Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Quá trình hình thành, phân phái và sự ảnh hưởng của trường phái triết học vedanta đến triết học Phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.09 KB, 56 trang )

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................1
2.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..............................................2
3.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................3
4.GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................4
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................4
6.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................................................5
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................7
Chương 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI
VÀ TIỀN LÝ LUẬN CHO SỰ HÌNH THÀNH TRƯỜNG PHÁI
TRIẾT HỌC VEDANTA..............................................................................7
1.1ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI.................7
1.2 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN............................................................................11
Chương 2 NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÂN
PHÁI VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC
VEDANTA ĐẾN TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO...........................................19
2.1.QUÁ HÌNH THÀNH CỦA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC VEDANTA
...................................................................................................................19
2.2.QUÁ TRÌNH PHÂN PHÁI CỦA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC
VEDANTA................................................................................................22
2.3. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC VEDANTA
ĐẾN TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO...............................................................40
2.4.Ý NGHĨA.............................................................................................44
KẾT LUẬN.....................................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................51



1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng nhân loại, Ấn Độ được xem là cái
nôi của triết học phương Đông cùng với Trung Quốc. Trong sự phát triển của
mình, triết học Ấn Độ phân thành nhiều trường phái, trong đó những trường
phái được xem là trường phái triết học tơn giáo chính thống phần lớn chịu sự
ảnh hưởng, chi phối sâu sắc của kinh Veda và Upanishad. Một trong những
trường phái đó là trường phái triết học Vedanta. Cũng như các trào lưu tư
tưởng, trường phái triết học khác thì nó ln ln vận động và phát triển.
Trong quá trình vận động và phát triển đó xuất hiện sự đồng nhất và khác biệt
do sự tác động của các trường phái triết học khác và do nhu cầu phát triển nội
tại để đáp ứng việc giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Những nguyên
nhân đó đã dẫn tới sự phân phái của trường phái triết học Vedanta. Không
những vậy, Vedanta cịn ảnh sâu sắc đến các tơn giáo, học thuyết khác mà điển
hình đó là tư tưởng triết học Phật giáo. Và để hiểu được quá trình hình thành
và phân phái cũng như sự ảnh hưởng của trường phái triết học Vedanta đối với
triết học Phật giáo như thế nào thì nhóm chúng tơi đã quyết định chọn đề tài
“Q trình hình thành, phân phái và sự ảnh hưởng của trường phái triết học
vedanta đến triết học Phật giáo” để làm đề tài nghiên cứu của nhóm. Trong
q trình thực hiện đề tài, do những yếu tố tác động chủ quan cũng như khách
quan mà đề tài sẽ không tránh khỏi một số khuyết điểm, chính vì vậy, nhóm
chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để đề tài của
nhóm chúng tơi được hồn thiện hơn.


2

2.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Với những vấn đề liên quan đến tư tưởng triết học của tường phái
Vedanta, hầu hết những học giả nổi tiếng đã bắt tay vào nghiên cứu. Điểm sơ

bộ về tình hình nghiên cứu trong nước như sau:
-Dỗn chính (chủ biên), Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà nội, tái bản 2015.
-Dỗn Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa (đồng chủ biên),
Đại cương lịch sử triết học Phương Đông Cổ đại, Nxb. Thanh Niên.
-Dỗn chính, Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. Thanh niên, 1999.
-Dỗn chính, Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2010.
-Thích Mãn Giác, Tìm hiểu sáu trường phái triết học Ấn Độ, Nxb.
Thành Phố Hồ Chí Minh, 2002.
Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Từ điển bách
khoa, 2006.
Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm, trước tác, khảo lược với tiêu đề triết học
phương Đông chứa đựng nội dung có liên quan đến đề tai nghiên cứu (quá
trình hình thành, phát sinh, phát triển của trường phái triết Vedanta; sự ảnh
hưởng của tư tưởng triết học Vedanta đối với Phật giáo). Mỗi tác phẩm có góc
nhìn khác nhau về đề tài mà mình nghiên cứu.
Thơng qua đó, những nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối quan hệ biện
chứng về những vấn đề tồn tại xã hội, ý thức xã hội; cơ sở hạ tầng, kiến trúc
thượng tầng v.v.. nghĩa là các tác giã đã làm sáng tỏ các vấn đề điều kiện kinh


3

tế, chính trị, văn hóa xã hội đã tác động đến sự hình thành của trường phái
triết học Vedanta trong việc hình thành, phát sinh, phát triển của nó.
Song vấn đề chính là khẳng định sức sống của triết thuyết thơng qua
q trình hình thành, phát triển, ảnh hưởng của nó đến triết học Phật giáo và ý
nghĩa của Vedanta, vấn đề mà những tác phẩm, trước tác, những công trình
nghiên cứu trước vẫn cịn bỏ ngõ. Bởi lý do đó, những tác phẩm mang tính

