ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
TRẦN THỊ LIỆU
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG
TINH CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, 2015
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
TRẦN THỊ LIỆU
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG
TINH CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TH.S PHAN THỊ NGA
Đà Nẵng, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng
trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Liệu
Lời Cảm Ơn
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ
bảo nhiệt tình của cơ Th.S Phan Thị Nga – người đã
tận tình giúp đỡ em hồn thành luận văn này.
Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối
với: các thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục mầm non –
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Ban giám
hiệu, tập thể các cô giáo cùng các cháu lớp nhà trẻ 24
– 36 tháng tuổi trường mầm non Hoa Phượng Đỏ – Đà
Nẵng; trường mầm non Tuổi Thơ – Đà Nẵng đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp em tiến hành nghiên cứu và
thực nghiệm để hồn thành luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, các anh, chị
đồng nghiệp và bạn bè đã hết lòng giúp đỡ, động viên
em trong suốt thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 05 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Liệu
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2
3.1. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................2
3.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
5. Giả thiết khoa học ................................................................................................... 2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài .......................................2
6.2. Thực trạng rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng
tuổi thông qua hoạt động với đồ vật ở một số trường mầm non trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng ...............................................................................................................2
6.3. Đề xuất và thực nghiệm biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ
nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật ở trường mầm non ..........2
7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3
7.1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận .......................................................3
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..............................................................3
7.3. Phương pháp thống kê tốn học ..................................................................3
8. Những đóng góp của đề tài ..................................................................................... 3
9. Cấu trúc đề tài ......................................................................................................... 4
PHẦN 2: NỘI DUNG ................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT .........................................................................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 5
1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ...............................................................5
1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước .................................................................7
1.2. Các khái niệm chính ........................................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm kĩ năng vận động tinh .............................................................9
1.2.2. Khái niệm hoạt động với đồ vật .............................................................11
1.2.3. Khái niệm biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 24 – 36
tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật .................................................................12
1.3. Một số vấn đề lí luận về rèn luyện kĩ năng vận động tinh của trẻ 24 – 36 tháng
tuổi ............................................................................................................................. 13
1.3.1. Cơ chế sinh lí hình thành kĩ năng vận động tinh ....................................13
1.3.2. Đặc điểm phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 24 – 36 tháng tuổi ...16
1.3.3. Vai trò của kĩ năng vận động tinh đối với sự phát triển của trẻ 24 – 36
tháng tuổi ...................................................................................................................17
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 24
– 36 tháng tuổi ...........................................................................................................19
1.4. Hoạt động với đồ vật đối với việc rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 24 – 36
tháng tuổi ................................................................................................................... 20
1.4.1. Đặc điểm hoạt động với đồ vật của trẻ 24 – 36 tháng tuổi.....................21
1.4.2.Ý nghĩa của hoạt động với đồ vật đối với việc rèn luyện kĩ năng vận
động tinh của trẻ 24 – 36 tháng tuổi ..........................................................................23
1.4.3. Mối quan hệ giữa hoạt động với đồ vật với vấn đề rèn luyện kĩ năng
VĐT cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ................................................................................24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG
TINH CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT Ở TRƯỜNG MẦM NON .................................................27
2.1. Khái quát về q trình điều tra thực trạng ....................................................... 27
2.1.1. Mục đích điều tra ....................................................................................27
2.1.2. Nội dung điều tra ....................................................................................27
2.1.3. Đối tượng điều tra...................................................................................27
2.1.4. Phương pháp tiến hành ...........................................................................28
2.1.5. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá để đưa ra kết quả .........................28
2.2. Kết quả điều tra ................................................................................................ 30
2.2.1. Thực trạng về việc rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật ...........................................................31
2.2.2. Thực trạng kết quả rèn luyện kĩ năng vận động tinh của trẻ nhà trẻ 24 –
36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật ...........................................................37
2.3. Nguyên nhân của việc rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36
tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật................................................................ 41
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan ...........................................................................41
2.3.2. Nguyên nhân khách quan .......................................................................41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................41
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG
TINH CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................43
3.1. Cơ sở xây dựng biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật........................................................... 43
3.1.1. Dựa vào nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non........................44
3.1.2. Quan điểm tiếp cận hoạt động ................................................................44
3.1.3. Quan điểm tiếp cận thực tiễn ..................................................................45
3.2. Yêu cầu của việc đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ
nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật ....................................... 45
3.2.1. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, khả năng vận động của trẻ ....46
3.2.2. Đảm bảo tính phát triển kĩ năng vận động tinh ......................................46
3.2.3. Đảm bảo HĐVĐV phù hợp với việc rèn luyện kĩ năng vận động tinh
cho trẻ ........................................................................................................................47
2.3.4. Đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo viên, tính độc lập, chủ động của trẻ.47
3.2.5. Đảm bảo hoạt động với đồ vật ...............................................................48
3.3. Đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36
tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật................................................................ 48
3.3.1 Lựa chọn cho trẻ hoạt động với đồ vật phù hợp với mục đích rèn luyện kĩ
năng vận động tinh ....................................................................................................48
3.3.2. Sử dụng các đồ vật, đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu thiên nhiên, tự
nhiên, dễ tìm phù hợp với từng hoạt động ................................................................50
3.3.3. Tạo tình huống lơi cuốn, hấp dẫn trẻ tham gia vào hoạt động với đồ vật
một cách tích cực.......................................................................................................51
3.3.4. Hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và chính xác các thao tác kĩ năng vận động
tinh trong hoạt động với đồ vật. ................................................................................52
3.3.5. Thường xuyên theo dõi và sửa sai cho trẻ khi rèn luyện kĩ năng vận
động tinh cho trẻ trong hoạt động với đồ vật ............................................................53
3.4. Thực nghiệm sư phạm ..................................................................................... 54
3.4.1. Khái quát quá trình thực nghiệm ............................................................54
3.4.2. Mục đích thực nghiệm ............................................................................54
3.4.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................55
3.4.4. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm .......................................55
3.4.5 Phương pháp tiến hành thực nghiệm .......................................................56
3.4.6. Quy trình thực nghiệm ...........................................................................56
3.4.7. Tiến hành thực nghiệm ...........................................................................56
3.4.2. Kết quả thực nghiệm ..............................................................................58
TIỂU KẾT CHƯƠNG III .....................................................................................75
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM. ...............................................76
1. Kết luận ................................................................................................................. 76
2. Một số kiến nghị sư phạm ..................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kĩ năng vận động tinh
Vận động tinh
Hoạt động với đồ vật
Tiêu chí
Đối chứng
Thực nghiệm
Số lượng
Trung bình
Ví dụ
Giáo dục và đào tạo
: KNVĐT
: VĐT
: HĐVĐV
: TC
: ĐC
: TN
: SL
: TB
: VD
: GD & ĐT
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Vai trò của việc rèn luyện kĩ năng vận động tinh của trẻ nhà trẻ 24 – 36
tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật ................................................................31
Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về kĩ năng vận động tinh ...............................31
Bảng 2.3: Mức độ thực hiện nhiệm vụ rèn luyện KNVĐT cho trẻ nhà trẻ 24 – 36
tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật ở trường MN .........................................32
Bảng 2.4. Mức độ sử dụng các hình thức để rèn luyện kĩ năng vận động tinh của
trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật .................................33
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng VĐT
cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật ở trường MN ....34
Bảng 2.6. Những khó khăn trong q trình thực hiện rèn luyện kĩ năng ..............36
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ kĩ năng vận động tinh của trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng
tuổi thông qua hoạt động với đồ vật..........................................................................37
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ kĩ năng vận động tinh qua từng tiêu chí ...................39
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ kĩ năng vận động tinh của 2 nhóm ĐC và TN
trước TN ....................................................................................................................58
Bảng 3.2. Trẻ biết cách thực hiện kĩ năng vận động tinh của hai nhóm ĐC và TN
trước TN ....................................................................................................................60
Bảng 3.3: Thực hiện kĩ năng vận động tinh của 2 nhóm ĐC và TN trước TN .....62
Bảng 3.4 Biểu hiện thái độ khi tham gia rèn luyện kĩ năng vận động tinh thông
qua hoạt động với đồ vật của 2 nhóm ĐC và TN trước TN ......................................63
Bảng 3.5: Kết quả mức độ kĩ năng vận động tinh sau TN trên 2 nhóm ................65
Bảng 3.6. Biết cách thực hiện kĩ năng vận động tinh của hai nhóm .....................66
Bảng 3.7: Thực hiện kĩ năng vận động tinh của 2 nhóm ĐC và TN sau TN ........68
Bảng 3.8.Biểu hiện thái độ khi tham gia rèn luyện kĩ năng vận động tinh thơng
