Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SHCM THEO NCBH TOÁN 7 THCS đinh tiên hoàng TPNB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.42 KB, 17 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NINH BÌNH
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HỒNG

CHUN ĐỀ
SINH HOẠT CHUN MƠN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
MƠN TỐN 7 – PHÂN MƠN HÌNH HỌC

Bích Đào, tháng 10 năm 2018


PHỊNG GD ĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HỒNG
CHƯƠNG TRÌNH CHUN ĐỀ MƠN TỐN 7
(Thời gian: 14h, ngày 30 tháng 10 năm 2018)
Địa điểm: Lớp 7B – trường THCS Đinh Tiên Hồng thành phố Ninh Bình

TT

NỘI DUNG

THỜI GIAN

NGƯỜI THỰC HIỆN

1

Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

14h00 -14h05

Đ/c Phạm Thị Thiện


Tổ trưởng tổ Tốn Lý

2

Báo cáo q trình tổ chức chuyên đề

14h05-14h15

Đ/c Bùi Thị Chinh
Giáo viên Tổ Toán - Lí

3

Tiết dạy minh họa

14h20-15h10

Đ/c Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Giáo viên tổ Tốn - Lí

4

Thảo luận rút kinh nghiệm

15h15-15h45

Đ/c Phạm Thị Thiện
Tổ trưởng tổ Toán Lý

5


Phát biểu của BGH nhà trường

6

Bế mạc

15h45-16h15

16h15

Đ/c Phùng Thị Yến Nhi
Hiệu trưởng nhà trường
Đ/c Phạm Thị Thiện
Tổ trưởng tổ Toán Lý

BAN TỔ CHỨC


PHỊNG GD&ĐT TP NINH BÌNH
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HỒNG

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bích Đào, ngày 30 tháng 10 năm 2018

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Mơn Tốn 7 – Phân mơn Hình học

Căn cứ vào cơng văn số 864/SGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2017 của Sở GD&ĐT
Ninh Bình về việc hướng dẫn thực hiện các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên
cứu bài học.
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của trường THCS
Đinh Tiên Hồng, tổ Tốn – Lí Trường THCS Đinh Tiên Hồng - TP Ninh Bình xây dựng
kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học mơn Tốn lớp 7.
Chun đề: Sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài học.
Bài dạy minh họa: “TỔNG BA GĨC CỦA TAM GIÁC”
(Tiết 17 - Mơn Hình học 7)
I.MỤC TIÊU XÂY DỰNG KẾ HOACH BÀI HỌC NGHIÊN CỨU
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Giúp giáo viên xác định rõ mục tiêu kiến thức và kĩ năng mà học sinh cần đạt
được khi tự nghiên cứu, phù hợp với trình độ, đối tượng học sinh.
- Nhằm giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy
học. Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội hỗ trợ lẫn nhau về kĩ thuật dạy học; cách tổ
chức, quản lý lớp học, cách đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy
nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo
trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi,
thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.


- Tạo điều kiện cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học
tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh
có khó khăn về học tập.
- Góp phần vào việc rèn luyện và hình thành thói quen tự tìm hiểu bài học ở mỗi
học sinh, biết thảo luận, phát huy khả năng tư duy, tính sáng tạo của mỗi học sinh vào bài
học hằng ngày, từ đó học sinh hiểu sâu nội dung bài học .
– Giúp giáo viên, cán bộ quản lý các trường trong thành phố có điều kiện trao đổi
kinh nghiệm tổ chức quản lý, sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH.

- Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm tạo ra sự chuyển
biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ
giáo viên, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục.
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy
nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo
trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi,
thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
- Góp phần tạo mơi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả
mọi người. Đặc biệt tạo sự giao lưu thân thiện giữa người dạy và người học.
II. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI HỌC NGHIÊN CỨU
1. Phân công nhiệm vụ
* Soạn giáo án:
- Đồng chí Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Giáo viên trường THCS Đinh Tiên Hồng
- Đồng chí Bùi Thị Chinh - Giáo viên trường THCS Đinh Tiên Hoàng
* Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng:
- Đồng chí Lê Thị Chăm - Giáo viên trường THCS Đinh Tiên Hoàng
- Phạm Thị Hồng Thon - Giáo viên trường THCS Đinh Tiên Hoàng.
* Ghi biên bản các cuộc họp: Đồng chí Trần Thị Mai Phương - Giáo viên trường
THCS Đinh Tiên Hoàng.
* Ghi phiếu dự giờ: Đồng chí Bùi Thị Chinh - Giáo viên trường THCS Đinh Tiên
Hoàng.
* Báo cáo nội dung chuyên đề: Đồng chí Bùi Thị Chinh - Giáo viên trường THCS
Đinh Tiên Hoàng.


* Người thực hiện dạy minh họa: Đồng chí Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Giáo viên
trường THCS Đinh Tiên Hoàng.
2. Thành phần tham dự
- Ban giám hiệu trường THCS Đinh Tiên Hồng.

- Giáo viên tổ Tốn- Lý trường THCS Đinh Tiên Hoàng.
3. Thời gian viết và triển khai thực hiện
- Ngày 05 tháng 10 năm 2018: Họp thống nhất nội dung. Các giáo viên trong nhóm
thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy
học cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn
học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn... Dự kiến những
thuận lợi, khó khăn của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập và các tình huống xảy
ra và cách xử lý. Phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm Tốn .
- Ngày 30 tháng 10 năm 2018 (14h) đồng chí Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Giáo
viên trường THCS Đinh Tiên Hoàng thực hiện dạy với lớp 7B trường THCS Đinh Tiên
Hoàng, tại địa điểm lớp 7B trường THCS Đinh Tiên Hoàng.
- Ngày 30 tháng 10 năm 2018( 15h15’): Họp nhóm chun mơn: Suy ngẫm, thảo
luận, tìm giải pháp khắc phục, rút kinh nghiệm chung.
DUYỆT CỦA BGH

Ngày lập kế hoạch: 19 /10/2018

TỔ TRƯỞNG CM


Ngày thực hiện: 30/10/2018
Lớp dạy: 7B
CHỦ ĐÈ 1: TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC- Tiết 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- HS nắm được và phát biểu được định lý về tổng ba góc trong một tam giác.
- HS biết thế nào là tam giác vuông và nắm được tính chất về tổng hai góc nhọn
trong một tam giác vuông và ngược lại.
- HS nắm được thế nào là góc ngồi tam giác và tính chất góc ngồi của tam giác.
2. Kĩ năng

- Biết tính số đo các góc của tam giác
- Rèn kĩ năng nhận biết tam giác vng
- Rèn kĩ năng chứng minh hai góc bằng nhau dựa và định lý về tổng ba góc của
một tam giác hoặc tổng hai góc nhọn trong tam giác vng.
- Hình thành phát triển kĩ năng vẽ hình chính xác, khoa học.
- Kĩ năng phân tích tổng hợp, vận dụng kiến thức để giải các bài tập về tổng ba góc
trong một tam giác.
3. Thái độ
Thích học tập bộ mơn, có ý thức vận dụng kiến thức Tốn học vào thực tế cuộc
sống, thấy được mối quan hệ qua lại giữa Toán học và thực tiễn
4. Năng lực cần hướng tới.
4.1. Năng lực chung
Góp phần phát triển các năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tính tốn, năng lực sử dụng ngơn ngữ, năng
lực sử dụng CNTT và truyền thơng.
4.2. Năng lực chun biệt
Góp phần hình thành:


Năng lực sử dụng ngơn ngữ hình học: Sử dụng chính xác các kí hiệu tốn học theo
quy định.
Năng lực thực hành: Biết vẽ tam giác, đo số đo các góc của tam giác,...
Năng lực tính tốn Tốn học: Tính số đo các góc của tam giác, so sánh các góc,..
IV.CHUẨN BỊ
1. GV: máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút viết bảng, thước kẻ, com pa
2. HS: Đọc kĩ bài, soạn bài, kéo, mỗi nhóm 1 tờ bìa có vẽ sẵn 1 hình tam giá, ê ke,
thước kẻ, thước đo góc.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐƠNG KHỞI ĐỘNG
GV (nói): Cơ trò chúng ta đã nghiên cứu xong chương I và tiết trước các em đã làm

bài kiểm tra 45 phút. Hôm nay chúng ta sang chương II - Tam giác.
Trong chương này các em sẽ được nghiên cứu các nội dung sau: GV chiếu nội dung
chương II:

Hôm nay ta sẽ tìm hiểu chủ đề đầu tiên của chương II: Tổng ba góc của một tam giác GV ghi đề bài lên bảng.


Chủ để này được tìm hiểu trong 3 tiết: tiết 1, chúng ta tìm hiểu về tổng 3 góc của tam
giác. Tiết 2 chúng ta tìm hiểu về tam giác vng và góc ngồi của tam giác. Tiết 3 luyện
tập chung.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: hoạt động thực hành
a. Hoạt động 1.1: thực hành đo góc
* Mục tiêu: - Nhận biết được tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
* Nội dung, phương thức tổ chức: các nhóm báo cáo kết quả của nhóm đã chuẩn bị ở
nhà
- Chuyển giao: Chia lớp làm 4 nhóm, GV giao nhiệm vụ từ tiết trước
- Thực hiện: HS nhận nhiệm vụ làm và làm ở nhà.
* Báo cáo, thảo luận:
- Các nhóm treo bảng nhóm: Đại diện các nhóm báo cáo
- Đại diện các nhóm khác lên kiểm tra chéo và nhận xét để đi đến thống nhất kết quả.
- Đánh giá, nhận xét, tổng hợp.
+GV nhận xét bài của các nhóm, nhận xét khả năng thuyết trình, nhận xét q tình làm
việc của các nhóm, tun dương nhốm làm tốt
* Sản phẩm:
- Bài làm của các nhóm.


? Em có nhận xét gì về kết quả trên?
? Những em nào có chung nhận xét là “Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800”.

G. (nói) Các em ạ! Qua việc đo đạc vừa rồi các em đều thấy: “ Hai tam giác có thể khác
nhau về kích thước và hình dạng nhưng tổng ba góc của tam giác này ln bằng tổng ba
góc của tam giác kia”
Vậy điều đó có đúng khơng? Cơ cùng các em sẽ tiến hành kiểm chứng thêm một lần nữa
nhận xét trên qua việc làm bài tập ? 2
b. Hoạt dộng 1.2: hoạt động cắt ghép hình
* Mục tiêu:
- Nhận biết được tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
* Nội dung, phương thức tổ chức: Đọc, quan sát và làm theo.
- Chuyển giao: Chia lớp làm việc theo bàn
- Thực hiện: HS nhận nhiệm vụ làm, GV quan sát giúp đỡ.
- Báo cáo thảo luận: Lấy một số bài làm Tổ chức cho HS báo cáo.
- Đánh giá, nhận xét tổng hợp. GV sử lý kết quả.
* Sản phẩm: Dự kiến các phương án giải quyết được tình huống.

c) Hoạt động 3.3: Định Lý
a, Mục tiêu: Bằng kiến thức đã học giúp HS chứng minh tổng ba goc trong tam giác
bằng 1800
b, Nội dung, phương thức tổ chức:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


? Hãy vẽ 1 tam giác và viết GT, KL?
? C/m định lí tổng 3 góc của tam giác bằng 1800.
- HS nhận nhiệm vụ.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện theo nhóm đơi.
* Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- GV Quan sát trợ giúp học sinh khi cần thiết.
* Bước 4: Phương án KTĐG

- Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày KQ.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét
G. (chốt lại): Bằng thực hành đo, cắt ghép hình chúng ta đều có nhận xét: tổng 3
góc của tam giác bằng 1800, đó là một định lí quan trọng chúng ta sẽ được học trong
tiết học hôm nay.
G. Ghi bảng định lý.
G. Chiếu định lý gọi 2 HS đọc định lý.
G. Vẽ hình
? Bạn nào có thể ghi GT, KL của định lí ?
? Em nào có thể nêu được hướng chứng minh định lí trên?
- Học sinh suy nghĩ trả lời (nếu khơng có học sinh nào trả lời được thì giáo viên hướng
dẫn)
- Giáo viên hướng dẫn kẻ xy // BC
? Chỉ ra các góc bằng nhau trên hình
? Tổng bằng 3 góc nào trên hình vẽ và bằng bao nhiêu?

G. Gọi em HS1 vừa nêu được hướng chứng mỉnh lên bảng chứng minh.
GV: Bằng suy luận các em đã c/ m được NX này. Đây chính là nội dung của định lý Tổng
3 góc trong một tam giác – 1 định lý rất quan trọng trong hình học.. ta sang phần 2)
Định Lý.


GV: Chiếu định lý, gọi HS đọc định lý.
GV: chiếu chú ý để học sinh ghi nhớ.
GV gọi HS nêu GTKL của Định lý.
GV thông báo: nội dung mà bạn làm trên bảng chính là c/m định lý.

Sau khi HS1 chứng minh xong GV cho HS chất vấn nhau: HS2: đứng lên hỏi bạn:
Xin phép cô giáo cho phép em được hỏi bạn:

? Làm thế nào mà bạn lại có thể nghĩ ra được việc kẻ thêm đường thẳng xy // BC?
HS1: Cám ơn bạn, câu hỏi của bạn rất hay.
HS1 treo tam giác mà bạn vừa cắt dán lên bảng, mình xin được trả lời bạn như sau:
Thơng qua việc thực hành cắt ghép ba góc của tam giác mà chúng ta vừa làm mình đã
nghĩ ra điều đó cụ thể là:
- Khi cắt rời góc B ra rồi đặt nó kề với góc A giả sử đó là góc xAB, khi đó ta có xAB = B
Mà góc xAB và góc B lại ở vị trí so le trong nên suy ra
Ax // BC (theo dhnb 2 đường thẳng song song)
- Tương tự như vậy khi cắt rời góc C ra rồi đặt nó kề với góc A ta giả sử đó là góc yAC
khi đó ta cũng có Ay // BC.
- Từ đó mà mình đã nghĩ ra việc kẻ thêm đường thẳng xy qua A song song với BC.
HS2: Cám ơn bạn.
- Xin mời bạn.
HS3: Xin phép cơ giáo cho phép em được hỏi bạn:
Ngồi cách kẻ đường thẳng xy qua A song song với BC cịn có cách nào khác nữa
khơng?
HS1: Xin cảm ơn bạn. Chúng ta đều biết tam giác ABC có 3 đỉnh A, B, C (chỉ vào hình
vẽ)


Vai trị của chúng là như nhau nên theo mình ngoài cách kẻ đường thẳng xy qua A song
song với BC cịn có thể kẻ đường thẳng xy qua B và song song với AC hoặc kẻ đường
thẳng xy qua C và song song với AB và cũng chứng minh tương tự (vừa nói vừa chỉ vào
hình vẽ)
HS3: Xin cảm ơn bạn.
- Xin mời bạn.
HS4: Theo mình nghĩ các cách mà bạn vừa đưa ra vẫn chỉ là một cách chẳng qua là bạn
kẻ đường thẳng xy ở những vị trí khác nhau mà thơi. Mình có một cách chứng minh
khác.
HS1. Xin mời bạn lên bảng.

