Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 131 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực, chưa được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu nào. Các tài liệu
tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội ngày 06 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Vương Huy Huấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Võ Định, người đã
tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời
gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn khoa Kinh tế,
Khoa Đào tạo sau đại học trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã tạo điều
kiện hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực
hiện tốt đề tài, hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Bộ, phòng kinh tế nông nghiệp, Hội
nông dân huyện Lương Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình công
tác, học tập cũng như cơ sở nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân và bạn bè, những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc. Xin trân trọng


cảm ơn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Vương Huy Huấn


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT RAU HỮU CƠ Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH .......... 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm .............................................................................. 5
1.1.2. Vai trò và đặc điểm sản xuất rau hữu cơ ........................................ 10
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau hữu cơ ............. 21
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................... 25
1.2.1. Kinh nghiệm sản xuất rau hữu cơ trên thế giới .............................. 25
1.2.2. Kinh nghiệm của Việt Nam............................................................ 30
1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................... 31
1.4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ......................... 32

Chuơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 37
2.1. ĐẶC ĐIỂM HUYỆN LUƠNG SƠN ............................................................... 37
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................. 37
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 39
2.2. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 45
2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ..................................... 45


iv

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 46
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 48
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................... 48
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 50
3.1. THỰC

TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI HUYỆN

LƯƠNG

SƠN, TỈNH HÒA BÌNH .................................................................................... 50
3.1.1. Thực trạng sản xuất rau nói chung của huyện Lương Sơn, Hòa Bình
.................................................................................................................. 50
3.1.2. Thực trạng phát triển rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn ................. 51
3.1.3. Thực trạng về tổ chức sản xuất và phát triển rau hữu cơ ............... 53
3.1.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và các hình thức tổ chức sản xuất .... 59
3.1.5. Đánh giá chất lượng rau hữu cơ và công tác thanh tra, giám sát sản
xuất tại huyện Lương Sơn ........................................................................ 64
3.1.6. Đánh giá tiêu thụ rau hữu cơ .......................................................... 69
3.1.7. Hiêụ quả sản xuất rau hữu cơ ......................................................... 73

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện
Lương Sơn, Hòa Bình .............................................................................. 76
3.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ............................ 76
3.2.2. Quy hoạch vùng sản xuất rau hữu cơ ............................................. 77
3.2.3. Các điều kiện sản xuất rau hữu cơ của hộ ...................................... 78
3.2.4. Trình độ của người sản xuất ........................................................... 84
3.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ......................................................... 85
3.2.6. Những kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nhân tồn tại phát
triển sản xuất rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn ......................................... 87
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH ............................................................................................. 88


v

3.3.1. Cần phải quy hoạch vùng sản xuất rau hữu cơ chuyên môn hóa
sản xuất .................................................................................................... 88
3.3.2. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau hữu cơ. .......... 88
3.3.3. Lựa chọn các giống rau phù hợp, năng suất cao. Liên kết giữa nhà sản
xuất và nhà chuyên môn để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau
hữu cơ bằng các hình thức tập huấn, huấn luyện và công tác khuyến nông.89
3.3.4. Hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn
huyện Lương Sơn. .................................................................................... 90
3.3.5. Hoàn thiện hệ thống tiêu thụ rau hữu cơ ........................................ 92
3.3.6. Đẩy mạnh quản lý, giám sát chất lượng rau hữu cơ ...................... 93
3.3.7. Tăng cường đầu tư hỗ trợ vốn cho người sản xuất ........................ 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

RHC

Rau hữu cơ

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

SXRHC

Sản xuất rau hữu cơ

PGS

Participatory Guarantee System

HTX

Hợp tác xã

ADDA

Tổ chức phát triển nông nghiệp Châu Á của Đan Mạch


PTNT

Phát triển nông thôn


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

1.1

Sự khác nhau giữa phương pháp sản xuấ t rau hữu cơ và rau an toàn

14

1.2

Tóm tắt tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các sản phẩm
hữu cơ (10TCN 602-2006)

19

1.3


Phát triển diện tích rau hữu cơ theo khu vực, 2000-2009

26

2.1

Phân bố sử dụng đất của huyện Lương Sơn giai đoạn 2011-2013

40

2.2

Tình hình lao động huyện Lương Sơn giai đoạn 2011-2013

41

2.3

Giá trị kinh tế và cơ cấu kinh tế huyện Lương Sơn giai đoạn 20112013

3.1

Diện tích, năng suất và sản lượng rau từ giai đoạn 2011 – 2013 của
huyện Lương Sơn