qua hoạt động với đồ vật của 2 nhóm ĐC và TN sau TN .........................................69
Bảng 3.9: Kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC ...........................................70
Bảng 3.10. Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN .........................................72
Bảng 3.11. Kiểm định kết quả TN nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ..................73
Bảng 3.12. Kiểm định kết quả trước TN và sau TN của nhóm TN ...................74
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá mức độ kĩ năng vận động tinh của trẻ nhà trẻ .......................38
Biểu đồ 2.2: Kết quả đánh giá mức độ kĩ năng vận động tinh của trẻ nhà trẻ
24 – 36 tháng tuổi qua từng tiêu chí ..........................................................................39
Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá mức độ kĩ năng vận động tinh của 2 nhóm ĐC và TN
trước TN ....................................................................................................................59
Biểu đồ 3.2: Biết cách thực hiện kĩ năng vận động tinh của hai nhóm ĐC và TN
trước TN ....................................................................................................................61
Biểu đồ 3.3: Thực hiện kĩ năng vận động tinh của 2 nhóm ĐC và TN trước TN ....62
Biểu đồ 3.4: Biểu hiện thái độ khi tham gia rèn luyện KNVĐT thơng qua HĐVĐV
của 2 nhóm ĐC và TN trước TN...............................................................................64
Biểu đồ 3.5: Kết quả mức độ kĩ năng vận động tinh sau TN trên 2 nhóm ĐC & TN
...................................................................................................................................65
Biểu đồ 3.6: Biết cách thực hiện kĩ năng vận động tinh của hai nhóm ĐC và TN sau
TN..............................................................................................................................67
Biểu đồ 3.7: Thực hiện kĩ năng vận động tinh của 2 nhóm ĐC và TN sau TN ........68
Biểu đồ 3.8: Biểu hiện thái độ khi tham gia rèn luyện kĩ năng vận động tinh thông
qua hoạt động với đồ vật của 2 nhóm ĐC và TN sau TN .........................................70
Biểu đồ 3.9: Kết quả đo trước và sau TN của nhóm ĐC ..........................................71
Biểu đồ 3.10 Kết quả đo trước và sau TN của nhóm TN..........................................72
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như câu danh ngôn của Lư Tuấn “Nếu trước hết bạn không thể giáo dục cho
đứa trẻ trở nên hoạt bát, bạn tuyệt đối không thể dạy cho đứa trẻ thành người thơng
minh”
Giáo dục mầm non có vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chăm sóc – giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm
đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong sự
nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những con người tương lai
của đất nước nên chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ chu đáo.
Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng. Giáo dục thể
chất là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục mà mỗi con người đều cần
đến ngay từ lứa tuổi mầm non. Chỉ khi có sức khỏe tốt người ta mới có đủ khả năng
để tham gia học tập và lao động sản xuất. Với trẻ mầm non, giáo dục thể chất còn
giúp trẻ phát triển đồng đều và hoàn thiện về các hệ cơ quan trong cơ thể cũng như
hoàn thiện nhận thức và nhân cách.
Sự phát triển vận động là lĩnh vực phát triển tồn diện cho mỗi đứa trẻ, trong
đó kĩ năng vận động tinh là kĩ năng thiết yếu hằng ngày để thực hiện các công việc
thường trực. Hầu hết trẻ em đặc biệt trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển kĩ năng vận
động từ những tiếp xúc hàng ngày, qua q trình thích thú khám phá và vui chơi
hoạt động với đồ vật theo thời gian giúp trẻ rèn luyện những kĩ năng cần thiết.
Thông qua hoạt động với đồ vật mà trẻ rèn luyện kĩ năng vận động tinh để trẻ phát
triển toàn diện.
Tuy nhiên hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ
24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật hiện nay ở các trường mầm non
vẫn chưa cao vì chưa có sự khai thác, tìm tịi và sử dụng hiệu quả biện pháp rèn
luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động
với đồ vật.
1
Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn nên chúng tôi nghiên cứu đề
tài “Biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
thông qua hoạt động với đồ vật”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp rèn
luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ
vật nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
thông qua hoạt động với đồ vật
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
thông qua hoạt động với đồ vật ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng
5. Giả thiết khoa học
Nếu trong quá trình rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36
tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật giáo viên sử dụng biện pháp một cách
hợp lí và khoa học thì hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài
6.2. Thực trạng rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng
tuổi thông qua hoạt động với đồ vật ở một số trường mầm non trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
6.3. Đề xuất và thực nghiệm biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ
nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật ở trường mầm non
2
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận
Thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa
những tài liệu liên quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng anket
Sử dụng phiếu anket với các giáo viên để nắm được khả năng, mức độ nhận
thức của giáo viên và những biện pháp mà họ đã sử dụng để rèn luyện kĩ năng vận
động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tuổi thông qua hoạt động với đồ vật.
7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát và ghi chép những hoạt động của giáo viên trong quá trình tổ chức
hoạt động nhằm tìm hiểu những biện pháp tác động của giáo viên và trẻ thực hiện
vận động tinh thông qua hoạt động với đồ vật.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại
- Trao đổi, trò chuyện với giáo viên để tìm hiểu các biện pháp mà giáo viên
thường sử dụng nhằm rèn luyện vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi
thông qua hoạt động với đồ vật.
- Trò chuyện với trẻ để tìm hiểu khả năng và thái độ của trẻ trong quá trình
tham gia hoạt động với đồ vật.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Áp dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ nhà trẻ 24 –
36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật nhằm chứng minh giả thiết.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học để xử lý và phân tích kết quả khảo sát và thực
nghiệm sư phạm.
