
- Mẫu liệt kê giá trị của nghề truyền thống đối với người dân ở Đắk Lắk
(hoạt động khám phá).
- Bản đồ du lịch tỉnh Đắk Lắk
* Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu trước thông tin liên quan đến nội dung bài học: nghề truyền thống ở
Đắk Lắk; vai trị và tình hình hoạt động nghề truyền thống đối với đời sống Nhân dân và
sự phát triển kinh tế của địa phương (tỉnh/huyện/xã); một số giải pháp bảo tồn và phát
triển nghề làm Gốm ở Đắk Lắk.
- Tìm hiểu trước ở nhà (Từ sự hỗ trợ của người thân, mạng internet… về một vài
nghề truyền thống gần nơi em ở (Nghề mây tre đan ở Xã Ea Knuếch – Huyện Krông Pắc,
nghề làm rượu cần ở buôn Yung – Xã Ea Yông …)


5. Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
* Mục tiêu: HS kể được tên một số nghề truyền thống ở Đăk Lăk mà em biết.
* Nội dung: Cho học sinh xem video giới thiệu về nghề truyền thống ở Đăk Lăk.
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS theo dõi video để biết được một số nghề
truyền thống ở tỉnh Đăk Lăk.
Thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhắc HS nghiêm túc theo dõi, tham gia học tập
- Mở video (Lưu ý khoảng thời gian cần chiếu)
Thảo luận:
- Em hãy kể tên một số nghề truyền thống ở Đăk Lăk mà em nghe được sau khi

xem video?
- Ở gần nơi em có nghề truyền thống nào trong số các nghề em nghe được? Ở đâu?
Hoạt động 2: Khám phá (30 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nắm được kiến thức mới về:
1. Nghề truyền thống ở Đắk Lắk
2. Giá trị của nghề truyền thống ở Đắk Lắk
* Nội dung: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đoạn ngữ liệu phần khám phá
trong sách giáo khoa kết hợp quan sát hình ảnh để hồn thành Phiếu học tập
* Sản phẩm: Phiếu học tập, mô tả các nghề truyền thống và giá trị của các nghề
truyền thống
* Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu mục tiêu chủ yếu của hoạt động
Thực hiện nhiệm vụ:
- GV gọi HS đọc thông tin SGK
- GV giới thiệu thêm về các nghề và các địa danh được liệt kê; Các giá trị mà nghề
truyền thống mang lại (lưu ý vai trò của nghề truyền thống tham gia vào việc nâng cao
chuỗi giá trị du lịch về nguồn, du lịch sinh thái … mang lại)


- Chia lớp thành 4 nhóm để hoạt động liệt kê tên sản phẩm của nghề truyền thống
tiêu biểu ở Đắk Lắk: Gồm nghề dệt thổ cẩm; Làm rượu cần; mây tre đan; gốm và các giá
trị của nghề truyền thống đối với đời sống của người dân ở Đắk Lắk.
Thảo luận:
- Yêu cầu HS nêu tên một số nghề truyền thống trên địa phương (kèm địa danh)
- Các nhóm nêu kết quả liệt kê
- Ghi vở các nội dung cần thiết.
Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét hoạt động
- Nhận xét về ý thức, thái độ tham gia học tập
- Các câu trả lời
- Kết quả ghi vở …

(Cuối tiết 1: GV nhắc HS học các nội dung đã ghi chép; Tìm hiểu thêm về các
nghề truyền thống theo các từ khoá cụ thể trong bài học… để chuẩn bị cho tiết học sau)
Hoạt động 3: Thực hành (30 phút)
Hoạt động 3.1: Tổ chức trị chơi: Nghề gì - Ở đâu?
* Mục tiêu: Học sinh nêu được các nghề truyền thống từ các địa danh trên tỉnh
Đăk Lăk
* Nội dung: Thực hiện một trị chơi, trong đó có sự liên hệ giữa các vị trí địa lí
trên bản đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk với các làng, bn nghệ truyền thống
* Sản phẩm:
- Các câu trả lời của học sinh.
- Mức độ tích cực tham gia của số HS trong lớp.
* Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS thông qua một số câu hỏi:
+ Kể tên các nghề truyền thống ở địa phương?
+ Tên của một số địa danh trên địa bàn Tỉnh có làng, bn có nghề truyền thống.


