Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Bá Thước...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.19 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài. ......................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT ..................................................3
1.1. Cơ sở lý luận. .........................................................................................3
1.2. Cơ sở pháp lý .........................................................................................4
1.3. Cơ sở thực tiễn. ......................................................................................5
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC- HUYỆN BÁ THƯỚC ................................4
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và một số kết quả đã đạt được trong quản lý
và sử dụng thiết bị dạy học............................................................................5
2.2. Một số tồn tại trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học..............................7
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY
HỌC Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC- HUYỆN BÁ THƯỚC ................8
3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng cho cán bộ, giáo
viên, học sinh trong việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học………...9
3.2. Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận: Ban giám hiệu, tổ chun
mơn, cán bộ phịng thí nghiệm, giáo viên và học sinh trong quản lý và sử dụng
TBDH. ...........................................................................................................9
3.3. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ phịng thí nghiệm........................12
Chương 4. HIỆU QUẢ CỦA CƠNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TBDH
Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC-HUYỆN BÁ THƯỚC
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................14
1. KÕt luËn. ..................................................................................................15
2. KiÕn nghị. ................................................................................................15
Tài liệu tham khảo ............................................................................17



SangKienKinhNghiem.net


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.

Báo cáo của BCHTW Đảng khố VIII được trình bày tại Đại hội Đảng tồn
quốc lần thứ IX có đoạn: "Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà
trường (lớp học, sân chơi, bài tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập và
giảng dạy hiện đại, thư viện, ký túc xá…" và "Đổi mới phương pháp dạy học, phát
huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực
nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay". Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII khẳng định: "Tiếp tục đổi mới
phương pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất trường học" và "sử
dụng một phần vốn vay và viện trợ của người nước ngoài để xây dựng cơ sở vật
chất cho giáo dục - đào tạo".
Như vậy Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học cho các nhà trường. Thiết bị dạy học đóng vai trị quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng và góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt
động giáo dục của nhà trường, là tiền đề quan trọng của việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học. Đó khơng chỉ là phương tiện để minh họa hoặc trực quan
hóa các nội dung dạy học mà còn chứa đựng các nội dung dạy học và đặc biệt có
mối quan hệ chặt chẽ với phương pháp dạy học.
Việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện có ở các trường THPT nói chung và ở
trường THPT Bá thước nói riêng là hoạt động thường xuyên của mỗi giáo viên
giảng dạy. Song để khai thác tốt các tiện ích và phát huy hiệu quả của việc sử dụng
thiết bị dạy học phô thuéc rÊt lớn vào năng lực, kinh nghim qun lý ca lónh đạo
nhà trường đối với việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
Để thiết thực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học đầu

tiên nhà trường phải sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có
và huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Xuất
phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp quản lý
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Bá Thước Huyện Bá Thước - Tỉnh Thanh Hố ".
2. Mục đích nghiên cứu
Khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thit b dy
hc.
3. i tng nghiờn cu.
Những biện pháp quản lý vµ sư dơng TBDH ë trêng THPT Bá Thước năm
học 2013 - 2014 và năm học 2015-2016.

SangKienKinhNghiem.net


4.Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận qua các văn kiện của Đảng, Luật giáo dục, Điều
lệ trường học, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT
Thanh hóa và kế hoạch năm học của Trường THPT Bá Thước.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, tổng kết kinh nghiệm quản lý và sử dụng
TBDH.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT
1.1.Cơ sở lý luận.
1.1.1. Khái niệm TBDH: Là tất cả các phương tiện vật chất được huy động
vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được
mục đích giáo dục.
1.1.2. Nội dung thiết bị dạy học.
Thiết bị dạy học bao gồm phòng thiết bị dạy học, phịng học bộ mơn, phịng

thí nghiệm, phịng thực hành; thiết bị dạy học các mơn học, các tài liệu trực quan
(tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu…), mơ hình tự nhiên nhân tạo, các dụng cụ thí
nghiệm, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, những điều kiện hỗ trợ khác (điện,
nước, phòng chuẩn bị,…).
Thiết bị dạy học được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những tiêu
chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước là các thiết bị dạy học chính
quy.
Ngồi ra cịn có các thiết bị dạy học khơng chính quy do giáo viên và học
sinh tự làm hoặc sưu tầm, tận dụng cũng góp phần khơng nhỏ trong việc dạy
học.
1.1.3. Vị trí của TBDH: Là một bộ phận cấu thành khơng thể thiếu của q
trình dạy học
1.1.4. Vai trị của TBDH:
Thiết bị dạy học có vai trị quan trọng trong quá trình dạy học. TBDH là điều
kiện để thực hiện nguyên lý "Trực quan" và nguyên lý "Học đi đôi với hành, lý
luận gắn với thực tiễn". Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì TBDH
đóng vai trị hỗ trợ tích cực. Vì có TBDH tốt thì ta mới có thể tổ chức được q
trình dạy học khoa học, đưa người học tham gia thực sự vào quá trình này, tự khai
thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy.
Thiết bị dạy học (nhất là các phương tiện dạy học hiện đại: máy tính, video,
máy chiếu…) góp phần mở rộng nguồn tri thức cho học sinh, giúp việc lĩnh hội
một khối lượng tri thức lớn nhanh chóng hơn, đồng thời góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy học của giáo viên. TBDH khơng chỉ đóng vai trị minh hoạ cho
bài giảng của giáo viên, cho học sinh quen với các đặc tính bên ngoài, bên trong
của sự vật và hiện tượng, diễn biến của quy trình cơng nghệ mà cịn đảm bảo cho

