Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Chủ đề 4 HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI TRONG THẾ kỉ XX và tác ĐỘNG của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.68 KB, 24 trang )

Chủ đề 4. HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI TRONG
THẾ KỈ XX VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
lân
Câu 1: Điểm khác biệt giữa Hội nghị Vécxai – Oasinhtơn (1919 – 1922) với Hội nghị lanta
(1945) là gì?
A. Do các nước Đồng minh triệu tập để phục vụ lợi ích cho mình.
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để bảo vệ hòa bình thế giới.
C. Giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong nội bộ các nước tư bản.
D. Các nước tư bản thắng trận triệu tập để phục vụ lợi ích cho mình. .
Câu 2 Một trong những điểm khác biệt về trật tự thế giới giữa hai thời kì theo hệ thống Vécxai Oasinhtơn và trật tự hại cực Ianta là gì?
A. Triệu tập sau khi chiến tranh thế giới đã kết thúc.
B. Ra đời từ một cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu.
C. Có sự tham gia của hai nước Liên Xô và Trung Quốc.
D. Diễn ra vào giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới.
Câu 3 Điểm giống nhau về trật tự thế giới giữa hai thời kì theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và
trật tự hai cực Ianta là gì?
A. Do các nước thắng trận lập nên phục vụ lợi ích cho mình.
B. Đều có sự tham gia của các cường quốc tư bản chủ nghĩa.
C. Thành lập tổ chức quốc tế để duy trì nền hịa bình thế giới.
D. Đều dẫn đến những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu.
Câu 4 Điểm giống nhau cơ bản về sự hình thành trật tự Vécxai - Oasinhtơn (1919 – 1922) và
trật tự hai cực Ianta (1945) là gì?
A. Dẫn đến hình thành hai hệ thống xã hội đối lập.


B. Đều liên quan đến các cuộc chiến tranh thế giới.
C. Có sự chi phối của các nước lớn đối lập thể chế chính trị.
D. Tham dự hội nghị là những nước khác nhau về chính trị.
Câu 5: Tháng 4 – 1917, Mĩ buộc phải tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất và đứng về phe
Hiệp ước vì lí do cơ bản nào dưới đây?


A. Mĩ đã thu được nhiều lợi nhuận nhờ bn bán vũ khí.
B. Mĩ nhận thấy phe Liên minh đang suy yếu nặng nề.
C. Phong trào cách mạng ở Nga và thế giới đang lên cao.
D. Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) đã thành công.
Câu 6 Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) mang tính chất phi nghĩa với cả hai bên
tham chiến, vì
A. đã gây ra nhiều thảm họa cho nhân loại.
B. chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận.
C. mục đích của các bên khi tham gia chiến tranh là phân chia thị trường, thuộc địa.
D. mục đích của hai bên tham chiến là muốn đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
Câu 7: Nước Mĩ tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn vì lí do cơ bản nào dưới đây?
A. Lúc đầu nhân dân và Quốc hội Mĩ đều phản đối.
B. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.
C. Chính sách đối ngoại của Mĩ là trung lập, đứng ngoài cuộc.
D. Lúc đầu, nước Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để làm giàu.
Câu 8: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) mang tính chất của một cuộc
A. nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.
B, chiến tranh đế quốc phi nghĩa liên quan đến vấn đề thị trường, thuộc địa.
C. chiến tranh cách mạng giải phóng dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết.


D. chiến tranh chính nghĩa, do Hồng tử Áo – Hung bị người Xéc-bi ám sát.
Câu 9 Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) thể hiện rõ tính chất là 1 một cuộc
chiến tranh
A. cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
B. phi nghĩa giữa các nước đế quốc.
C. phi nghĩa của các tập đồn tư bản.
D. chính nghĩa bảo vệ hịa bình thế giới.
Câu 10 Đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất | (1914 - 1918)?
A. Các nước có nhu cầu về vốn, nhân công và thị trường.

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
D. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với các nước đế quốc.
Câu 11 Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) bùng nổ là do
A. chính sách trung lập, đứng ngồi cuộc của Mĩ.
B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
C. Thái tử Áo – Hung bị người Xécbị ám sát.
D. chính sách hiếu chiến của phát xít Đức.
Câu 12 Cụm từ nào dưới đây phản ánh đúng và đầy đủ tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914 – 1918)?
A. Chiến tranh phi nghĩa.
B. Chiến tranh đế quốc.
C. Chiến tranh chính nghĩa.
D. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Câu 13 (: Điểm khác biệt giữa Hội nghị Vécxai - Oasinhtơn (1919 – 1922) và Hội nghị lanta
(1945) là gì?


