Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa bàn thành phố bắc kạn – tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.01 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH
DOANH

TRẦN DUY LUÂN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ BẮC KẠN – TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


TRẦN DUY LUÂN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN – TỈNH BẮC

Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

THÁI NGUYÊN - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, xác thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Duy Luân


LỜI CẢM ƠN


MỤC LỤC


Nội dung

trang

LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………….
LỜI CẢM ƠN………………………….……………..……………………
MỤC LỤC…………………………………………………………………
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………..
DANH MỤC BẢNG BIẾU………………………………………………..
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………..
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………..
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………..
3.1. Đối tượng……………………………………………………………..

3.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn…………………………..
4.1. Ý nghĩa khoa học…………………………………………………….
4.2. Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………..
5. Kết cấu của luận văn...........................................................................

i
ii
iii
vi
vii
1
1
2
2
2
2
3
3
3
3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU
CƠ...............................................
1.1 Khái quát về nông nghiệp hữu cơ…………………………………….
1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ……………………………………
2 Sự khác nhau giữa nông nghiệp hữu cơ và truyền thống……………
3 Vai trị của nơng nghiệp hữu cơ trong phát triển nông nghiệp…….…
1.2. Phát triển sản xuất rau hữu cơ……………………………………….

1 Khái niệm và nội dung phát triển sản xuất rau hữu cơ…………….…
2. Tiêu chí đo lường phát triển sản xuất rau hữu cơ……………………
3 Các nhân tố tác động đến sản xuất rau hữu cơ………………….……
1.3 Kinh nghiệm và bài học phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ…..
1 Kinh nghiệm phát triển nơng nghiệp hữu cơ huyện Sóc Sơn, Hà Nội……

4
4
4
6
8
11
11
12
16
18
18


Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ huyện Lương Sơn, Hịa Bình

21

Bài học rút ra cho phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn...

24

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................26
2.1. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………..


26

2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….

26

1. Phương pháp thu thập thông tin……………………………………...

26

2. Phương pháp tổng hợp thơng tin…………………………………….

27

3. Phương pháp phân tích thơng tin…………………………………….

28

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu…………………………………………

28

1. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về quy mô, số lượng..........................

28

2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất....................................................

28


3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:.....................................................

29

4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội.......................................................

29

5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường...............................................

29

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU
CƠ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN-TỈNH BẮC KẠN................30
3.1. Giới thiệu về thành phố Bắc Kạn.....................................................

30

1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................

30

2. Điều kiện kinh tế xã hội……………………………………………...

32

3.2. Thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn….

33


1. Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ……………

33

2. Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ…………………………………

35

3. Năng suất, chủng loại sản phẩm…………………………………..

37

4. Tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận…………………………………….

39

5. Việc làm và giảm nghèo……………………………………………

41

3.2.6. Môi trường………………………………………………………….

42

3.3 Thực trạng các yếu tố tác động đến sản xuất rau hữu cơ tại thành phố
Bắc Kạn……………………………………………………………………

42



3.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên……………………………………………
2 Điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương………………………………

42
49

3.4. Đánh giá chung về phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc

54

Kạn 1 Những kết quả đạt được…………………………………………….

54

2 Những hạn chế………………………………………………………..

56

3 Nguyên nhân của hạn chế ……………………………………………

57

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN – TỈNH BẮC KẠN…………. 60
4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển rau hữu cơ của thành phố Bắc Kan... 60
1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố Bắc Kạn...

60

Mục tiêu và yêu cầu phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn...


61

4.2. Giải pháp phát triển sản xuất hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn……..

64

1. Ưu tiên phát triển quỹ đất cho phát triển sản xuất rau hữu cơ……….

64

2. Phát triển kinh tế xã hội- cơ sở hạ tầng………………………………

66

4.3.3. Xây dựng, hồn thiện đường lối chính sách cho phát triển nơng
nghiệp hữu cơ………………………………………………………………. 67
4.3.4. Nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức cho hộ nông dân về sản xuất
rau hữu cơ…………………………………………………………………..

70

4.4 Khuyến nghị………………………………………………………….

72

1. Khuyến nghị đối với UBND thành phố Bắc Kạn……………………

72


4.4.2. Khuyến nghị đối với Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
thành phố Bắc Kạn…………………………………………………………. 73
KẾT LUẬN………………………………………………………………... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….