dàn trải, cịn bao qt, chưa đi sâu vào nội dung, cũng như những nhân tố của
q trình phân phái, làm sức sống của nó ít nhất hơn một lần trỗi dậy và sống
mãi cho đến ngày nay, cũng như ảnh hưởng đến các truyết thuyết khác, đặc
biệt là sự ảnh hướng của nó đến triết học Phật giáo.
Nhóm trình bày khơng dám qua mặt các học giả danh tiếng có nhiều
năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học. Vì kinh nghiệm con non
trẻ, cũng như phạm vi nghiên cứu, giới hạn về thời gian và vật chất cho việc
nghiên cứu, nhóm xin phép được kế thừa từ những thành quả nghiên cứu trên
để bài nghiên cứu được thêm phần sâu sắc và thể hiện rõ quá trình hình thành,
phát sinh, phát tiển của trường phái triết học Vedanta, trong những vấn đề mà
nhóm nghiên cứu.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ điều kiện, tiền đề lý luận tác động đến sự hình thành, phát
sinh và phát triết của trường phái triết học Vedanta và sức sống của trường
phát triết học Vedanta qua quá trình phân phái và ảnh hưởng đến triết học triết
học Phật giáo.


4

- Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, chỉ ra sự ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội… tác động đến quá trình hình thành, phát triển của trường phái triết học
Vedanta.
Thứ hai, chỉ ra tiền đề lý luận làm nền tảng cho tư tưởng triết học
Vedanta.
Thứ ba, làm rõ quá trình hình thành, phát sinh, phát triển của chúng
trong dòng chảy lịch sử.
Thứ tư, chỉ ra sự ảnh hưởng của Triết học Vadanta đến triết học Phật

giáo.
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về sự hình thành và phát
triển của trường phái triết học Vedanta và sự ảnh hưởng của nó đến tư tưởng
triết học Phật giáo.
-Không gian nghiên cứu: tham khảo thành quả của các học giả, những
nhà nghiên cứu trước về tư tưởng, quan điểm của trường phái triết học
Vedanta và sự ảnh hưởng của nó đến tư tưởng triết học Phật giáo.
- Thời gian nghiên cứu: 1 tháng, từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2017.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


5

Vận dụng phương pháp biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu lịch sử,
xã hội Ấn Độ cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng, giữa tồn tại xã hội quyết định đến ý thức xã hội của xã
hội Ấn Độ lúc bấy giờ, qua đó làm rõ q trình hình thành, phát triển và sự
ảnh hưởng của trường phái triết học Vedanta đến tư tưởng triết học Phật giáo.
Vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp giúp đảm bảo tính cái khách
quan và bao qt của đề tài. Thơng qua những thông tin mà chúng tôi thu thập
được từ những tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu, chắt lọc cô đọng
những nội dung, đưa ra những ý tưởng mới để làm rõ quá trình hình thành,
phát triển và sự ảnh hưởng của trường phái triết học Vedanta đến tư tưởng triết
học Phật giáo.
Phương pháp so sánh giúp làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa tư
tưởng triết học Vedanta và tư tưởng triết học Phật giáo, từ đó rút ra sự ảnh
hưởng của của trường phái triết học Vedanta đến tư tưởng triết học Phật giáo.
Bên cạnh đó chúng tơi đồng thời thực hiện phương pháp hệ thống. Với

phương pháp này, cho phép đặt tư tưởng triết học Vedanta trong một chỉnh thể
thống nhất, có quan hệ, tác động biện chứng với hệ tư tưởng triết học trước đó.
Nhìn nhận chúng trong chuỗi q trình hình thành, phát triển, cung cấp cái
nhìn tồn diện nhất qn về hệ thống.
6.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Như đã biết, những tư tưởng triết học của trường phái Vedanta đã đóng
góp khơng ít vào những giá trị tư tưởng triết học, tôn giáo… về vấn đề thế giới
quan, nhân sinh quan và nhận thức luận. Trong đó, nỗi bật nhất, những tư
tưởng triết học trên đã ảnh hướng đến tồn bộ tư tưởng triết học Ấn Độ nói


6

chung và triết học Phật Giáo nói riêng, đặc biệt là những phạm trù, những
nguyên lý, những khái niệm. Chúng hầu hết đã trở nên khá phổ biến trong triết
học Phật giáo. Tuy nhiên, sự phản ánh nào cũng là sự phản ánh có ý thức,
năng động, sáng tạo, vì thế những phạm trù triết học ấy khơng cịn ngun
nghĩa, mà đã bị khúc xạ và trở nên duy vật hóa (triết học Phật giáo là một
trường phái duy vật thời kỳ cổ đại của triết học Ấn Độ). Nhưng suy cho cùng
chúng đã để lại những giá trị, những dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng triết học
Phật giáo nói riêng và của nhân loại nói chung, là cái mà chúng ta ngày nay
vẫn tiếp tục làm sáng tỏ. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài là hết sức cần thiết
cung cấp một góc nhìn mới về q trình quá trình hình thành, phân phái và sự
ảnh hưởng của trường phái triết học Vedanta đến triết học Phật giáo.
Hơn nữa, đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên,
độc giả.

