Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Cặp phạm trù Nguyên nhân và kết quả Xu hướng thất nghiệp của một bộ phận sinh viên ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.02 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác- Lê nin

ĐỀ TÀI:Cặp phạm trù Nguyên nhân và kết quả - Xu hướng thất

nghiệp của một bộ phận sinh viên ở Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Trần Thi Thu Hường
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Ngọc Huyền

Lớp

: QTA

Mã sinh viên

: 23A4050171

Hà nội, ngày 15 tháng 4 năm 2021

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 2
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 5
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề bài ........................................................... 5
NỘI DUNG .............................................................................................................. 5
Phần 1. Phần lý luận ............................................................................................... 5
1.1 Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù Nguyên nhân-Kết
quả trong phép biện chứng duy vật ........................................................................... 5
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù Nguyên nhân- Kết quả ................ 8
Phần 2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân ................................................. 8
2.1 Hiện trạng thất nghiệp ........................................................................................ 8
2.2 Liên hệ bản thân ................................................................................................ 16
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 20
Tài liệu tiếng Việt .................................................................................................. 20

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Những năm trước đây, tỷ lệ lao động qua học nghề, nhất là đào tạo nghề
chính quy cịn thấp điều này dẫn đến chất lượng không đảm bảo, không đáp ứng
được yêu cầu cơng việc. Mặc dù hiện nay tình trạng học vấn của lao động không
ngừng từng bước được cải thiện, hệ thống văn bằng được nâng cao và mở rộng
nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn khơng có dấu hiệu suy giảm. Lượng sinh viên tốt
nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng, học viện chính quy trong cả nước khơng
có việc làm ngày càng nhiều, hơn thế, một bộ phân sinh viên sau khi tốt nghiệp đại
học lại đảm nhận các cơng việc khơng cần có bằng cấp. Hiện tượng sinh viên sau
khi tốt nghiệp làm công nhân, hoặc làm các cơng việc khơng cần đến trình độ việc
khơng cần đến trình độ đại học đang dần khơng cịn xa lạ. Tình trạng sinh viên ra

trường khơng có việc làm hay làm không đúng ngành nghề đang ở mức đáng báo
động. Vì vậy để giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động nói chung và
sinh viên nói riêng là mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Vậy câu hỏi được đặt ra ở
đây là nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp sinh viên hiện nay là do đâu ? Hậu
quả để lại là gì ? Vấn đề đó gây ra thiệt hại gì cho nền kinh tế nước nhà ? Và
chúng ta phải làm gì để chấm dứt tình trang trên ? Cũng đã có rất nhiều câu hỏi và
giải pháp được đặt ra, song vẫn chưa khắc phục triệt để được tình trạng thất nghiệp
của sinh viên sau khi ra trường.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về thất nghiệp. Theo Luật Bảo hiểm thất
nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức đã định nghĩa rằng : “Thất nghiệp là người lao
động tạm thời khơng có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công việc ngắn hạn”.

3


Tại Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người
trong tuổi lao động (là dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm hoặc
đang đi tìm việc làm, đăng ký tại cơ quan giải quyết việc làm.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một
số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc
làm ở mức tiền lương thịnh hành”.
Ở Việt Nam, việc thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh ra trong thời kỳ chuyển
đổi nền kinh tế cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Vì vậy, tuy
chưa có văn bản pháp quy về thất nghiệp cũng như các vấn đề liên quan đến thất
nghiệp, nhưng có nhiều cơng trình nghiên cứu nhất định. Những nghiên cứu bước
đầu khẳng định thất nghiệp là những người khơng có việc làm, đang đi tìm việc và
sẵn sàng làm việc.
Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến trình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp
và làm thế nào để chúng ta có thể khắc phục được tình trạng đó ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:
 Nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh
viên sau khi ra trường cũng như là giải pháp để khắc phục tình trạng
trên.
 Giup cho mọi người và bản thân em hiểu rõ vấn đề thất nghiệp của
sinh viên có ảnh hưởng đến lao động cũng như là nền kinh tế xã hội
có bị ảnh hưởng như thế nào.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Phân tích, làm sáng tỏ thực trạng thất nghiệp trong những năm gần đây
tại Việt Nam.
 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
 Mô tả thực trạng thất nghiệp hiện nay.
4