Thực hiện nhiệm vụ:
- Chia nhóm học tập (tham gia chơi); Cử nhóm trọng tài …
- Chiếu lên màn hình các yêu cầu của hoạt động, quy tắc tham gia …
- Gắn Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk lên bảng.
- Chiếu câu hỏi (Ở huyện Cư M’gar có nghề truyền thống gì? Gốm là nghề truyền
thống của địa phương nào …???)
- Các Nhóm nghe câu hỏi, phất cờ giành quyền trả lời
Nhận xét, đánh giá:
- GV hoặc nhóm trọng tài thông báo kết quả
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động, khuyến khích, ghi điểm …
Hoạt động 3.2: Mơ tả nghề truyền thống mà em yêu thích
* Mục tiêu: Giúp HS nêu được và mô tả được nghề truyền thống mà cá nhân thích.

* Nội dung: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập cá nhân
* Sản phẩm: Phiểu học tập
* Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: Giới thiệu nhiệm vụ phải thực hiện
Thực hiện nhiệm vụ: Phát phiếu, yêu cầu cá nhân hoàn thành (Lưu ý HS: Hãy ghi
theo ý kiến cá nhân)
Mô tả nghề truyền thống mà em yêu thích theo bảng sau:
Tên nghề
truyền
thống

Giá trị nghề
truyền thống
(đối với đời sống
văn hóa, kinh tế
của người dân địa
phương)

Sản phẩm của
nghề truyền
thống
(chất liêu, mẫu
mã, chủng loại
sản phẩm)

Thảo luận:
- Gọi 1 số HS đọc nội dung phiếu của mình.
- Gọi HS khác nhận xét về nội dung

Những phẩm

chất kỹ năng
cần có của
người làm
nghề truyền
thống

Thực trạng
nghề truyền
thống hiện
nay


Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét, đánh giá hoạt động, gợi mở, khuyến khích các ý kiến
sáng tạo, xác đáng của HS.
Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi thể hiện việc làm để
thực hiện ước muốn làm nghề truyền thống.
* Nội dung: Hoàn thành phần Vận dụng
* Sản phẩm học tập: Mục 1 và 2, phần vận dụng: Câu hỏi (của phóng viên) và câu trả lời
của HS
* Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu nội dung hoạt động
Thực hiện nhiệm vụ:
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, vẽ vào vở học Sơ đồ thể hiện việc em đã và đang làm để
thực hiện ước muốn làm nghề truyền thống

Tổ chức thảo luận:
- Cử HS làm Phóng viên.



- Mời Phóng viên hỏi một số HS khác trong lớp (khoảng 05 em) về nội dung đã hoàn
thành trong sơ đồ.

Nhận xét, đánh giá; GV nhận xét về các việc HS đã thể hiện (Bao gồm người hỏi và
người trả lời), nêu một vài câu hỏi sâu sắc, cách thể hiện câu hỏi, cách trình bày câu trả
lời …
Hoạt động 5: Tổng kết và đánh giá (5 phút)
- Giáo viên đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: Kể tên các địa phương có nghề truyền
thống, như nghề dệt thổ cẩm, nghề Gốm truyền thống, nghề mây tren đan, nghề nấu rượu
cần ... trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
GV: Em cần có hành động gì để thể hiện sự tôn trọng đối với các nghệ nhân làm các
nghề truyền thống và sẽ làm gì để góp phần giữ gìn các nghề truyền thống ở quê hương
mình?
- Một số học sinh trả lời câu hỏi và chia sẻ trước lớp cảm nhận khi đã thực hiện các
hành động.
- Cho các nhóm học sinh khác nhận xét đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Phụ lục:


Tuần: 29

Ngày soạn: 08/04/2022


Tiết:

Ngày day: T 1: 13/04/2022
T 2: 14/04/2022


BÀI 10. NGHỀ THỔ CẨM Ở ĐĂK LĂK
Môn giáo dục địa phương lớp 6. Thời gian: 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực
Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:
- Giới thiệu được nghề làm Gốm ở Đắk Lắk.
- Trình bày được đặc điểm, quy trình nghề làm Gốm ở Đắk Lắk.
- Nêu được vai trị và tình hình hoạt động của nghề làm Gốm ở Đắk Lắk.
2. Phẩm chất
- Có ý thức giữ gìn bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm ở Đak Lăk
II. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Video minh hoạ các hoạt động làm thổ cẩm (Mở đầu).
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu trước thơng tin liên quan đến nội dung bài học: Bài 10. Nghề làm thổ
cẩm ở Đắk Lắk.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. MỞ ĐẦU: (10 phút)
1. Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu
các vấn đề trong bài học.
2. Nội dung: Video minh họa và các câu hỏi sau:
- Em hãy cho biết đây là hoạt động gì ở tỉnh ĐăkLắk
- Kể tên những địa danh ở ĐắkLăk mà em biết có hoạt động trên
3. Sản phẩm:
- Hoạt động ở video là đang dệt thổ cẩm


- Tên các địa danh dệt thổ cẩm ở ĐắkLắk: Buôn Kna, xã Cư M’gar, huyện Cư
M’gar; buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, buôn Moa, xã CưHuê,

huyện EaKar, Buôn Ciết Xã Ea tiêu Huyện Cưkuin; …
4. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
+ Quan sát hình video thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
-+Em hãy cho biết đây là hoạt động gì ở tỉnh ĐăkLắk
+ Kể tên những địa danh ở ĐắkLăk mà em biết có hoạt động trên
- HS thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát, thảo luận, trình bày, gv theo dõi uốn nắn kịp thời.
- GV nhận xét, kết luận theo phần “Sản phẩm”.
B. KIẾN THỨC MỚI. (65 phút)
1. Mục tiêu:
- Giới thiệu được sơ lược về nghề dệt thổ cẩm ở ĐẮK LẮK
- Trình bày được quy trình dệt thổ cẩm ở Đak Lăk
- Nêu được vai trò, tình hình hoạt động của nghề dệt thổ cẩm ở Đak Lăk
- Nêu được các biện pháp bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Đak Lăk
- Có ý thức giữ gìn bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm ở Đak Lăk
2. Nội dung:
- Quy trình dệt vải thổ cẩm
- Vai trị và tình hình hoạt động
- Biện pháp bảo tồn và phát triển
3. Sản phẩm:
Quy trình dệt vải thổ cẩm:
Trồng bơng – kéo sợi – quay sơi – nhuộm màu sợi – dệt vải, khăn, áo,...
Vai trị và tình hình hoạt động
- Đời sống của người dân ở địa phương được nâng cao, tạo cơ hội việc làm, tăng
thu nhập gia đình


- Phát triển du lịch địa phương
Biện pháp bảo tồn và phát triển

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề tại chỗ, hỗ trợ vốn, xây dựng vùng nguyên
liệu, định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh các hoạt động các hoạt động
xúc tiến thương mại
- Vận động các nghệ nhân sử dụng nguyên liệu cổ truyền, tạo ra những mẫu mã
sản phẩm mới , có chất lượng để xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của địa
phương mình.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm
Đọc thơng tin trong bài ở mục 1. và quan sát hình ảnh, em hãy hồn thành các
nhiệm vụ sau:
a. Trình bày quy trình của nghề dệt thổ cẩm ở ĐắkLắk
Trồng bông

?

?

?