HS4 lên bảng vẽ hình và nêu cách chứng minh của mình.
- Vẽ tia Ay là tia đối của tia AB.

y

- Vẽ tia Ax // BC
A

Ta có:

x

xAy = B (2 góc đồng vị) (1)
xAC = C(2 góc so le trong) (2)

B

C

Từ (1) và (2) suy ra:BAC + B C =
BAC + xAy +xAC = 1800 (đpcm)

G. Cô cảm ơn em mời em về chỗ.
? Các em có nhất trí với 2 cách chứng minh của hai bạn không?
Cô cũng đồng ý với cách chứng minh và phần giải thích của 2 bạn.
Về nhà các em hãy suy nghĩ tiếp xem cịn có cách chứng minh nào khác khơng nếu có
tiết học sau cơ trị chúng ta cùng thảo luận tiếp.
G. (nói tiếp) Như vậy bằng lập luận các em đã chứng minh được “Tổng 3 góc của một
tam giác bằng 1800”
c) Sản phẩm:



*.Hoạt động 1.3: Bài tập vận dụng
a, Mục tiêu: Giúp HS củng cố tổng ba góc của tam giác
b, Hình thức tổ chức: Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”
-B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Vận dụng định lý các em hãy làm cho cô các BT sau.
BT1: Các khẳng định sau đúng hay sai:
G. Chiếu đề bài:

G. Gọi HS trả lời.


G. (Chốt lại): Mọi tam giác đều có tổng số đo các góc bằng 180 0 cho dù các tam giác đó
có khác nhau về hình dạng và kích thước.
BT2: Trong các tường hợp sau đây, trường hợp nào la 3 góc của một tam

? cho HS giải thích.
BT3: Tính nhanh số đo của các góc qua bảng:

? dựa vào đâu đẻ tính số đo các góc
GV: Giới thiệu tam giác vuông, nhọn, tù. Tam giác vuông các em se được học trong tiết
2.
GV: Tổng kết đội tháng trong trò chơi này.
BT3. Cho hình vẽ sau hãy tìm số đo của x, y

Gọi HS lên bảng, HS dưới lớp nháp.
Gọi HS nx , GV chốt.
Ta cịn có thể tính được góc QRK theo cách khác sau khi học song tiết 2
? Hãy nêu ứng dụng của định lý tổng 3 góc của 1 tam giác



HS: - tính số đo 1 góc khi biết 2 góc cịn lại
- Nếu tam giác có 2 góc bằng nhau chỉ cần biết số đo của một góc ta có thể tính
được số đo các góc cịn lại
- Nếu tam giác có 3 góc bằng nhau thì k cần biết số đo của góc nào ta cũng
tính được số đo của mỗi góc là 60’.

? Qua tiết học này các em đã học được những kiến thức nào.
HS trả lời.
? Gọi HS nhắc lại định lý:
GV chốt lại nội dung kiến thức trọng tâm của tiết học.
GV(nói): Các em ah, định lý tổng 3 góc của một tam giác , do một nhà tốn học người
hy lạp tìm ra. Để biết rõ hơn về ông các em chú ý lên mà hình và Đọc thầm phần giới
thiệu về nhà toán học Pytago.
G. Như vậy sau khi đọc xong các thơng tin về nhà tốn học Pytago em hãy cho cơ biết
chúng ta cần lưu ý những điều gì về ông?
HS:
- Pytago đã mở một trường học nhận cả phụ nữ vào học.
- Pytago là người đã chứng minh được tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
và đã chứng minh được hệ thức liên hệ giữa độ dài các cạnh của tam giác vuông.
- Pytago đã để lại nhiều câu châm ngôn hay. Một trong các câu châm ngơn đó
là: “Hoa quả của đất chỉ nở một hai lần trong năm, cịn hoa quả của tình bạn thì nở
suốt bốn mùa”.
GV:
* Điểm thứ nhất các em cần nhớ Pytago đã mở một trường học nhận cả phụ nữ vào
học.
G. Như vậy từ hơn 500 năm trước công nguyên phụ nữ Hy Lạp đã được đi học đó là một
sự đổi mới trong suy nghĩ, tư tưởng của Pytago đối với phụ nữ, điều đó đã đánh dấu một
bước ngoặt lớn cho nền giáo dục Hy lạp đó là ông đã tạo nên, đã đem đến sự bình đẳng

giới trong quyền được đi học.