SangKienKinhNghiem.net


học sinh nhận biết sâu sắc các vấn đề đó, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Tính trực

quan trong hoạt động dạy học thường được thực hiện nhờ TBDH. Các TBDH thay
thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo
viên và học sinh không thể tiếp cận được. Chúng giúp cho giáo viên phát huy tác
dụng tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, làm cho
học sinh nhận biết được quan hệ giữa những hiện tượng, tái hiện được những khái
niệm, quy luật làm cơ sở cho việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và
đời sống.
Như vậy, TBDH tạo điều kiện dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động
nhận thức của học sinh.
1.1.5. Yêu cầu.
Thiết bị dạy học phải đảm bảo các yêu cầu: Tính khoa học (mức độ chuẩn xác
trong việc phản ánh hiện thực); Tính sư phạm (sự phù hợp với các yêu cầu về mặt
sư phạm như độ rõ, kích thước, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm lý học sinh …);
Tính kinh tế (giá thành hợp lý).
1.1.6. Quản lý thiết bị dạy học:
Là tác động có mục đích của người quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả TBDH
hiện có góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
1.1.7. Chức năng của quản lý thiết bị dạy học
Lập kế hoạch sử dụng, trang bị, sửa chữa, bảo quản TBDH, tổ chức việc thực
hiện kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và có các điều chỉnh thích
hợp để đảm bảo kế hoạch thực hiện được các mục tiêu đề ra.
1.2.Cơ sở pháp lý.
1.2.1. Điều 3 chương I - Luật giáo dục 2005 quy định nguyên lý giáo dục Việt
Nam là: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội."
1.2.2. Điều 106 chương VII, mục 2 luật giáo dục 2005 phần đầu tư cho giáo
dục nêu rõ: "Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo
khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học, đồ chơi
cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng

trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác".
1.2.3 Điều lệ trường trung học quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng thiết bị
dạy học:
"Tất cả các thiết bị giáo dục của một cơ sở giáo dục, phải được sắp xếp
khoa học, dễ sử dụng và phải có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm…),
vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chống
cháy".
"Thiết bị dạy học phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về
nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục".

SangKienKinhNghiem.net


- "Thiết bị giáo dục phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng;
định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao".
"Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước về quản
lý tài sản".
1.3.Cơ sở thực tiễn.
Đất nước ta có nhiều cơ hội lớn để phát triển kinh tế. Muốn "đi tắt, đón đầu",
hội nhập với nền kinh tế thế giới thì yếu tố con người - sản phẩm của nền giáo dục
đào tạo đóng vai trị quyết định. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối
với sự phát triển đất nước, Đảng ta khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu",
"giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân". Trước u cầu của sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đòi hỏi phải phát triển nền giáo dục và phải
chuẩn bị nhiều điều kiện trong đó cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là điều kiện
quan trọng của quá trình dạy học.
Trong điều kiện hiện nay của các nhà trường, cơ sở vật chất đã được đầu tư
nhưng thiết bị dạy học còn thiếu về số lượng, chất lượng không đảm bảo, không
đồng bộ về cơ cấu, một số thiết bị đã cũ, hỏng, nguồn kinh phí do nhà nước cấp để
mua sắm, sửa chữa, nâng cấp thiết bị dạy học (nhất là thiết bị hiện đại) cịn hạn chế.

Bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học hiện có của các trường còn
nhiều bất cập đây là cơ sở thực tiễn để tìm ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới và mục tiêu giáo dục
của Đảng và Nhà nước.
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC - HUYỆN BÁ THƯỚC
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và một số kết quả đã đạt được trong
quản lý và sử dụng TBDH.
2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trêng THPT Bỏ thc, đợc thành lập từ năm 1966, đóng trên địa bàn Th
trn Cnh Nng - Huyn Bỏ Thc. Nhỡn chung trình độ dân trí cịn thấp, kinh tế
cịn nghèo.
Tình hình đội ngũ giáo viên, học sinh và thiết bị dạy học phục vụ nhiệm vụ
năm học 2015 - 2016 như sau:
* Đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên:
CBQL: 04 đ/c; GV: 56 đ/c (Hợp đồng: 02)
Nhân viên: 06 người (Hợp đồng: 06)
* Học sinh: Tổng số: 1032 HS
Số lớp: 24 lớp( Khối 10: 8 lớp; Khối 11: 8 lớp; Khối 12: 8 lớp).
Học sinh dân tộc: 85,4%
* Cơ sở vật chất: Diện tích trường: 20.000m2