3.2

52

So sánh sản lượng rau hữu cơ và rau thông thường ở huyện Lương

Sơn giai đoạn 2011 – 2013

3.6

52

So sánh năng suất rau hữu cơ và rau thông thường ở huyện Lương
Sơn giai đoạn 2011 – 2013

3.5

51

So sánh diện tích trồng rau hữu cơ với diện tích trồng rau toàn
huyện Lương Sơn giai đoạn 2011 – 2013

3.4

50

Diện tích, năng suất và sản lượng rau hữu cơ từ giai đoạn 2011 –
2013 huyện Lương Sơn

3.3

44

53

Số mảnh ruộng trồng rau hữu cơ ở mỗi xã và diện tích trồng rau hữu



54

3.7

Chủng loại rau hữu cơ và thời gian gieo trồng trong năm

55

3.8

Hiê ̣n tra ̣ng cơ sở ha ̣ tầ ng phu ̣c vu ̣ phát triể n sản xuấ t rau hữu cơ ở
Lương Sơn

57

3.9

Một số hạ tầng phục vụ sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn

58

3.10

Những lợi ích và hạn chế của sản xuất RHC trong nhà lưới

58

3.11


Một số nội dung ghi trong hợp đồng

61


viii

3.12

Số lươ ̣ng xã viên, diê ̣n tić h và sản lươ ̣ng rau hữu cơ của HTX

3.13

Hàm lượng đường, Vitamin C, chất khô, E.coli và một số kim loại

62

nặng có trong rau hữu cơ và rau thông thường

64

3.14

Phân biệt mẫu rau Su hào hữu cơ với Su hào thông thường

66

3.15


Đô ̣i ngũ thanh tra, giám sát sản xuấ t rau hữu cơ ở Lương Sơn

67

3.16

Tổ chức thanh tra, giám sát sản xuấ t rau hữu cơ trong thời gian qua

69

3.17

Tình hình giá tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn

71

3.18

Giá mua và giá bán rau hữu cơ các loại của các công ty tại thời
điểm tháng 12/2013 (đ/kg)

3.19

72

Chi phí đầu tư trồng 1 sào/vụ giữa bắp cải hữu cơ và bắp cải thông
thường năm 2013

73


3.20

So sánh rau hữu cơ và rau truyền thống (triệu đồng/sào)

75

3.21

Đất sản xuất của hộ nông dân

79

3.22

Tình hình sử dụng đất đai, lao động và vốn của các hộ điều tra

80

3.23

Số lượng lao động

81

3.24

Ngành nghề trong lao động

81


3.25

Nguồn thu của các hộ từ nông nghiệp có sản xuất rau hữu cơ

83

3.26

Trình độ của các hộ điều tra (tính bình quân 1 hộ điều tra)

84


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

1.1

Số lượng nông hộ canh tác rau hữu cơ trên thế giới

26

1.2


Thị trường nông nghiệp hữu cơ trên thế giới

27

3.1

Biến động sản xuất các rau hữu cơ trong tháng

55

3.2

Hệ thống phân phối rau hữu cơ

70

3.3

Nơi chọn mua nông sản hữu cơ

86

3.4

Yêu cầu khi chọn mua nông sản hữu cơ

86



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của
mỗi gia đình, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hết sức quan trọng, đối với
sức khỏe của con người và cả cộng đồng. Nhu cầu về rau xanh là rất cần thiết
và không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người và toàn xã hội. Song
thời gian qua việc ô nhiễm hóa chất độc hại như kim loai nặng, thuốc bảo vệ
thực vật tồn dư trên rau củ quả đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng
đồng. Do đó vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với rau xanh
luôn được xã hội quan tâm, đã và đang trở thành yêu cầu cần thiết trong đời
sống hiện nay.
Trong các sản phẩm nông sản hiện nay rau là thức ăn hàng ngày, là sản
phẩm tươi sống ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Rau hữu cơ (RHC) được
canh tác theo tiêu chuẩn không sử dụng phân bón hóa học; không sử dụng thuốc
diệt cỏ; không sử dụng sản phẩm biến đổi gen. Được sản xuất theo một quy trình
nghiêm ngặt kể từ khi gieo trồng cho tới khi thu hoạch , bảo quản và lưu thông.
Phát huy hiệu quả, thế mạnh về vị trí địa lý là cửa ngõ của thủ đô Hà
Nội huyện Lương Sơn có diện tích gieo trồng các loại rau hàng năm gần 600
ha phân bố trên 20 xã, thị trấn. Năng suất bình quân 150 - 160 tạ/ha, tổng sản
lượng rau cả huyện gần 10 nghìn tấn/năm, với chủng loại rau tương đối phong
phú trong đó có các loại rau truyền thống được thị trường ưa chuộng như rau
ngót, lặc lày, dưa chuột, măng tươi….
Thị trường tiêu thụ sản phẩm rau của Lương Sơn rất rộng lớn không chỉ
cung cấp cho nhân dân, người tiêu dùng trong huyện mà còn cung cấp ra thị
trường ngoài huyện được thị trường chấp nhận. Trong giai đoạn hiện nay yêu cầu
sản xuất rau đáp ứng với như cầu người tiêu dùng và tăng thu nhập cho người lao
động là một vấn đề đặt ra cấp bách và cần thiết.