?

b. Đọc thông tin mục 2. nêu vai trị và tình hình hoạt động của nghề dệt thổ cẩm ở
ĐắkLắk theo các gợi ý:
+ Vai trò của nghề thổ cẩm đối với: đời sống của người dân ở địa phương; Phát
triển du lịch
+ Tình hình hoạt động của nghề thổ cẩm: Tình hình phát triển; Sản phẩm; Môi
trường làm việc.


c. Đọc thông tin mục 3. nêu một số biện pháp bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ

cẩm ở ĐắkLắk
- HS thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát, thảo luận, trình bày, gv theo dõi uốn nắn kịp thời.
- GV nhận xét, kết luận như phần “Sản phẩm”.
C. LUYỆN TẬP (10 phút)
1. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
2. Nội dung:
Câu 1. Kể tên 4 địa danh làm nghề dệt thổ cẩm ở tỉnh Đắk Lắk?
Câu 2. Em cho biết quy trình dệt vải thổ cẩm?
Câu 3. Nêu vai trò của nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk?
Câu 4. Nêu biện pháp bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Đăk Lăk?
3. Sản phẩm:
Câu 1: Buôn Kna, Cư M’gar; buôn Tơng Jú, Buôn Ma Thuột, buôn Moa, EaKar,
Buôn Ciết Xã Ea tiêu, Cưkuin;
Câu 2: Trồng bông - kéo sợi - quay sợi - nhuộm màu sợi - dệt vải, khăn, váy, áo
Câu 3:
- Đời sống của người dân ở địa phương được nâng cao, tạo cơ hội việc làm, tăng
thu nhập gia đình
- Phát triển du lịch địa phương
Câu 4:
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề tại chỗ, hỗ trợ vốn, xây dựng vùng nguyên
liệu, định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh các hoạt động các hoạt động
xúc tiến thương mại
- Vận động các nghệ nhân sử dụng nguyên liệu cổ truyền, tạo ra những mẫu mã
sản phẩm mới , có chất lượng để xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của địa
phương mình.
4. Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 3 đội chơi trả lời các câu hỏi luyện tập:
- HS thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận, trả lời.



- GV nhận xét, kết luận như phần “Sản phẩm”. Mỗi câu đúng được ghi 10 điểm
- Khen ngợi đội về nhất, tuyên dương các đội còn lại
D. VẬN DỤNG (5 phút)
1. Mục tiêu:
- Vận dụng và khắc sâu kiến thức về đặc điểm, quy trình nghề dệt thổ cẩm ở
Đắk Lắk
2. Nội dung:Câu hỏi 1,2 phần vận dụng trang 51/sgk
3. Sản phẩm:
- Câu trả lời theo ý chủ quan của học sinh.
4. Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi 1,2 phần Vận
dụng:
- HS thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận, trả lời.
- GV nhận xét.
...........................................................................................................................................

Tuần: 30
Tiết:

Ngày soạn: 16/04/2022
Ngày day: T1: 21/04/2022
T2: 22/04/2022


Bài 11: NGHỀ LÀM GỐM Ở ĐẮK LẮK (lớp 6, 2 tiết)
1. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:

• Giới thiệu được nghề làm Gốm ở Đắk Lắk.
• Trình bày được đặc điểm, quy trình nghề làm Gốm ở Đắk Lắk.
• Nêu được vai trị và tình hình hoạt động của nghề làm Gốm ở Đắk Lắk.
• Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn và phát triển nghề làm Gốm ở Đắk Lắk.
• Lập được kế hoạch quảng bá giới thiệu công việc, sản phẩm của nghề làm Gốm.
• Thực hiện các hành động văn hóa phù hợp để quảng bá và giới thiệu về nghề làm
Gốm.
2. Thời gian: 2 tiết
3. Địa điểm: lớp học
4. Phương tiện, thiết bị dạy học cần chuẩn bị
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Ảnh minh họa các hoạt động làm Gốm (Khởi động).
- Bài đọc về nghề làm Gốm ở Đắk Lắk (hoạt động khám phá).
- Mẫu sơ đồ gợi ý học sinh về đặc điểm, quy trình của nghề làm Gốm ở Đắk
Lắk (hoạt động khám phá).
- Mẫu sơ đồ gợi ý học sinh nêu được những giải pháp bảo tồn và phát triển
nghề làm Gốm ở Đắk Lắk (hoạt động khám phá).
- Bản đồ du lịch tỉnh Đắk Lắk
- Mẫu kế hoạch truyền thông.
* Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu trước thơng tin liên quan đến nội dung bài học: Nghề làm Gốm ở Đắk
Lắk; vai trị và tình hình hoạt động của nghề làm Gốm truyền thống đối với đời sống
Nhân dân và sự phát triển kinh tế của địa phương (tỉnh/huyện/xã); một số giải pháp bảo
tồn và phát triển nghề làm Gốm ở Đắk Lắk.
5. Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về hoạt động làm Gốm ở Đắk Lắk
(hình 1, 2, 3, 4).
Cách 1: Giáo viên đặt câu hỏi thứ nhất:



• Em hãy cho biết đây là hoạt động sản xuất gì ở tỉnh Đắk Lắk?
Sau khi học sinh trả lời đúng tên hoạt động sản xuất, giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi
thứ hai:
• Kể tên những địa danh ở Đắk Lắk mà em biết có hoạt động sản xuất trên?
Cách 2: Giáo viên có thể tổ chức theo hình thức trị chơi “Ai nhanh, ai đúng” theo dãy
bàn học… để taọ khơng khí sơi nổi.
Ví dụ:  GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức thi kể tên hoạt động sản xuất, những địa
danh có hoạt động sản xuất. Đội chiến thắng sẽ là đội kể nhanh, kể đúng và kể được
nhiều địa danh có hoạt động sản xuất.
- HS thảo luận và trả lời.
- Giáo viên dẫn dắt: Trong những nghề truyền thống còn được lưu giữ, nghề làm
Gốm có nhiều thế mạnh để phát triển, hịa với nhịp sống hiện đại mà vẫn giữ được nét
đẹp riêng. Vậy đặc điểm, vai trị và tình hình hoạt động của nghề làm Gốm như thế nào?
Chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Khám phá (30 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đoạn ngữ liệu phần khám phá trong sách giáo
khoa kết hợp quan sát hình ảnh để hoàn thiện bài tập trong phần khám phá.
1. Trình bày đặc điểm, quy trình nghề làm Gốm ở Đắk Lắk: Học sinh hoạt động cá
nhân
- Giáo viên gợi ý cho học sinh mẫu sơ đồ thể hiện đặc điểm, quy trình nghề làm
Gốm ở Đắk Lắk.
- Học sinh dựa vào mẫu sơ đồ giáo viên gợi ý kết hợp với thông tin được cung cấp
từ bài đọc “Nghề làm Gốm ở Đắk Lắk” và hoàn thành sơ đồ.
- Giáo viên gọi 2 - 3 học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung câu trả
lời.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh.
* Gợi ý trả lời: Những đặc điểm, quy trình của 5 khâu: Làm đất như thế nào? tạo hình
sản phẩm ra sao? trang trí hoa văn với những hình thù gì? phơi sản phẩm, nung đốt có nét
đặc trưng gì? v.v…

* Lưu ý: Với dạng hoạt động minh họa qua sơ đồ này, giáo viên cũng có thể phân
nhóm học sinh cùng nhau thực hiện nhiệm vụ.
2. Nêu vai trị và tình hình hoạt động của nghề làm Gốm ở Đắk Lắk: Học sinh hoạt
động cá nhân
- Giáo viên nêu yêu cầu: Dựa vào thông tin bài đọc ở trên kết hợp với kiến thức
mà em tìm hiểu được về nghề làm Gốm truyền thống ở Đắk Lắk. Em hãy nêu vai trò của