8. Những đóng góp của đề tài
- Xây dựng cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 24
– 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật.
3
- Đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi thông qua hoạt động với đồ vật.
9. Cấu trúc đề tài
Khóa luận gồm 3 phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung:
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho
trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật.
Chương 2: Thực trạng việc rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ nhà trẻ
24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật ở trường mầm non.
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ
nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động với đồ vật.
Phần kết luận và kiến nghị sư phạm
4
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Gần đây, vấn đề vận động tinh xuất hiện khá nhiều trong các cơng trình
nghiên cứu về tâm vận động của các tác giả ngoài nước. Năm 1977, Jean – Claude
Coste, trong cuốn Tâm vận động đã đưa ra những lĩnh vực chủ yếu trong sự phát
triển tâm vận động của trẻ em trong đó có cầm nắm và phối hợp mắt – tay. Loise
Doyon trong trong tài liệu Chuẩn bị cho trẻ đến trường cũng đã đề cập đến những
lĩnh vực cơ bản của tâm vận động trước tuổi học và vận động tinh tế là một trong
lĩnh vực cơ bản đó. Reno (1995) đã tìm ra một số tương quan đáng kể giữa kĩ năng
vận động tinh và việc viết sớm. Share, Jorm, Maclean và Matthews (1984) đã phát
hiện ra rằng sự khéo léo sẽ là tiên tri cho những thành tựu của sự hiểu biết.
Joanne M. Landy và Keith R. Burridge năm 1999 đã cho ra đời cuốn sách
Ready – to – use Fine Motor Skills & Handwriting Activitives for Children (Sẵn
sang hướng dẫn sử dụng kĩ năng vận động tinh và hoạt động viết cho trẻ em). Trong
cuốn sách này, ngoài sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực vận động tinh, nó cịn bao hàm
ba lĩnh vực quan trọng khác: Sự phát triển hoạt động với bút chì và giấy, sự phát
triển việc viết bằng tay, các hoạt động vận động tinh thú vị và hấp dẫn. Đây có lẽ là
một tài liệu vô cùng quý báu đối với giáo viên, các chuyên gia và phụ huynh trong
việc hỗ trợ và giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn về kĩ năng vận động tinh cũng như
việc viết bằng tay của trẻ. Đối với những trẻ có kĩ năng vận động tinh một cách bình
thường thì tài liệu này sẵn sàng thúc đẩy và hướng trẻ đến những kĩ năng đúng cũng
như cung cấp các trò chơi, các hoạt động thú vị và có giá trị hoạt động ấy là hoạt
động tạo hình có nhiều hình thức: vẽ, chơi với bột nặn, cắt, xé, thủ công, xâu
chuỗi…
5
Năm 2002, Audrey C. Rule và Roger A. Stewart – hai nhà khoa học người
Mĩ đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc luyện tập với dụng cụ gia đình đến phát triển
kĩ năng vận động tinh của trẻ. Hơn 50 hoạt động khác nhau đã được tiến hành với
nhóm thực nghiệm. Giáo viên đã dạy trẻ trong nhóm này sử dụng nhíp, kẹp, thìa để
thao tác các hoạt động khác nhau. Kết quả đã cho thấy rằng, vận động tinh là quan
trọng và việc luyện tập với các vật liệu từ cuộc sống thực tế có tác dụng đáng kể đến
sự phát triển kĩ năng ấy của trẻ.
Năm 2004, Mojgan Farahbod Asghar Dadkhah trong bài The Impact of
educational play on fine motor skills of children (sự ảnh hưởng của trò chơi học tập
đến kĩ năng vận động tinh của trẻ em) đã tiến hành: so sánh mức độ trò chơi của học
tập đến kĩ năng vận động tinh ở trẻ trai và gái; xác định mức độ ảnh hưởng của trò
chơi học tập đến sự phối hợp mắt – tay ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Nhóm
thực nghiệm được chơi trị chơi học tập cịn nhóm đối chứng thì khơng; xác định
mức độ ảnh hưởng của trị chơi học tập đến sự phối hợp khéo léo tay – tay ở 2 nhóm
thực nghiệm và đối chứng; xác định mức độ ảnh hưởng của trò chơi học tập đến tốc
độ của các kĩ năng bàn tay ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả đã chỉ ra
rằng: có sự gia tăng về khả năng phối hợp tay – mắt, tay – tay của nhóm thực
nghiệm so với nhóm đối chứng; có sự khác nhau đáng kể giữa tốc độ trung bình của
kĩ năng bàn tay ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng; khơng có quan hệ đáng kể nào
giữa chiều cao, cân nặng với sự tiến bộ về kĩ năng vận động tinh; sự tăng lên về các
kĩ năng vận động tinh của 2 giới là giống nhau. Tác giả cũng đã viết rằng: “Chơi đã
tạo điều kiện cho sự phát triển khả năng phối hợp tay – mắt, tay – tay và tốc độ của
các kĩ năng bàn tay. Chơi đẩy mạnh được sự tập trung, thúc đẩy tính tích cực và
niềm đam mê thích thú, và có ảnh hưởng đặc biệt đến hệ thống chi – yếu tố có vai
trị quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu vận động”.