2

Kế thừa thành quả của dự án ADDA năm 2008, của tổ chức phát triển
nông nghiệp Châu Á của Đan Mạch (ADDA) và sự hỗ trợ về kỹ thuật của
trường Cao đẳng Nông nghiệp &PTNT Bắc Bộ, sản xuất rau hữu cơ
(SXRHC) đã được áp dụng tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện và bước
đầu đã sản xuất được các sản phẩm RHC có giá trị kinh tế cao được người
tiêu dùng chấp nhận nhưng việc sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún làm cho hiệu
quả sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện Lương Sơn.
Việc xây dựng, phát triển sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn huyện là rất
cần thiết, tạo đà cho việc phát triển trên các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi khác
góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, thân thiện
với môi trường, sức khỏe con người, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát
triển lâu dài của huyện, đặc biệt là rau xanh.
Xuất phát từ tình hình trên, để góp phần phát triển sản xuất rau hữu cơ
nói chung và ở Lương Sơn nói riêng được bền vững và xây dựng hệ thống
chính sách đồng bộ liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, quy hoạch
quỹ đất sản xuất hàng hóa tập trung, tăng cường chuyển giao khoa học công
nghệ, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất rau hữu cơ... chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn trong việc nhân rộng mô hình và ban hành chính sách thúc đẩy phát triển
sản xuất rau hữu cơ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.



3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất rau hữu cơ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất rau hữu cơ tại
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
1.3. câu hỏi nghiên cứu
1. Thực trạng, diễn biến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương
Sơn trong thời gian qua diễn ra như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn
đang gặp phải?
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện
Lương Sơn?
3. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển sản xuất rau hữu cơ tại
huyện Lương Sơn?
1.4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển sản xuất rau hữu cơ
trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Các vấ n đề liên quan đế n sản
xuấ t, tiêu thu ̣ rau hữu cơ trong các hộ nông dân, HTX, các doanh nghiệp tham
gia tiêu thụ sản phẩm.
1.4.2. Đối tượng khảo sát
Nghiên cứu tập trung khảo sát các đối tượng gồm: hộ nông dân sản
xuất rau hữu cơ là thành viên nhóm sở thích và hợp tác xã; khảo sát các
trưởng nhóm sở thích và chủ nhiệm hợp tác xã.
Ngoài ra, nghiên cứu còn khảo sát các cán bộ kỹ thuật, chủ doanh
nghiệp bao tiêu sản phẩm, cán bộ quản lý của địa phương, cán bộ dự án tài
trợ, các nhà khoa học trực tiếp tham gia hỗ trợ phát triển sản xuất rau hữu cơ

tại huyện Lương Sơn.


4

1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
1.4.3.1. Phạm vi về nội dung
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chú trọng nghiên cứu các nội dung
sau đây:
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương
Sơn, tỉnh Hòa Bình, tập trung vào biến động về diện tích, năng suất, sản
lượng và các hình thức tổ chức sản xuất.
- Phân tích những yếu tố tác động chính và nguyên nhân ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất
rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
1.4.3.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; nội dung
chuyên sâu được khảo sát tại các khu vực sản xuất rau hữu cơ, bao gồm: thị
trấn Lương Sơn, xã Hòa Sơn, xã Nhuận Trạch, xã Hợp Hòa, xã Thành Lập.
1.4.3.3. Phạm vi về thời gian
Số liệu phản ánh thực trạng được thu thập từ kết quả điều tra năm 2011,
2012, 2013 và số liệu phản ánh năm 2014. Các giải pháp đưa ra định hướng áp
dụng cho các năm 2014-2020.