SangKienKinhNghiem.net


Số phịng học: 24 phịng có đủ bàn ghế, bảng, ánh sáng, quạt phục vụ dạy và
học: 01 ca
Phòng thực hành(Vật lý, Hóa, Sinh): 03 phịng; Phịng học tiếng: 01 phịng;
Phịng nghe, nhìn: 02 phịng;
Thư viện: 01; Phịng thực hành tin học: 02 phòng

* Thiết bị dạy học
- Tổng số thiết bị của mỗi khối.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Loại thiết bị
Tranh ảnh (tờ)
Mơ hình, mẫu vật (bộ)
Dụng cụ (loại)
Hoá chất (loại)
Bản trong (loại)
Đĩa CD (đĩa)
Máy chiếu
Đầu video
Máy biến áp đổi nguồn

Khối
10
134
59
59
65

4
46

Khối
11
162
12
89
80
4
44

Khối
12
85
15
90
65
4
10

TB dùng
chung

2
2
10

* Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo…: 1250 đầu sách
a. Thuận lợi:

Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT Thanh hoá và của các cấp chính quyền địa
phương. Trường có cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo cho quá trình dạy và học.
Lãnh đạo nhà trường có nhiều biện pháp chỉ đạo và quản lý phù hợp để
khuyến khích, động viên các thầy cơ giáo nhiệt tình giảng dạy, động viên các em
học sinh hăng say học tập.
Thiết bị dạy học được cung cấp theo danh mục tối thiểu của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định. Đây chính là điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình đổi mới
nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy.
b. Khó khăn:
Thiết bị dạy học được cung cấp với số lượng tương đối lớn, chủng loại đa
dạng, phục vụ cho tất cả các mơn học cơ bản, nhưng nay đã hao mịn, hư hỏng, độ
chính xác khơng cao, các loại thiết bị hiện đại rất ít, kỹ năng sử dụng của giáo
viên cịn nhiều bất cập; thiếu cán bộ phịng thí nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ
không được thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn.

SangKienKinhNghiem.net


Điều kiện kinh tế của nhân dân trên địa bàn còn nghèo, việc huy động nguồn
lực trong dân còn hạn chế, kinh phí cấp hạn hẹp nên khó khăn trong việc bổ sung,
sửa chữa, cải tiến thiết bị dạy học.
2.1.2. Một số kết quả đạt được trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
* Việc quản lý công tác bảo quản thiết bị dạy học:
Nhà trường có 3 phịng thực hành( Vật lý, Hố học, Sinh học) và 01 phòng để
tranh ảnh, các phòng được trang bị giá để, tủ đựng, hòm chứa thiết bị, đảm bảo các
yêu cầu về độ ẩm, ánh sáng, phòng cháy, điện, nước. Các thiết bị được sắp xếp
ngăn nắp, khoa học tiện cho việc bảo quản và sử dụng. Thiết bị được làm sạch, bảo
quản ngay sau khi sử dụng, hàng năm có kiểm kê theo đúng quy định của Nhà
nước.
* Việc quản lý công tác sử dụng thiết bị dạy học:

Việc sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học là một điều kiện quan trọng, để
nâng cao chất lượng giờ dạy. Việc quản lý thiết bị dạy học từ Ban giám hiệu đến
các tổ bộ môn đã ngày càng khoa học, Cán bộ giáo viên trong nhà trường đã có
nhận thức đúng đắn về tác dụng của sử dụng TBDH, việc sử dụng các thiết bị (nhất
là những thiết bị hiện đại) đã được giáo viên quan tâm và bàn bạc nhiều hơn trong
sinh hoạt chuyên môn. Một số giáo viên đã có sáng kiến cải tiến và tự làm thiết bị
dạy học được áp dụng rộng rãi trong nhà trường.
Nhà trường đã cử giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về sử dụng
TBDH do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa tổ chức.
Qua theo dõi sổ mượn thiết bị dạy học của nhà trường, từ năm học 20132014 đến nay, tỉ lệ thiết bị dạy học được sử dụng so với thiết bị nhà trường hiện có
của một số mơn năm sau cao hơn năm trước.
* Việc quản lý công tác tự làm thiết bị dạy học: Tuy có sẵn các thiết bị được
cấp nhưng đây mới chỉ là các TBDH tối thiểu. Yêu cầu của q trình dạy học địi
hỏi giáo viên phải làm thêm TBDH, nên nhà trường đã tổ chức cho cán bộ giáo
viên tự làm TBDH để bổ sung thêm TBDH và phục vụ cho công tác giảng dạy.
2.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng TBDH.
2.2.1. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên về việc quản lý và sử
dụng còn hạn chế. Tâm lý ngại sử dụng thiết bị dạy học còn khá phổ biến vì thế sử
dụng một cách hời hợt (mang lên cho có, cho học sinh xem để biết… hoặc dùng nó
như vật trang trí cho giờ học, chứ khơng phải sử dụng TBDH như một phương tiện
hữu ích trong chuyển tải thông tin, kiến thức cho học sinh.
2.2.2. Theo quy định trường phải có 2 cán bộ phụ trách phịng thí nghiệm,
hiện nhà trường chưa có biên chế cán bộ phụ trách TBDH( còn phải hợp đồng) nên
việc phục vụ cho các giờ học cũng là một khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng TBDH.
2.2.3. Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học của GV còn hạn chế, thời gian để
chuẩn bị cho thí nghiệm chưa nhiều nên hiệu quả của việc sử dụng thiết bị chưa