75

PHỤ LỤC………………………………………………………………….. 76


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA CỦA TỪ

1.

IFOAM

Tổ chức thế giới về nông nghiệp hữu cơ

2.

SPSS

Phần mềm thống kê, phân tích dữ liệu

3.


IPM

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

4.

ADDA

Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch Châu Á

5.

HTX

Hợp tác xã

6.

PGS

Hệ thống Đảm bảo cùng tham gia

7.

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8.


UBND

Ủy ban nhân dân

9.

NNHC

Nông nghiệp hữu cơ

10.

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ tại thành
phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017..................................................................34
Bảng 3.2: Kết quả điều tra về nông nghiệp hữu cơ tại 04 xã, phường ngoại
thành thuộc thành phố Bắc Kạn...................................................................... 35
Bảng 3.3: Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ tại Thành phố Bắc Kạn
giai đoạn 2015-2017........................................................................................36
Bảng 3.4: Năng suất trung bình của các đơn vị sản xuất rau hữu cơ38
tại thành phố Bắc Kạn năm 2017.................................................................... 38
Bảng 3.5: Tình hình doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất rau hữu cơ tại
thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017........................................................40
Bảng 3.6: Diện tích đất nơng nghiệp của thành phố Bắc Kạn, 2015- 2017....44

Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả điều tra đối với các nông hộ về
điều kiện sản xuất rau hữu cơ hiện nay........................................................... 51


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã phát triển
mạnh mẽ nhất là trong nghiên cứu, triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm
nông sản ở Việt Nam kém cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, nhiều loại sản
phẩm chưa đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, trên thị trường nội địa,
người tiêu dùng không thể phân biệt được sản phẩm an tồn vệ sinh thực
phẩm và sản phẩm khơng an tồn, sự khơng minh bạch của sản phẩm khơng
an tồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của mọi người.
Tại hội thảo "Hợp tác truyền thơng an tồn thực phẩm" vừa diễn ra trong
năm 2018, số liệu thống kê từ các cơ quan tham dự cho thấy, thực trạng mất
an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở
Việt Nam diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình mỗi
năm có gần 170 vụ với hơn 5.000 người mắc và hơn 27 người chết do ngộ
độc thực phẩm. Giai đoạn 2011 – 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực
phẩm, làm hơn 4 triệu người mắc bệnh. Kết quả giám sát 3 năm liên tục
(2009-2011) của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Bộ
NN&PTNT trên khoảng 500-900 mẫu rau quả cho thấy, tỷ lệ rau quả nhiễm
thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép là 6,44% năm 2009, 6,17%
năm 2010 và 4,43% năm 2011.
Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước hai thách thức vơ cùng to lớn,
đó là: An tồn vệ sinh thực phẩm và biến đổi khí hậu. Nếu biến đổi khí hậu
chỉ có thể đẩy Việt Nam vào tình thế phải triển khai nhanh một nền nơng

nghiệp chống biến đổi khí hậu mà cốt lõi là thay đổi cơ cấu cây trồng và
phương pháp canh tác thích hợp với tình hình mới vì hạn, mặn, nóng, lạnh, lũ
lụt, bão tơ…thì thực phẩm khơng an tồn sẽ mang đến cho đất nước nhiều hệ
lụy quan trọng hơn vì đây là nguyên nhân phá hủy môi trường, đầu độc dân