Như vậy, việc thực hành với các vật liệu từ cuộc sống thực tế cũng như chơi
với các trị chơi mang tính chất giáo dục sẽ giúp trẻ rèn luyện và phát triển kĩ năng
vận động tinh.
6
Năm 2007, Roger A. Stewart, Audrey C. Rule và Debra A. Giordano đã
nghiên cứu tác động cua rcacs hoạt động vận động tinh đến sự tập trung chú ý ở trẻ.
Dưới lăng kính của thuyết Montesseri về sự tập trung chú ý, nhóm tác giả này
chứng minh sự tập trung chú ý của trẻ đã tăng lên nhờ trẻ tham gia vào các hoạt
động vận động tinh. Tuy nhiên, nhìn một cách sâu xa, ở đây, kĩ năng vận động tinh
mới có vai trị quan trọng trong việc tác động lên sự tập trung chú ý của trẻ, bởi lẽ,
kĩ năng vận động tinh chính là yếu tố duy trì sự hứng thú, niềm đam mê của trẻ
trong các hoạt động bằng tay. Theo Montesseri, sự hứng thú, niềm đam mê chính là
chìa khóa dành cho sự tập trung chú ý của trẻ. Như vậy, stewart và cộng sự cũng đã
quan tâm đến vai trò của vận động tinh đối với trẻ.
Nghiên cứu lịch sử phát triển hệ thống giáo dục thể chất cho con người trên
thế giới nói chung và phương pháp hình thành kĩ năng vận động cho trẻ mầm non
nói riêng, từ trước cơng ngun đến thời hiện đại, mặc dù có rất nhiều quan điểm
khác nhau về nội dung và phương pháp dạy học bài tập vận động qua các chế độ xã
hội, nhưng nó đã phản ánh hiện thực xã hội của từng thời kì.
1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước
Từ năm 1954, hệ thống giáo dục thể chất được đưa vào trường học của các
cấp, các ngành.
Ở Việt Nam có trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non thuộc Viện Khoa
học giáo dục Việt Nam, đã nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học của các
nhà khoa học Liên Xô, Mĩ, Pháp vào thực tiễn giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
của Việt Nam.
Lần đầu tiên ở Việt Nam (2005) có cơng trình nghiên cứu cấp bộ với đề tài:
Nghiên cứu đặc điểm tăng trưởng và phát triển tâm lí của trẻ từ 37 – 72 tháng tuổi
do Hàn Nguyệt Kim Chi làm chủ nhiệm. Trong cơng trình nghiên cứu này, lĩnh vực
vận động tinh đã được các tác giả đề cập đến. Phát triển vận động tinh tế của trẻ từ 3
– 6 tuổi đã được nêu một cách khái quát. Đồng thời, các tác giả cũng đã tìm hiểu sự
giống và khác nhau trong các kĩ năng vận động tinh đối với trẻ gái và trẻ trai.
7
Trong cuốn Đặc điểm giải phẫu tâm lí trẻ em các tác giả Phan Thị Ngọc
Yến, Trần Minh Kỳ, Nguyễn Thị Dung (2006) đã đưa ra một số trò chơi giúp trẻ
phát triển các cơ nhỏ như xâu hạt, so hình, so màu, lơ tơ…
Trong cuốn Đánh giá và kích thích sự phát triển của trẻ 3 – 6 tuổi, tác giả Tạ
Ngọc Thanh (2009) đã đưa ra các chỉ số, cách đánh giá và các biện pháp kích thích
sự phát triển về tâm vận động trong đó có vận động tinh. Năm 2009, tác giả Nguyễn
Thị Hà Lương đã tiến hành đề tài khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp rèn luyện
kĩ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thơng qua trị chơi dân gian. Trên
cơ sở lí luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận
động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thơng qua trị chơi dân gian.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Phương Nam đã tiến hành luận văn tốt
nghiệp: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động tạo hình. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, tác giả đã đề
xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
thơng qua trị chơi dân gian. Từ việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tác giả đã đề
xuất các biện pháp: Lập kế hoạch chi tiết cho việc rèn luyện kĩ năng vận động tinh
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình; bắt đầu việc rèn luyện kĩ
năng vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi với những hoạt động tạo hình đơn
giản; hướng dẫn cụ thể, thể hiện rõ ràng cách cầm nắm, thao tác với các dụng cụ và
nguyên vật liệu tạo hình; thường xuyên theo dõi và sửa sai cho trẻ; tăng cường tổ
chức các hoạt động tạo ra các sản phẩm tạo hình có ý nghĩa thực tiễn đối với trẻ;
tăng cường sử dụng các yếu tố chơi và trò chơi trong quá trình tổ chức hoạt động
tạo hình ở mọi lúc mọi nơi.