A. Ba nước Liên Xô, Mĩ và Trung Quốc tham gia hội nghị.
B. Diễn ra vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh thế giới.
C. Các nước Đồng minh họp và lập ra.
D. Khơng có sự tham gia của Liên Xô.
Câu 14 Căn cứ vào đâu để khẳng định: “Nền hịa bình theo hệ thống hịa ước Vécxai Oasinhtơn được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mong manh”? A.
Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa dâng cao.
B. Chứa đựng nhiều mâu thuẫn, bất ổn giữa các nước tư bản.
C. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang lên cao.
D. Nhiều Đảng Cộng sản ở các nước ra đời, lãnh đạo đấu tranh.
Câu 15 Hội nghị hòa bình ở Vécxai - Oasinhtơn (1919 – 1921) của các nước tư bản thực chất là
để
A. phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận sau chiến tranh.

B. thiết lập các liên minh chính trị - quân sự chống lại Liên Xô.
C. bàn về việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Áo – Hung.
D. bàn về cách thức đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Câu 16 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) mang tính chất như thế nào?
A. Phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.
B. Phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
C. Chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa.
D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.
Câu 17 Quan hệ giữa các nước tư bản trong hệ thống Vécxai - Oasinhtơn chỉ là tạm thời và rất
mong manh, vì lí do nào dưới đây?
A. Quan hệ giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận luôn gay gắt.
B. Luôn tồn tại những bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản.


C. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa.
D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhân dân ở thuộc địa và phụ thuộc.
Câu 18 Từ nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918), bài học quan
trọng hàng đầu được rút ra để ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới mới là gì?
A. Kêu gọi các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống chiến tranh đế quốc.
B. Các nước phải biết kìm chế, giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hịa bình.
C. Thành lập tổ chức liên minh đồn kết vì hịa bình và tiến bộ của nhân loại.
D. Thành lập quân đội quốc tế để trừng trị và tiêu diệt tận gốc quân đội phát xít.
Câu 19 Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra, sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến
lớn về cục diện chính trị thế giới?
A. Nước Nga tuyên bố rút ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới (1917).
B. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham gia chiến tranh (4 – 1917).
C. Cách mạng tháng Mười ở Nga bùng nổ và thắng lợi (1917).
D. Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện (11 – 1918).
Câu 20 Sự kiện nào trở thành “duyên cớ” của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?
A. Thái tử nước Áo – Hung bị một phần tử Xécbị ám sát.

B. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.
C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
D. Các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối đầu.
Câu 21 Tổ chức nào do các nước tư bản thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Liên hợp quốc. B. Phe Liên minh. C. Hội Quốc liên. D. Hội Liên hiệp.
Câu 22 Trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được thiết lập trong những năm
A. 1919 – 1922.

B. 1919 – 1924.

C. 1921 – 1925.

2. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

D. 1929 – 1933.


Câu 1 100425: Quốc gia nào dưới đây đã lợi dụng hai cuộc chiến tranh thế giới để làm giàu?
A. Mĩ.

B. Đức.

C. Anh, Nhật.

D. Anh, Mĩ.

Câu 2 Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới, thái độ
của Anh và Pháp là
A. phản đối và kiên quyết ngăn chặn phát xít.
B. kêu gọi các nước đồn kết chống phát xít.

C. dung dưỡng, thỏa hiệp với phát xít Đức.
D. tuyên bố trung lập và đứng ngoài cuộc.
Câu 3 Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là gì?
A. Sự phát triển khơng đồng đều của chủ nghĩa tư bản.
B. Các nước đế quốc bất đồng trong chiến lược phát triển.
C. Thái tử Áo – Hung bị người yêu nước Xécbị ám sát.
D. Sự bất mãn của các nước đế quốc trẻ với nước Anh.
Câu 4 Kẻ thù của nhân loại trong hai cuộc chiến tranh thế giới (1914 – 1918 và 1939 – 1945) là
A. chủ nghĩa phát xít Đức.
B. chủ nghĩa phát xít Italia.
C. chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
D. chủ nghĩa phát xít Áo – Hung.
Câu 5 (: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử Nhật Bản Phải chấp nhận
đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện (15 – 8 – 1945)?
A. Thất bại của phát xít Đức, Italia làm cho qn phiệt Nhật Bản khơng cịn chỗ dựa.
B. Phong trào đấu tranh ở Nhật Bản đòi Mỹ ngừng các hoạt động ném bom ở nước Nhật.
C Liên Xô ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản.
D. Phong trào đấu tranh chống Nhật của nhân dân các nước thuộc địa diễn ra mạnh mẽ.