 Đề xuất biện pháp nâng cao công việc và giải quyết vấn đề nan giải trên.
 Tự liên hệ bản thân, nêu suy nghĩ đóng góp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng: Sinh viên chuẩn bị ra trường và sinh viên sau khi ra trường
 Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu sinh viên tại một số trường đại học, cao
đẳng nói chung và sinh viên Học viện Ngân Hàng nói riêng.
 Thời gian: Hiện nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Cặp phạm trù Nguyên nhân và Kết quả, ý nghĩa phương pháp
luận.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu nhập thông tin về vấn đề nghiên
cứu, phương pháp lý luận. Ngồi ra cịn có phương pháp điều tra, phân tính và
thống kê.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề bài
Ý nghĩa lý luận: Tùy theo cách nhìn nhận vấn đề tình trạng thất nghiệp mà

có những cách hiểu và cách giải quyết khác nhau. Do vậy khi nghiên cứu chúng ta
cố gắng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau để thấy được những đặc
trưng cơ bản cũng như những quy luật và xu hướng lựa chọn nhân lực của các
công ty.
Ý nghĩa thực tiễn: Việc nhận thức và vận dụng đúng đắn vấn đề này giúp ta
giải quyết được những thực trạng này là sự giảm sút của tình trạng thiếu việc làm,
kéo theo đó là sự phát triển kinh tế, đồng thời cũng giải quyết được nhiều vấn đề
xã hội.
NỘI DUNG
Phần 1: Phần lý luận
1.1

Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù Nguyên

nhân Kết quả trong phép biện chứng duy vật.

5


Phạm trù nguyên nhân kết quả
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.Kết quả
là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
a.Tính chất của mối liên hệ nhân-quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách
quan, tính phổ biến, tính tất yếu. Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân
quả là cái vốn có của bản thân sự vật không phụ thuộc vào ý thức con người. Dù
con người biết hay khơng biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động
đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định. Tính phổ biến thể hiện ở chỗ : mọi sự vật,

hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra.
Khơng có hiện tượng nào khơng có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã
được nhận thức hay chưa mà thơi. Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên
nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy
nhiên, trong thực tế khơng thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn
cảnh hoàn tồn giống nhau. Do vậy, tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả phải
được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện, hồn cảnh càng ít khác
nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.
b.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân sinh ra kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn ln có trước kết
quả, được sản sinh ra trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân
xuất hiện và bắt đầu tác động.Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp
nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả. Cái phân biệt quan hệ nhân quả
với quan hệ kế tiếp nhau về mặt thời gian là ở chỗ: giữa nguyên nhân và kết quả
cịn có mối quan hệ sản sinh, quan hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.

6


Nguyên nhân sinh ra kết quả như thế nào? Nguyên nhân sinh ra kết quả rất
phức tạp, bởi vì nó cịn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hồn cảnh khác nhau.
Một kết quả có thể do nhiều điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả
khác nhau. Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một
sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho
kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng
thời theo các hướng khác nhau thì sẽ cản trở tác dụng của nhau thậm chí triệt tiêu
tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả. Do vậy trong
hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trị của từng loại nguyên nhân để có thể
chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nguyên nhân quy định sự xuất hiện

của kết quả phát huy tác dụng.
Căn cứ vào tính chất và vai trị của ngun nhân đối với sự hình thành kết
quả, có thể phân chia thành: nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yêu; nguyên
nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân khách quan và nguyên
nhân chủ quan.
Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, những sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh
hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng:
Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên
nhân.
Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là
nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác gọi là kết quả và ngược lại . Vì vậy,
Ph.Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý
nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt
nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối
liên hệ chung của nó với tồn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau
trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên
7