Như vậy, qua các cơng trình nghiên cứu của các tác giả về lĩnh vực vận động
tinh cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng là vấn đề lớn. Các tác giả
đã nghiên cứu và tìm ra một số phương tiện và hoạt động để rèn luyện kĩ năng này ở
trẻ.
8
1.2. Các khái niệm chính
1.2.1. Khái niệm kĩ năng vận động tinh
a) Kĩ năng
Có nhiều quan điểm khác nhau về “ Kĩ năng”:
- Theo tác giả Hoàng Phê: Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức
thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.
- Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: Kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động,
con người nắm được hành động tức là kĩ thuật hành động có kĩ năng.
- Theo tác giả Hà Nhật Thăng: Kĩ năng là kĩ thuật của hành động thể hiện
các thao tác của hành động.
- Tác giả Vũ Dũng cho rằng: Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả những
tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tương ứng.
- Kĩ năng là một mặt năng lực của con người thực hiện một công việc có
hiệu quả là quan niệm của các nhà tâm lý học ở Việt Nam như: Nguyễn Ánh Tuyết,
Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành.
- Theo H.D. Levitov: Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một tác động
nào đó hay một hành động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng đúng
đắn các hình thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả.
- Còn P.A.Ruđich cho rằng: Kĩ năng là tác động mà cơ sở của nó là sự vận
dụng thực tế của kiến thức đã tiếp thu được để đạt được kết quả trong một hình thức
hoạt động cụ thể.
Như vậy, Kĩ năng là khả năng của con người có thể thực hiện một
hay nhiều hành động có hiệu quả bằng cách vận dụng những hệ thống
kiến thức đã được tích lũy trong một thời gian nhất định.
9
b) Kĩ năng vận động tinh:
Theo Jodene Lynn Smith. M.A: “ Những kỹ năng VĐT chỉ tới khả năng của
trẻ sử dụng đôi tay của chúng để điều khiển những đồ dùng (học dụng cụ) một cách
tỉ mỉ, chính xác”.
M. Sen Gupta cho rằng: Những kỹ năng vận động (Motor skills) được phân
làm hai loại : Kỹ năng vận động thô (Gross motor skills) và Kỹ năng vận động tinh
(Fine motor skills).
- Kỹ năng vận động thô chứa đựng các kĩ năng vận động của các cơ lớn hơn.
Chẳng hạn như bò, chạy, nhảy, leo, đi bộ, giữ thăng bằng, ném, bắt, nhún nhảy và
đá.
- Kỹ năng VĐT chứa đựng những kĩ năng của vận động cơ nhỏ hơn như là
vẽ, sơn, luồn sợi chỉ, gấp giấy, cắt, xé, dán, phân loại, rót nước và nặn mẫu bằng đất
sét. Nó địi hỏi sự kết hợp chính xác của mắt, bàn tay và các ngón tay.
Theo Kelly Boyer (2009), VĐT địi hỏi sự vận động của các cơ nhỏ ở những
ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái) và cổ tay, các vận động này thường được
kết hợp với hoạt động của mắt, VĐT còn là khả năng giữ tay ở trạng thái ổn định và cố
định thông qua việc phát triển sức mạnh của cơ.
Theo AnnLogsdon, những kỹ năng VĐT nó là sự vận động của các cơ nhỏ
của cơ thể, nó xuất hiện như là chức năng giống như viết, nắm những vật nhỏ. Kỹ
năng VĐT bao gồm sức bền, sự điều khiển vận động và sự khéo léo trong vận động.
Mojgan (2004) chỉ ra rằng: VĐT được nhấn mạnh là sự kết hợp giữa mắt –
tay; tay – tay và những kỹ năng VĐT có ý nghĩa cho việc nhấn mạnh tới việc làm
bằng tay, học điều khiển bằng tay. Sự kết hợp của các kỹ năng VĐT là trực tiếp liên
quan tới sự phát triển (lớn lên) của các cơ nhỏ của tay, được sử dụng cho việc thực
hiện các nhiệm vụ như là viết, xâu chỉ (luồn chỉ), thu thập (lượm) những con ốc và
đai ốc và dùng kéo cắt.
Theo nghiên cứu của Katlyn Joy (2010), VĐT bao gồm ngoài các vận động
chủ yếu là vận động của bàn tay, các ngón tay, cổ tay, cịn có các vận động của bàn
chân, ngón chân, mơi và lưỡi.