5

Chuơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

RAU HỮU CƠ Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Phát triển
Ngân hàng Thế giới đưa ra khái niệm, phát triển bao gồm những thuộc tính
quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là: "Sự bình đẳng hơn
về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân của con người".
Theo Giáo trình Phát triển nông thôn (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình
Hà, 2005), "Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc
của người dân, bao hàm các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục,
sức khỏe, sự bình đẳng về các cơ hội... Ngoài ra, việc bảo đảm các quyền về
chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển".
Như vậy, phát triển là một phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm
trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát
triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền
tự do công dân của mọi người dân. Hay nói cách khác phát triển là sự tăng lên
về chất lượng và số lượng nó bao gồm cả về chất và lượng
1.1.1.2. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế trước hết là sự gia tăng nhiều hơn về số lượng và chất
lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế. Đồng
thời, phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các
khía cạnh của nền kinh tế, xã hội. Không những vậy, phát triển còn đảm bảo
tăng khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới của quốc gia, các ngành, các
doanh nghiệp và của mọi người dân. Sự phát triển sẽ đảm bảo nâng cao phúc


6

lợi của người dân về kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội và sự tự do bình đẳng,
sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giữa các dân tộc, các tầng lớp cư dân và

sự bình đẳng trong phát triển giữa nam và nữ (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình
Hà, 2005).
Như vậy, phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn
thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công
bằng xã hội.
Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể là:
+ Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số.
+ Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để
bảo đảm tăng trưởng bền vững.
+ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện
cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả
của tăng trưởng kinh tế.
+ Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu
của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong quá trình phát triển kinh tế, khái niệm về phát triển bền vững
được rất nhiều cơ quan, tổ chức đưa ra và đang dần hoàn thiện. Hội nghị
thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tổ chức tại Rio De Janerio đưa ra định nghĩa
vắn tắt về phát triển bền vững là: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế
hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai”.
Ngày nay, quan điểm về phát triển được Hội nghị thượng đỉnh thế giới về
phát triển bền vững năm 2002 tại Nam Phi đưa ra: "Phát triển bền vững là quá trình
phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm:
tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường"


7

1.1.1.3. Khái niệm rau hữu cơ
Khái niệm về RHC được đưa ra khoảng những năm 1940 khi những

người tiên phong tìm ra phương pháp canh tác mới gọi là “canh tác hữu cơ”
nhằm cải tiến phương pháp canh tác truyền thống. Đây là thời điểm trước khi
phát minh ra các hóa chất tổng hợp sử dụng trong nông nghiệp như phân bón
hóa học và thuốc trừ sâu.
Đến những năm 1970, cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp bắt
đầu bộc lộ những mặt trái do lạm dụng hóa chất trong sản xuất làm ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng. Do vậy, người tiêu
dùng càng nhận thức rõ hơn lợi ích của nông nghiệp hữu cơ.
Đến nay, chưa có một định nghĩa chính thức nào về RHC, tuy nhiên có
thể hiểu RHC là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý của nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ là một hình thái của nền nông nghiệp trong đó không
dùng phân bón hóa học, thuốc BVTV, thuốc kích thích tăng trưởng, giống
biến đổi gen (Mai Thanh Nhàn, 2011).
1.1.1.4. Phát triển sản xuất rau hữu cơ
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang tính chất sản xuất tự nhiên, truyền
thống lâu đời của con người, đặc biệt là không có tác động của hoá chất trong
quá trình sinh trưởng, phát triển. Loài người khủng hoảng thiếu và bùng phát
dân số thường sau những biến động lớn, nhất là sau cuộc chiến tranh thế giới
mang tính toàn cầu. Kèm theo đó là nhu cầu tăng đột biến về dinh dưỡng cho
phát triển của nhân loại. Ở Việt Nam, sau khi đất nước được hoà bình thống
nhất năm 1975, nền nông nghiệp đã được phát triển mạnh mẽ nhất là trong
nghiên cứu, triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cào sản xuất và
chế biến nông sản thực phẩm. Nền nông nghiệp Việt Nam phát triển và đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật như sản xuất lương thực và đã xuất
khẩu gạo đứng thứ nhì trên thế giới.


