Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thơ, truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.64 KB, 19 trang )

Mẫu 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xun
a. Tác giả sáng kiến: Hà Thị Thúy
- Ngày tháng năm sinh: 14/02/1985.

Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Xuân A
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chun mơn: ĐHSP Mầm non
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Cá nhân – Hà Thị Thúy
c. Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến;

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2436 tháng tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
thơ, truyện”
- Lĩnh vực áp dụng: Phát triển ngôn ngữ.
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
“Uốn cây từ thưở còn non
Dạy con từ thưở con còn bé thơ”
Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non nói chung và cho trẻ lứa tuổi
nhà trẻ nói riêng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ với các bậc


làm cha làm mẹ mà còn là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng với cô giáo
mầm non. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp
tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho
trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ
dàng tiếp cận với các môn học khác ở trường mầm non như: Làm quen với
Môi trường xung quanh, làm quen với Tốn, Âm nhạc, Tạo hình... mà đặc
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


biệt là thông qua dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch... tạo điều kiện cho
trẻ được phát triển vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một mục tiêu quan trọng trong chương
trình giáo dục phát triển tồn diện cho trẻ mầm non. Ngơn ngữ giúp trẻ tìm
hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, nhờ có ngơn ngữ
trẻ nhận biết ngày càng nhiều về các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp
xúc trong cuộc sống hành ngày.
Ngồi ra ngơn ngữ cịn là phương tiện để phát triển tình cảm, đạo dức,
thẩm mỹ cho trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ giao tiếp với mọi người
xung quanh qua đó hình thành cho trẻ những cảm xúc tích cực. Đặc biệt
nhờ có ngơn ngữ, thơng qua các bài thơ, câu chuyện trẻ dễ dàng tiếp nhận
những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hòa nhập vào xã hội tốt hơn. Trẻ
từ 24- 36 tháng tuổi có số lượng từ tăng nhanh, đặc biệt là trẻ từ 22 tháng
tuổi và 30 tháng tuổi vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ,
các từ loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít và được tăng
dần theo độ tuổi của trẻ. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ từ 24- 36

3


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tháng tuổi nói riêng, chúng ta cần giúp trẻ phát triển mở rộng các từ loại,
biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về
các sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày. Cho trẻ xem
tranh, hình ảnh, kể cho trẻ nghe các câu chuyện đơn giản qua tranh, ảnh đó,
đặt các câu hỏi giúp trẻ biết kể chuyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ.
Vào đầu năm học 2020- 2021, tôi được nhà trường phân công phụ
trách lớp Nhà trẻ B với số lượng là 19 cháu. Khi tổ chức giờ học thơ, kể
chuyện trẻ thường cảm thấy sợ sệt, la khóc khi trong câu chuyện có các
nhân vật như: Con hổ, con chó sói hay có hình ảnh về bố, mẹ, ơng, bà... Do
vốn từ của trẻ cịn ít, đôi khi trẻ chưa hiểu được yêu cầu của cô, chưa diễn
đạt được suy nghĩ của mình để trả lời câu hỏi, chưa biết thể hiện nhu cầu,
mong muốn của bản thân: (đi vệ sinh, khát nước…). Đến lớp chưa biết nói
đủ câu để chào cơ, chủ yếu là cịn nói trống khơng “chào cơ”. Trẻ phát âm
cịn ngọng, cịn nói nhầm tên các đồ vật, hiện tượng như: “mẹ bế” thành
“mẹ ế”, hay “ăn cơm” nói thành “ăn mơm”, “ông ngoại” thành “ông
ngại”… không biết thưa gửi cô và thường xuyên nói lắp...