tộc và di căn truyền đời cho sức khỏe của nhiều thế hệ con cháu mai sau. Vì
vậy, nhu cầu thực phẩm “sạch” trở nên vơ cùng bức thiết. Nó thúc đẩy sự hình
thành và phát triển của các mơ hình sản xuất rau hữu cơ theo hướng an tồn,
khơng sử dụng hóa chất độc hại trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc
Kạn. Sản xuất rau hữu cơ đã mở ra cho ngành nông nghiệp Bắc Kạn một
hướng sản xuất rau sạch mới, tạo ra nhiều cơ hội về thu nhập, việc làm… cho
người lao động. Tuy nhiên, quá trình phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa
phương vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như: Sản xuất manh mún, tự
phát; năng xuất chưa cao, chủng loại kém đa dạng; sản phẩm chưa được cấp
chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ, chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị
trường; tình hình tiêu thụ khó khăn, chưa đem lại nguồn thu nhập ổn định cho
người lao động…
Nhận thức được vai trò quan trọng của sản xuất rau hữu cơ, trước các
vấn đề lý luận và thực tiễn của địa phương, tác giả chọn đề tài: “Phát triển
sản xuất rau hữu cơ tại địa bàn thành phố Bắc Kạn – tỉnh Bắc Kạn” làm
luận văn nghiên cứu, với mong muốn phát triển nền sản xuất nông nghiệp
sạch, tìm ra các yếu tố tác động đến sản xuất nơng nghiệp hữu cơ và từ đó đưa
ra giải pháp phát triển rau hữu cơ tại địa phương.
2. Tổng quan nghiên cứu
Cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi:
Theo nghiên cứu của Hai.etal,2013, với đề tài: “Nghiên cứu về nhu cầu
sản phẩm nông nghiệphữu cơ tại thị trường Đức”, trên cơ sở khảo sát 509
khách hàng là người tiêu dùng, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy và
phần mềm SPSS nghiên cứu đã tập trung phân tích nhu cầu sản phẩm hữu cơ

và kết quả cho thấy, người tiêu dùng sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn rau
thường cho sản phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xét đến về
mức độ sẵn sàng chi trả về giá mua các sản phẩm hữu cơ của các đơn vị là
doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh tập trung bán buôn, thu gom đầu mối các


loại hàng hóa.
Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước
Theo nghiên cứu của Ngô Minh Hải, Phan Xuân Tân, Đồng Thanh Mai
(2014) với đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất rau
hữu cơ: trường hợp nghiên cứu tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố
Hà Nội” bằng việc sử dụng mơ hình kinh tế lượng dựa trên hàm CobbDouglas với dữ liệu thu thập ở 67 hộ sản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân,
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, kết quả chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật bình
quân trong sản xuất cà chua và cải bắp hữu cơ lần lượt là 62% và 89%. Các
yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cà chua và cải bắp hữu
cơ bao gồm mật độ giống, diện tích, phân bón, chi phí bảo vệ thực vật và
nước tưới. Trong khi đó, yếu tố gây ra sự hiệu quả bao gồm tuổi, trình độ học
vấn và số năm canh tác hữu cơ của chủ hộ. Việc mở rộng diện tích kết hợp
với điều chỉnh các yếu tố đầu vào dưới sự tn thủ quy trình kỹ thuật sản xuất
có thể dẫn đến sự gia tăng năng suất trong sản xuất rau hữu cơ. Tuy nhiên,
nghiên cứu có hạn chế khi chưa tính đến các yếu tố khác như: tác động của
chính sách, chủ trương của chính quyền địa phương, chưa xét đến yếu tố vốn,
nguồn nước; Mẫu thu thập số liệu phi xác xuất, khơng mang tính đại diện cho
tổng thể.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hùng Anh, Ngô Thị Thuận, 2005 với đề
tài: “Rau hữu cơ ở vùng phụ cận Hà Nội”, trên cơ sở thu thập các tài liệu về
các quy trình sản xuất, ý nghĩa và đặc điểm rau hữu cơ, quá trình hình thành
& cơ cấu tổ chức của công ty Hanoi Organics (HO) thông qua các thơng tin
trên báo, tạp chí chun ngành và từ phịng chuyển giao kỹ thuật của Công ty
hữu cơ Hà Nội, năm 2003, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 hộ nông

dân ở 02 xã: Yên Nội huyện Từ Liên (13 hộ, Quyết Tiến, huyện Chương Mỹ
(7 hộ) và Cơng ty Hà Nội Organics (HO) năm 2003, có lặp lại năm
2004nghiên cứu đã tìm hiểu, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh nông sản


hữu cơ ở vùng phụ cận Hà Nội trên cơ sở phân tích thống kê mơ tả, sử dụng
các cơ cụ hỗ trợ tổng hợp và phân tích bằng ECXEL. Tuy nghiên, nghiên cứu
có hạn chế khi chưa đánh giá được hết tổng thể, mẫu nghiên cứu chưa mang
tính đại diện và địa bàn nghiên cứu chưa trọng tâm.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nông nghiệp hữu cơ và phát triển sản
xuất rau hữu cơ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ và các
nhân tố tác động đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành
phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến phát triển
sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn thành phố Bắc
Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
• Phạm vi về thời gian: Các số liệu và tài liệu nghiên cứu tập trung vào
giai đoạn 2015-2017.