8

Hiện nay, trên thị trường người tiêu dùng không thể phân biệt được sản

phẩm an toàn, sản phẩm không an toàn. Nhằm góp phần xây dựng một nền
nông nghiệp an toàn, bền vững cần phải đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát
triển ổn định bền vững, không sản xuất những sản phẩm làm tăng về năng
suất nhưng không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu
cầu trong nước đảm bảo cung cấp những sản phẩm sạch bảo vệ môi trường.
Nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ không có sự tác động của hoá là
hình thức canh tác không có hoá chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển
góp phần xây dựng một nền nông nghiệp phát triển an toàn bền vững không
những tăng về năng suất, sản lượng mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm an
toàn vệ sinh đáp ứng nhu cầu đảm bảo cung cấp cho người dân các sản phẩm
sạch, bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa các biến đổi khí hậu cũng như để
xuất khẩu nâng cao đời sống cho người lao động nhất là nông dân sản xuất
nông nghiệp hữu cơ. Phát triển sản xuất rau hữu cơ gắn với hệ thống đảm bảo
có sự tham gia Participatory Guarantee System (PGS).
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là sự phát triển bền vững, đa dạng và hội
nhập với nền kinh tế quốc tế. Nông nghiệp hữu cơ bảo tồn tài nguyên, góp
phần đảm bảo an ninh lương thực và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nông nghiệp
hữu cơ cung cấp các cơ hội tiếp cận thị trường trong và ngoài nước có giá cao
hơn và thu nhập cao hơn
1.1.1.5. Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là bộ phận của phát triển, đó là sự sản xuất ngày
càng nhiều sản phẩm, nâng cao năng suất lao động cao hơn, ổn định hơn,
giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi nhuận
cao hơn nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Phát triển sản xuất gồm cả
phát triển theo chiều rộng và chiều sâu cả quy mô và chất lượng.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Là phát triển sản xuất bằng cách tăng
số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài


9


sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều kiện một
nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử
dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát triển kinh tế theo
chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi trọng
phát triển kinh tế theo chiều sâu. Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo chiều rộng có
những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Vì vậy, phương hướng cơ
bản và lâu dài là phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Là phát triển sản xuất chủ yếu nhờ
đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến
tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các
nguồn nhân tài, vật lực hiện có. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát
triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trên
thế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học,
công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi
trọng chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Kết quả phát triển kinh tế
theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng
suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm
lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn,
tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người.
Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan
có tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển nên phát triển kinh tế theo chiều
rộng vẫn còn có vai trò quan trọng. Nhưng để mau chóng khắc phục sự lạc hậu,
đuổi kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là các
nước trong khu vực, phát triển kinh tế theo chiều sâu phải được coi trọng và kết
hợp chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện
có cho phép.


10


1.1.2. Vai trò và đặc điểm sản xuất rau hữu cơ
1.1.2.1. Vai trò của sản xuất rau hữu cơ
- Sự bền vững và sản lượng cao
Người ta phát hiện rằng việc chuyển đổi sang lối canh tác hữu cơ trên
tầm vĩ mô có thể nuôi sống cả thế giới. Nghiên cứu của Đan Mạch và nhiều
quốc gia khác đã chứng minh canh tác hữu cơ trên các vùng đất trước đây
chưa được tận dụng đã cho sản lượng thực phẩm cao hơn.
Trên thực tế, nguồn hoa lợi lớn mà phương pháp canh tác thông thường
hiện nay mang lại đã phải trả giá bằng sức khỏe, đất đai và môi trường sống
của chúng ta. Những vụ mùa lớn và đơn canh, chẳng hạn như đậu nành, hầu
hết được sản xuất để nuôi gia súc lấy thịt chứ không phải để nuôi con người.
Tại châu Phi, Chương trình Môi sinh Liên hiệp quốc đã nghiên cứu và
phát hiện rằng sản lượng hoa màu đã tăng gấp đôi khi những nông trại nhỏ áp
dụng phương pháp canh tác hữu cơ. Trong trường hợp này, nhờ áp dụng các
phương pháp hữu cơ như ủ phân xanh, luân canh, cải tạo đất thay vì mua phân
bón hóa học và thuốc trừ sâu, nên người nông dân có thể dùng số tiền đó để
mua những hạt giống tốt hơn. Một trong những nhân tố chính giúp tăng sản
lượng là do người nông dân trồng các cây họ đậu như đậu que, đậu nành xen
kẽ giữa các vụ mùa, việc này giúp duy trì đủ lượng nitơ tự nhiên trong đất,
đảm bảo sản lượng hoa màu cao.
- Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học
Canh tác hữu cơ cũng rất tốt cho thú vật và tất cả mọi sinh vật trên địa
cầu, bao gồm cả cây cối và đất đai. Một phần vì phương pháp này không dùng
thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, mà nhiều loại trong số đó đã được Cơ quan
Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu xác nhận là nguyên nhân tiềm
ẩn gây bệnh ung thư cũng như làm suy giảm số lượng loài ong, đồng thời giết
hại nhiều loài khác mà chúng ta không thể kể hết ở đây. Nước thải nhiễm phân