nhân và kết quả ln ln thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vơ cùng,
khơng có cắt đầu và khơng có kết thúc, Một hiện tượng nào đấy được coi là
nguyên nhân hay kết thúc bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể.
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhất- kết quả
Mối liên hệ nhân quả có tính khánh quan và tính phổ biến, nghĩa là khơng có
sự vật hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có ngun nhân. Nhưng
khơng phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ
của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng đó.
Muốn tìm ngun nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự

vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ
trong đầu con người, tách rời với thế giới hiện thực.
Vì ngun nhân ln ln có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của
một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện, những mối liên hệ xảy ra
trước khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh
ra. Những ngun nhân này có vai trị khác nhau đối với việc hình thành kết quả.
Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra
nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân
chủ quan, nguyên nhân khách quan,… Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác
động của các ngun nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho ngun
nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân
có tác động tiêu cực.
Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn
chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc
đẩy nguyên nhân phát huy tác động, nhằm đạt mục đích.
Phần 2 : Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1 Hiện trạng thất nghiệp hiện nay ở Việt Nam

8


Vấn đề thất nghiệp vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của những sinh viên sắp và
đã ra trường.
a. Thất nghiệp là gì
Thất nghiệp trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc
làm mà khơng tìm được việt làm hoặc khơng được tổ chức, cơng ty và cộng đồng
nhận vào làm. Nói cách khác đây chính là một bộ phận lao động khơng được th
mướn, là người đang ở trong độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động được quy
định trong hiến pháp.
b. Phân loại thất nghiệp

i.

Theo hình thức thất nghiệp
 Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)
 Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn )
 Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
 Thất nghiệp chia theo lứa tuổi

ii.

Theo lý do thất nghiệp
 Mất việc: người lao động khơng có việc làm do các đơn vị sản xuất
kinh doanh cho thơi việc vì một lý do nào đó
 Bỏ việc: là những người tự ý xin thơi việc vì những lý do chủ quan
của người lao động, ví dụ: tiền cơng khơng đảm bảo, khơng hợp nghề
nghiệp, không khợp không gian việc làm….
 Nhập mới: là những người đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động,
nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
 Tái nhập: là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn
quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

iii.

Phân loại theo tính chất thất nghiệp
 Thất nghiệp tự nguyện
 Thất nghiệp không tự nguyện

iv.

Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp


9


Thất nghiệp tự nhiên: là mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải
qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hại, tồn tại ngay khi thị trường lao
động cận bằng.
Thất nghiệp tự nhiên bao gồm:
 Thất nghiệp tạm thời: Xuất hiện khi khơng có sự ăn khớp về nhu
cầu trong thị trường lao động; Chính sách công và thất nghiệp tạm
thời.
 Thất nghiệp cơ cấu: Xuất hiện do sự dịch chuyển cơ cấu giữa các
ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất
trong một ngành.
 Thất nghiệp mùa vụ: Xuất hiện do tính chất mùa vụ của một số
cơng việc như làm nông nghiệp, dạy học, công việc part time dịp
hè, giải trí theo mùa.
Thất nghiệp chu kì: là mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong
chu kỳ kinh tế, do trạng thái tiền cứng nhắc tạo ra, là dạng thất nghiệp sẽ mất đi
trong dài hạn.Thất nghiệp chu kì là mức thất nghiệp thực tế xuất hiện cùng với các
chu kỳ kinh tế
 Thất nghiệp chu kỳ cao ( cao hơn mức tự nhiên) khi nền kinh tế
rơi vào suy thoái
 Thất nghiệp chu kỳ thấp ( thấp hơn tự nhiên) khi nền kinh tế
đang ở trong trạng thái mở rộng hay cịn gọi là phát triển nóng.
Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: xảy ra khi tiền lương được ấn định không
bởi các lực lượng thị trường mà cao hơn mức tiền lương thực tế cân bằng của thị
trường.Theo lý thuyết cổ điển, thất nghiệp xảy ra là do mức lương tối thiểu được
quy định cao hơn mức lương do quy luật cung cầu trên thị trường quyết định.
c. Tác động của thất nghiệp tới sự phát triển kinh tế xã hội

 Tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát

10


Thất nghiệp tăng có nghĩa là lực lượng lao động xã hội không được huy
động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên, là sự lãng phí lao động xã hộinhân tố cơ bản để phát triển kinh tế-xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền
kinh tế đang suy thoái, do tổng thổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm
năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư ( vì ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do
phải hỗ trợ người lao động việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân
đẩy nền kinh tế đến bờ vực của lạm phát
 Ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động
Người lao động bị thấp nghiệp, tức là mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập.
Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh
hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao
động, con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khỏe họ bị giảm sút do thiếu
kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…..Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao
động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội, dẫn họ đến những sai
phạm đáng tiếc.
 Ảnh hưởng đến trật tự xã hội
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn cơng,
bãi cơng, biểu tình địi quyền làm việc, quyền sống….tăng lên;hiện tượng tiêu cực
xã hội cũng phát sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm….;Sự
ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm….Từ đó, có
thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.
d. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Trước ảnh hưởng từ dịch COVID-19, tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong vào 10
năm qua ở mức 2,73%, lần đầu tiên thu nhập của người lao động giảm 5,1% trong
vòng 5 năm qua.


11


Theo báo cáo tình hình lao động việc làm tại Việt Nam mới nhất của Tổng
cục Thống kê (GSO), tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong 10 năm qua, trong đó tỉ lệ
thất nghiệp tăng nhiều nhất ở nhóm lao động có trình độ chun mơn kĩ thuật thấp.
Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong quý II năm 2020 là 2,73%,
trong đó tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị là 4,46% cao
nhất trong vòng 10 năm qua, cao hơn 1,36% so với cùng kì năm trước.

Trong quý II, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của nhóm lao động có
trình độ chun mơn kĩ thuật từ trung cấp trở lên vẫn giảm so với quý trước trong
khi nhóm lao động có trình độ chun mơn kĩ thuật thấp hay cịn gọi là sơ cấp
hoặc khơng có trình độ chuyên môn kĩ thuật lại tăng.
Điều này cho thấy khi nền kinh tế gặp cú sốc, lao động có trình độ thấp hoặc
khơng có trình độ gặp nhiều khó khăn hơn về cơ hội việc làm so với lao động có
trình độ chun mơn kĩ thuật bậc trung và bậc cao.
Theo nhận định của GSO, dịch Covid 19 xuất hiện tại Việt Nam từ cuối
tháng 1 năm 2020 đến nay đã tác động đến lao động, việc làm của 30,8 triệu người

12


từ 15 tuổi trở lên. Lực lượng lao động và lao động có việc làm đều giảm trên 2
triệu người, là mức giảm lớn nhất trong 10 năm qua.
Tác động của dịch bệnh đã làm cho lao động gặp nhiều khó khăn hơn trong
việc tham gia thị trường lao động và đóng góp sức lao động của mình trong chuỗi
sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Kết quả là đối với bản thân người lao
động , chính thu nhập của họ đã giảm đáng kể so với trước khi đại dịch bùng phát
đến Việt Nam. Cùng thời điểm năm trước, trong khi tốc độ tăng thu nhập của

người lao động quý I năm 2019 so với cùng kì năm 2018 đạt 16,6% thu nhập quý
II 2020 so với cùng kì năm 2019 giảm hơn 5%. Thu nhập của nhóm lao động làm
chủ cơ sở giảm nhiều nhất so với nhóm lao động có vị thế khác.
Qúy II năm 2019 cả nước có 1.054 nghìn người trong độ tuổi lao động thất
nghiệp, trong đó số người thất nghiệp có trình độ đại học là hơn 160,5 nghìn người
, cao đẳng là 68,7 nghìn người , trung cấp là 49,6 nghìn người , sơ cấp nghề là 16,8
nghìn người.
Con số này được đưa ra trong bản tin Thị trường lao động Việt Nam số 22,
quý II năm 2019. Theo đó q II năm 2019 cả nước có 1.054 nghìn người trong độ
tuổi thất nghiệp, giảm 4,82 nghìn người so với quý I năm 2019 và giảm 7,19 nghìn
người so với quý II năm 2018.
e. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng làm việc
Nhiều doanh nghiệp lớn cho biết “Kỹ năng của sinh viên mới ra trường là
chưa hình thành nếu khơng muốn nói là khơng có”. Sinh viên ra trường hiện nay
có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc.
Một số bạn trẻ cho rằng các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển những người có năng
lực chun mơn, thành tạo vi tính, ngoại ngữ bằng A,B,C,.. Chính vì thế các bạn
đổ xơ rủ nhau đi học bằng này bằng kia, khóa học này khóa học kia, nhưng các bạn
không hề biết rằng các chủ doanh nghiệp và công ty nhất là các công ty nước ngoài