• Phạm vi về nội dung: Các vấn đề liên quan đến sản xuất rau hữu cơ tại
thành phố, Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Cơ sở lý luận về nông nghiệp hữu
và phát triển sản xuất rau hữu cơ; điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội;


thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương; thực trạng các yếu tố
tác động đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn sẽ tổng hợp và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về
nông nghiệp hữu cơ và phát triển sản xuất rau hữu cơ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm thực tế về phát triển sản xuất rau
hữu cơ tại một số địa phương khác nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho quá
trình phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
- Thông qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản
xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, luận văn đề xuất những
giải pháp kiến nghị nhằm phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sản xuất rau
hữu cơ.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng sản xuất rau hữu cơ tại địa bàn thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn.
Chương 4: Giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa bàn thành phố Bắc
Kạn – tỉnh Bắc Kạn.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp hữu cơ
1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ
Trong sự phát triển của ngành nơng nghiệp nói chung, nơng nghiệp hữu
cơ là một hệ thống canh tác đang dần phát triển mạnh mẽ ở một số quốc gia
trong 2 thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn còn là một nội dung
rất mới. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về nơng nghiệp hữu cơ.
Theo Lampkin (1994) thì: “Canh tác hữu cơ là một phương pháp tiếp cận với
nông nghiệp nhằm mục tiêu tạo lập hệ thống sản xuất nông nghiệp tổng hợp,
bền vững về môi trường, kinh tế và nhân văn; cho phép khai thác tối đa nguồn
tài nguyên có thể tái tạo được cũng như quản lý các quá trình sinh thái cùng
với sự tác động qua lại của chúng để đảm bảo năng suất cây rồng, vật nuôi và
dinh dưỡng cho con người ở mức chấp nhận được đồng thời bảo vệ chúng
khỏi sâu, bệnh”.
Theo IFOAM (2002): “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng
tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực
phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội,
khơng sử dụng các hóa chất nơng nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi
hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được
sử dụng các nguồn hiện có trong nơng trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của
quy trình sản xuất”.
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống
canh tác và chăn nuôi tự nhiên, khơng sử dụng hóa chất làm phân bón và
thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con người và
vật nuôi”.
Nông nghiệp hữu cơ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là
Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc
trừ sâu,


diệt cỏ, thuốc bảo quản… sản xuất từ các nhà máy hóa chất. Vì sản xuất theo

cách tự nhiên, nên nền nông nghiệp hữu cơ được cho là lành mạnh, giúp giữ
độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
cũng như bảo đảm sức khỏe cho con người và vật ni.
Giáo trình Nơng nghiệp hữu cơ (Đại học Nông lâm – Đại học Thái
Nguyên) định nghĩa: “Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất nông
nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng các chu trình sinh học có trong tự nhiên. Nói
một cách khác, phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức
sản xuất mà trong đó các quá trình sản xuất đều theo quy luật sinh học tự
nhiên vốn có.”
Nơng nghiệp hữu cơ khơng chỉ đơn thuần là “nền nơng nghiệp khơng
có chất hóa học”, mà nó cịn hội tụ đầy đủ các khía cạnh sinh thái, xã hội và
kinh tế bền vững. Vì vậy nó là một dạng bền vững của nơng nghiệp. Điều đó
có nghĩa rằng, nơng nghiệp hữu cơ là phương thức duy trì sự cân bằng sinh
thái trong hệ thống canh tác và sử dụng nguồn tài nguyên vốn có theo cách
bền vững với một sự chú ý đặc biệt về khía cạnh kinh tế - xã hội của sản xuất.
Tái tạo chu trình dinh dưỡng, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên sẵn có, đa dạng
hóa là khía cạnh sinh thái quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Các mặt của
kinh tế - xã hội như an tồn lương thực, thương mại cơng bằng, tăng cường
nguồn lực… cũng là khía cạnh rất quan trọng của nông nghiệp hữu cơ.
Như vậy, từ các định nghĩa đã nêu trên chúng ta có thể hiểu, nơng
nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất cho phép khai thác tối ưu các nguồn
tài nguyên trong tự nhiên nhằm mục đích tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về
vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
môi trường, kinh tế và xã hội.
1.1.2 Sự khác nhau giữa nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống
Nông nghiệp hữu cơ và nơng nghiệp truyền thống đều là q trình sản
xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi,


khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để

tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Tuy
nhiên, nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất có sự khác biệt so với
nơng nghiệp truyền thống, cụ thể:

 Về quy mơ, mục đích, phương thức sản xuất:
Nơng nghiệp truyền thống có quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân
tán, mang tính chất tự cung tự cấp với mục đích chủ yếu là đáp ứng nhu cầu
lương thực tại chỗ. Theo đó, nó đạt đến trình độ thâm canh nhất định dựa trên
kinh nghiệm được tích lũy nhiều đời, phương thức sản xuất khá lạc hậu, thủ
công, kĩ thuật thô sơ, chủ yếu dựa vào sức người.
Khác hẳn với nông nghiệp truyền thống, nông ngiệp hữu cơ là một hệ
thống canh tác hiện đại. Nó vừa kế thừa, phát huy những tinh hoa của nông
nghiệp truyền thống vừa áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới
của nền kinh tế tri thức. Nông nghiệp hữu cơ có quy mơ sản xuất lớn, mức độ
tập trung cao, sử dụng nhiều máy móc, kỹ thuật tiên tiến với mục đích tạo ra
các sản phẩm nơng nghiệp chất lượng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp
ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi
trường và thu lợi nhuận.
Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu được dùng trong sản xuất nơng nghiệp
hữu cơ gồm:
Về phân bón: chỉ dùng phân hữu cơ làm từ phân chuồng, phân xanh,
phân rác, các phế liệu từ lị mổ và nếu có dùng phân khống thì dùng loại
phân khó tiêu (như phốt phát tự nhiên, bột các loại tảo biển).
Về phòng trừ sâu bệnh: Khơng dùng thuốc hóa học mà phải phát huy
tính chống chịu của cây trồng bằng cách bón phân tốt, luân canh, xen canh
thường xuyên kết hợp với phòng trừ sinh học, vệ sinh đồng ruộng, dùng các
thuốc phòng trừ thảo mộc.
Về làm đất: Chỉ làm ở lớp đất mỏng (10 – 15 cm), bón phân để tạo điều



kiện cho vi sinh vật hoạt động.
Có thể thấy, sự khác biệt rõ nhất trong quy trình sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp hữu cơ so với nông nghiệp truyền thống là 4 KHƠNG:
1) KHƠNG sử dụng phân bón hóa học và phân người.
2) KHƠNG sử dụng các chất kích thích tăng trưởng.
3) KHƠNG sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ.
4) KHÔNG sử dụng các chế phẩm biến đổi gien.

 Về mặt chi phí và hiệu quả:
Chí phí trong sản xuất nơng nghiệp hữu cơ cao hơn so với sản xuất nông
nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ các sản phẩm hữu cơ
thường cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm nông nghiệp thông thường.
Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng sẵn sàng trả giá cao để được sử dụng
các sản phẩm sạch, an toàn từ sản xuất nơng nghiệp hữu cơ. Chính vì thế, hiệu
quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp hữu cơ cao hơn so với nơng nghiệp
truyền thống.
Từ những phân tích trên, ta có thể đánh giá ưu, nhược điểm của hai hình
thức canh tác.
Ưu điểm của sản xuất nơng nghiệp hữu cơ chính là:
- Sử dụng thiên địch và các phương pháp không dùng hóa chất khác
- Có khả năng canh tác lâu dài
- Không gây những bệnh tật do đột biến gen
- Sử dụng thiên địch và các phương pháp không dùng hóa chất khác
- Đem lại lợi nhuận cao
- Khơng gây mất cân bằng sinh thái
- Không chứa hoặc chứa rất ít dư lượng chất bảo vệ thực vật
- Không gây ô nhiễm đất và nguồn nước.
Ngược lại, những ưu điểm của sản xuất nơng nghiệp hữu cơ lại chính là
nhược điểm của sản xuất nơng nghiệp truyền thống, trong đó có thể kể đến