10
Theo Rebecca Herron (2010), khả năng để viết, vẽ, chơi các dụng cụ và đánh
máy tính là dựa trên sự phát triển của một tập hợp kỹ năng và được biết như là các
kỹ năng VĐT.
Ngoài ra, Kỹ năng VĐT là loại mà ở đó chúng ta sử dụng các cơ nhỏ ở ngón
tay, bàn tay, cổ tay và cánh tay. Nó chứa đựng việc nắm, níu, bóp các vật và sử
dụng những công cụ khác như vẽ màu và cắt.
Tác giả Hàn Nguyệt Kim Chi cũng có khái niệm về TVĐ như sau: Vận động
tinh tế thể hiện khả năng vận động của các cơ nhỏ và chủ yếu là sự phối hợp giữa
thị giác với vận động.
Với những điều vừa nêu trên cùng với phạm vi nghiên cứu của đề tài này,
chúng tơi có thể kết luận:
- Vận động tinh là vận động sử dụng các cơ nhỏ của bàn tay, ngón
tay để thực hiện các vận động một cách khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ và chính
xác.
- Kĩ năng vận động tinh (Fine motor skills) là khả năng điều khiển, kiểm
soát các cơ nhỏ của bàn tay, ngón tay để thực hiện các vận động một cách
khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ và chính xác.
1.2.2. Khái niệm hoạt động với đồ vật
- Hoạt động với đồ vật là q trình cơ giáo tổ chức cho trẻ tiếp xúc và thao
tác với đồ vật, đồ chơi, nhằm giúp trẻ nắm được tên gọi, đặc điểm và công dụng và
cách sử dụng chúng, qua đó giúp trẻ hiểu được thế giới xung quanh và kinh nghiệm
sống của con người.
Như vậy, thông qua hoạt động với đồ vật trẻ chiếm lĩnh được tên gọi. đặc
điểm, tính chất, cơng dụng của đồ vật và phương thức sử dụng theo kiểu người. Thế
giới đồ vật chứa đựng những kinh nghiệm lịch sử, văn hóa, xã hội. Ẩn chứa trong
mỗi đồ vật, đồ chơi là sự đi lên của xã hội loài người, là sản phẩm của sự tiến bộ
khoa học kĩ thuật. Trẻ tiếp xúc với thế giới đồ vật ở từng giai đoạn phát triển của
lịch sử sẽ chiếm lĩnh được những kinh nghiệm mà con người gửi gắm trong đó
Hành động với đồ vật của trẻ vẫn theo nguyên tắc “thử và sai”, lặp đi lặp lại nhiều
lần. Nhờ đó mà trẻ nhận thức, tìm hiểu được những tính chất mới lạ của đồ vật.
11
Theo nhà tâm lý học nổi tiếng Đ.B. Elcônhin, hoạt động với đồ vật của trẻ
trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn thứ nhất: Trẻ thực hiện hoạt động với đồ vật cùng người lớn.
VD: Người lớn đặt cái thìa vào tay trẻ, cùng trẻ xúc cơm và cùng trẻ đưa thìa cơm
lên miệng trẻ. Tất nhiên người lớn cần cùng trẻ hành động từng thao tác một, cho
tới khi hành động của trẻ trở nên thuần thục hơn, chính xác, nhịp nhàng hơn, cho tới
khi trẻ tự thực hiện những hành động đó mà khơng gặp khó khăn, trở ngại nào.
- Giai đoạn thứ hai: Khi hoàn thành giai đoạn thứ nhất, chúng ta có thể cùng
trẻ hành động hay cùng trẻ thực hiện một công đoạn nào đó riêng lẻ của hành động.
Điều đó có nghĩa là người lớn cùng trẻ hành động ở giai đoạn đầu, sau đó trẻ thực
hiện những cơng đoạn cịn lại của hành động và kết thúc hành động. Khi trẻ đã nắm
được kĩ năng hành động với đồ vật.
- Giai đoạn thứ ba: trẻ tự thực hiện hành động theo sự hướng dẫn của người
lớn. lúc này trẻ tự ngồi vào bàn ăn, người lớn làm mẫu các thao tác hành động, còn
trertuwj thực hiện các thao tác hành động theo mẫu.
Hoạt động với đồ vật là một trong những hoạt động cơ bản của trẻ ở trường
mầm non và đó là hoạt động chủ đạo của trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
1.2.3. Khái niệm biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi thông qua hoạt động với đồ vật
- Biện pháp
“ Biện pháp” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học
đặc biệt là khoa học giáo dục. Thuật ngữ này được định nghĩa như sau:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Biện pháp là cách làm cách giải quyết một vấn đề
cụ thể”.
Theo từ điển tường giải và liên tưởng Tiếng Việt: “ Biện pháp là cách làm,
cách hành động, đối phó để đi đến một mục đích nhất định.