SangKienKinhNghiem.net



cao. Cá biệt có một số thiết bị bị mất hoặc hỏng ngay sau khi sử dụng do kỹ năng
và việc quản lý thiết bị của giáo viên chưa tốt.
2.2.4. Nguồn kinh phí mà nhà nước cấp cịn hạn hẹp, cơng tác xã hội hố giáo
dục cịn khó khăn nên việc bổ sung TBDH hàng năm chưa được nhiều.
2.2.5. Việc chỉ đạo công tác tự làm thiết bị dạy học còn hạn chế mới tập trung
chủ yếu ở các giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua. Chất lượng thiết bị dạy học tự
làm chưa đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ chưa cao.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC - HUYỆN BÁ
THƯỚC
3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng cho cán bộ,
giáo viên, học sinh trong việc quản lý và sử dụng TBDH.
3.1.1. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động
Chỉ đạo các tổ chuyên môn phổ biến các văn bản pháp lý của nhà nước về
công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học: Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học,
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT… qua đó nâng cao nhận
thức của giáo viên về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy
học đối với việc đổi mới phương pháp dạy học. Thông qua các giờ học, nhất là các
giờ thực hành giáo viên phải phổ biến cho học sinh cách sử dụng thiết bị, các
điểm cần lưu ý khi sử dụng các thiết bị có sử dụng hố chất, sử dụng hệ thống
điện trên lớp, giáo dục ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường cho học
sinh.
Vận động giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn do nhà trường tổ chức như lớp tin học, ngoại ngữ, cử giáo viên tham gia các
lớp bồi dưỡng, tập huấn về sử dụng thiết bị dạy học làm nòng cốt cho tổ, nhóm bộ
mơn.
Tổ chức các đợt tham quan, học tập cho cán bộ giáo viên đến các trường làm
tốt công tác sử dụng TBDH nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

Khuyến khích việc cải tiến, sưu tầm, huy động TBDH phục vụ cho việc
giảng dạy của giáo viên và học tập học sinh.
Vận động giáo viên mỗi năm tự làm ít nhất 01 đồ dùng dạy học hay có một sáng
kiến cải tiến hoặc kinh nghiệm sử dụng ít nhất một loại thiết bị dạy học.
3.1.2. Biện pháp hành chính.
Tổ chức cho cán bộ giáo viên bàn bạc, góp ý kiến xây dựng "Quy chế sử dụng
thiết bị dạy học" với các nội dung sau:
- Mỗi nhóm chuyên môn cử một giáo viên phụ trách TBDH của bộ mơn mình,
giáo viên có nhiệm vụ kết hợp với cán bộ phịng thí nghiệm sắp xếp, kiểm tra, phân
loại thiết bị theo lớp, theo bài, cùng giáo viên khác chuẩn bị thí nghiệm, giúp nhà
trường quản lý số thiết bị của bộ mơn mình.

SangKienKinhNghiem.net


- Việc sử dụng TBDH là bắt buộc đối với tất cả giáo viên, thường xuyên kiểm
tra, đánh giá việc sử dụng TBDH theo kế hoạch làm căn cứ xếp loại thi đua cuối
năm học.
- Giáo viên tự bảo quản thiết bị khi mượn, tránh để mất mát, hỏng, mượn trả
thiết bị đúng quy định.
- Mỗi bộ môn trong năm học phải tổ chức được ít nhất một chuyên đề bàn về
các giải pháp hay kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả TBDH. Dành thời gian thích
hợp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để bàn về cách sử dụng TBDH.
- Đảm bảo giảng dạy đúng yêu cầu đối với các giờ thực hành, giờ ngoại khoá.
3.2. Ban giám hiệu chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận: Tổ
chun mơn, Cán bộ phịng thí nghiệm, giáo viên và học sinh trong quản lý và
sử dụng TBDH.
Thiết bị dạy học là vật dụng cụ thể dùng phục vụ cho quá trình dạy học trong
suốt năm học, thuộc nhiều bộ môn, chịu sự quản lý, sử dụng trực tiếp của các đối
tượng: cán bộ phịng thí nghiệm, giáo viên và học sinh. Vì vậy phải có sự chỉ đạo

