Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Văn chương có thể nói với chúng ta điều gì khác về con người? ( Thông qua tác phẩm “Ngàn mặt trời rực rỡ”)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.45 KB, 6 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Trang
MSV: 705601420
Lớp: A8 K70 Ngữ Văn

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN GIỮA KÌ NHẬP MƠN LÍ LUẬN VĂN HỌC

Đề bài: Văn chương có thể nói với chúng ta điều gì khác về con người? ( Thơng
qua tác phẩm “Ngàn mặt trời rực rỡ”)
Bài làm
Nếu có ai hỏi văn chương là gì ? Thì tơi xin trả lời rằng, với tôi, văn chương luôn là một tấm
gương phản chiếu những gì chân thật nhất trong tâm hồn con người. Trong cuộc sống thực tại,
con người luôn vận động theo những quy luật, theo guồng quay của xã hội, thì chính văn
chương là thế giới mà họ có thể thoải mái thể hiện cái tơi, bản ngã của của đời mình. Những
con người trong thế giới ấy được giải thoát khỏi các định kiến xã hội, các chuẩn mực áp chế, bó
hẹp tâm hồn họ lại. Các tác phẩm trong văn chương chính là hơi thở của đời sống. Bao giờ cũng
thế, văn học- cuộc sống - con người là những yếu tố không thể tách rời nhau để tồn tại riêng
biệt.Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Văn học và đời sống là hai vịng tròn đồng tâm
mà tâm điểm là con người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một
chặng đời sống con người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hoàn thiện”. Vậy có câu
hỏi đặt ra là: Văn chương nói với chung ta điều gì khác về con người?
Đến với “Ngàn mặt trời rực rỡ” của Khaled Hosseini chính là đến với câu trả lời cho vấn đề
đó. “Ngàn mặt trời rực rỡ” là câu chuyện về cuộc đời của hai cô gái Mariam và Laila trên một
trục lịch sử đầy biến động, thăng trầm của Afghanistan - Một đất nước với nền chính trị hỗn
loạn và tơn giáo hà khắc,bất công với người phụ nữ; một đất nước với những vết thương chiến
tranh khơng bao giờ xóa nhịa trong mỗi gia đình, ngồi xã hội. Vì vậy, để làm rõ câu trả lời cho
câu hỏi “Văn chương nói với chung ta điều gì khác về con người?” tơi sẽ đi vào các khía cạnh
chính trị, tơn giáo được đặt trong mối tương quan với văn chương, cụ thể là trong tác phẩm
“Ngàn mặt trời rực rỡ”.
Đầu tiên, đến với “Ngàn mặt trời rực rỡ”, tơi như đến với một khía cạnh khác về con người
mà tôi đã từng bắt gặp trong phương diện chính trị. Chính trị và văn chương đều thuộc hình thái
ý thức kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên, giữa hai hình thái này ln có sự mâu thuẫn, đối lập


nhau. Chính trị ln muốn kiểm sốt, chi phối văn chương. Chính trị thể hiện những cái tất yếu
phải làm, những cái chung, những phép tắc, quy định trong phạm vi của một lãnh thổ, bó hẹp