Tóm lại, Biện pháp là cách làm, cách giải quyết phù hợp một vấn đề cụ thể
nhằm đạt được mục đích đề ra.
12
- Rèn luyện
Khái niệm “Rèn luyện” theo tác giả Hoàng Phê là sự luyện tập nhiều
trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng, thơng thạo.
- Biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ 24 -36 tháng tuổi.
Biện pháp rèn luyện kĩ năng VĐT cho trẻ 24 -36 tháng tuổi là những cách làm,
cách giải quyết phù hợp, cụ thể nhằm giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi luyện tập, hình
thành và củng cố khả năng điều khiển, kiểm soát các cơ nhỏ của bàn tay, ngón
tay để thực hiện các vận động một cách khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ và chính xác.
- Biện pháp rèn luyện kĩ năng VĐT cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt
động với đồ vật
Biện pháp rèn luyện kĩ năng VĐT cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua
hoạt động với đồ vật là những cách làm, cách giải quyết phù hợp, cụ thể được
tiến hành trong hoạt động với đồ vật nhằm giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi luyện
tập, củng cố và nâng cao khả năng điều khiển, kiểm soát các cơ nhỏ của bàn
tay, ngón tay để thực hiện các vận động một cách khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ và
chính xác.
1.3. Một số vấn đề lí luận về rèn luyện kĩ năng vận động tinh của trẻ 24 – 36
tháng tuổi
1.3.1. Cơ chế sinh lí hình thành kĩ năng vận động tinh
Học thuyết của I.P Pavlov về hoạt động phản xạ đã khẳng định được rằng mọi
hoạt động của con người đều phụ thuộc vào hệ thần kinh cao cấp. Việc nắm vững các
chi tiết vận động được xác định bởi sự hình thành một hệ thống mới của sự hoạt động
của não. Cho nên có thể nói rằng cơ sở sinh lý của VĐT chính là sự hoạt động của hệ
thần kinh cấp cao.
Về bản chất, kĩ năng VĐT là một phản xạ vận động có điều kiện phức tạp,
chúng được hình thành theo cơ chế của đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên, trong
các kĩ năng VĐT, đường liên hệ tạm thời phải được hình thành không chỉ đối với
phần hướng tâm (cảm giác) mà cả với phần li tâm (vận động) của bộ máy vận động.
13
Kĩ năng VĐT có đặc điểm khác với phản xạ có điều kiện là có sự phối hợp
của hai loại đường liên hệ tạm thời. Một mặt, thông qua hệ thống tín hiệu thứ nhất
và thứ hai, cần phải hình thành đường liên hệ giữa kích thích vơ quan và động tác
cần phải thực hiện (ở đây là các động tác VĐT). Mặt khác, cần phải xây dựng các
phản ứng vận động trả lời mới, tương ứng không chỉ với nhiệm vụ vận động mà cả
với những biến đổi dinh dưỡng, thành phần dinh dưỡng và thành phần vận động là
rất quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng VĐT, thành phần dinh dưỡng tạo
năng lượng để duy trì sự phối hợp tay – mắt, để con người có thể phối hợp các VĐT
một cách kiên trì, cần mẫn, dẽo dai, linh hoạt, tỉ mỉ và khéo léo.
Kĩ năng VĐT không phải là những cử động đơn lẻ mà là một tổ hợp nhiều cử
động, nhiều động tác của bàn tay, ngón tay. Chúng phối hợp cử động một cách khéo
léo, linh hoạt, mềm dẽo với nhau theo một trình tự nhất định để tạo nên hoạt động
vận động chính xác và thống nhất giữa các ngón tay, bàn tay và sự phối hợp với
mắt.
Kĩ năng VĐT là một phản xạ vận động có điều kiện phức tạp, chúng được
hình thành theo cơ chế của đường liên hệ tạm thời. Cơ chế này được hình thành qua
3 giai đoạn:
- Giai đoạn lan tỏa các quá trình thần kinh: đây là giai đoạn lựa chọn và
phối hợp các cử động đơn lẻ thành các động tác thống nhất, hưng phấn dễ khuyếch
tán sang các vùng thần kinh khác, cơ thể chưa phân biệt được các kích thích có điều
kiện khác nhau.
- Giai đoạn tập trung hưng phấn: sau nhiều lần lặp lại, hưng phấn chỉ tập
trung vào những vùng nhất định, động tác được phối hợp tốt hơn, các động tác
thừa bị ức chế dần. Động tác được định hình nhưng chưa vững chắc dễ bị thay
đổi.
- Giai đoạn ổn định: động tác đã trở nên ổn định, được củng cố và trở thành
kĩ năng vận động, được thực hiện ngày càng tự động hóa, khơng có các động tác
thừa. Lúc này trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời giữa các trung tâm
thần kinh.
14