PHẦN NỘI DUNG



7

Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI VÀ TIỀN LÝ
LUẬN CHO SỰ HÌNH THÀNH TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC
VEDANTA
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Cũng như các trường phái triết học khác ở Ấn Độ thì trường phái triết
học Vedanta ( ra đời khoảng thế kỷ II trước công nguyên) cũng ra đời từ
những điều kiện lịch sử tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội hết sức phức tạp và
đặc biệt.
Về lịch sử tự nhiên
Ấn Độ là một bán đảo lớn- một tiểu lục địa nằm ở miền Nam châu Á,
hai mặt Đông Nam và Tây Nam giáp Ấn Độ Dương, phái Bắc là day
Hymalaya hùng vĩ án ngữ theo một vòng cung dài trên 2.600km, trong đó có
tới hơn bơn mươi ngọn núi cao trên 7000 mét, quanh năm tuyết phủ. Chính sự
hiểm trở của núi non nơi đây đã ngăn cách mối liên hệ giữa Ấn Độ với thế
giới bên ngoài.
Giữa miền Bắc Ấn và miền Nam Ấn cách biệt bởi dãy núi Vindhya.
Miền Bắc Ấn bị chia thành hai phần Đông và Tây bởi dãy Aryavarta và vùng
sa mạc Thar. Miền Nam Ấn là Cao nguyên Deccan. Nhìn chung điều kiện đất
nước Ấn Độ rất phức tạp. Tính đa dạng, khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và


8

khí hậu ở Ấn Độ là những thế lực đè nặng lên đời sống và ghi dấu ấn đậm nét
trong tâm trí người Ấn Độ cổ.
 Về kinh tế
Giai đoạn thế kỷ VI đến thế kỷ I TCN được xem là giai đoạn có những

bước tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kinh tế ở Ấn Độ, nông nghiệp đã phát
triển cao, Người Ấn Độ cổ biết mở mang các cơng trình thủy lợi trên cơ sở đó
khai khẩn đất đia mở rộng diện tích canh tác, trồng ngũ cốc mới. Tuy nhiên,
kinh tế Ấn Độ thời kỳ này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lúa nước, tiểu thủ
công nghiệp dưới sự tổ chức và phân công lao động có tính gia trưởng giữa
lao động nơng nghiệp và lao động cơng nghiệp. Chính vì điều này đã làm cho
nền kinh tế Ấn Độ mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc.
Ở lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp: Thủ công nghiệp và
thương nghiệp tiếp tục phát triển mạnh mẽ các thợ thủ công biết tập hợp lại
thành các tổ chức phường hội, những nghê phát triển thời bấy giờ là nghệ dệt
bông, đay, tơ lụa, nghê luyện kim, làm đồ gỗ, gốm sứ, trang sức.... C. Mác
viết: “Từ rất xa xưa, người châu Âu đã nhận được những tấm vải tuyệt đẹp,
sản phẩm lao động của Ấn Độ và đã gửi những kim khí quý để đổi lại, do đó
mà cung cấp vật liệu cho người thợ vàng bạc địa phương.”1; “Nghề làm đồ
trang sức cũng phát triển rất mạnh ở Ấn Độ. Người Ấn Độ rất thích đeo trang
sức, ngay cả những người nghèo khó cũng có cho mình một món trang sức
bằng vàng nào đó cho riêng mình.”2 Sự trao đổi hàng hóa diễn ra rất sớm ở Ấn
Độ, sự buôn bán trao đổi với nước ngoài đã thúc đẩy sự phồn vinh của Ấn Độ.
1 Mác – Ăng-ghen: Tuyển tập (1980), tập I, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.420.
2 Đặng Đức An – Phạm Hồng Việt: Sđd, tr.209.


9

Ấn Độ buôn bán với rất nhiều các nước phương Tây, Trung Quốc và cả với
các quốc gia Đông Nam Á.
 Về chính trị - xã hội
Giai đoạn này, với sự ra đời của Đạo Bàlamôn ( thế kỷ thứ VI TCN) Chế
độ phân biệt đẳng cấp ra đời ở Ấn Độ , gọi là chế độ “ varna” cổ nghĩa là
“màu sắc”, “ chủng tính” . Chế độ “Varna” góp phần quy định cơ cấu xã hội.

Theo thánh điển Bàlamôn Chế độ đẳng cấp quy định đẳng cấp đứng đầu là
Brahmana( lễ sư, tăng lữ Balamon) thứ hai là Kshatriya( vương công, vua
chúa, võ sĩ) thứ ba là Vaishya ( bình dân Aryan, thương nhân, địa chủ) cuối
cùng là Shudra ( tiện dân, nơ lệ) ngồi bốn đẳng cấp trên cịn có tầng lớp cùng
đinh Paria.
Sau khi Vua Asoka chết ( 236 TCN) vương triều Maurya sụp đổ, Ân Độ
khơng cịn là quốc gia thống nhất, trong giai đoạn hai thế kỷ cuối trước công
nguyên này, nhiều bộ tộc đã xâm nhập Ấn Độ qua cửa ngõ phía Tây Bắc, đặc
biệt người Saka thuộc nước Kushana ở Trung Á đã đánh chiếm nhiều vùng Ấn
Độ và thành lập các quốc gia của họ . Xã hội Ấn Độ cổ bấy giờ ngoài đặc
trưng chế độ đẳng cấp “ varna” cịn có sự tồn tại của chế độ nơ lệ kiểu gia
trưởng, tổ chức công xã nông thôn.
 Về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc


10

Đã có nhiều những thành tựu lớn khi Ấn độ đã đạt được một số thành
tựu với trình độ kỹ thuật khá cao và tinh tế, điều này được biểu hiện rõ trong
kỹ thuật xây dựng các đền đài và nghệ thuật tạc tượng.
Ấn Độ là nơi có nhiều cơng trình kiến trúc nổi tiếng đã trở thành huyền
thoại như đền Taj Mahal, đền tháp Khajuraho…
Giai đoạn thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ I TCN, đặc biệt gắn với vương
triều Maurya với triều đại của vị vua nổi tiếng Asoka ( 321) đã đạt nhiều
thành tựu lớn về kinh tế, văn hóa, .. đặc biệt ơng cho xây dựng 84.000 tháp
phật giáo và các cơng trình kiến trúc khác..
 Về văn hóa, giáo dục.
Từ xưa Ấn Độ là khu vực sinh sống của nhiều dân tộc với những ngơn
ngữ và trình độ văn hóa khác nhau, Nhiều quan điểm cho rằng người
Dravidian là người dân bản địa xưa nhất chủ nhân của nền văn hóa Indus. Đến

thời đại đồ sắt người Aryan xâm nhập Tây Bắc Ấn rồi là chủ bán đảo này, bắt
người Dravidian làm nô lệ.
Cuối thiên niên kỷ II trước cơng ngun nền văn hóa sơng Ấn suy tàn,
có nhiều quan điểm về sự suy tàn của nền văn hóa này một số cho rằng đó là
do sự tàn phá của người Aryan có trình độ văn hóa thấp kém, một số khác thì
cho rằng do những nguyên nhân nội tại.


11

Tiếp theo nền văn hóa sơng Ấn là nền văn hóa của người Aryan. Trong
lịch sử Ấn Độ gọi thời kỳ này là thời kỳ VeDa – Sử Thi là thời hình thành các
quốc gia chiếm hữu nơ lệ đầu tiên của người Aryan trên lưu vực sông Hằng.
Đến thế kỷ thứ X trước công nguyên người Aryan lập ra tôn giáo Rig – Vesda.
Thời kỳ Veda cũng là thời kỳ hình thành nhiều tơn giáo lớn, mà tư tưởng và tín
ngưỡng của nó đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần xã hội Ấn Độ cổ đại,
đặc biệt với sự ra đời của Đạo Bàlamôn ( thế kỷ thứ VI TCN) Chế độ phân
biệt đẳng cấp ra đời ở Ấn Độ , goi là chế độ “ varna” có nghĩa là “màu sắc”, “
chủng tính” . Chế độ “Varna” góp phần quy định cơ cấu xã hội và ảnh hưởng
nhiều đến hình thái tư tưởng cổ Ấn Độ. Theo thánh điển Bàlamôn Chế độ
đẳng cấp quy định đẳng cấp đứng đầu là Brahmana( lễ sư, tăng lữ Balamon)
thứ hai là Kshatriya( vương công, vua chúa, võ sĩ) thứ ba là Vaishya ( bình dân
Aryan, thương nhân, địa chủ) cuối cùng là Shudra ( tiện dân, nơ lệ) ngồi bốn
đẳng cấp trên cịn có tầng lớp cùng đinh Paria.
Sự phân biệt đẳng cấp đụng chạm đến lợi ích, quyền lợi của những tầng
lớp dưới trong xã hội, đặc biệt nơng dân, thương nhân , thợ thủ cơng.. vì thế
một làn sóng đấu tranh chống lại đạo Balamơn và chế độ phân biệt đẳng cấp.
Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ I (TCN) nền văn hóa tư tưởng triết học Ấn Độ lại
phát triển mạnh mẽ dưới sự chi phối tác động của một loạt biến cố mới trong
xã hội. Đó là cơ sở cho sự ra đời của các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại

như Phật Giáo, Vedanta…


12

Với những điều kiện tồn tại xã hội như vậy tất yếu sẽ phản ánh một ý
thức xã hội tương tự. Ngồi ra những điều kiện chính trị - xã hội, kinh tế, văn
hóa, đặc biệt là chế độ phân biệt đẳng cấp (varna) trong xã hội… cũng như
trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển, đã góp phần tác động lớn đến sự
hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ nói chung và tư tưởng
triết học Vedanta thời bấy giờ.
1.2 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
 Q trình bình chú kinh Veda
Có thể nói tất cả các hệ thống tư tưởng triết học và tôn giáo chính thống
Ấn Độ đều bắt nguồn từ kinh Veda. Trường phái triết học Vedanta là một trong
những trường phái triết học chính thống vì thế sự ra đời của nó cũng bắt nguồn
từ quá trình bình chú kinh Veda.
Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ và nhân loại.
Đó là một bộ sách thâu lượm tất cả những ca dao, vịnh phú, những tư tưởng,
quan điểm, những tập tục, lễ nghi…của người Aryan.
Chữ “Veda” bắt nguồn từ căn tự “Vid”, nghĩa là “tri thức”, “hiểu biết”.
Chính từ ngữ Veda có nghĩa là tri (biết); một kinh Veda là một cuốn sách về tri
thức. Người Ấn dùng từ ngữ Veda về số nhiều để chỉ tất cả tài sản thiêng
liêng, các tri thức truyền thống về gốc gác của họ. Nó cũng được dùng chung
với nghĩa là “Thánh kinh” là sự sáng suốt cao nhất.