sát sao của Ban giám hiệu, sự phối hợp một cách nhịp nhàng và khoa học giữa các
bộ phận: cán bộ thí nghiệm, tổ bộ mơn, giáo viên mới tận dụng hết tần suất sử dụng
và đáp ứng được yêu cầu sử dụng của nhiều giáo viên trong một môn ở cùng thời
điểm một hoặc hai ngày.
Quá trình sử dụng lại qua nhiều khâu, từ phòng bảo quản - cán bộ phịng thí
nghiệm - giáo viên và học sinh - các lớp học và theo chiều ngược lại, đồng thời
việc bảo quản, sử dụng còn liên quan đến các bộ phận khác. Thấy rõ mức độ phức
tạp trong quản lý bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học. Người quản lý phải xây
dựng qui chế quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả, để gắn kết các bộ phận: Cán bộ
quản lý (BGH) - cán bộ phịng thí nghiệm - tổ chuyên môn, giáo viên - học sinh tạo
thành dây chuyền khép kín, vận hành đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho việc sử dụng TBDH của giáo viên trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học.
3.2.1. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
a. Ban Giám hiệu:
- Xây dựng kế hoạch tiếp nhận, sửa chữa, bổ sung TBDH.
- Chỉ đạo các bộ phận thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình
(theo nội quy hoạt động của phịng thí nghiệm).
- Tổ chức thực hiện và điều chỉnh những khó khăn trong q trình sử dụng
TBDH.
- Tổ chức việc tự làm và phổ biến kinh nghiệm tự làm TBDH.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của cán bộ phịng thí nghiệm, tổ trưởng
chun mơn, giáo viên.
Để việc sử dụng có hiệu quả và tiện lợi, đơng thời tận dụng hết tần suất sử dụng,
trong quá trình sắp xếp thời khố biểu, bố trí giờ thực hành phải hết sức khoa học.

SangKienKinhNghiem.net


b. Tổ chuyên môn:

- Lên kế hoạch sử dụng TBDH theo kế hoạch năm học, theo tháng, tuần và
theo phân phối chương trình.
- Theo dõi việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa
của giáo viên giảng dạy.
- Theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học cho các bài thực hành bắt buộc theo
phân phối chương trình.
- Xây dựng kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, vật tư thiết bị.
- Quản lý chuyên mơn và hành chính đối với các thành viên trong tổ.
c. Cán bộ phịng thí nghiệm:
Là người trực tiếp quản lý tài sản được giao.
- Chuẩn bị đầy đủ các TBDH theo đăng ký cho giáo viên tiến hành thí nghiệm.
- Trực tiếp ghi chép các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng qui định.
- Hỗ trợ giáo viên trong việc quản lý và thực hiện thí nghiệm trong c¸c giê häc,
giê thùc hµnh.
- Kết hợp với các tổ chuyên môn: phổ biến, hướng dẫn cách sử dụng (kỹ năng
sử dụng) TBDH.
- Lau chùi, bảo quản, sắp xếp TBDH một cách khoa học theo mơn, theo lớp,
theo trình tự của phân phối chương trình.
- Báo cáo kết quả bảo quản, sử dụng thiết bị của giáo viên theo từng kỳ và báo
cáo kịp thời khi có sự cố.
d. Đối với giáo viên và học sinh.
- Tuân thủ nội quy, qui định về sử dụng và bảo quản TBDH.
- Sử dụng TBDH có hiệu quả, đúng mục đích, đúng u cầu của phân phối
chương trình.
- Kết hợp với cán bộ phịng thí nghiệm chuẩn bị và thực hiện quản lý, sử dụng
có hiệu quả TBDH.
- Kết hợp với tổ bộ mơn xây dựng kế hoạch bổ sung, sửa chữa, sử dụng
TBDH của cá nhân hoặc của nhóm bộ mơn.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch và qui chế bảo quản, sử dụng TBDH.
- Xây dựng qui chế bảo quản và sử dụng TBDH dựa trên qui chế bảo quản và

sử dụng đồ dùng dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở G&ĐT
- Xây dựng kế hoạch chuẩn bị và tiếp nhận TBDH do Bộ cấp ngay từ đầu năm
về các nội dung:
+ Phòng bảo quản thiết bị: với đầy đủ các yêu cầu về ánh sáng, độ ẩm,
phương tiện bảo vệ, tủ đựng, giá để,.. và phịng vi tính.
+ Tiếp nhận TBDH do Bộ cung cấp từ các đơn vị cung cấp thiết bị theo danh
mục thiết bị tối thiểu; Ban giám hiệu chỉ đạo Tổ chuyên môn kết hợp với Cán bộ
phụ trách TBDH kiểm tra lại số lượng và chất lượng của thiết bị, có biên bản bàn
giao. Lập hồ sơ quản lý chi tiết, cụ thể đối với từng loại thiết bị.