13


luôn chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm
việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn
trong tình huống bất ngờ….
Mặc dù q trình tìm việc cũng khơng dễ dàng gì. Trừ một số bạn có mối
quan hệ rộng rãi hay được cha mẹ gửi gắm, số còn lại đa phần các bạn còn quá thụ
động trong quá trình tìm việc. Các bạn chưa tự tin vào bản thân, thiếu nghị lực và

dũng cảm để đương đầu với những khó khăn, thậm chí có bạn cịn chưa biết mình
thích làm gì, thích cơng việc như thế nào. Các bạn không biết rằng trong môi
trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng
giao tiếp, đàm phán, thuyết tình, quản lý thời gian…. mới thực sự là yếu tố quyết
định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.
Chất lượng đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội
Trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào các trường đại
học quốc gia nhưng kết quả khơng có gì khả quan khi số lượng sinh viên ra trường
vẫn thất nghiệp. Bên cạnh đó, với tiếp cận xã hội hóa giáo dục cho phép nhiều trường
đại học tư được mở ra rộng kích thích cạnh tranh giữa các trường nhà nước và trường
tư.
Tuy nhiên, chúng ta cũng chẳng mong đợi gì nhiều ở kết quả này, bởi các đại
học tư vì lợi nhuận chỉ cấp bằng, họ không đào tạo “đúng và trúng”. Bên cạnh đó,
thành tích của các cấp học dưới đẩy lên các cấp học trên đã khiến những người làm
giáo dục bất chấp hậu quả mà chính người học và xã hội phải gánh là tạo ra những
sản phẩm không đủ chất lượng, dẫn đến hậu quả đầu ra của đội ngũ nhân lực nước
ta yếu và nền giáo dục Việt Nam ngày càng tụt hậu.
Một nguyên nhân khác là do các trường đại học, cao đẳng còn xem nhẹ phần
thực hành mà quá đặt nặng lý thuyết. Ngoài ra, cịn do chương trình đào tạo ở các
trường vẫn theo lối tư duy cũ, thiếu thực tế, cơ sở vật chất nghèo nàn…
Trình độ ngoại ngữ cịn nhiều hạn chế

14


Một trong các lý do tạo nên làn sóng “cử nhân thất nghiệp” chính là vấn đề
tiếng Anh. Chúng ta đều biết tiếng Anh được xem như là tấm vé thông hành trong
tất cả mọi ngành nghề trong thời kỳ hiện đại. Thực ra, hầu hết sinh viên ở các trường
đại học đều được học tiếng Anh, nhưng chính thái độ học thụ động, khơng áp dụng
thực tế thì khi ra trường, kỹ năng ngoại ngữ chỉ là con số 0.