nghề làm Gốm đối với (đời sống Nhân dân; sự phát triển kinh tế của địa phương; khu
vực lân cận; du lịch)?
Nêu tình hình hoạt động của nghề làm Gốm (công việc, sản phẩm, môi trường
làm việc)?
Giáo viên gợi ý một số thông tin:
- Học sinh dựa vào thông tin bài đọc kết hợp với kiến thức thu nhận được qua các
kênh khác nhau để hoàn thành hoạt động này.
- Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh thuyết trình về vai trị và tình hình hoạt động của
nghề làm Gốm, các học sinh khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh.
3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển nghề làm Gốm ở Đắk Lắk
Học sinh hoạt cá nhân hoặc nhóm.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Dựa vào thông tin bài đọc kết hợp với các thông tin mà
em thu thập được về nghề làm Gốm truyền thống ở Đắk Lắk. Em hãy đề xuất một số giải
pháp bảo tồn và phát triển nghề làm Gốm ở Đắk Lắk?
Giáo viên gợi ý sơ đồ mẫu và một số thông tin:
- Học sinh dựa vào thông tin bài đọc kết hợp với thông tin thu nhận được qua các
kênh khác nhau (báo, tivi, internet…) để trả lời câu hỏi này.
- Giáo viên gọi lần lượt các nhóm học sinh thuyết trình về giải pháp bảo tồn và
phát triển nghề làm gốm ở Đắk Lắk, các học sinh khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh.
* Gợi ý trả lời: Một số giải pháp bảo tồn và phát triển nghề Gốm như: Các cấp ủy, chính

quyền cần quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện về kinh phí, mở thêm các lớp đào tạo về nghề
Gốm; tìm đầu ra cho sản phẩm, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tham quan các mơ hình
hiệu quả. Cấp bằng chứng nhận cho làng nghề, cho các nghệ nhân để tạo thêm động lực
phát triển cho nghề…
Hoạt động 3: Thực hành (30 phút)
Sau khi học xong tiết 1 (phần khám phá). Giáo viên nêu nội dung yêu cầu bài học
ở tiết 2:
4. Xác định trên bản đồ địa danh làm Gốm tiêu biểu ở Đắk Lắk: Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi 2 - 3 em lên xác định các địa danh làm Gốm tiêu biểu ở Đắk Lắk
trên bản đồ.
- Giáo viên nhận xét.


5. Lập kế hoạch quảng bá, giới thiệu công việc, sản phẩm của nghề làm Gốm: Làm việc
cá nhân/nhóm/cả lớp.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 5-6 học sinh) và nêu yêu cầu mỗi
nhóm sẽ lập một kế hoạch quảng bá, giới thiệu, công việc sản phẩm của nghề làm Gốm.
- Học sinh dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa để phân công công việc cho từng
bạn.
- Giáo viên u cầu các nhóm trình bày kế hoạch về quảng bá, giới thiệu, công việc
sản phẩm của nghề làm Gốm đã được phân cơng.
- Các nhóm cử đại diện trình bày kế hoạch. Các học sinh khác lắng nghe và bổ
sung thêm ý kiến (nếu có).
- Giáo viên nhận xét và giới thiệu thêm về công việc, sản phẩm của nghề làm Gốm
truyền thống.
Hoạt động 4: Vận dụng (20 phút)
6. Xác định các hành động văn hóa để bảo tồn và phát triển nghề làm Gốm: Làm
việc cả lớp
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Xác định hành động bảo tồn và phát triển nghề làm
Gốm truyền thống theo sơ đồ gợi ý trong sách giáo khoa.

- Học sinh dựa vào kiến thức và thơng tin tìm hiểu được hoàn thiện bài tập.
* Gợi ý trả lời: Hành động bảo tồn và phát triển nghề làm Gốm truyền thống như: Trải
nghiệm làm sản phẩm Gốm cùng nghệ nhân; du lịch, tham quan địa điểm làm Gốm; sử
dụng các sản phẩm Gốm…
7. Thực hiện các hành động vừa được xác định ở mục 6 để bảo tồn và phát triển nghề
làm Gốm ở Đắk Lắk
- Sau khi học sinh xác định được các hoạt động cần thực hiện để bảo tồn và phát triển
nghề làm Gốm. Giáo viên đặt vấn đề: Em hãy thực hiện các hoạt động vừa xác định để bảo
tồn và phát triển nghề làm Gốm ở Đắk Lắk.
- Học sinh thực hiện các hoạt động này theo các hình thức khác nhau tại nhà trường và
ở ngoại cộng đồng, xã hội.