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bên cạnh đó, 100% phụ huynh trong lớp tơi đều làm tại các cơng ty, xí
nghiệp, nên cịn chưa chú ý đến tầm quan trong của việc phát triển ngôn
ngữ đối với sự lớn lên của trẻ. Thậm chí có những phụ huynh do chưa hiểu
biết thấu đáo, nên khi trẻ ở nhà thường xuyên cho trẻ xem điện thoại, tivi
để trẻ ngồi ngoan, mà không chú ý giao tiếp, trị chuyện với trẻ dẫn tới có

cháu cịn chưa biết nói dù sắp 3 tuổi.
Từ thực tiễn của q trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thơ, truyện tại lớp mình phụ trách,
tơi đã nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ, vì vậy tơi đã mạnh dạn đưa ra:
“Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi thông qua
việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thơ, truyện” như sau:
Giải pháp 1: Tăng cường công tác sưu tầm và làm đồ dùng đồ
chơi đẹp, hấp dẫn sáng tạo và phù hợp với nội dung câu chuyện, bài
thơ
Với đặc điểm tâm lý của trẻ nhà trẻ là thích những đồ dùng đồ chơi có
nhiều màu sắc hay những đồ vật phát ra âm thanh vui nhộn. Vì vậy, để tạo
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được hứng thú cho trẻ nhà trẻ trong hoạt động văn học tơi đã khơng ngừng
tìm tịi, làm đồ dùng từ nguyên vật liệu sẵn có sao cho vừa đẹp mắt, hấp
dẫn nhưng cũng phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó, tơi cũng tạo
tình huống để thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái, tự tin và kích
thích trẻ phát âm được nhiều từ ngữ như tên tác phẩm, tên tác giả, tên các
nhân vật, các câu thoại ngắn...
Ví dụ: Truyện “Cây táo”: Từ vỏ chai nước ngọt, tôi đã cắt và tận dụng
phần đáy của hai cái chai ghép vào nhau thành quả táo sau đó phun sơn
màu xanh, đỏ theo ý thích rồi trang trí trên cây… khi trẻ lên bắt chước
hành động của nhân vật trẻ được lên chăm sóc, được cầm, được chơi với
chúng qua đó trẻ có thể dễ dàng tưởng tượng ra cây táo thật. Hay với bài
thơ “Hoa kết trái” tơi làm những bơng hoa có màu sắc khác nhau như trong
nội dung bài thơ và dán lên cây khi trẻ đọc thơ được tận mắt nhìn và tay sờ
vào những bơng hoa đó. Ngồi tranh truyện do nhà trường cấp phát tơi cịn

làm rối tay, rối dẹt để dạy trẻ hay những con rối bằng vải vụn. Đối với lứa
tuổi nhà trẻ các nhân vật trong chuyện đều là các con vật gần gũi. Những
con vật nhỏ nhắn, xinh xắn luôn là những người bạn đáng yêu của trẻ, hiểu
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được tâm lý này của trẻ nên khi kể chuyện tôi đã làm đồ dùng cho trẻ như
mũ các nhân vật Gà con, Vịt con, Thỏ con...để trẻ được cầm, đội và bắt
chước hành động của những nhân vật này.
Việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, đẹp và hấp dẫn trẻ để phục vụ cho
các hoạt động văn học (đọc thơ, kể chuyện) là yếu tố quan trọng góp phần
quyết định chất lượng và khả năng sáng tạo của trẻ trong giờ học. Khi trẻ
đã có hứng thú với các hoạt động trẻ sẽ mạnh dạn nói lên suy nghĩ của
mình, điều đó sẽ giúp trẻ phát triển ngơn ngữ thông qua các hoạt động văn
học (đọc thơ, kể chuyện).
Giải pháp 2: Giáo viên phải nắm vững các nội dung, phương pháp
bộ môn của từng hoạt động trước khi dạy cho trẻ
Hoạt động dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện là một trong những hoạt động
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất, nhưng hoạt động này có thành cơng
hay không phần lớn là do giọng kể, cách ngắt nhịp, giọng điệu của giáo
viên mà muốn có giọng kể hay thì trước hết người giáo viên phải thuộc bài
thơ, câu truyện, hiểu nội dung truyện, có thể biết được hồn cảnh xuất xứ
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