e. Giải pháp
Hiện nay, Việt Nam đã và đang tiếp cận và áp dụng các khuyến nghị mới của
Tổ chức Lao động Quốc tế về lao động và việc làm. Tuy nhiên, với những nước
đang phát triển - nền kinh tế vẫn mang đậm dấu ấn nông nghiệp hoặc việc làm phi
chính thức chiếm thị phần đáng kể trong nền kinh tế hay mức sống của người dân
chưa cao và an sinh xã hội chưa đầy đủ.Vì vậy, để giải quyết rõ rệt tình trạng sinh
viên thất nghiệp sau khi ra trường hiện nay cần:
 Về phía sinh viên
Thứ nhất, học sinh; sinh viên cần định hướng sơ bộ về nghề nghiệp của mình
trong tương lai. Học sinh, sinh viên cần thay đổi nhận thức, hiểu được đầu ra của
ngành học. Học sinh, sinh viên cần học những ngành nghề mà trong đó có sự đam
mê, u thích của bản thân và phù hợp với khả năng của mình. Đồng thời, các giảng
viên của nhà trường nên kết hợp cùng với lãnh đạo của các doanh nghiệp trao đổi
và định hướng nghề nghiệp phù hợp với từng tân sinh viên, dựa trên việc phân tích
tính cách, đặc điểm gia đình, sở thích...của từng cá nhân để đưa ra lời khuyên cho
các em nên chọn ngành nào phù hợp với mình, có cơ hội việc là tốt nhất và phát huy
được năng lực cao nhất.
Thứ hai, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng.
Nâng cao chất lượng đào tạo, kỹ năng làm việc cho sinh viên cần có sự kết hợp giữa
sinh viên và nhà trường. Sinh viên cần thực hiện nghiêm túc trong quá trình đi kiến
tập, thực tập. Nếu sinh viên coi hoạt động kiến tập, thực tập cho hết mơn thì sẽ khơng
khác gì vẫn chạy theo lý thuyết mà khơng có thực tế.

15


Thứ ba, sinh viên cần nghiêm túc học hành ngay khi đang cịn ngồi trên ghế
nhà trường.
 Về phía Nhà nước
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp,

bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thực
hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khẩu
lao động, pháp lệnh đình cơng....
Thứ hai, Nhà nước cùng các doanh nghiệp cần phải quan tâm đào tạo cơng
nhân trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, khỏe,
nhất là khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu
công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động.
Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước,
của tư nhân và quốc tế; áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình
thành thị trường dạy nghề phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư tập
trung hệ thống dạy nghề, kỹ thuật thực hành qua lao động trực tiếp.
Thứ tư, thực hiện hiệu quả dự án hỗ trợ đào tạo giảng viên; xây dựng cơ chế
xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trung cấp, đào tạo cao đẳng, đại học hàng năm
trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động, năng lực đào tạo và tỷ lệ người học tốt
nghiệp có việc làm của cơ sở đào tạo; xây dựng chương trình đào tạo cân đối giữa
lý thuyết và thực hành, xây dựng chuẩn đầu ra, hỗ trợ sinh viên thực tập và đánh giá
sinh viên tốt nghiệp theo yêu cầu của thị trường lao động.
2.2 Liên hệ bản thân
Phần lớn đại đa số sinh viên sắp và đã ra khỏi trường luôn có trong đầu tư
tưởng rằng sẽ tìm ngay được cho mình một cơng việc sau khi đã kết thúc 4 năm ở
trên giảng đường, tuy nhiên họ lại chẳng biết rằng những tiêu chí mà những nhà
tuyển dụng cần lại là những người có kinh nghiệm hay có trình độ chuyên môn hơn

16


là những người vừa mới chập chững ra trường. Chính bởi giữ sự “ảo tưởng” mơ hồ
này mà hậu quả dẫn đến chính là vấn nạn thất nghiệp của sinh viên hiện nay.
Với cái nhìn của sinh viên năm nhất, còn đang ngồi tại ghế của giảng đường
Học Viện Ngân Hàng, em cũng có mong muốn tìm được cho mình một công việc