một số nhược đáng chú ý như:
- Gây thối hóa đất
- Lợi nhuận thấp
- Mất cân bằng sinh thái
- Gây ra nhiều bệnh tật do đột biến gien hoặc dư lượng chất bảo vệ thực
vật lớn.
Mặc dù có những ưu điểm nổi trội so với sản xuất nông nghiệp truyền
thống song sản xuất nơng nghiệp hữu cơ cũng có một số nhược điểm: Đây là
một hình thức canh tác địi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về đánh
giá và lựa chọn vùng sản xuất; giống và góc ghép; quản lý đất, phân bón và
chất phụ gia, nước tưới, hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật); thu
hoạch và xử lý sau thu hoạch; quản lý và xử lý chất thải; an toàn lao động…
Mặt khác, năng suất của sản xuất nông nghiệp hữu cơ không cao cũng là một
nhược điểm.
Có thể nói nơng nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống là hai hệ
thống canh tác có nhiều sự khác biệt. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng
hệ thống chính là đánh giá sự khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp hữu cơ và
nông nghiệp truyền thống. Qua đó, chúng ta có thế thấy được những lợi ích và
vai trị ngày càng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong sự phát triển của
ngành nơng nghiệp.
1.1.3 Vai trị của nơng nghiệp hữu cơ trong phát triển nơng nghiệp
Hiện nay, tình hình mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu đang là
một áp lực lớn trên tồn cầu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang ngày một
hoang mang với thực phẩm bẩn, sản phẩm nơng nghiệp có q nhiều dư
lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trong đến
sức khỏe và đời sống con người. Chính vì vậy, ứng dụng và phát triển sản
xuất nơng nghiệp hữu cơ đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong
sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.



 Đối với môi trường
Nông nghiệp hữu cơ thực chất là nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
Canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên, hệ
sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức gây ô nhiễm cho các
nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực
không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, khơng độc hại và
có chất lượng cao. Nơng nghiệp hữu cơ làm tăng độ phì và tính chất đất, bổ
sung và tăng hàm lượng chất hữu cơ và mùn cho đất, có nghĩa là tăng khả
năng giữ nước, chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng, cải thiện cấu trúc
đất, độ ẩm và đặc biệt thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất. Để tăng cường
chất hữu cơ cho đất cần phải có nguồn hữu cơ bổ sung thường xuyên vào đất
gọi chung là phân hữu cơ bao gồm phế thải nông nghiệp, phân bắc, phân động
vật, rác thải hữu cơ. Những vật liệu hữu cơ này bón vào đất chính là làm giảm
sự ơ nhiễm của chúng trên mặt đất ảnh hưởng đến môi trường sống của con
người (rác bẩn gây mất cảnh quan, gây mùi hôi thối, thu hút côn trùng truyền
bệnh, sản sinh ra nhiều mầm bệnh, dịch bệnh cho con người và gia súc...). Do
vậy, nơng nghiệp hữu cơ đã góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, xử lý
sạch môi trường sản xuất và dân sinh, tạo nên một nền nơng nghiệp sinh thái
sạch và an tồn.

 Đối với chất lượng nông sản
Nông nghiệp hữu cơ tạo ra các sản phẩm an tồn, có lợi cho sức khỏe
người tiêu dùng. Nông nghiệp hữu cơ hướng đến nông sản sạch, hạn chế tối
đa các hóa chất như phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích
thích tăng trưởng, tăng trọng, hóa chất bảo quản... gây hại cho sức khỏe con
người. Hiện nay, người tiêu dùng đang dần hoang mang dẫn đến nghi ngờ và
tiến tới nói khơng với sản phẩm có dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ tạo ra thực phẩm sạch, nơng sản an tồn, đáp
ứng mong muốn và xu hướng tiêu dùng của toàn xã hội.