bài thơ, câu truyện; biết cách ngắt nhịp thể thơ... vì vậy, tơi ln đọc kỹ

câu truyện bài thơ, luyện giọng kể sao cho ngộ nghĩnh, đáng yêu phù hợp
với từng nhân vật trong truyện.
VD: Truyện “Thỏ con không vâng lời” giọng của Thỏ mẹ thì ấm áp
trìu mến, bác Gấu thì hơi ồm, nói chậm hơn và tình cảm. Giọng của Thỏ
con lúc vui thì nhí nhảnh, trong trẻo. Khi làm sai thì nức nở, buồn bã hoặc
dùng tay gạt nước mắt. Hay bài thơ “Cháu chào ông ạ”: tôi phân biệt giọng
đọc diễn cảm: giọng Gà con trong trẻo, dễ thương, giọng của ơng thì khoan
thai khi khen Gà con, giọng của Chim bạc má thì lảnh lót, cịn giọng của
Cóc vàng thì ồm ồm... đọc đến câu chào “Cháu chào ông ạ” phải rõ ràng,
rành mạch và kết hợp với vẻ mặt tươi cười cùng động tác khoanh tay trước
ngực – qua đó sẽ dạy trẻ thói quen chào hỏi lễ phép, lịch sự với người lớn
tuổi.
Việc nắm vững nội dung, phương pháp của từng bộ môn khơng chỉ
giúp tơi phát triển về trình độ chun mơn nghiệp vụ cho bản thân mà cịn
giúp cho tơi sẽ tìm tịi ra các giải pháp để truyền đạt những cái hay cái đẹp

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


của thế giới môi trường xung quanh, những qui tắc luật lệ của xã hội ẩn
chứa trong các ngôn từ đến được với trẻ một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn và
dễ nhớ qua các bài thơ, câu truyện.
Giải pháp 3: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các
tiết học cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học (thơ, truyện)
Công nghệ thông tin ra đời và phát triển không chỉ giúp cho các
nghành nghề phát triển mà nó cũng đóng góp 1 phần rất lớn vào ngành học
mầm non. Với các mơn học nói chung và bộ mơn cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học nói riêng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

đã giúp cho việc truyền thụ kiến thức của tôi đến các cháu nhỏ được thuận
lợi và dễ dàng hơn. Các nhân vật trong bài thơ, câu chuyện thì ln vận
động và thay đổi vị trí nhưng nếu ta chỉ dạy bằng tranh thì trẻ khó có thể
tưởng tưởng và hiểu được những hành động của nhân vật. Vì vậy tôi kết
hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào làm và tìm tịi các hiệu ứng hình
ảnh, slides để tạo hứng thú, kích thích trẻ tập nói để phát triển ngôn ngữ
cho trẻ.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tôi cũng thường xuyên truy cập vào các trang web hay và chính thống
như: Giáo dục mầm non.vn, giáo án điện tử.com, you tube.com, suối
nguồn yêu thương. net ... để tìm các tư liệu, video có nội dung phù hợp với
bài dạy sau đó sử dụng máy tính, máy chiếu, ti vi vào dạy trẻ.
Ví dụ: Bài thơ “Con cá vàng”: tìm các hình ảnh cá vàng bơi trình
chiếu trên ti vi, máy chiếu cho sinh động để trẻ hứng thú và bắt chước đọc
theo. Câu chuyện: “Quả trứng”: Tôi đều làm thành slides hoặc video sinh
động để trẻ hứng thú và chú ý nghe cô kể chuyện, trẻ dễ dàng bắt chước
hành động của các nhân vật thông qua hình ảnh trên ti vi, máy chiếu.
Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cho trẻ làm
quen với các tác phẩm văn học, tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú và tiếp thu
bài học nhanh hơn, trẻ phát âm chuẩn hơn, nói được những câu đầy đủ
thành phần câu hơn và ngôn ngữ của trẻ dần mạch lạc hơn.
Giải pháp 4: Lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp và hệ thống câu
hỏi đàm thoại ngắn gọn xúc tích phù hợp với độ tuổi giúp trẻ hiểu
được nội dung câu truyện dễ dàng
10


