Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Cách làm assignment với 7 bước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.96 KB, 7 trang )

Cách làm assignment với 7 bước
Dù đã hiểu được nội dung tổng quan cần có của một bài assignment nhưng không phải ai
cũng đủ khả năng triển khai một bài assignment hoàn hảo “một phát ăn ngay”.
Dưới đây là 7 bước chi tiết viết assignment mà Trung tâm gửi đến bạn để bạn dễ theo dõi và
thực hành.
1.1. Chọn chủ đề cho bài assignment

Cũng giống như bài luận văn, bước chọn đề tài ln là bước khó khăn và cần cân nhắc thật
kỹ lưỡng. Nếu lựa chọn được đề tài xong sớm bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để viết và
chỉnh sửa bài sau viết.
Muốn chọn được chủ đề, bạn cần lưu ý những điều sau:


Liệt kê ra các chủ đề mình u thích và phù hợp với ngành học trên tất cả các lĩnh vực
như: travel, nature, school, music,...



Chọn chủ đề có phạm vi vừa phải, khơng q rộng. Các chủ đề rộng thì mức độ bao
quát quá rộng, khó viết chi tiết vào từng khía cạnh. Chẳng hạn, bạn muốn viết về thời
thơ ấu, thì hãy chọn viết về thời thơ ấu tại nhà bà ngoại hay thời thơ ấu tại một thị trấn
nhỏ,...



Để ý xem thời gian gần đây có vấn đề nào nổi cộm, được nhiều người quan tâm hay
không. Viết về chủ đề như vậy cũng giúp cho bài Assignment của bạn ghi được ấn
tượng tốt hơn đối với người chấm.




Trong trường hợp bạn bị bí đề tài, bạn có thể xin gợi ý từ thầy cô hướng dẫn để việc
lựa chọn đề tài diễn ra nhanh chóng.

1.2. Viết đề cương Assignment

Sau khi đã chọn được đề tài, điều bạn cần làm tiếp theo là lập đề cương chi tiết cho bài
assignment. Đề cương cũng đóng vai trị khá quan trọng, giúp bạn có định hướng để viết bài
nhanh hơn.
Để tạo một đề cương:


Viết tên chủ đề lên đầu



Liệt kê những luận điểm hỗ trợ làm sáng tỏ chủ đề và đặt thứ tự bằng các chữ số La
Mã hoặc bằng ký hiệu số




Liệt kê những lập luận hỗ trợ cho luận điểm



Nếu có thể, tiếp tục thêm vào những ý tưởng hỗ trợ để ý được sáng rõ hơn.



Thêm vào những ví dụ, minh chứng để chứng minh cho quan điểm của bạn.


Thường thì trong assignment, câu thứ nhất là luận điểm, câu thứ hai là ý diễn giải thêm cho
luận điểm và sau đó là ví dụ chứng minh cho luận điểm. Nếu làm được như thế này thì ý
trong bài viết của bạn sẽ rất sáng, người chấm cũng dễ theo dõi.
Lưu ý tránh viết theo lối liệt kê sẽ làm bài của bạn rất nhàm chán mà đôi khi còn bị rối ý.
1.3. Viết câu chủ đề (Thesis Statement)

Mỗi bài assignment sẽ là một chủ đề khác nhau. Điều quan trọng nhất là người viết phải trình
bày như thế nào để cho người đọc hiểu được chủ đề của bài viết là gì. Tránh để người đọc rơi
vào tình trạng rối như tơ nhện, đọc hết bài viết nhưng vẫn khơng biết bạn đang viết gì.
Cách phân bố câu chủ đề là ở đầu hoặc cuối bài viết.


Nếu câu chủ đề ở đầu bài viết người đọc sẽ rất dễ quan sát và sẽ hiểu ngay được chủ
đề bài viết của bạn mà không cần phải đọc hết bài. Điều này tiết kiệm được khá nhiều
thời gian cho người chấm.



Nếu câu chủ đề ở cuối bài viết, bạn phải chắc chắn là các đoạn trong bài của sự liên
kết hợp lí và bài viết đủ sức hút để đưa người đọc đến ý cuối cùng của bài.