trong một cộng đồng. Hình thái chính trị như một nhà tù ln kiểm sốt, theo dõi cuộc sống của
mỗi con người đang diễn ra. Độc lập hoàn toàn với chính trị, văn chương quan tâm đến cái
riêng, cá biệt, bảo vệ quyền tự do của cá nhân.Nó vượt lên trên cộng đồng, mang tính phổ quát
cho một vấn đề trong xã hội, bảo vệ quyền tự do của mỗi cá nhân. Văn chương ln là sự cất
lên tiếng nói cá nhân cho những con người.Cùng là con người nhưng con người trong chính trị
chỉ là một nhân tố gìn giữ, điều chỉnh và vận hành những luật lệ, quy tắc chung của một đất
nước, một cộng đồng. Còn đến với con người trong văn chương, ta có thể nhìn thấy những con
người trong cuộc sống có biết bao số phận, hồn cảnh khác nhau, có những suy nghĩ, tình cảm
khác nhau.
Nếu như chính trị chỉ quan tâm đến các cuộc chiến tranh giành chính quyền, duy trì quyền
lực của một đất nước thì ở văn chương, ta như thấy một góc nhìn khác về con người đằng sau
những cuộc chiến tranh ấy. Cuốn “Ngàn mặt trời rực rỡ” cho chúng ta cái nhìn tồn cảnh chiến
sự ở Afghanistan những năm cuối thế kỉ 20: Chiến tranh Xô Viết – Afghanistan, cuộc nội chiến
tranh giành quyền lực, Taliban giành quyền kiếm sốt,… Nhưng khơng dừng lại ở đó, qua ngịi
bút tinh tế của Hosseini, tất cả những cuộc chiến phi nghĩa đó bị lên án một cách gay gắt, trần
trụi trong con mắt của độc giả. Nó đã phá hủy những ngôi nhà, cướp đi những sinh mạng và để
lại những sang chấn trong tâm trí những đứa trẻ đến tận mãi sau này. Ám ảnh biết mấy cảnh
người bố của Laila trở thành một cái xác không đầu, hay những mảnh vụn trên thân thể người
bạn thân Giti vương vãi trên khắp đường phố, những bệnh viện chật chội, nóng bức và hơi hám
chẳng khác gì những trại tập trung. Điều gì đã khiến lương tâm con người biến thành lịng dạ
quỷ dữ và đẩy những người vơ tội đến bờ vực tuyệt vọng?
Văn chương quan tâm đến những thân phận, những nỗi đau của con người đằng sau những
quy định, phép tắc của chính trị. Trong “ Ngàn mặt trời rực rỡ”, chính trị đã tạo nên những lý
tưởng ngạo mạn, những hủ tục kiên cố giẫm nát và giày xéo đất nước Afghanistan. Ngòi bút của
Khaled Hosseini không né tránh mà trực tiếp đối diện, cương quyết, gãy gọn để tái hiện một
Afghanistan trần trụi, đau thương. Tái hiện bối cảnh Afghanistan bao bọc trong nền chính trị- xã

hội loạn lạc trong suốt bốn thập kỷ đầy biến động, Khaled Hosseini khơng bày tỏ bất kì quan
điểm chính trị hay lên án, phán xét điều gì trong tác phẩm của mình, bởi ơng đơn giản “mong
muốn độc giả tìm được sự cảm thơng sâu sắc với những người dân Afghanistan, đặc biệt là
những người phụ nữ qua những câu chuyện kể”.
“Ngàn mặt trời rực rỡ” như một tấm gương phản chiếu rất nhiều số phận con người khác
nhau ở Afghanistan: Những người cha lang thang trên con đường để nhặt từng phần xác của con
mình vì những quả bom lạc đạn; Những người mẹ sống như cái xác khơng hồn vì những đứa
con đã mất trong chiến tranh; Những con người phải rời xa quê hương vì chiến tranh; Những
con người với bao ước mơ dang dở cùng tình yêu vì chiến tranh mà bị chia cắt,... Nhưng đâu đó
vẫn tồn tại những con người với khát vọng sống mãnh liệt, những con người với trái tim đầy ấm
áp, tỏa sáng như ngàn mặt trời rực rỡ và cả những con người tràn đầy hi vọng về tương