phù hợp với bản thân, giống như bao sinh viên khác trong trường. Tuy nhiên để đạt
được mong muốn đó, em nghĩ bản thân mỗi người nên tự nhận thức năng lực của
chính mình, để rồi tự đó có thể tự phát triển như là một thế mạnh riêng, đáp ứng
được với yêu cầu của những nhà tuyển dụng. Ngày nay như chúng ta đã thấy môi
trường làm việc ngày càng trở nên năng động, đa dạng hóa rất nhiều, điều đó cũng
địi hỏi sinh viên cũng phải trở nên năng động và bắt kịp được xu hướng mới nhất
mà những công ty cần cho nên việc chuẩn bị sẵn cho mình một hành trang sơ yếu
thật tốt cũng như đã có sẵn kinh nghiệp về cơng việc mà mình muốn ứng tuyển. Em
nghĩ rằng năm hai chính là một thời điểm phù hợp dành cho sinh viên để có thể có
những trải nghiệm thực tập thử việc đầu tiên, tuy nhiên để làm được điều đó, yếu tố
quan trọng nhất mà mọi sinh viên ai cũng nên cần có chính là kỹ năng quản lý thời
gian. Mỗi sinh viên đều có những thời gian biểu khác nhau, vậy nên khơng có quy
tắc chung cho mỗi người, nhưng chúng ta có thể tự mình sắp xếp để có thể tự dành
cho bản thân khoảng thời trống để có thể làm được cơng việc thực tập. Tuy nhiên,
vẫn có một số ít những sinh viên khơng thể nào cân bằng được thời gian làm việc
và thời gian học trên trường, dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc sau này mà khơng ai
muốn có. Việc thực tập ngắn hạn ở những cơng ty có thể giúp sinh viên có được
những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân mình cũng như là công việc sau này. Em
cho rằng bản thân mỗi sinh viên muốn trở nên năng động hơn thì cần phải tham gia
những câu lạc bộ ở trường cũng như làm việc nhóm thường xun. Khơng chỉ riêng
Học Viện Ngân Hàng mà ở những trường đại học khác cũng có rất nhiều câu lạc bộ
bổ ích dành cho sinh viên, từ các câu lạc bộ này sinh việc có thể rèn luyện cho mình
rất nhiều kỹ năng mềm hữu ích cho cơng việc tương lai sau này. Ngồi ra, khả năng
tư duy và kĩ năng giao tiếng bằng tiếng Anh cũng rất cần có cho sinh viên – những
người mong muốn có được cơng việc tốt trong tương lai. Lý thuyết trong sách vở
17


chỉ là một phần, việc vận dụng được chúng ngoài thực tế chính là phần cịn lại, nhà
tuyển dụng ln muốn tìm ở chúng ta những tư duy mới mẽ, với sự phát triển của

công nghệ hiện nay, chúng ta có thể tìm kiếm được hàng tá thứ những vấn đề xung
quanh mà chúng ta cần phải biết và tự xoay sở được chúng. Luyện tập tự duy một
cách thường xuyên, cách giải quyết vấn đề nhanh chóng có như vậy chúng ta mới
có thể gây được ấn tượng với những nhà tuyển dụng. Một trong những tật xấu của
sinh viên Việt Nam chính là ngại học hỏi và ngại khó. Hãy ln đặt ra những câu
hỏi cho những vấn đề chúng ta chưa rõ, hoặc chưa thực sự hiểu về chúng, thử thách
bản thân bằng những việc như mỗi tuần đọc một cuốn sách hay một bài báo. Tất
nhiên chúng ta khơng thể nhanh chóng tự đưa mình vào khuôn khổ trong ngày một
ngày hai, điều chúng ta phải làm là từng bước chầm chậm tự chiến thắng bản thân
bằng cách đánh bại những thói xấu và thay vào đó là những mục tiêu rõ ràng và tính
kiên trì để hồn thành được nó, đừng trần chừ hay trì hỗn vì một chuyện gì có vì
thời gian chẳng đợi chờ một ai hết. Cũng giống như câu nói mà em đã từng nghe ở
trên một bộ phim giáo dục “Nothing changes if nothing changes” – chẳng có thì
thay đổi nếu khơng gì thay đổi, nếu chúng ta chỉ cần thay đổi bản thân theo một
hướng tích cực tất yếu mọi chuyện sẽ xảy ra theo một hướng tích cực.
Với sự hiểu biết về nguyên lý cặp phạm trù nguyên nhân kết quả, có thể nói
rằng nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại kết quả có thể tác động
trở lại nguyên nhân, cũng giống như tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng ở Việt
Nam hiện nay đặc biệt đối tượng lại phần lớn chiếm là sinh viên đã ra trường, thơng
qua việc phân tích cặp phạm trù nguyên nhân kết qua,em có thể thấy được tình trạng
đáng báo động của hiện trạng này cũng như có thêm được hiểu biết cho bản thân
cũng như tìm được những giải pháp để giải quyết phù hợp. Để có cái nhìn đúng đắn
hơn về tình trạng đang gây sự lo lắng cho nhiều sinh viên này, chúng ta cần phải
nắm rõ cơ sở lý luận, hiểu rõ bản chất cũng như chiều hướng tác động của nguyên
nhân qua nhiều khía cạnh quan sát khác nhau, để rồi từ đó tư duy ra những biện pháp
khắc phục nguyên nhân một cách hợp lí. Có như vậy khi gặp phải những cản trợ