Để viết câu chủ đề cần lưu ý:


Ngắn gọn: Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính cần viết



Rõ ràng: Tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, đa nghĩa hoặc quá cao siêu




Cụ thể: Chỉ viết những gì liên quan đến đề bài hoặc được đề cập ở dưới bài viết,
không bay bổng, ý tứ xa rời.

1.4. Viết phần mở đầu (Introduction paragraph)

Phần mở đầu bài assignment là một trong những phần quan trọng nhất của bài. Đây là phần
để bạn gây ấn tượng mạnh với người đọc do đó bạn nên chọn cách mở bài ấn tượng nhất có
thể.
Lưu ý khi viết câu mở đầu:


Khơng viết câu dài dịng, lan man, khơng đúng chủ đề



Không dùng câu cảm thán, câu hỏi




Câu chủ đề nên là một câu khẳng định hoàn chỉnh, có đầy đủ thành phần câu và diễn
tả được đúng chủ đề chính của bài viết.

1.5. Viết phần thân bài (Body paragraphs)

Tuỳ thuộc vào từng dạng assignment và từng yêu cầu cụ thể khác nhau mà số đoạn của phần
thân bài cũng sẽ khác nhau.

Thông thường một bài assignment hồn chỉnh cần có từ 2 đến 5 đoạn để làm sáng tỏ chủ đề.
Lưu ý khi viết thân bài:


Mỗi đoạn văn sẽ là một luận điểm chứng minh cho câu chủ đề và làm sáng tỏ chủ đề



Sau mỗi luận điểm là một luận cứ hỗ trợ để làm rõ ý cho luận điểm



Sau mỗi luận cứ nên có ít nhất 1 ví dụ chứng minh giúp người đọc hiểu được ý mà
bạn đang diễn giải.



Giữa các đoạn trong phần thân bài cần có nội dung nhất quán, logic, phù hợp với
mạch văn của toàn bài.

1.6. Viết phần kết luận Assignment (Conclusion paragraph)

Phần kết thúc và phần mở đầu được coi là hai phần “cứu tinh” cho bài viết của bạn.
Đơi khi phần kết luận cịn quan trọng hơn cả phần mở đầu.
Nếu phần mở đầu của bạn không đủ sức để gây ấn tượng thì bạn vẫn cịn một tia hi vọng
nữa. Phần kết luận sẽ một lần nữa mở ra “tương lai” cho bạn nếu như bạn biết tận dụng cơ
hội này để gây ấn tượng với người đọc.
Lưu ý khi viết kết luận:



Bạn đừng cố nhét thêm bất cứ ý tưởng hay lập luận nào khác, nó sẽ chỉ làm cho kết
luận của bạn trở nên rối rắm.



Hãy viết một kết luận thật ngắn gọn, cô đọng, thật nhiều cảm xúc để người đọc nhớ
đến bài viết của bạn.

1.7. Kiểm tra và chỉnh sửa

Nhiều người cho rằng sau khi hoàn thành kết luận là bài assignment của bạn cũng xong. Có 1
bước quan trọng khơng kém các bước ở trên là kiểm tra lại các ý và chính tả. Điều tối kỵ của
một bài assignment hồn chỉnh là khơng được sai chính tả.


Ở bước này bạn hãy đọc đi đọc lại bài viết thật nhiều lần để kiểm tra các lỗi về chính tả, về
diễn đạt hay ngữ pháp,...Dù cũng chỉ là một lỗi nhỏ thơi nhưng đó là lỗi khơng đáng có và vơ
tình làm bạn mất điểm oan.
Trong q trình kiểm tra và chỉnh sửa, bạn cần để ý đến một vài yếu tố sau:


Kiểm tra ngữ pháp, dấu câu và chính tả



Trích dẫn tài liệu tham khảo



Số từ, số trang theo quy định




Các quy định về font chữ, giãn cách hay cách lề nếu là bài assignment online



Kiểm tra đạo văn

Với 7 bước hướng dẫn chi tiết trên, Trung tâm tin rằng bạn hồn tồn có thể bắt tay vào viết
ngay một bài assignment hồn chỉnh cho mình.