11

bón hóa học và thuốc trừ sâu cũng được biết là góp phần tạo nên các vùng biển
chết. Chúng ta đang giết dần Địa Cầu của mình bằng thuốc trừ sâu và phân bón
hóa học.
Ngoài ra, nông sản hữu cơ cũng không bị biến đổi gen và hàm lượng
dinh dưỡng của thực phẩm hữu cơ thật sự cao hơn những rau trái được trồng
theo phương pháp thông thường.
- Cải thiện đất đai và môi trường
Nếu tất cả mọi người, tất cả nông dân và tất cả đất canh tác trên thế giới
đều chuyển sang canh tác hữu cơ, ngay lập tức 40% khí cacbonic sẽ được hấp thụ.
Chuyển sang canh tác hữu cơ sẽ phục hồi độ màu mỡ cho đất đã bị suy
thoái bởi phương pháp canh tác thông thường. Lớp đất mặt sẽ được giữ lại và
chống chịu tốt hơn với bão lũ.
- Lợi ích cho nông dân và giúp thế giới chống đói nghèo
Thực phẩm hữu cơ từ lâu được xem là thị trường nhỏ và xa xỉ, chỉ dành
cho giới trung và thượng lưu bởi giá bán cao. Tuy nhiên, các nhà khoa học
cho rằng sự chuyển dịch phần lớn nền nông nghiệp sang phương thức cách tác
hữu cơ vừa có thể giúp hạn chế tình trạng đói nghèo trên thế giới vừa góp
phần cải thiện môi trường.
Tại Hội nghị LHQ về “Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực”
diễn ra ở Rome (Italia) năm 2011, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu
nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ Đan Mạch nhận định, an ninh lương thực
cho vùng cận sa mạc Sahara (châu Phi) sẽ được bảo đảm nếu từ 2011 đến năm
2020, 50% diện tích đất nông nghiệp trong những vùng chuyên canh xuất
khẩu ở đây được chuyển sang sản xuất theo công nghệ hữu cơ.
Kết quả nghiên cứu của trung tâm cho thấy, khi quay về phương thức
canh tác tự nhiên truyền thống, nông dân sẽ không phải tốn tiền mua thuốc và



12

phân hóa học, đồng thời có thể đa dạng hóa mùa vụ và canh tác theo hướng
bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ,
người trồng có thể xuất khẩu với giá cao hơn nông sản bình thường. Do đó,
nông dân có được thu nhập cao hơn so với trước đây.
- Cải thiện sức khỏe và an toàn thực phẩm
Thực phẩm hữu cơ không độc hại và giàu dinh dưỡng, không bị biến
đổi gen và không có thuốc trừ sâu gây bệnh ung thư. Khác với các sản phẩm
động vật mà chúng ta đã biết là nguyên nhân gây bệnh ung thư, tim mạch, tiểu
đường, béo phì và nhiều căn bệnh khác, rau quả hữu cơ chứa hàm lượng dinh
dưỡng cao, giúp ngăn ngừa tất cả các căn bệnh thời hiện đại. Thực phẩm hữu
cơ chắc chắn là loại thực phẩm duy nhất cho chúng ta cảm giác an tâm khi sử
dụng, trong hiện tại cũng như tương lai.
1.1.2.2. Đặc điểm sản xuất rau hữu cơ
* Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất rau hữu cơ
Rau hữu cơ được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt với các yêu cầu
chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn đất, nước, phân ủ, cây che phủ...).
Rau hữu cơ là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc
bố trí mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và
khoa học.
Sản xuất rau hữu cơ phải đầu tư nhiều công lao động, nhất là các khâu
làm đất, làm cỏ, chăm sóc và bắt sâu do không sử dụng phân bón hóa học và
thuốc bảo vệ thực vật.
Sản xuất rau là ngành sản xuất mang tính hàng hoá, sản phẩm rau có
chứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó
vận chuyển và khó bảo quản.
Rau hữu cơ là sản phẩm của quá trình trồng trọt nên mang tính trời vụ,
do đó khả năng cung cấp của chúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan



13

hiếm ở thời điểm giáp vụ. Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ
thời điểm nào trong năm, vì vậy phát triển cây rau trái vụ thường đem lại hiệu
quả kinh tế cao hơn lúc chính vụ (do giá bán cao hơn).
Sản xuất rau hữu cơ cho năng suất thấp hơn, thời gian sinh trưởng dài hơn
và ngon hơn rau thông thường nên có giá thành và giá bán cao hơn. Do đó, đối
tượng tiêu dùng rau hữu cơ là những người có thu nhập cao trong xã hội.
- Phân biệt các loại rau: Hiện nay có nhiều kênh cung cấp rau với chất
lượng rau khác nhau, việc phân biệt khái niệm các loại rau là rất quan trọng.
Trước hết, cần phải phân biệt rau hữu cơ và rau an toàn bởi khách hàng
thường bị nhầm lẫn giữa các khái niệm này.
Sự khác biệt chính của sản xuất rau hữu cơ với sản xuất rau an toàn liên
quan tới việc sử dụng các hóa chất. Trong sản xuất hữu cơ “không được phép”
sử dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc BVTV hóa học trong quá trình
sản xuất mà sử dụng phân ủ hoai mục (thành phần gồm có rơm, rạ, phân
chuồng, cây họ đậu...) và áp dụng biện pháp sinh học để bảo vệ thực vật như
luân canh, xen canh, cây thiên dịch, cây dẫn dụ và dung dịch thuốc thảo mộc
từ gừng, tỏi, ớt và rượu để diệt trừ sâu bệnh. Ngược lại, sản xuất rau an toàn
“được phép” sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV hóa học với liều
lượng nhất định. Thực tế cho thấy công tác kiểm soát giới hạn sử dụng hóa
chất trong trồng trọt nói chung và sản xuất rau nói riêng còn rất nhiều tồn tại,
việc lạm dụng hóa chất vẫn diễn ra khá phổ biến gây nguy cơ mất VSATTP từ
rau xanh.


14


Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa phương pháp sản xuấ t rau hữu cơ
và rau an toàn
Tiêu
chí

Đất

Rau hữu cơ
- Được quy hoạch thành vùng và được
trồng một vùng đệm thích hợp để bảo
vệ khỏi nguy cơ xâm nhiễm từ bên
ngoài
- Đấ t trồ ng được xét nghiệm đảm bảo
không ô nhiễm bởi kim loại nặng và các
hóa chất độc hại khác

- Được quy hoạch thành vùng,
có thể được cơ quan chức năng
địa phương lấy mẫu xét
nghiệm

Được kiểm soát, độ màu mỡ của đất
ngày càng được cải thiện và duy trì

Khó kiểm soát, có nguy cơ bị
ô nhiễm cao

Lấ y từ giếng khoan hoă ̣c đào. Đươ ̣c xét
nghiệm để đảm bảo nguồn nước đủ tiêu
chuẩ n sản xuất hữu cơ


Lấ y từ sông, hồ , ao, suố i hoă ̣c
giế ng khoan. Có thể được cơ
quan chức năng tại địa phương
lấy mẫu xét nghiệm

Được kiểm soát thường xuyên, đảm
bảo nguồn nước tưới không bị nhiễm
hóa chất và kim loại nặng

Khó kiểm soát được nguy cơ
ô nhiễm tiềm tàng

- Không được phép sử dụng phân hóa
học, các chất kích thích sinh trưởng và
các sản phẩm biến đổi gen. Chỉ sử dụng
các đầu vào hữu cơ được kiểm soát
gồm:
+ Phân ủ nóng: là nguồn phân hữu cơ
chính được sử dụng để bón vào đất tạo
môi trường cho các vi sinh vật đất hoạt
động tốt để phân hủy chất hữu cơ cho

Được sử dụng phân chuồng,
phân vi sinh, phân bón lá các
chất kích thích sinh trưởng và
các loa ̣i phân bón hóa ho ̣c:

Nước


Dinh
dưỡng

Rau an toàn


15

cây trồng sử dụng
+ Cây phân xanh, đậu tương, ố c bươu
vàng, thân cây chuối, vỏ sò, hến, xương
gà, cá, lợn vv…và phế thải nhà bếp
được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng
bổ xung cho cây khi cần

Bảo vệ
thực
vật

Cung cấp dinh dưỡng một cách tự
nhiên theo nhu cầu của cây trồng
thông qua tiến trình hoạt động của
các vi sinh vật

Phân hóa học chỉ cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng,
không nuôi dưỡng đất.
Thường bi la
̣ ̣m du ̣ng để tăng
năng suất dẫn đế n phá hủy

môi trường đất, nước và
không khí. Sản phẩm dễ bị
tồn dư hóa chất độc hại cao
gây tổn hại sức khỏe người
sản xuấ t và người sử du ̣ng

Không được phép sử dụng thuốc
BVTV hóa học, chủ yếu áp dụng quy
luật đấu tranh sinh học tự nhiên để
kiểm soát sâu bệnh:
- Tăng cường đa dạng sinh học bằng
cách trồng xen canh, luân canh các loại
cây khác nhau, kết hợp các loại cây dẫn
dụ, cây xua đuổi, cây phân xanh vv…
để duy trì mối cân bằng giữa các sinh
vật sống trong hệ canh tác
- Bắt bằng tay, sử dụng bẫy bả (không
có hóa chất) và các chế phẩm tự chế từ
thảo mộc như gừng, tỏi, rượu, hoặc các
chế phẩm sinh học được PGS cho phép
để kiểm soát sâu bệnh hại khi cần thiết

- Được phép sử dụng thuốc trừ
sâu bệnh hóa chất có trong
danh mục cho phép của bộ
nông nghiệp với thời gian cách
ly nhất định
- Chủ yếu trồng độc canh,
không quan tâm nhiều đến xen
canh, luân canh và đa dạng

sinh họcà nhiều sâu bệnh hại à
tăng cường phun thuốc trừ sâu
bệnh, khó đảm bảo thời gian
cách ly trước khi thu hoạch


16

Năng
suất

Chất
lượng

Giám
sát

Kiểm soát tốt, đảm bảo không có
thuố c bảo vê ̣ thư ̣c vâ ̣t tồn dư trong
rau

Khó kiểm soát và nguy cơ
tồn dư thuốc trừ sâu trong
sản phẩm cao

Thấp hơn 25 - 40% so với sản xuấ t
thông thường

Năng suất cao


Cây sinh trưởng phát triển tự nhiên,
thời gian sinh trưởng dài hơn so với sản
xuất thông thường nên tích lũy được
nhiều dinh dưỡng.

Bị cưỡng ép sinh trưởng phát
triển nhanh để tăng năng suất.
Tích lũy được ít dinh dưỡng do
thời gian sinh trưởng bị rút
ngắn.

Rau có hàm lượng chất dinh dưỡng,
khoáng, vitamin cao

Rau có hàm lượng chất dinh
dưỡng, khoáng, vitamin thấp,
trữ nhiều nước

Có các bên liên quan bao gồm các công
ty phân phố i, người tiêu dùng, liên
nhóm,Ban điề u phố i PGS cùng tham
gia giám sát thường xuyên

Không có ai giám sát, chủ yế u
dựa vào sự “tự giác” của người
sản xuấ t.

Kiểm soát và truy xuấ t được nguồn
gốc, Có thể quy trách nhiệm tới từng
cá nhân. Có xử pha ̣t nghiêm minh


Khó tin câ ̣y, khó truy xuất
được nguồn gốc, không có
khả năng quy trách nhiệm
được tới từng cá nhân
Nguồn: vietnamorganic.vn

* Quy trình sản xuất rau hữu cơ
Canh tác nông nghiệp hữu cơ là một trong những cách tiếp cận đến
nông nghiệp bền vững. Có rất nhiều kỹ thuật được sử dụng trong canh tác hữu
cơ như trồng xen, luân canh, canh tác hỗn hợp, cây che phủ...
1. Chuẩn bị ruộng: Cách ly ruộng hữu cơ với các ruộng khác bằng
tường bao hay trồng cỏ. Hay nói một cách khác là phải tạo vùng đệm cách ly
với các ruộng sản xuất thông thường. Việc cách ly sẽ giúp không để các hóa


×