SangKienKinhNghiem.net


+ Chỉ đạo cán bộ phịng thí nghiệm sắp xếp TBDH một cách khoa học sao cho
dễ thấy, dễ lấy, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Đây là khâu quan trọng để hạn chế tâm lý
ngại sử dụng TBDH của giáo viên.
+ Chỉ đạo bộ phận kế toán thường xuyên theo dõi, bảo quản, lưu trữ các loại
hoá đơn, chứng từ nhập thiết bị và coi đây là một phần quản lý tài sản của Nhà
nước.
+ Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy
học cả năm, tháng, tuần của tổ, của cá nhân theo phân phối chương trình để Ban
Giám hiệu kiểm tra, duyệt trước khi đưa vào sử dụng.
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức làm đồ dạy học để bổ sung TBDH cho nhà
trường góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3.2.3. Tổ chức thực hiện việc sử dụng thiết bị dạy học.
a. Đầu năm học:
+ Các tổ chuyên môn giới thiệu danh mục TBDH. Nghiên cứu tài liệu hướng
dẫn sử dụng của từng môn. Tiến hành lắp ráp và trao đổi kỹ năng sử dụng thiết bị,
đặc biệt quán triệt việc thực hiện nội quy phịng thí nghiệm.
+ Tổ chức nghiên cứu phân phối chương trình làm cơ sở để lập kế hoạch sử

dụng của tổ và cá nhân. Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra, duyệt kế hoạch làm
căn cứ theo dõi mức độ sử dụng thiết bị của giáo viên. Mức độ sử dụng TBDH hiện
có là một tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua mỗi kỳ và cuối năm học.
+ Xây dựng kế hoạch, đề xuất mua sắm, sửa chữa, làm thêm để bổ sung
TBDH phục vụ cho giảng dạy.
b. Trong năm học:
* Kiểm tra đột xuất việc sử dụng TBDH của giáo viên trên các tiết dạy so với
kế hoạch sử dụng TBDH đã được duyệt.
* Tổ chức kiểm tra theo định kỳ (tháng - kỳ).
+ Kiểm tra tháng: Vào cuối tháng (1 lần/tháng) kiểm tra việc thực hiện bảo
quản, sử dụng TBDH có đúng với kế hoạch với phân phối chương trình và có đúng
với nguyên tắc quản lý, sử dụng để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục (kiểm tra
những thiết bị đã sử dụng trong tháng).
+ Cuối kỳ I: Tổng hợp việc thực hiện và sơ lược tổng số tiết sử dụng, chất
lượng sử dụng qua các tiết học, kiểm tra sự hao mòn tài sản, bảo quản tài sản theo
đúng yêu cầu, triển khai các loại thiết bị cho học kỳ II. Cán bộ phịng thí nghiệm
phải báo cáo lại công tác sử dụng và bảo quản tài sản theo mẫu:

SangKienKinhNghiem.net


Mẫu 01
PHIẾU TỔNG HỢP SỐ LƯỢT SỬ DỤNG VÀ HAO MỊN TÀI SẢN
Kỳ:………………….. năm học:……………………
Tài sản hao mịn
Số lượt Tỉ lệ % so
Đồ
STT Môn học
Lý do dùng
sử

với yêu
Số
Tên tài sản Tên GV
dụng
cầu
tự làm
lượng
1
Toán
150
50%
2
Compa,..
A
Mất,…
9
2

180
77%
1
Đồng hồ ĐT
B
Hỏng
8
3
Hoá
...
...
...