Câu 6 Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ kể từ sau sự kiện nào?
A. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ tại Trân Châu cảng (12 – 1941).
B. Nhật Bản đem quân xâm lược các nước Đông Dương (9 – 1940).
C. Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki (8 – 1945).
D. Liên Xô tấn cơng qn Quan Đơng của Nhật Bản đóng tại Mãn Châu (8 – 1945).
Câu 7 Văn kiện quốc tế nào ra đời (1 – 1942) đánh dấu sự hình thành của Mặt trận Đồng minh
chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
B. Hiến chương Liên hợp quốc.
C. Tuyên ngôn Liên hợp quốc.

D. Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.
Câu 8 Liên minh phát xít được hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX còn được gọi là
A. phe Liên minh.

B. phe Hiệp ước.

C. phe Trục.

D. phe Đồng minh.

Câu 9 Yêu sách số một của Liên Xô khi tham chiến chống Nhật ở châu Á là
A. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
B. trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Zakhalin.
C. giữ nguyên hiện trạng của Mông Cổ.
D. giữ nguyên hiện trạng của Trung Quốc.
Câu 10 Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành vào
A. đầu năm 1942. B. cuối năm 1944.
C. giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 11 Nội dung nào phản ánh không đúng thái độ của Liên Xô trước những hành động chạy
đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược của các nước phát xít?


A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới cần phải tiêu diệt.
B. Kêu gọi sự hợp tác giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
C. Ủng hộ các cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Êtiopia, Tây Ban Nha và Trung
Quốc.
D. Thỏa thuận, nhượng bộ các nước phát xít để đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Anh, Pháp, Mĩ.
Câu 12 Nội dung nào phản ánh không đúng nguyên nhân khiến chủ nghĩa phát xít thắng thế ở
Đức?

A. Nước Đức là quê hương của truyền thống quân phiệt Phổ.
B. Lực lượng phát xít nhận được sự ủng hộ của giới đại tư sản.
C. Lực lượng phát xít nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản.
D. Đảng Cộng sản Đức đơn độc trong đấu tranh chống lại phát xít.
Câu 13 Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, nhân dân các nước Đông Nam Á đứng lên
đấu tranh chống kẻ thù nào để giải phóng dân tộc?
A. Quân phiệt Nhật.
B. Thực dân Pháp.
C. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
D. Chủ nghĩa phát xít và đế quốc Pháp – Nhật.
Câu 14 Phe phát xít cuối cùng đều thất bại trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –
1945) không xuất phát từ lí do nào dưới đây?
A. Chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chính của cả nhân loại.
B. Lực lượng Đồng minh chống phát xít cùng tiêu diệt.
C. Hội nghị Pốtxđam tán thành tiêu diệt tận gốc thế lực phát xít.
D. Hồng qn Liên Xơ là trụ cột trong tiêu diệt thế lực phát xít.
Câu 15 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên phạm vi toàn thế giới sau sự kiện nào?
A. Hội nghị Pốtxđam ở Đức (8 – 1945) quyết định vào giải giáp quân Nhật.


B. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng minh vô điều kiện (8 – 1945).
C. Liên Xô tuyên chiến và tiêu diệt quân Nhật Bản ở Trung Quốc (8 – 1945).
D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản (8 – 1945).
Câu 16 Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?
A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.
B. Hội nghị Pốtxđam (Đức) bế mạc ở châu Âu.
C. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
D. Chiến thắng Xtalingrát của Hồng quân Liên Xô.
Câu 17 Trong hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỉ XX, quốc gia nào thực hiện kế sách “tọa
sơn quan hổ đấu” để tìm cách thu nhiều lợi nhuận từ chiến tranh?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Mĩ.