2. Tips viết nội dung assignment chất lượng
Nếu làm theo 7 bước chỉ dẫn trên, bạn mới chỉ dừng lại ở việc có một bài assignment hồn
hảo đủ các ý cơ bản. Vì thế, Tri Thức Cộng Đồng sẽ mách bạn các tips để nâng cấp bài
assignment của mình trở nên chất lượng hơn.
2.1. Sử dụng hệ thống các ví dụ một cách phong phú

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu ý để viết bài, đừng quên thêm những ví dụ để minh hoạ
cho luận điểm mà bạn trình bày. Những ví dụ này sẽ là một quân bài cộng điểm cho
assignment của bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý tìm ví dụ phù hợp để đưa vào:


Tránh sử dụng tràn lan: lồng ghép ví dụ tràn lan vào bài khiến bài viết trở nên lộn
xộn, đi sai với mục đích mà bạn mong muốn.



Tránh những ví dụ thừa: Có những ví dụ bị thừa, không những không hỗ trợ cho luận

điểm của bạn mà cịn khiến bài bạn rơi vào tình trạng lạc đề.

2.2. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu câu hỏi

Nếu bài assignment của bạn bị lạc đề, dù chỉ một chút, thì mọi cơng sức của bạn sẽ bằng 0.
Hãy đảm bảo bài của bạn đi đúng hướng, bạn phải thực sự hiểu câu hỏi và biết mình cần làm
gì.


Để assignment không lạc đề, bạn cần:


Đọc đi đọc lại câu hỏi thật nhiều lần, nghiền ngẫm và suy nghĩ về các ý tưởng của bài
viết.



Nếu bạn cảm thấy mông lung hoặc không rõ ý của đề bài, hãy chủ động hỏi giáo viên
hoặc người hướng dẫn.

Một assignment sơ sài nhưng xác định được đúng vấn đề vẫn sẽ được đánh giá cao hơn là bài
assignment lạc đề, lan man và khơng có trọng tâm. Vì thế lời khun Trung tâm dành cho
bạn là “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, phải hiểu mình, hiểu bài thì mới có thể
“đánh thắng” được câu hỏi.
2.3. Làm nghiên cứu

Trong quá trình viết assignment, ngoài việc vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học
vào bài thì bạn cần tìm tịi, nghiên cứu thêm những kiến thức bên ngoài khác.
Muốn bài assignment được điểm cao bạn cần:



Bỏ thời gian để nghiên cứu



Khám phá thêm về mơn học để qua đó có cái nhìn mới mẻ hơn



Tìm ra những ý tưởng khác lạ so với mọi người để viết bài

Một bí quyết cho bạn là hãy đọc thật nhiều, thật nhiều để biến những kiến thức đó thành kiến
thức chắt lọc của riêng bạn, rồi dùng nó trong bài assignment.

3. Tips trình bày assignment đúng chuẩn
Nếu chỉ để tâm chau chuốt cho nội dung thơi thì chưa đủ yếu tố để bài assignment đạt được
điểm cao. Bạn cần lưu ý đến một vài tiêu chí về hình thức dưới đây.
3.1. Hình thức mạch lạc

Hình thức mạch lạc sẽ là một điểm cộng cho bài assignment của bạn. Bạn nên trình bày sao
cho bài viết của bạn thật thoáng và cũng giúp cho người đọc dễ nhìn hơn.
Bạn cần tách biệt rõ ràng giữa 3 phần mở bài, thân bài và kết bài.


Trong phần mở bài cần nêu ra được vấn đề bạn nghiên cứu.



Phần thân bài, tập trung giải quyết trọng tâm vấn đề, đưa ra các ý bám sát chủ đề và
hỗ trợ làm sáng tỏ chủ đề.





Tại phần kết luận, một lần nữa bạn khẳng định lại vấn đề.