13

Về niên đại của kinh Veda. Đa số các học giả thường đưa ra thời gian ra

đời sớm nhất vào khoảng năm 1500 trước công nguyên nhưng sau khi khai
quật ở Mohenjo - Daro, thì việc xác định niên đại của kinh Veda cịn có xu
hướng sớm hơn nữa.
Về kết cấu, theo các nhà nghiên cứu kinh Veda gồm có bốn bộ:
Rig-Veda: Rig-Veda có nghĩa là “tán ca”, tán tụng Veda. Đây là bộ kinh
cổ nhất của nền văn hóa Ấn Độ bao gồm 1017 bài, sau được bổ sung thêm 11
bài dùng để cầu nguyện, chúc tụng công đức của các vị thần.
Sama –Veda: Tri thức về các giai điệu ca chầu khi hành lễ, gồm 1549
bài (Ca vịnh Veda).
Yajur-Veda: Tri thức về các lời khấn tế, những công thức, nghi lễ khấn
bái trong hiến tế (Tế tự Veda).
Atharva-Veda: Tương truyền do đạo sĩ Atharvan truyền lại. Bộ kinh này
được tách ra với ba bộ trên gồm 731 bài kinh là những là những lời khấn bái
mang tính bùa chú, ma thuật, phù phép đem lại những điều tốt lành cho bản
thân, gây tai họa cho kẻ thù.
Theo nghĩa rộng kinh Veda gồm có bốn loại:


14

Các tập Samhitas: (Sam có nghĩa là cùng với nhau, hita là sắp xếp) hay
còn gọi là các Mantra, tức thánh ca, gồm những lời cầu nguyện, xưng tụng
thần linh dưới dạng thi ca.
Các Brahmanas: Gọi là Phạn thư hay kinh Bàlamơn, giải thích các quy
tắc, nghi thức tế tự, chuyên dùng cho các tu sĩ chức sắc cao cấp đạo Bàlamôn.
Các Aranyaka: Gọi là kinh rừng hay Sâm lâm thư, dùng cho các tu sĩ
khổ hạnh.
Các kinh Upanishad: Gọi là Áo nghĩa thư (nghĩa là sách có ý nghĩa
thâm sâu, un bác), là những kinh sách bình chú có tính chất tơn giáo-triết
học, giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của các kinh Veda.

Cũng giống như các dân tộc khác khi điều kiện kinh tế chưa phát triển
cao, trình độ nhận thức chưa đủ để giải thích các hiện tượng của thế giới tự
nhiên thì dân tộc Ấn Độ đã sáng tạo nên một thế giới các vị thần để giải thích
các hiện tượng phong phú, phức tạp của hiện thực.
Khơng những vậy, về sau để giải thích cho các hiện tượng xã hội người
Ấn Độ lại sáng tạo ra biểu tượng các vị thần mới để lý giải các hiện tượng
trong lĩnh vực đạo đức, luân lý xã hội như thần ác, thần thiện, pháp thần, thần
công lý.
Nhưng với sự đa dạng và phong phú của các hiện tượng trong tự nhiên
và trong đời sống xã hội thì số thần tương ứng với các hiện tượng đó ngày


15

càng một nhiều và người Ấn Độ đã tự hỏi vị nào đã tạo ra thế giới? lúc thì họ
bảo là thần Indra, lúc lại bảo là thần Agni hoặc thần Surya, thần Prajapati.
“Khi giải thích thế giới, tư tưởng triết học Veda đã dần khám phá ra đằng sau
thế giới hiện thực có một lực lượng tối cao chi phối. Do vậy càng về sau quan
niệm tự nhiên về các vị thần biểu tượng cho các hiện tượng đa dạng của thế
giới đã dần dần mờ nhạt”3. Về sau trong hệ thống tôn giáo, triết học Ấn Độ cổ
đại chỉ tơn sùng một vị thần, đó là “thần sáng tạo tối cao” Brahma và một
nguyên lý vũ trụ - “Tinh thần sáng tạo vũ trụ tối cao” - Brahman. Thần sáng
tạo tối cao Brahma có nguồn lực sáng tạo và mặt đối lập với nó đó là hủy diệt,
nên có thần hủy diệt Siva. Có mặt hủy diệt tất yếu phải có mặt bảo tồn nên có
thần bảo vệ Vis’nu. Sáng tạo, hủy diệt và bảo tồn là ba mặt thống nhất khăng
khít trong một q trình biến hóa của thế giới.
Nhìn chung trong các tập Veda thời kì này tập trung phản ánh ước vọng
của người dân mong mưa thuận gió hịa, mong có thức ăn, có gia súc…đồng
thời phản ánh một tín ngưỡng ma thuật đa thần giáo chưa có khái quát triết
học. Tuy nhiên qua các tập Veda đã thể hiện sự phát triển của tư duy trừu

tượng trong đó người ta thừa nhận một nguyên lý vũ trụ với sức mạnh vô hạn,
biểu hiện ra trong thiên nhiên, trong tinh thần và các nghi lễ. “Như vậy, quá
trình phát sinh và phát triển tư tưởng triết học,tôn giáo trong thánh kinh Veda,
đặc biệt là trong Rig-Veda là sự giải thích các sự vật, hiện tượng riêng lẻ của
thế giới qua biểu tượng các vị thần có tính chất tự nhiên. Người Ấn Độ đã đi
tới phát hiện cái chung, cái bản chất, là bản nguyên tối cao của thế giới, qua
biểu tượng về “Đấng sáng tạo tối cao”Prajapati, Brahmâ, Purusha hay “Tinh
3 PGS.TS. Dỗn Chính (2010), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.103.