 Đối với nền kinh tế
Thực phẩm sạch, nông sản an toàn là mong muốn của toàn xã hội. Vấn
đề trên khơng chỉ gói gọn trong tiêu dùng trong nước mà cịn hướng đến các
sản phẩm nơng sản chất lượng cao để xuất khẩu. Nhìn lại q trình phát triển
nơng nghiệp nước ta, tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng hàng
nông sản Việt trên thị trường quốc tế hiếm khi được bán giá cao, được đánh
giá là sản phẩm sạch, an toàn nhất khi đưa ra so sánh sản phẩm cùng loại của
quốc gia khác. Và khi nguồn tài nguyên đất, sinh thái dần cạn kiệt thì sự phát
triển của khoa học kỹ thuật lại không tương xứng dẫn đến người nông dân
phải bám vào những yếu tố kích thích từ nguồn phân thuốc vơ cơ độc hại
nhằm tăng năng xuất, sản lượng và đó là nguyên nhân chính dẫn đến thực
phẩm mất an tồn và khơng thể xuất khẩu. Do đó, sản xuất các sản phẩm nơng
nghiệp hữu cơ đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển của kinh tế nói
chung và của ngành nơng nghiệp nói riêng.
Từ những phân tích trên có thể thấy, nơng nghiệp hữu cơ đóng vai trị
góp phần vào xây dựng một nền nơng nghiệp an tồn, phát triển ổn định và
bền vững, không những sản xuất làm tăng năng suất, sản lượng mà còn bảo
đảm chất lượng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị
trường, giảm thiểu tối đa các tác động của biến đổi khí hậu cũng như phát
triển kinh tế-xã hội. Ngồi ra, trong xu hướng tự do hóa thương mại tồn
cầu, các sản phẩm hữu cơ có thể xuất khẩu với giá cao hơn những nơng
sản bình thường qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo cho nơng dân, nhất
là tại các nước đang phát triển. Nông nghiêp hữu cơ chính là một nền
nơng nghiệp bền vững.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất rau hữu cơ
1.2.1 Khái niệm và nội dung phát triển sản xuất rau hữu cơ
Khái niệm phát triển sản xuất rau hữu cơ là phát triển các hệ thống sản
xuất theo phương pháp canh tác hợp lý, phù hợp với sinh thái tự nhiên, không



sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón, chất bảo quản, chất phụ gia là hóa
chất tổng hợp, thuốc kháng sinh, sinh vật biến đổi gen, hóc mơn, chất tăng
trưởng, đảm bảo hệ thống sản xuất bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội.
Nội dung phát triển sản xuất rau hữu cơ bao gồm: phát triển về số
lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất; tăng diện tích, năng suất, chủng
loại sản phẩm; tăng sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận; tạo ra nhiều việc
làm, xóa đói giảm nghèo và góp phần bảo vệ mơi trường tự nhiên.
1.2.2. Tiêu chí đo lường phát triển sản xuất rau hữu cơ
1.2.2.1. Số lượng tổ chức, các nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ
Sản xuất rau hữu cơ muốn hình thành và phát triển trước hết cần có sự
tham gia của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy, tiêu chí đầu tiên đánh giá sự phát
triển sản xuất rau hữu cơ chính là số lượng tổ chức, cá nhân tham gia. Đây là
một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá tốc độ phát triển của các mơ
hình rau hữu cơ trong sự phát triển chung của ngành nông nghiệp. Số lượng tổ
chức, các nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ nhiều, tăng nhanh qua các năm
thể hiện sản xuất rau hữu cơ phát triển mạnh, phổ biến rộng rãi trong sản xuất
và đời sống nhân dân.
1.2.2.2. Diện tích sản xuất
Nếu như số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ là tiêu
chí đánh giá tốc độ phát triển về mặt số lượng thì diện tích sản xuất chính là
một trong những tiêu chí phản ảnh quy mơ phát triển của ngành. Để đánh giá
sự phát triển sản xuất rau hữu cơ qua diện tích sản xuất, cần xem xét tới một
số yếu tố như:
- Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ qua các năm là bao nhiêu, lớn hay
nhỏ, tăng hay giảm…
- Tỷ lệ % đất sản xuất rau hữu cơ so với đất nông nghiệp qua các năm
là bao nhiêu, lớn hay nhỏ, tăng hay giảm…
Từ đó, chúng ta có thể đánh giá quy mơ phát triển sản xuất rau hữu cơ