Đối với những dạng bài assignment nêu ý kiến, quan điểm, bạn cần thể hiện rõ quan điểm
của bạn đồng ý hay không, đã từng hay chưa ở ngay phần mở đầu để người đọc nắm bắt
được. Và các ý sau đó là để diễn giải cho quan điểm của bạn.
Đầu mỗi đoạn, bạn nên lùi vào đầu dòng để người đọc dễ quan sát và bài của bạn cũng trở
nên dễ nhìn hơn.
3.2. Đúng ngữ pháp, chính tả

Ngữ pháp, chính tả cực kì quan trọng đối với bài assignment. Với những giảng viên, giáo
viên cấm kỵ việc sai chính tả, họ sẽ sẵn sàng trừ điểm của bạn rất nặng nếu bạn mắc phải lỗi
này.
Sinh viên Info - Com vẫn thường xuyên truyền tụng một giai thoại đã có một anh bạn bị 20
điểm âm vì sai q nhiều lỗi chính tả trong bài assignment của mình. Tất nhiên, các sinh viên
nước ngoài sẽ được bỏ qua với một số từ chính tả khó, nhưng về cơ bản, việc sai chính tả là
điều khơng thể chấp nhận.
Để khắc phục những lỗi này bạn cần:


Kiểm tra thật kỹ sau khi viết xong. Có một vài phần mềm miễn phí trên mạng giúp
bạn check ngữ pháp rất hiệu quả, ví dụ như Virtual writing tutor, Grammar checker,....



Đối với những từ bạn thấy nghi ngờ, hãy tra ngay để xem lại cách viết cho đúng.




Nếu viết bài online, bạn nên cài chế độ kiểm tra chính tả tự động để hạn chế được tối
thiểu lỗi sai chính tả.

3.3. Bố cục chặt chẽ

Bố cục chặt chẽ ở đây thể hiện chủ yếu ở phần thân bài.


Giữa các luận điểm cần có sự liên kết với nhau và các luận cứ phải có vai trị hỗ trợ
đắc lực cho luận điểm.



Việc sử dụng ví dụ cũng hướng tới làm sáng tỏ luận cứ và đóng góp mạnh mẽ cho
luận điểm.



sử dụng phép phản biện thường được các giảng viên đánh giá rất cao. Điều đó cho
thấy bạn đã nghiên cứu đủ sâu về vấn đề này, và có những góc nhìn đa chiều, không
phiến diện.


Kinh nghiệm của Tri Thức cộng đồng là sau mỗi lập luận, bạn hãy sử dụng phép phản biện
để tự phản đối lại lập luận của mình.
Bạn có thể nói rằng “Mặc dù tôi cho rằng A là đúng, nhưng trong một số trường hợp cụ thể A
có thể khơng còn đứng vững”, hoặc “Mặc dù A là đúng trong hiện tại, nhưng trong tương lai
nhân tố B có thể làm A khơng cịn đúng 100%”.

3.4. Trích dẫn tài liệu tham khảo

Đây là điều bắt buộc trong bài assignment. Các trích dẫn tài liệu tham khảo thường được đặt
trong ngoặc kép và đánh số thứ tự theo quy định trong “bảng hướng dẫn các quy tắc trích dẫn
nguồn” bạn có thể tham khảo trên mạng.
Bao gồm:


Tên sách, tên bài báo hoặc tên của của tài liệu bạn tham khảo



Họ tên tác giả/ người biên tập hoặc tên của tổ chức chịu trách nhiệm hoặc trang web



Năm xuất bản sách, năm thông tin được đăng tải trên trang web

Sẽ rất hiếm có bài assignment nào mà từ đầu đến cuối đều là kiến thức sáng tạo của riêng bản
thân bạn. Và vì thế, trích dẫn tài liệu tham khảo là điều cần thiết, giúp người đọc, người
chấm hiểu hơn về những nguồn tham khảo được sử dụng. Ngoài ra, việc này cịn đảm bảo
tính hợp pháp, khơng vi phạm bản quyền của bài assignment.
Trên đây là 4 tips trình bày assignment mà Trung tâm gửi đến bạn để bạn có thể tự mình căn
chỉnh lại bài viết sao cho đúng chuẩn.



×