16

thần vũ trụ tối cao” Brahman. Đó là bước chuyển từ thế giới quan thần thoại
tôn giáo sang thế giới quan triết học là logic phát triển nội tại, tất yếu của tư
duy triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Xu hướng đó được biểu hiện rõ trong
kinh Upanishad, trong Bhagavad Gita trong Vedanta những hình thức bình
chú, giải thích kế thừa và phát triển mặt triết học của kinh Veda”4.
 Q trình bình chú kinh Upanishad
Có thể nói rằng nguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự ra đời của trường phái
triết học Vedanta là kinh Upanishad. Sự xuất hiện của Upanishad đánh dấu
bước chuyển từ thế giới quan thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học. Bởi vì
trong khi các kinh Veda trước thiên về giải thích thế giới bằng các vị thần
(3312 vị thần) đề cao phương pháp tế tự để cầu xin sự phù hộ và ban phước
lành của các đấng thần linh biểu thị cho sức mạnh của thiên nhiên được nhân
hình hóa thì các kinh Upanishad khơng giải thích thế giới bằng biểu tượng các
vị thần mà bằng tư duy triết học với một khái niệm phản ánh sự phát triển của
tư duy từ cụ thể cảm tính sang trừu tượng đó là : “Tinh thần vũ trụ tuyệt đối
tối cao” - Brahman. Bước chuyển đó cịn được phản ánh ở chỗ tư tưởng triết
học trong các kinh Upanishad có thể khái quát về các mặt thế giới quan, nhân

sinh quan, nhận thức luận. Đó là biểu hiện của một trào lưu triết học.
Đây là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh Veda được
biên soạn qua nhiều thế kỉ (khoảng từ thế kỉ VIII trước công nguyên đến thế kỉ
V trước công nguyên) bởi các tông phái, các đạo sĩ trong những hoàn cảnh và
địa phương khác nhau.
4 PGS.TS. Dỗn Chính (2010), sđd, tr.119 -120.


17

Kinh Upanishad là những kinh sách bình chú tơn giáo-triết học gồm
hơn 200 bài kinh giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của những tư tưởng thần
thoại Veda. Nó thể hiện một tinh thần mới là giải phóng ý thức ra khỏi sự ràng
buộc của nghi lễ và bàn đến những vấn đề có ý nghĩa triết học thực sự.
Khái niệm Upanishad được giải nghĩa là “thị tọa”, “cận tọa” (vì “upa”
là gần; “ni” là cung kính, trang nghiêm và “shad” là ngồi). Upanishad không
phải là một tác phẩm trình bày có hệ thống chặt chẽ những quan điểm của một
trường phái triết học, mà được viết dưới hình thức hội thoại giữa thầy và trị.
“Nội dung, mục đích căn bản của Upanishad nhằm vạch ra nguyên lý tối cao
tuyệt đối, bất diệt là bản thể của vũ trụ vạn vật, lý giải về thực chất về bản
tính con người và mối quan hệ giữa đời sống tinh thần con người với nguồn
sống bất diệt của vũ trụ, từ đó chỉ ra con đường cách thức giải thốt con
người khỏi sự ràng buộc của thế giới sự vật hiện tượng hữu hình, hữu hạn
như ảo ảnh phù du này”5.
Upanishad là nguồn gốc của hầu hết tất cả các hệ thống triết học, tôn
giáo Ấn Độ, là cơ sở lý luận cho đạo Bàlamôn cũng như đạo Hindu sau này.
Upanishad gồm phần lớn là những đoạn kết của kinh Veda và nó cũng lý giải
những vấn đề mục đích tối cao của kinh Vedanta (vì theo tiếng Phạn “anta”
vừa có nghĩa là “kết cuộc”, “hồn tất” vừa có nghĩa là “mục đích”). Sau này
một mơn phái triết học duy tâm lấy tên là Vedanta, chính là sự tiếp tục phát

triển kế thừa tư tưởng chủ yếu của kinh Veda và Upanishad.
Tư tưởng triết học cơ bản của Upanishad có thể khái qt như sau:
5 PGS.TS. Dỗn Chính (2010), sđd, tr.126.