D. Nhật Bản.

Câu 18 Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Xtalingrat (2 – 1943) của Hồng quân Liên Xô trong
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
B. buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh.
C. đánh bại hoàn toàn đội quân tinh nhuệ của Đức ở Liên Xô.
D. làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hitle.
Câu 19 Quốc gia thuộc lực lượng Đồng minh chống phát xít chịu nhiều tổn thất nhất trong
Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Liên Xô. B. Nga. C. Mĩ.
D. Trung Quốc.
Câu 20 Sự kiện nào dưới đây ghi nhận cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc trên toàn
thế giới?
A. Đức đánh bại nước Pháp.

B. Nhật đầu hàng Đồng minh.

C. Đức đầu hàng Đồng minh. D. Bế mạc Hội nghị Pốtxđam.
Câu 21 Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế
giới thứ hai?
A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).


B. Những dung dưỡng, thỏa hiệp phát xít của Anh và Pháp.

C. Phong trào đấu tranh cách mạng ở khắp nơi trên thế giới.
D. Xuất hiện của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản.
Câu 22 Sự kiện nào dưới đây của Chiến tranh thế giới thứ hai đưa tới thời cơ thuận lợi “hiếm
có” cho phong trào cách mạng Đông Dương?
A. Liên Xô tham chiến và đứng về phe Đồng minh (6 – 1941).
B. Quân phiệt Nhật Bản đảo chính quân Pháp (9 – 3 – 1945).
C. Nước Mĩ chính thức tham gia cuộc chiến tranh thế giới (12 – 1941).
D. Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện (15 – 8 – 1945).
Câu 23 Trước khi Liên Xơ tham chiến (6 – 1941), tính chất Chiến tranh thế giới thứ hai như thế
nào?
A. Liên Xô là chính nghĩa, các thế lực khác là phi nghĩa.
B. Phe phát xít là phi nghĩa, Anh và Pháp là chính nghĩa.
C. Cả hai bên tham gia cuộc chiến tranh đều phi nghĩa.
D. Liên Xô và các nước chống phát xít là chính nghĩa.
Câu 24 Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?
A. Qn Đức thơn tính Tiệp Khắc, buộc Anh và Pháp phải tuyên chiến.
B. Quân Đức tấn công Ba Lan, buộc Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.
C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát, buộc Áo – Hung tuyên chiến với Xécbi.
D. Nhật Bản tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng buộc quân Mĩ tuyên chiến.
Câu 25 Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là do A. thái độ
thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp và Mĩ.
B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh vấn đề thuộc địa.
C. nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hịa ước Vécxai - Oasinhtơn.
D. chính sách trung lập của nước Mĩ để phát xít được tự do hành động.


Câu 26 Nhận định nào phản ánh đúng và đầy đủ về trách nhiệm của các cường quốc Mĩ, Anh và
Pháp trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
A. Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
B. Phải chịu một phần trách nhiệm.

C. Anh và Pháp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
D. Ngoại trừ Mĩ, Anh và Pháp phải chịu trách nhiệm.
Câu 27 Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ? A. Anh, Pháp
kí với Đức Hiệp ước Muy – ních.
B. Quân Đức tràn vào chiếm đóng Tiệp Khắc.
C. Nhật Bản đánh chiếm Trân Châu cảng của Trung Quốc.
D. Đức tấn công Ba Lan, Anh – Pháp tuyên chiến với Đức.
Câu 28 Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hai cuộc Chiến tranh. thế giới
trong thế kỉ XX?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
B. Các nước phát xít tăng cường các hoạt động quân sự.
C. Chính sách nhượng bộ phát xít của các nước Anh, Pháp.
D. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã diễn ra trầm trọng.
Câu 29 Điểm tương đồng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc . chiến tranh
thế giới trong thế kỉ XX là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.
B. Tư tưởng thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước Mĩ, Anh, Pháp.
C. Lực lượng phát xít thắng thế và lên cầm quyền ở một số nước Âu-Mĩ.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc, thực dân.
Câu 30 Quốc gia nào trong lực lượng Đồng minh chống phát xít khơng phải chịu tổn thất về dân
thường và thu được lợi nhuận to lớn từ Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Anh. B. Mĩ.

C. Pháp.

D. Liên Xô.


Câu 31 Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới
thứ hai (1939 – 1945)?

A. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là mối đe dọa đối với phát xít.
B. Xuất hiện của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia và Nhật Bản.
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
D. Chính sách dung dưỡng phát xít của Anh và Pháp.
Câu 32 Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Liên Xơ đã vai trị . to lớn như
thế nào?
A. Là lực lượng trụ cột, đóng vai trị quyết định trong tiêu diệt phát xít.
B. Đóng vai trò quan trọng và chỉ huy các lực lượng tiêu diệt phát xít.
C. Góp phần lớn vào tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và Italia.
D. Phối hợp, hỗ trợ với liên quân Anh – Mĩ tiêu diệt hồn tồn phát xít.
Câu 33 Nhân tố nào đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và trở thành nguyên
nhân trực tiếp làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).
B. Những nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ.
c. Sự ra đời và lên nắm quyền hành của lực lượng phát xít ở một số nước.
D.Hệ thống hịa ước Vécxai - Oasinhtơn của tư bản khơng còn hiệu lực.
Câu 34 Từ khi bùng nổ đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những quốc gia đóng vai
trị quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là
A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.

C. Anh, Pháp, Trung Quốc.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 35 Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc Chiến tranh
thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
A. Chiến thắng Mátxcơva (tháng 12 – 1941). B. Chiến thắng Xtalingrat (tháng 2 – 1943).
C. Chiến thắng Béc - lin (tháng 4 – 1945).


D. Chiến thắng Cuốc - xcơ (tháng 8 – 1943).


Câu 36 Trong khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9 – 1939), các nước đế quốc Anh, Pháp
thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm
A. đẩy chiến tranh về phía Liên Xơ.
B, chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh.
C. ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan.
D. khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á.
Câu 37 Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939
– 1945)?
A. Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến thay đổi căn bản của tình hình thế giới.
B. Liên Xơ giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
C. Lực lượng Đồng minh chống phát xít ra đời từ khi chiến tranh bùng nổ.
D. Chiến tranh kết thúc đã mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.
Câu 38 Nội dung nào dưới đây trở thành nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ của Chiến
tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?
A. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc và phát xít.
B. Thái độ thỏa hiệp và nhượng bộ phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ.
C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh vấn đề thị trường, thuộc địa.
D. Tác động xấu kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).
Câu 39 Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) có điểm gì khác biệt so
với Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
A. Hoàn toàn là cuộc chiến tranh đế quốc đối với cả hai bên tham chiến.
B. Là chiến tranh đế quốc phi nghĩa liên quan đến thị trường và thuộc địa.
C. Tính chất phi nghĩa khơng thay đổi từ đầu cho đến khi chiến tranh kết thúc.
D. Tính chất chiến tranh thay đổi từ khi nhân dân Liên Xơ chống phát xít Đức.
Câu 40 Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc châu Âu?



A. Lãnh thổ Liên Xô và các nước Đông Âu được giải phóng.
B. Hồng qn Liên Xơ cắm cờ trên nóc tịa nhà Quốc hội Đức.
C. Đức kí hiệp ước đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
D. Hội nghị Ianta thống nhất tiêu diệt tận gốc phát xít Đức.
Câu 41 Sự kiện nào dưới đây đã tác động đến sự thay đổi tính chất của cuộc Chiến tranh thế
giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Phát xít Đức tấn cơng Ba Lan (9 – 1939) B. Phát xít Đức tấn công Liên Xô (6 – 1941).
C. Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng (12 – 1941).
D. Hội nghị tam cường ở Ianta (Liên Xô, 2 – 1945).
Câu 42 Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), chiến thắng nào đã làm phá sản chiến
lược “chiến tranh chớp nhống của phát xít Đức?
A. Chiến thắng Mátxcơva.

B. Chiến thắng Bắc Phi.

C. Trận công phá Béclin.

D. Chiến thắng Xtalingrat.

Câu 43 Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –
1945)?
A. Chiến tranh kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới.
B. Liên Xơ giữ vai trị quan trọng trong việc tiêu diệt phe phát xít.
C. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.
D. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ.
Câu 44 Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, các nước đế quốc Anh, Pháp thực hiện
chính sách nhượng bộ phát xít cốt là để
A. đẩy Liên Xơ ở vào thế bị Đức tấn công, xâm lược.
B. chuẩn bị cho quá trình thành lập phe Đồng minh.

C. khuyến khích Nhật Bản gây chiến tranh ở châu Á.
D. ngăn chặn quân Đức tấn công đồng minh Ba Lan.


Câu 45 Chiến thắng Béclin của Liên Xô (5 – 1945) đã tác động gì tới phát xít Đức?
A. Tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
B. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh.
C. Đã đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhống của Đức.
Câu 46 Yếu tố nào khơng tác động đến sự hình thành lực lượng Đồng minh chống phát xít trong
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Sự thay đổi thái độ của các chính phủ Anh, Mĩ.
B. Chiến thắng Xtalingrat của nhân dân Liên Xô.
C. Liên Xô đã làm suy yếu lực lượng quân phát xít.
D. Hành động mở rộng xâm lược của phe phát xít.

3. Tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới hai
Câu 1: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng điểm tương đồng giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới trong thế kỉ XX?
A. Sau cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập.
B. Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới.
C. Chiến tranh để lại những tổn thất nặng nề về sức người và sức của.
D. Chiến tranh thế giới vừa kết thúc, trật tự “đa cực” được hình thành.
Câu 2 Thực tiễn cho thấy, cả hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX đều liên quan đến
A. sự ra đời và phát triển mạnh của cách mạng Nga.
B. những mâu thuẫn giữa các nước tư bản, đế quốc.
C. các cuộc nội chiến trong nội bộ chủ nghĩa tư bản.
D. cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 3 Điểm chung về thắng lợi của nhân dân ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào trong cuộc
đấu tranh giành độc lập năm 1945 là gì?



A. Chớp được thời cơ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
B. Lấy sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
C. Đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
D. Thành công nhờ vào khuynh hướng cách mạng vơ sản.
Câu 4 Hệ thống hịa ước Vécxai - Oasinhtơn được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
không chứa đựng mâu thuẫn giữa
A. các nước tư bản thắng trận trong chiến tranh.
B. các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận.
C. hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa.
Câu 5: Một điểm khác biệt lớn giữa cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) với cuộc
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
A. Tính chất và quy mô của chiến tranh.
B. Địa bàn nổ ra các chiến sự ở châu Âu.
C. Mĩ tham gia chiến tranh thế giới muộn.
D. Phương thức kết thúc cuộc chiến tranh.
Câu 6 Kết quả nào dưới đây nằm ngoài mong muốn của các nước tư bản phương Tây sau khi
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) kết thúc?
A. Thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đơng Âu.
B. Liên Xơ hồn thành kế hoạch khôi phục kinh tế trước thời hạn.
C. Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Mĩ.
D. Nội chiến Quốc – Cộng ở Trung Quốc tái diễn, quyết liệt hơn.
Câu 7 Hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX kết thúc đều
A. mở ra thời kì đấu tranh mới cho phong trào cách mạng thế giới.
B. giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tham gia chiến tranh.


C. làm thay đổi tương quan lực lượng giữa Mĩ – Liên Xô và Anh – Pháp.

D. dẫn đến sự chia cắt lãnh thổ của các nước tư bản, phát xít bị bại trận.
Câu 8: Trong thế kỉ XX, kết quả nào dưới đây nằm ngoài mong muốn của các nước tư bản – đế
quốc khi hai cuộc chiến tranh thế giới kết thúc?
A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) mở đầu cho cách mạng thế giới.
B. Liên Xô giữ vai trị là thành trì bảo vệ nền hịa bình của nhân loại.
C. Phong trào cách mạng thế giới dâng cao và thắng lợi ở nhiều nơi.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa xã hội ra đời và ngày càng mở rộng.
Câu 9 Trong hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỉ XX, Mĩ đều tham gia chiến tranh muộn vì
lí do chủ yếu nào dưới đây?
A. Bn bán vũ khí để thu lợi nhuận.
B. Chính sách trung lập của nước Mĩ.
C. Quốc hội Mĩ chưa phê chuẩn cho phép tham gia.
D. Nhân dân Mĩ thiếu trách nhiệm ngăn chặn phát xít.
Câu 10 Sự thay đổi nào dưới đây sau Chiến tranh thế giới thứ hai không được các nước tư bản
mong muốn?
A. Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
B. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
C. Quan hệ Mỹ - Liên Xô thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Mĩ.
D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh.
Câu 11 Sự thay đổi nào dưới đây sau Chiến tranh thế giới thứ hai không được các nước tư bản
mong muốn?
A. Cách chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á.
B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
C. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở nước Đức.


D. Việc chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu.
Câu 12 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa các quốc gia ở các khu vực trên thế giới
có đặc điểm gì nổi bật?
A. Hịa bình và cùng nhau phát triển.