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trước mỗi bài thơ, câu truyện tôi luôn suy nghĩ để tích hợp các nội
dung các mơn học khác vào giờ đọc thơ, kể chuyện sao cho hợp lý, logíc
phù hợp với giờ học.
Ví dụ: Để gây hứng thú vào bài trong các câu chuyện tơi có thể tích
hợp thêm:
+ Trò chơi vận động: Bài thơ “Con bướm vàng” trò chơi “Bắt bướm”
- Truyện “Cây táo” trò chơi “Gieo hạt nảy mầm”
+ Khi kết thúc hoạt động tôi thường cho trẻ hát, vận động theo nhạc
- Truyện “Thỏ con không vâng lời” vận động bài “Trời nắng trời
mưa”
Trong giờ kể chuyện tôi luôn luôn chú ý cho trẻ đọc và phát triển từ,
chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ đọc chưa đúng, tôi cho trẻ bắt chước, nhắc lại
lời nói của nhân vật hoặc từ láy nhiều lần.
VD: Truyện “Quả trứng”: Trẻ bắt chước từ “ị ó o o, to to, ụt à ụt ịt,
trứng gà trứng vịt, lúc lắc, vít vít)

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống khơng hoặc nói
những câu khơng có nghĩa. Do vậy bản thân tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ
hoặc nói mẫu cho trẻ nghe, sau đó động viên khích lệ trẻ nhắc lại câu đúng.
Khi đặt câu hỏi thì hệ thống câu hỏi phải phù hợp với độ tuổi, kích thích trẻ
nhận biết, phân biệt sự vật hiện tượng tình huống mà trẻ đang trực tiếp tri

giác.
Giải pháp 5: Giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức hoạt động
phù hợp với hoàn cảnh và dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
Trước đây, tôi hay tổ chức các hoạt động đọc thơ, kể chuyện trong lớp
và cho trẻ ngồi hình chữ U từ đầu đến cuối vì cho rằng trẻ nhà trẻ cịn nhỏ
thời gian học ngắn khơng cần thay đổi chỗ ngồi và địa điểm. Do đó đã
khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nhàm chán thậm chí có trẻ cịn nằm bị ra sàn
dẫn đến tình trạng trẻ khơng chú ý, không nhớ được tên truyện và không
trả lời được các câu hỏi của cô nên việc mở rộng vốn từ cho trẻ cịn ít.
Chính vì vậy, địi hỏi tơi phải tìm tịi, nghiên cứu, thực nghiệm và thay đổi

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hình thức tổ chức hoạt động này linh hoạt hơn để trẻ hứng thú hơn, tiếp thu
bài học dễ dàng, nhẹ nhàng hơn.
VD: Với những bài thơ, câu truyện mà đa số trẻ đã biết như: Bài thơ
“Bắp cải xanh”: tơi cho trẻ ra ngồi vườn rau rồi cho trẻ quan sát cây rau
bắp cải, sau đó cho trẻ đọc bài thơ này.
Lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài thơ, câu
truyện trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày như: giờ hoạt động
ngoài trời, giờ hoạt động góc (góc nghệ thuật đọc thơ, xem tranh ảnh câu
truyện...), giờ ăn... nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tạo môi trường
văn học ở khắp mọi nơi.
Giải pháp 6: Giáo viên cần chú ý đến trẻ cá biệt và chậm phát
triển
Giáo viên cần phải nắm rõ đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ theo lứa tuổi
và quan trọng hơn là phải nắm rõ đặc điểm riêng, mức độ phát triển của

từng trẻ trong lớp mình phụ trách nhằm tìm ra các biện pháp bồi dưỡng cho

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trẻ. Tơi tiến hành phân nhóm, tổ và sắp sếp chỗ ngồi hợp lý cho tất cả trẻ
trong lớp như sau:
+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn.
+ Trẻ hiếu động, cá biệt, hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, trẻ hay
khóc
ngồi cạnh cơ giáo, để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn.
Việc phân nhóm này của tơi thực hiện trong nhóm/ lớp của mình phụ
trách đã đạt được hiệu quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
d. Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ
quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng
kiến lần đầu;
Tôi đã áp dụng đề tài này tại tất cả các nhóm/ lớp 24- 36 tháng tuổi ở
trường mầm non nơi tôi đang công tác và đã đạt được hiệu quả cao. Các
giải pháp trên cũng có thể áp dụng đối với trẻ 24- 36 tháng tuổi tại các
trường mầm non khác trong toàn huyện.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ngồi ra, các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi 24- 36 tháng tuổi
cũng có thể áp dụng các giải pháp trên để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở

nhà.
đ. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
* Kết quả đạt được:
Qua thời gian khoảng nửa năm học, kết thúc học kỳ I tôi đã áp dụng
thực hiện “Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi
làm quen với tác phẩm văn học thơ, truyện” đến nay, trẻ đã mở rộng thêm
được nhiều vốn từ, trẻ nghe và hiểu được nội dung câu hỏi của cô, biết trả
lời các câu hỏi đơn giản. Trẻ đã biết dùng câu có 4-5 từ để diễn tả hành
động, nói lên nhu cầu của bản thân với người khác, trẻ biết sắp xếp các từ
thành câu hỏi, câu nói đầy đủ thành phần câu.
Trẻ phát âm chuẩn, chính xác tên các sự vật, hiện tượng “con gà”,
“trời mưa”. Về nhà trẻ đọc thơ, hát, kể chuyện ở lớp cho ơng bà, bố mẹ
nghe vì vậy các bậc phụ huynh rất vui và yên tâm hơn khi gửi con đến lớp.
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Từ đó các bậc phụ huynh càng quan tâm hơn đến việc học tập của các cháu
và biết được tầm quan trọng của việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ nói riêng
và các hoạt động học tập khác của bậc học mầm non nói chung.
Kết quả khảo sát học kỳ 1 của lớp tôi như sau:
- Trẻ đạt về phát triển ngôn ngữ: 17/ 19 = 89,5%
- Trẻ chưa đạt: 2/19 = 10,5%.
Tuy kết quả đạt được chưa cao nhưng đó là niềm động viên, khích lệ
tơi cố gắng hơn nữa trong những năm học tiếp theo.
+ Mang lại lợi ích kinh tế: Thông qua các giải pháp trên giúp giáo viên
tiết kiệm được một số khoản chi phí mua tài liệu, sách báo nghiên cứu giúp
trẻ nâng cao chất lượng ngơn ngữ cho trẻ

+ Mang lại lợi ích xã hội: Dưới sự lãnh đạo của nhà trường, tôi vừa
mở hướng nghiên cứu đề tài vừa áp dụng thực tế giảng dạy trên lớp, tôi
thấy sau khi áp dụng các giải pháp trên thì trẻ đã rất tích cực, hứng thú khi
tham gia vào các hoạt động.

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sáng kiến góp phần nâng cao hiểu biết của giáo viên, phụ huynh và
cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
nhà trẻ nói riêng và trẻ mầm non nói chung.
- Các thơng tin cần được bảo mật (nếu có): khơng
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
Với các biện pháp tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua đã thu được
kết quả đáng mừng, từ đó bản thân tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm
về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ để đạt kết quả tốt như sau:
- Bản thân khơng ngừng tìm tịi, nghiên cứu và tham khảo tài liệu.
Luôn học hỏi, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ qua
đồng nghiệp, qua sách báo...
- Bản thân giáo viên phải luôn là tấm gương sáng, mẫu mực về sử
dụng ngôn ngữ trong mọi hoạt động: Nói mạch lạc, khơng ngọng, khơng
lắp.

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Luôn yêu nghề, mến trẻ, tận tâm với công việc của mình. Ln tìm
tịi, nghiên cứu các phương pháp và hình thức phù hợp với nhận thức của
từng độ tuổi để dạy trẻ đạt kết quả cao.
- Dạy trẻ nói ở mọi lúc, mọi nơi. Ln đặc biệt quan tâm đến trẻ chậm
phát triển ngôn ngữ, trẻ cá biệt, không phân biệt đối xử giữa các trẻ.
- Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những gì trẻ nói
được gì và chưa nói được gì để cùng tìm ra nguyên nhân và cách dạy trẻ tốt
nhất.
- Cơ sở vật chất, phòng học, lớp học đầy đủ, đồ dùng, dụng cụ trang
thiết bị học tập, đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
….
- Sự kiên trì, tỉ mỉ, nhiệt tình của giáo viên trong quá trình giáo dục và
hướng dẫn trẻ thực hành hoạt động.
- Sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh học sinh.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và
công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người
khác và hồn tồn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.

 

Phú Xuân, ngày 16 tháng 2 năm 2021
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Hà Thị Thúy


19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×