* Gợi ý làm bài tập: Học sinh thực hiện trải nghiệm làm sản phẩm truyền thống cùng nghệ
nhân trong tiết học khi mời nghệ nhân đến trường; làm sản phẩm cùng nghệ nhân ở địa
phương mình sống khi địa phương có nghề làm Gốm hoặc người thân, gia đình làm nghề
truyền thống.
Hoạt động 5: Tổng kết và đánh giá (5 phút)
- Giáo viên đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: Kể tên các địa phương có nghề làm
Gốm truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Em cần có hành động gì để thể hiện sự tơn
trọng đối với các nghệ nhân làm Gốm truyền thống và sẽ làm gì để góp phần giữ gìn
nghề làm Gốm truyền thống ở quê hương?
- Một số học sinh trả lời câu hỏi và chia sẻ trước lớp cảm nhận khi đã thực hiện các
hành động.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Tuần: 31+32
Tiết:

Ngày soạn: 24/04/2022

Ngày day: T1:28/04/2022
T2: 29/04/2022
T3: 05/05/2022
BÀI 12 TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ Ở
TỈNH ĐẮK LẮK
(3 tiết)

1.
-

Mục tiêu:
Kể được tên một số cơ quan nhà nước cấp cơ sở ở tỉnh Đắk Lắk
Trình bày được một số nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan nhà nước cấp cơ sở.


Kể được một số công việc mà cơ quan nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) ở tỉnh
Đắk Lắk đã làm để chăm lo đời sống mọi mặt cho nhân dân.
Tôn trọng, ủng hộ và chấp hành những chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp cơ sở.
2.
Thời gian: 3 tiết
3.
Địa điểm: lớp học
4.
Chuẩn bị: giấy A1, bút dạ, bút màu, tranh ảnh
5.
Các bước tiến hành:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
-

GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK và cho biết nội dung của bức ảnh nói lên

hoạt động gì của người dân phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
HS chia sẻ ý kiến cá nhân
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Khám phá (20 phút)
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK - mục Khám phá
1. Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: trả lời câu hỏi theo gợi ý mục 1 trong SGK.
- GV gọi 2-3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
2. Thảo luận nhóm
-

GV chia lớp thành 4 nhóm : Mỗi tổ là 1 nhóm
GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi 2,3 trong SGK.
Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
GV nhận xét, định hướng thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận.
-

Hoạt động 3: Thực hành (30 phút)
1. Hoạt động nhóm
-

GV chia lớp thành 4 nhóm – Mỗi tổ là 1 nhóm.
GV yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời yêu cầu số 4 trong SGK.
Các nhóm cử đại diện lên để viết câu trả lời lên bảng.
GV nhận xét, kết luận.


2. Chuẩn bị

- Từ tiết học trước, GV đã yêu cầu HS về nhà tìm hiểu quy trình chứng thực sơ yếu lý
lịch cá nhân theo gợi ý trong SGK.
- HS tìm hiểu sơ yếu lý lịch của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi mình đang cư
trú.
3. Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS chia sẻ những thơng tin mình tìm hiểu được về quy trình xin chứng
thực sơ yếu lý lịch cá nhân.
- HS chia sẻ thơng tin trước lớp/nộp lại sản phẩm đã tìm hiểu về sơ yếu lý lịch của chủ
tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi mình đang cư trú.
- GV tổng kết, đánh giá hoạt động của HS.
Hoạt động 4: Vận dụng (30 phút)
1. Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu HS kể tên một số việc mà gia đình mình đã từng giải quyết tại HĐND,
UBND xã, phường, thị trấn.
- HS chia sẻ ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Thảo luận nhóm, xử lý tình huống theo hình thức đóng vai
- GV u cầu 4 nhóm bắt thăm tình huống mà nhóm mình cần xử lý, sau đó các nhóm

thảo luận, đưa ra phương án xử lý theo hình thức đóng vai.
- HS thảo luận, phân vai.
- Lần lượt các nhóm trình bày phần xử lý tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác
quan sát, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 5: Tổng kết và đánh giá (5 phút)
- GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: Chúng ta cần phải làm gì để thể hiện sự tôn trọng,
ủng hộ và chấp hành những chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp cơ sở?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét và chốt đánh giá.



...........................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×