18



trong cơng việc hay học tập ta mới có thể hiểu và vượt qua chúng được một cách dễ
dàng.
KẾT LUẬN
Tất cả các mỗi quan hệ mà phép biện chứng nêu lên đều là sự khái quát những
đặc trưng của những mối liên hệ cụ thể. Có thể nói mọi mối quan hệ giữa các sự vật,
hiện tương với nhau trong thế giới khách quan đều phản ánh một trong các phạm trù
cơ bản của phép biện chứng duy vật, trong đó cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả là
một trong những cặp phạm trù cơ bản, phổ biến nhất của thế giới hiện thực khách
quan và có vai trị quan trọng trong việc nhân thức. Chúng ta có thể coi như quan hệ
nhân quả là kết quả của việc khái quát những hiện tượng từ một sự tác động này suy
ra một kết quả khác ở trong nhiều lĩnh vực: trong tự nhiên, trong xã hội, cả trong vật
lý, hóa học, cả trong đời sống xã hội như kinh tế, chính trị , văn hóa….Quan hệ
ngun nhân kết quả là một trong những quan hệ có tính phổ biến nhất ở trong thế
giới hiện thực. Đặc biệt, có có vai trị rất quan trọng đối với q trình hình thành
nhận thức của chúng ta. Qúa trình nguyên nhân kết quả được lặp đi lặp lại nhiều lần
sẽ làm cho tư duy của con người được phản ánh được những mối quan hệ nguyên
nhân kết quả, đồng thười khi nghiên cứu ở khía cạnh khác dẫn tới những kết luận về
mặt phương pháp luận rất phong phú.
Tóm lại, mối qua hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả là cơ sở lý luận rất
quan trọng giúp cho chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt
động thực tiện. Những hoạt động thực tiễn là cơ sở để cho chúng ta nhận thức được
về đặc trưng của mối quan hệ nhân qua và những đặc trưng này với tư cách là thành
quả của nhận thức lại sẽ tiếp tục chỉ đạo cho con người trong hoạt động thực tiện để
có thể gặp hái được những thành cơng to lớn hơn.
Tiểu luận trên đã phân tích rõ cũng như đưa ra những giải pháp cho sinh viên
để họ có thể có những định hướng cũng như những hành trang cần thiết để có thể
đáp ứng được những mong muốn của nhà tuyển dụng, giảm thiểu được trình trạng
thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Biết thay đổi bản thân ngay khi còn đang

19



ngồi ở trên ghế nhà trường, loại bỏ những tật xấu, xác định được mục tiêu tương lai,
cơng việc mình mong muốn làm sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổng cục Thống kê năm 2016 - 2017
2. ThS. Nguyễn Thúy Hà, Chính sách việc làm: Thực trạng và giải pháp, Trung tâm
Nghiên cứu khoa học - Viện Nghiên cứu Lập pháp
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac
– Lênin, CTQG, Hà Nội, 2009.
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng trong các
trường đại học và cao đẳng), Nxb. CTQG, Hà Nội, 2005.
4. VietnamFiance “Thất nghiệp là gì ? Tác động của thất nghiệp tới sự phát triển
của kinh tế xã hội” />5. Wikipedia – Kinh tế vĩ mô (NEU, FTU), Sách NGregory Mankiw.

20



×