18

Thế giới quan: Upanishad đã đưa ra cách giải thích duy tâm về nguồn
gốc của thế giới coi Brahman - “Tinh thần vũ trụ tối cao” là thực thể duy nhất,
có trước nhất tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới đều nảy sinh
và hịa nhập về với nó sau khi chết.
Atman - linh hồn con người chỉ là sự biểu hiện, là một bộ phận của
“Tinh thần vũ trụ tối cao” tuyệt đối, bất tử Brahman. Vì tồn bộ vũ trụ là
Brahman nên về bản chất linh hồn là đồng nhất với “Linh hồn tối cao”.
Nhận thức luận: Upanishad phân sự nhận thức của con người thành hai
trình độ khác nhau là hạ trí và thượng trí . Hạ trí là tri thức phản ánh những sự
vật, hiện tượng riêng lẻ, có hình tướng, danh sắc đa dạng của hiện thực gồm
các tri thức khoa học thực nghiệm, các ngành nghệ thuật. Thượng trí là trình
độ vượt qua tất cả thế giới hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường xuyên biến
đổi để nhận thức một thực tại tuyệt đối, duy nhất, bất diệt, thường hằng, vơ
hình và là bản chất của tất cả những cái đang tồn tại (Brahman). Tuy nhiên, hạ
trí cũng có vai trị và cơng dụng của nó đối với nhận thức, là phương tiện cần
thiết để đưa con người tới hiểu biết thượng trí.
Nhân sinh quan: Upanishad bàn tới vấn đề "luân hồi", "nghiệp báo".
Vì Atman "linh hồn" tồn tại trong thể xác con người trần tục nên ý thức con
người lầm tưởng rằng "linh hồn" đó khác với "linh hồn vũ trụ" bất tử. Những
cảm giác, ham muốn dục vọng và hành động của con người nhằm thỏa mãn
những ham muốn đó trong đời sống trần tục đã gây ra những hậu quả, gieo
đau khổ ở kiếp này và cả kiếp sau, gọi là "nghiệp báo" (karma). Do vậy, linh
hồn bất tử cứ bị giam hãm vào hết thể xác này đến thể xác khác, bị che lấp,



19

ràng buộc bởi thế giới hiện tượng như ảo ảnh, gọi là sự "luân hồi" (samsara),
không nhận ra và không trở về đồng nhất với chân bản của mình là Brahman
được. Muốn giải thốt linh hồn bất tử khỏi vịng vây hãm của luân hồi, nghiệp
báo để đạt tới đồng nhất với "Tinh thần vũ trụ tối cao" tuyệt đối thì con người
phải dốc lịng tồn tâm tu luyện đạo đức (karma-yoga) và tu luyện trí tuệ
(jâna-yoga). Bằng nhận thức trực giác, thực nghiệm tâm linh, con người mới
nhận ra chân bản của mình, khi đó linh hồn bất tử mới đồng nhất được với
"linh hồn vũ trụ tối cao" và bắt đầu giải thoát.
Từ phong trào tổng thuật, chú giải, khai thác về mặt triết lý có tính chất
trừu tượng, uyên áo của kinh Veda và kinh Upanishad - học thuyết có uy thế
nhất trong lich sử tư tưởng Ấn Độ cổ đại. Thì học thuyết Vedanta-học thuyết
triết học tơn giáo có ảnh hưởng rất lớn trong hệ thống triết học chính thống ở
Ấn Độ cổ đại ra đời.
Triết lý căn bản nhất của Veda và Upanishad mà Vedanta lấy làm cơ sở
cho học thuyết triết học của mình đó là: Đề cao linh hồn vũ trụ tối cao
Brahman. Tư tưởng giải thoát đưa linh hồn bất tử trở về đồng nhất với “Linh
hồn vũ trụ tối cao” Brahman. Như vậy có thể thấy học thuyết Vedanta có đặc
trưng: Mang yếu tố duy tâm đề cao Brahman.
Từ kinh Veda tới Upanishad và Vedanta là sự phát triển có sự kế thừa
tạo thành một trục tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử tư tưởng văn hóa Ấn Độ.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau là các hình thức, tính chất khác nhau phù hợp với
lịch sử và trình độ phát triển nhận thức của lồi người. Về mặt tơn giáo, đó là


20


sự chuyển biến từ giải thích thế giới bằng đa thần (Veda) tới nhất thần
(Upanishad) và Vedanta (vừa nhất thần vừa đa thần).

Chương 2


21

NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÂN PHÁI VÀ SỰ
ẢNH HƯỞNG CỦA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC VEDANTA ĐẾN
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

2.1. QUÁ HÌNH THÀNH CỦA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC VEDANTA
Cũng như các trào lưu tư tưởng triết học, tôn giáo khác. Bao giờ cũng là
quá trình vận động phát triển và tiếp thu những giá trị văn hóa, tư tưởng của
các trường phái trước đó. Vedanta là học thuyết triết học tơn giáo có ảnh
hưởng sâu rộng lớn trong hệ thống triết học chính thống Ấn Độ cổ đại. Là quá
trình bình chú, chú giải về mặt triết học kinh Veda và kinh Upanishad làm
hình thành trường phái triết học này. Mục đích của Vedanta là khai thác, phát
triển con đường triết lý, trí tuệ của Veda để đạt tới giác ngộ và giải thoát.
Trường phái triết học Vedanta hình thành vào khoảng thế kỉ IV đến thế
kỉ III trước Cơng ngun qua hình thức chú giải, tường thuật Veda và
Upanishad của Badayarana trong bộ kinh Brahman- sutra nổi tiếng gồm 555
cách ngơn. Sau đó Gaudapada (thế kỷ VII) chú giải các sutra đó, dạy phần bí
truyền, tức phần triết lý siêu hình của học thuyết đó cho Govinda, Govinda lại
dạy cho Shankara. Sau cùng Shankara đã soạn ra bộ chú giải nổi tiếng, có ảnh
hưởng sâu rộng trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ, đó là bộ Vedanta, và ông đã trở
thành một trong những triết gia lớn nhất Ấn Độ.