- Liên hệ sang XH phong kiến Việt Nam một xã hội trọng nam khinh nữ, người phụ nữ
không được đi học, không được tham gia vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội mà
phải tam tịng tứ đức, tuân thủ lễ giáo phong kiến. Nhưng có một cuộc cách mạng đã lật
đổ chế độ phong kiến đem đến cho họ quyền bình đẳng.
? Vận dụng kiến thức lịch sử em hãy cho cô biết chế độ phong kiến Việt nam được xóa
bỏ ở thời điểm nào?

? Sau khi chế độ phong kiến được xóa bỏ thì chế độ mới chế độ CNXH đã đem đến cho
người phụ nữ quyền lợi gì?

G. Giới thiệu: Sau khi chế độ phong kiến được xóa bỏ thì chế độ mới chế độ CNXH đã
đem đến cho người phụ nữ một số quyền lợi:
- Quyền lợi đó được thể hiện ngay trong bản hiến pháp đầu tiên của nước ta hiến pháp
năm 1946 đã nêu rõ: “Đồn kết tồn dân tộc khơng phân biệt giống nịi, gái trai, giai cấp,
tơn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ”.
- Quyền lợi đó còn được quy định tại sắc lệnh số 14 và số 51 tại phiên họp đầu tiên của
chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945. “Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền bầu cử
và ứng cử, khơng phân biệt giàu nghèo, tơn giáo, dịng giống…”

* Điểm thứ hai các em cần ghi nhớ: Pytago là người đã chứng minh được tổng ba góc
của một tam giác bằng 1800 và đã chứng minh được hệ thức liên hệ giữa độ dài các
cạnh của tam giác vuông.
* Một điểm nữa mà các em cần lưu ý về ông là Pytago đã để lại nhiều câu châm ngôn
hay. Một trong các câu châm ngơn đó là: “Hoa quả của đất chỉ nở một hai lần trong
năm, cịn hoa quả của tình bạn thì nở suốt bốn mùa”.
? Em hãy đọc lại câu châm ngôn của Pytago?
? Vận dụng kiến thức văn học cho biết trong câu châm ngôn này ông đã sử dụng biện

pháp nghệ thuật tu từ nào? Em hãy chỉ rõ?

? Em hiểu ý nghĩa câu châm ngôn này như thế nào?


G.(nói)
- Hoa quả của đất đai là nghĩa thực, hoa quả của tình bạn là ẩn dụ cho những điều tốt đẹp
mà tình bạn mang đến cho con người. Sự so sánh: Hoa quả của đất đai chỉ nở một hai lần
trong năm, cịn hoa quả của tình bạn thì nở suốt bốn mùa đã khẳng định giá trị to lớn và
cao quý của tình bạn con người trong cuộc sống.
- Trong cuộc sống con người khơng chỉ có những niềm vui mà cịn cả những nỗi buồn, vì
vậy tình bạn vô cùng quan trọng, vấn đề là phải biết chọn bạn mà chơi. Tình bạn tạo ra
sức mạnh giúp nhau cùng tiến bộ, nhìn cuộc sống và hành động một cách đúng đắn. Tình
bạn trong sáng sẽ làm cho con người sống thanh thản hơn, ý nghĩa hơn. Vì vậy mỗi người
chúng ta cần biết trân trọng tình bạn, cần dùng tấm lịng để giữ gìn và ni dưỡng tình
bạn để hoa quả của tình bạn nở suốt cả bốn mùa.

GV giao nhiệm vụ về nhà
- Nghiên cứu trước mục 2 của hoạt động khởi động và hình thành kiến thức và hoạt
động luyện tập.
- Tìm hiểu thêm về nhà toán học PiTaGo.



×