B. Chiến tranh, xung đột bao trùm.
C. Tồn tại hịa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác.
D. Đối kháng rất gay gắt giữa hai cực, hai phe.
Câu 13: Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (8 – 1945), sau khi Chiến tranh thế hai kết thúc,
quân đội nước nào được quyền vào Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản?
A. Quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh.
B. Quân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.
C. Quân Anh và quân Mĩ.
D. Quân Anh và quân Pháp.
Câu 14 Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) có điểm gì khác biệt so
với tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? A. Cuộc chiến tranh mang tính
chất phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến.
B. Từ tính chất phi nghĩa chuyển sang chính nghĩa sau sự tham chiến của Mĩ.
C. Mang tính chính nghĩa, vì chống lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hịa bình thế giới.
D. Tính chất phi nghĩa thuộc về phe Liên minh, chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
Câu 15 Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, quốc gia nào được hưởng lợi nhiều nhất từ việc
bn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến?
A. Mĩ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Đức.

Câu 16: Vấn đề nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã được các cường quốc giải quyết
theo hướng nào?
A. Nước Đức bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
B. Liên Xô và Mĩ phân chia lãnh thổ chiếm đóng và kiểm sốt.



C. Thống nhất để người dân Đức bỏ phiếu, xây dựng nhà nước dân chủ.
D. Bốn cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng và kiểm sốt.
Câu 17: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) có gì khác biệt so với tính
chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
A. Có sự thay đổi trong q trình chiến tranh.
B. Quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng hơn.
C. Hậu quả của cuộc chiến tranh nặng nề hơn.
D. Quy mô của cuộc chiến tranh mở rộng hơn.
Câu 18 Nội dung nào dưới đây không phải là điểm giống nhau cơ bản giữa Chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914 -1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
A. Hậu quả chiến tranh đối với nhân loại.
B. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
C. Kẻ châm ngòi cho chiến tranh bùng nổ.
D. Tính chất của mỗi cuộc chiến tranh.
Câu 19 Một điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh
thế giới thứ hai (1939 – 1945) là gì?
A. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến.
B. Tính chất của hai cuộc chiến tranh giống nhau.
C. Bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước tư bản.
D. Hậu quả chiến tranh để lại nặng nề như nhau.
Câu 20 Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành từ những năm đầu sau Chiến
tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Trật tự thế giới một cực do Liên Xô chi phối.
B. Trật tự thế giới phân cực do Mĩ thao túng.
C. Trật tự đa cực nhiều trung tâm, do Mĩ và Liên Xô chi phối.


D. Trật tự thế giới hai cực, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên.
Câu 21 Những quốc gia nào dưới đây ln bất mãn với Hịa ước Vécxai - Oasinhtơn (1919 –

1922)?
A. Anh, Pháp và Nga. B. Đức, Italia, Nhật Bản. C. Áo – Hung, Nhật Bản. D. Đức, Anh,
Pháp.
Câu 22 Từ kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, kết luận quan trọng nào được rút ra để
giải quyết các vấn đề xung đột quốc tế hiện nay?
A. Trong chiến tranh, thắng lợi không thuộc về kẻ mạnh.
B. Trong chiến tranh, thắng lợi không thuộc về kẻ phi nghĩa.
C. Chính nghĩa và thắng lợi ln thuộc về kẻ mạnh.
D. Chính nghĩa và thắng lợi ln thuộc về nhân dân.
Câu 23 Một trong những vấn đề cấp bách đòi hỏi cường quốc phải giải quyết khi Chiến tranh
thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối là gì?
A. Ấn định thời gian và địa điểm thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. Nghiên cứu giải pháp khắc phục chiến tranh ở châu Âu, châu Á.
C. Phân chia những thành quả chiến thắng giữa các cường quốc.
D. Thảo luận giải pháp kết thúc chiến tranh thế giới ở châu Âu.
Câu 24 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ý chí đấu tranh giữ gìn nền hịa bình thế giới được các
dân tộc đề cao, bởi vì
A. các nước không muốn trở thành nạn nhân của chiến tranh thế giới mới.
B. cần tạo nên mơi trường hịa bình để cạnh tranh và phát triển đất nước.
C. hịa bình là điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế.
D. hịa bình thế giới là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài.
Câu 25 Điểm giống nhau cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến
tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là gì?
A. Góp phần làm tăng cường sức mạng của các nước tư bản.


B. Bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
C. Bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
D. Góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và đế quốc.
Câu 26 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) kết thúc đã

A. tạo nên sự cân bằng về thế và lực giữa các nước tư bản.
B. mở ra thời kì khủng hoảng kéo dài của chủ nghĩa tư bản.
C. tạo ra những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
D. giải quyết được mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa.
Câu 27 (: Thực tiễn cho thấy, cả hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX đều liên
quan đến
A. sự ra đời và phát triển mạnh của chủ nghĩa xã hội Liên Xô.
B. các cuộc nội chiến trong nội bộ các nước tư bản, đế quốc.
C. cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Á và khu vực Mĩ Latinh.
D. sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản liên quan đến thị trường, thuộc địa.
Câu 28 Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng điểm tương đồng giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới trong thế kỉ XX?
A. Sau cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập.
B. Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới.
C. Chiến tranh để lại những tổn thất nặng nề về sức người và sức của.
D. Sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới “đa cực” đã hình thành.
Câu 29 Nội dung nào là minh chứng rõ ràng cho việc Anh, Pháp và Mĩ phải chịu một phần trách
nhiệm trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) bùng nổ?
A. Mĩ, Anh, Pháp phản đối Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7 – 1935).
B. Mĩ đứng trung lập, còn Anh và Pháp kí Hiệp định Muyních (1938).


C. Chế độ phát xít ra đời từ cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Mĩ.
D. Anh, Pháp, Mĩ khơng thực hiện vai trị của các nước lớn chống phát xít.
Câu 30 Vai trị hàng đầu của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?
A. Góp phần đáng kể vào tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh.
B. Kêu gọi các nước thành lập mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít.
C. Đấu tranh kiên cường, giữ vững thành quả cách mạng thế giới.
D. Đóng vai trị quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Câu 31 Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), quốc gia nào không bị chiến tranh tàn

phá và thu được nhiều lợi nhuận?
A. Liên Xô. B. Pháp. C. Mĩ. D. Anh.
Câu 32 Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới
thứ hai (1939 - 1945) vì đã
A. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
B. thực hiện chính sách hịa bình, trung lập.
C. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.
D. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.
Câu 33 Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là
A. trật tự lưỡng cực. B. trật tự Viên. C. hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. D, trật tự thế giới liên cực.
Câu 34 157438: Nhật Bản là nước thu được nhiều thành quả và quyền lợi sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất, chỉ sau quốc gia nào dưới đây? A. Anh. B. Mĩ. C. Hà Lan. D. Pháp.
Câu 35 157439: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những nước nào dưới đây khơng có hoặc có
ít thuộc địa?
A. Đức, Italia, Nhật Bản. B. Anh, Pháp, Mĩ. C. Anh, Pháp, Hà Lan. D. Anh, Nhật Bản, Italia.
Câu 36 Thực chất về “quan hệ hịa bình” giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thể giới thứ nhất

A. tạm thời và mong manh.


B. lâu dài và bền vững.
C. đối kháng gay gắt.
D. cơ bản và chắc chắn.
Câu 37 Chiến tranh thế giới thứ nhất vừa kết thúc, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức Hội
nghị ở Vécxai (Pháp), sau đó là Oasinhtơn (Mĩ) cốt là để
A. bàn cách đối phó, chống lại Liên bang Xơ viết.
B. tìm giải pháp giúp châu Âu phục hồi nền kinh tế.
C. phân chia thành quả, quyền lợi giữa các nước tư bản.
D. thành lập liên minh chính trị - quân sự ở châu Âu.
Câu 38 Kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây ra Chiến tranh thế giới

thứ nhất (1914 – 1918) là
A. Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) thành công, nước Nga Xô viết ra đời.
B. Mĩ tham chiến muộn nhưng lại trở thành nước thu được nhiều lợi nhuận.
C. nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại mới được sử dụng.
D. chiến tranh đã gây nên những hậu quả nặng nề cho các nước châu Âu.
Câu 39 Theo hệ thống hòa ước Vécxai - Oasinhtơn (1919 – 1922), các nước tư bản giành được
nhiều thành quả quyền lợi là
A. Mĩ, Anh, Italia, Nga.

B. Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản.

C. Anh, Mỹ, Trung Quốc.

D. Anh, Pháp, Nga.

Câu 40 Ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận đã họp ở
Vécxai (Pháp) với mục đích chính là
A. kí kết các thỏa thuận để phân chia quyền lợi.
B. bàn cách đối phó chống lại nước Nga Xơ viết.
C. họp bàn cách khắc phục hậu quả chiến tranh ở châu Âu.
D. thống nhất việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức.




×