...
...
...
...
...
Duyệt của Ban giám hiệu

Ngày…tháng… năm 20…
Nhân viên phịng thí nghiệm

Đây là cơ sở để đánh giá việc sử dụng TBDH của giáo viên, mức độ hao mòn,
hư hỏng của thiết bị đồng thời tiếp tục triển khai kế hoạch sử dụng, sửa chữa, bổ
sung kịp thời cho học kỳ tiếp theo.
c. Cuối năm học:
- Tổng kiểm tra tồn bộ thiết bị dạy học, qua đó đánh giá chất lượng của từng
loại, kết hợp với yêu cầu của bộ môn, làm cơ sở lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa
bổ sung TBDH cho năm học sau.
- Về quản lý chuyên môn: thống kê số lượng các thiết bị được sử dụng trong
năm. Đánh giá ưu, nhược điểm, những điểm khó khi triển khai sử dụng TBDH. Từ
đó rút ra phương án sử dụng hiệu quả nhất, phổ biến kinh nghiệm bổ sung cho kinh
nghiệm giảng dạy cho giáo viên.
- Thống kê các thí nghiệm, hay thiết bị khơng sử dụng được, phân tích ngun
nhân: do kỹ năng sử dụng của giáo viên, hay do chất lượng của thiết bị, hay do
thiếu thiết bị… Qua thống kê giúp Ban Giám hiệu đánh giá chất lượng TBDH, kỹ
năng sử dụng TBDH của giáo viên và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch bổ sung
TBDH hoặc tập huấn sử dụng TBDH cho giáo viên.
- Về công tác bồi dưỡng: Qua công tác thống kê những mặt mạnh, yếu trong
việc quản lý và sử dụng TBDH để lập kế hoạch bồi dưỡng trong từng kỳ và bồi
dưỡng dài hạn cho Cán bộ, giáo viên.
3.3. Nâng cao năng lực chuyên mơn cho cán bộ phịng thí nghiệm

Là người trực tiếp quản lý và triển khai sử dụng các thiết bị dạy học, chịu sự
chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cũng như chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng TBDH
trước nhà trường.
3.3.1. Cán bộ phịng thí nghiệm phải có năng lực về chuyên môn:

SangKienKinhNghiem.net


- Trước hết phải có nhận thức đúng đắn về vai trị, đặc điểm của TBDH trong
q trình đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử
dụng TBDH vào quá trình dạy học.
- Nắm vững nội dung chương trình của từng mơn học để sắp xếp, bố trí các
TBDH đảm bảo cả về số lượng, chất lượng. Đảm bảo phục vụ các tiết học trong 1
buổi, 1 ngày của nhiều giáo viên, của các giáo viên cùng một bộ môn.
- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quy chế bảo quản, sử dụng thiết bị
dạy học, ghi chép hồ sơ sổ sách quản lý, sử dụng TBDH.
- Kết hợp với tổ trưởng chuyên môn:
 Phổ biến các danh mục thiết bị, tài liệu hướng dẫn, hướng dẫn cách sử dụng
TBDH cho giáo viên.
 Lập và thực hiện theo đúng kế hoạch sử dụng TBDH cả năm, tháng, tuần,
từng ngày của tổ và của từng giáo viên.
 Có kế hoạch bổ sung, sửa chữa, bảo quản các loại trang thiết bị.
 Hướng dẫn việc bảo quản đồ dùng tự làm của giáo viên.
- Nghiên cứu sơ đồ tài liệu hướng dẫn, kết hợp với giáo viên ngoại ngữ dịch
các bản hướng dẫn bằng tiếng nước ngoài ra Tiếng việt. Kết hợp với giáo viên bộ
mơn lắp ráp hồn chỉnh các chi tiết của các loại thiết bị của các môn: Vật lý, công
nghệ, sinh học, hố học…
- Sắp xếp theo trình tự khoa học theo mơn, theo từng loại thiết bị (tranh ảnh,
mơ hình, mẫu vật, hố chất).
- Kết hợp với tổ chun mơn, giáo viên bộ môn:

 Tiến hành thử nghiệm một số thí nghiệm khó, trao đổi kinh nghiệm đưa ra
phương án sử dụng có hiệu quả nhất.
 Thực hiện ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo qui định, đây là
những căn cứ để nhà trường kiểm tra đánh giá việc sử dụng, theo dõi sự chuẩn bị
bài giảng của giáo viên theo trình tự.
 Yêu cầu giáo viên đăng ký mượn thiết bị dạy học theo phiếu mượn thiết bị
dạy học: trước giờ dạy ít nhất 2 ngày.
Mẫu 02
PHIẾU MƯỢN THIẾT BỊ DẠY HỌC
Môn: ……..
Lớp: ……….. Ban………….
Bài dạy:…………………………………………………..
Họ và tên người mượn: ……………………………………
Ngày mượn: ………………
Tiết học thứ……
Ngày trả: ………………………
Địa điểm:………..
STT
Tên thiết bị
1
VD: Mơ hình quả địa cầu

SangKienKinhNghiem.net

Số lượng
01

Ghi chú



2

VD: Tranh sơ đồ:
+ Phép chiếu đồ phương vị.
+ Phép chiếu đồ hình nón, hình trụ

01
01
Người mượn
( Ký, ghi rõ họ tên)

 Lập sổ thiết bị dạy học.
Căn cứ vào số lượng giáo viên của từng bộ môn, mỗi khối lớp để nhân bản
phiếu mượn thiết bị dạy học và cập nhật sổ mượn thiết bị cho từng giáo viên (theo
mẫu chung của Ngành) theo thứ tự từng tiết học, từng ngày. Sổ mượn thiết bị dạy
học trên rất thuận tiện cho việc mượn thiết bị của giáo viên cũng như việc theo dõi
kiểm tra của nhà trường. Sổ mượn thiết bị do cán bộ phịng thí nghiệm vào sổ và
chuẩn bị thiết bị dạy học cho giáo viên. Khi cho mượn thiết bị ghi đầy đủ các cột
mục.
ST
Ngày
T
mượn

Tiết

Lớp

Tên thiết Số
Thực trạng


Ngày trả
Lý do
bị
lượng
khi trả
nhận

1 …/../. …. …..