tại một quốc gia, một vùng hay một địa phương ở mức độ nào.
1.2.2.3. Năng suất, chủng loại sản phẩm
Năng suất được hiểu là mối tương quan giữa các kết quả của đầu ra với
các đầu vào đã sử dụng, được biểu thị bằng công thức: Năng suất = Đầu ra
/Đầu vào.
Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để tạo ra các kết quả của
đầu ra như: lao động, nguyên vật liệu, năng lượng, thiết bị máy móc, vốn, các
nguồn lực khác như kỹ năng quản lý… Trong sản xuất rau hữu cơ, người ta
thường xem xét năng suất thông qua sản lượng nông sản trên một đơn vị diện
tích gieo trồng trong một thời gian nhất định. Đây là tiêu chuẩn phản ánh tổng
hợp hiệu quả của quá trình sản xuất, là nhân tố quan trọng để đánh giá khả
năng cạnh tranh, trình độ phát triển của các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào
quá trình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ. Năng suất tăng đồng nghĩa với chi phí
đơn vị sản phẩm giảm. Theo đó, lợi nhuận tăng, khả năng cạnh tranh trên thị
trường tăng.
Bên cạnh tiêu chí năng suất thì chủng loại sản phẩm cũng là một yếu tố
quan trọng để đo lường sự phát triển của sản xuất rau hữu cơ. Trong điều kiện
kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thực phẩm sạch, thực phẩm an
toàn tăng lên như hiện nay, sản xuất rau hữu cơ muốn phát triển cần đáp ứng
được đầy đủ cho thị trường. Ngoài việc tăng năng suất sản phẩm thì việc đa
dạng hóa các sản phẩm cũng là một nội dung quan trọng. Bởi vì, nhu cầu của
thị trường phong phú và thay đổi không ngừng. Chủng loại sản phẩm đa dạng
là một lợi thế giúp các tổ chức, cá nhân sản xuất rau hữu cơ nâng cao năng lực
cạnh tranh, mở rộng sản xuất và đáp ứng sự thay đổi thường xuyên, liên tục
của thị trường.
1.2.2.4. Tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận
Ngồi các tiêu chí liên quan đến mức độ tăng trưởng, quy mơ, hiệu quả
sản xuất đã phân tích ở trên thì hiệu quả kinh tế cũng là một nội dung quan



trọng để đo lường sự phát triển sản xuất rau hữu cơ. Trong đó, sản lượng
tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận là 3 tiêu chí chủ yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất.
Sản xuất rau hữu cơ dù có tăng trưởng nhanh về số lượng, quy mô,
năng suất, chủng loại sản phẩm nhưng nếu như nông sản tạo ra nhiều mà
không tiêu thụ được trên thị trường hoặc sản lượng tiêu thụ thấp, giá bán dưới
mức giá thành thì đó là một thất bại. Bởi vì khác hẳn với nơng nghiệp truyền
thống, mục đích của nơng nghiệp hữu cơ là tạo ra các sản phẩm chất lượng
cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường và
thu lợi nhuận. Nếu nông sản không tiêu thụ được, khơng tạo ra doanh thu lợi
nhuận thì sản xuất nơng nghiệp hữu cơ khơng đạt được mục đích sản xuất,
không thể tồn tại và phát triển.
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm quyết định tốc độ sản xuất và nhịp điệu cung
ứng nguyên vật liệu. Nếu tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và thuận lợi
thì tốc độ sản xuất cũng sẽ diễn ra theo tỷ lệ thuận với tốc độ tiêu thụ. Các tổ
chức, cá nhân sản xuất rau hữu cơ nếu xây dựng được mạng lưới tiêu thụ hợp
lý đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng sẽ có tác dụng đẩy mạnh
hoạt động tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của hệ thống sản
xuất, tăng doanh thu, lợi nhuận,... góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Sản xuất
rau hữu cơ từ đó có thêm điều kiện để tồn tại lâu dài và phát triển nhanh. Như
vậy, sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận là ba yếu tố quan trọng có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như sự
phát triển của sản xuất rau hữu cơ.
1.2.2.5. Việc làm và giảm nghèo
Để đánh giá sự phát triển của sản xuất rau hữu cơ thì yếu tố hiệu quả về
mặt xã hội là khơng thể thiếu.
Chủ thể chính của sản xuất nông nghiệp là người nông dân và địa bàn



×