22

Nội dung của trường phái triết học Vedanta có thể tóm lược qua những
ý chính sau đây:
 Về mặt tơn giáo
Những tín đồ theo đạo Hindu có khuynh hướng khơi phục lại tư tưởng
hữu thần trong kinh Veda, nhưng trên cơ sở cao hơn, vừa nhất thần, vừa đa
thần, điều đó thể hiện qua việc họ thay thế các vị thần cũ bằng các vị thần mới
với quyền uy rất lớn có khả năng tri giác, hiểu biết và hành động phi thường,
vóc dáng cơ thể mạnh mẽ, sinh lực cuồn cuộn như “tràn” ra ngồi, như thần
Brahman thì giờ đây có bốn mặt, bốn tay, quán xuyến cả vũ trụ; Thần Surya
(mặt trời) có đến ngàn mắt, họ cùng tơn thờ thần Bị cái ( kâmadhenu) tượng
trưng cho đất mầm ni dưỡng … 6
Ngồi ra các tín đồ đều cố gắng duy trì quan niệm về chế độ đẳng cấp
như trong các bộ kinh Veda và bộ luật Manu. Chia thành bốn đẳng cấp đều
được sinh ra từ một nguồn, từ trên cùng cơ thể của con người sơ thủy
(Purusa): Brahmana (Bàlamôn) là đẳng cấp tăng lữ, lễ sư được sinh ra từ
miệng; Kshatriya (võ sĩ) là đẳng cấp vương công, vua chúa, tướng lĩnh được
sinh ra từ tay; Vaishya là đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân Arya
được sinh ra từ bắp vế; Shudra là đẳng cấp tiện dân và nô lệ được sinh ra từ
chân. Ngồi bốn đẳng cấp trên cịn có những người bị coi là ngoài lề đẳng cấp
xã hội, là tầng lớp người cùng đinh, hạ đẳng (Paria) như người Chandala. Tín
đồ Hindu giáo cũng tin vào luật luân hồi, nhân quả…

6 Xem PGS.TS. Dỗn Chính (chủ biên, 2015), Lịch sử triết học phương đơng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, Tr. 209.


23


 Về mặt triết học
Bản thể luận: Kinh Veda mà Vedanta lấy làm cơ sở là bộ tri thức luận
về triết lý siêu hình, chuyên khảo sát, biện luận, giải thích về ngun lý hình
thành vũ trụ vạn vật, tương đương với kinh Upanishad. Tư tưởng chủ yếu của
kinh Upanishad mà Vedanta lấy làm cơ sở cho học thuyết của mình là vấn đề
trả lời cho câu hỏi: Cái gì là thực tại cao nhất mà khi nhận thức được nó sẽ
biết được mọi cái. Upanishad đã đưa ra một cách giải đáp duy tâm rằng: Đó là
cái bản chất sâu xa của mọi sự tồn tại, cái ấy là nguồn gốc sinh ra mọi cái và
mọi cái hòa nhập vào khi chấm dứt hình thức và sự tồn tại ở thế giới này, cái
ấy chính là “tinh thần vũ trụ tối cao” tức Brahman. Brahman là thực thể tuyệt
đối, bất diệt, là linh hồn, là nguồn sống của vũ trụ.
Giải thoát luận: Linh hồn của mỗi con người chỉ là sự biến thể hay là
sự hiện thân của Brahman nơi mỗi thân thể con người. Để giải thoát linh hồn
con người khỏi phải chịu sự đầu thai hết kiếp này sang kiếp khác trên thế giới
trần tục này, do những ham muốn, nhục dục của con người gây nên, đưa linh
hồn bất tử (Atman) trở về với đồng nhất với “Linh hồn vũ trụ tối cao”Brahman vì thế “Con người cần phải dốc lòng tu luyện đạo đức (karma yoga),
rèn luyện trí tuệ (prajna yoga), và có lịng tin yêu tuyệt đối với đấng tối cao,
còn gọi là chủ nghĩa tín ái (bhakti)”7. Nhưng trí tuệ để thể nhập với Brahman
ở đây khơng cịn là nhận thức bằng kinh nghiệm cảm giác, suy luận lôgic,
bằng sự so đo, đối đãi, bằng sự phân biệt tầm thường. Bởi vì ngũ quan của
chúng ta và cảm giác của chúng ta luôn bị chi phối bởi thế giới thường biến,
hữu hình hữu hạn, khơng chắc thật, cịn lý trí của chúng ta thì nhận thức khơng
trọn vẹn được đối tượng và giới hạn tư duy của nó rất hẹp và đơi khi tư duy
7 PGS.TS. Dỗn Chính (chủ biên, 2015), sđd, tr. 136.


×