….. …/…/
Tốt
.

(Hỏng)
 Căn cứ vào sổ mượn thiết bị cuối kỳ tổng hợp kết quả vào phiếu theo mẫu
01.
Thường xuyên báo cáo tình hình sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên,
những vướng mắc trong quá trình quản lý thiêt bị để cán bộ quản lý có biện pháp
điều chỉnh kịp thời. Đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
nhằm khai thác hiệu quả số trang thiết bị hiện có.
Chương 4.
HIỆU QUẢ CỦA CƠNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TBDH
Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC-HUYỆN BÁ THƯỚC
Vận dụng các biện pháp quản lý việc sử dụng TBDH nêu trên tại trường
THPT Bá Thước trong những năm vừa qua đã đem lại kết quả khả quan: Số lượt
sử dụng TBDH, chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn tăng lên cụ
thể:
Số lượt sử dụng TBDH:
Công

nghệ
2013-2014 30% 45% 70% 65% 50%
2014-2015 35% 60% 75% 80% 65%
2015-2016 50% 77% 89% 86% 87%
Năm học Toán Lý

Hoá Sinh

Sử
47%
60%
80%

SangKienKinhNghiem.net

Ngoại Tin
ngữ
học
80%
0%
60%
90% 60% 80%
95% 65% 100%
Địa


Chất lượng giáo dục toàn diện
Kém
(%)
2014-2015

4.7
48.2
46.1
1
0
2015-2016
4.75
48.55
46
0.7
0
Chất lượng mũi nhọn (Kết quả kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh các môn văn hóa)
Năm học

Giỏi (%)

Khá (%)

TB (%)

Năm học

Số giải

Thứ hạng trong Tỉnh

2013-2014
2014-2015
2015-2016


7
13
18

79
61
51

Yếu (%)

Thứ hạng trong Khối thi
đua
13
9
7

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
1. Xuất phát từ các cơ sở khoa học và phân tích thực trạng quản lý và sử dụng
TBDH ở trường THPT Bá Thước, đề tài đã đề xuất ba biện pháp quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở Trường THPT Bá Thước- Huyện Bá
Thước đó là:
1.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng cho cán bộ,
giáo viên và học sinh trong việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
1.2. Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận: Ban Giám hiệu, tổ
chuyên mơn, cán bộ phịng thí nghiệm, giáo viên, học sinh trong quản lý và sử
dụng TBDH.
1.3. Nâng cao năng lực chun mơn cho cán bộ phịng thí nghiệm.
2. Tuy đề tài đã nghiên cứu hết sức nghiêm túc, đề xuất một số biện pháp
mang tính ứng dụng, nhưng cịn nhiều biện pháp chưa có điều kiện đề cập đến. Đây

chính là phương hướng nghiên cứu tiếp của đề tài.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Mở các lớp tập huấn để thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chun
mơn, kỹ năng quản lý và sử dụng thiết bị dạy học cho cán bộ quản lý.
- Chỉ đạo các cơ sở sản xuất thiết bị dạy học đảm bảo về chất lượng, đồng bộ
về cơ cấu, đủ tiêu chuẩn, sư phạm, để sử dụng, nhiều tính năng tác dụng và phù hợp
với nội dung chương trình giảng dạy và học tập, có tài liệu hướng dẫn sử dụng cụ
thể bằng Tiếng việt.
2.2. Đối với UBND tỉnh Thanh Hóa:

SangKienKinhNghiem.net


- Bổ sung nguồn kinh phí hàng năm để nhà trường có thể mua sắm thêm
TBDH.
- Bổ sung biên chế cán bộ chuyên trách phụ trách phòng thiết bị.
2.3. Đối với Sở GD&ĐT: Mở các lớp bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng thiết bị
dạy học cho Cốt cán các nhà trường.
2.4. Đối với nhà trường: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để huy động
các nguồn lực từ xã hội cho việc tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của
nhà trường. Hoàn thiện các biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.


Lê Nguyệt Nga

SangKienKinhNghiem.net


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, khố VIII BCH TW Đảng, NXB Chính trị Quốc
gia, 1997.
2. Văn kiện Đại hội Đảng IX, NXB Chính trị Quốc gia, 2001.
3. Luật Giáo dục 2005, XNB Giáo dục, 2005.
4. Các giáo trình của Học viện Quản lý Giáo dục về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học .

SangKienKinhNghiem.net



×