lai,...Thế nhưng, tất cả những số phận con người trên đều có điểm chung là: Những cột mốc
trong cuộc đời đều liên quan đến cái chết. Khaled Hosseini đã gói gọn toàn bộ lịch sử đầy biến
động của đất nước Afghanistan vào trong bóng dáng cuộc đời của hai người phụ nữ: Mariam và
Laila - hai người phụ nữ thuộc hai thế hệ khác nhau, có tuổi thơ, tư tưởng gần như trái ngược
nhau.
Văn chương đã mở ra trước mắt ta sự đối lập của những cung bậc cảm xúc. Sự đấu tranh
của đau thương và hi vọng trong mỗi con người. Nhân vật Mariam chính là đại diện cho đại đa
số phụ nữ ở Afghanistan. Xuyên suốt mạch câu chuyên ta có thể nhận ra sự thay đổi trong suy
nghĩ của nhân vật này: Chấp nhận số phận và vùng vẫy thoát ra khỏi số phận. Nhưng nổi bật
hơn cả ở cơ là sự nhân hậu, tình người ấm áp và tình yêu thương chan chứa. Sau khi mẹ mất,
cuộc đời Mariam luôn ám ảnh với cái tên Harami- một đứa con hoang, cơ cho rằng mình chính
là nỗi hổ thẹn của bố Jalil. Sau khi lấy chồng, dần dần Mariam thấy thoải mái với tấm che mặt
Burqa, cô cảm thấy thật dễ chịu khi chỉ bản thân nhìn thấy mọi người mà khơng ai có thể nhìn
lại cơ, khi mọi người khơng nhìn cơ với cái nhìn ám ảnh về một đứa con hoang. Lúc Rasheed
tiếp đãi bạn của ơng, cơ phải ở tầng trên và khố cửa lại, nhưng “...cơ cịn cảm thấy thật hãnh
diện. Rasheed đã cho thấy sự ràng buộc thiêng liêng trong mối quan hệ của họ. Danh dự, phẩm
giá của cô, namoos của cơ là một điều ơng ta thấy đáng giữ gìn. Cơ cảm thấy vinh dự bởi sự

bảo vệ đó. Cảm thấy mình được nâng niu và thật quan trọng”. Phải chăng ngồi thiết chế chính
trị hà khắc áp đặt lên con người, chính những người phụ nữ ở Afghanistan cũng đã có suy nghĩ
như Mariam nên suốt một thời gian dài họ đã không đứng lên để đấu tranh? Trái ngược với
Mariam, Laila chính là đại diện cho bộ phận phụ nữ hiện đại có tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ, là
mảnh ghép cịn lại hồn thiện vẻ đẹp, nhân phẩm người phụ nữ Afghanistan thời chiến. Laila
hiểu rõ những giá trị mình theo đuổi và tin tưởng, ln có sự can đảm, quật cường, niềm tin và
hi vọng. Tuy nhiên biến cố cuộc đời ập đến, hai mảnh đời dường như trái ngược nhau đã gặp
nhau tại một giao điểm. Hai thân phận khác nhau nhưng suy cho cùng họ đều là nạn nhân của
một đất nước Afghanistan với nền chính trị hỗn loạn, nơi mà những hủ tục đáng sợ vẫn đang
được lan rộng, nơi mà thân phận người phụ nữ bị chà đạp, coi thường không khác gì súc vật,
nơi mà trong một gia đình người chồng có thể thoải sức đánh đập vợ mà khơng hề bị lên án,
phán xét,... Nhưng cũng chính tại mảnh đất ấy, Mariam và Laila đã cùng nhau giúp đỡ và chăm
sóc cho nhau, tình người đã được vun đắp từng ngày giữa hai người đàn bà đáng thương, và
cũng chính trong cái sự áp bức tột cùng, họ đã vùng lên, can đảm và bền bỉ, phản kháng một
cách mạnh mẽ trước sự sống đầy nghiệt ngã. Qua góc nhìn của văn chương, ta như một chứng
nhân lịch sử, để ghi lại những câu chuyện cứa lòng từ chiến tranh, từ cái khắc nghiệt của luật lệ,
chính trị đã đè nặng, chèn ép lên con người. Nhưng không dừng lại ở đó, văn chương cịn cho ta
thấy niềm hi vọng, sự khao khát bình yên trong mỗi con người. Cái kết của câu chuyện chính là
cánh cửa mở ra niềm hi vọng. Đó dường như là phần thưởng cho những gì cuộc đời mỗi con
người trải qua. Mariam buộc phải giết người chồng để cứu Laila- người có chung số phận và
cũng chính là giải thốt cho bản thân. Mariam bị xử bắn. Bước ngoặt đó mang đến kết thúc


khác nhau cho cuộc đời của hai người phụ nữ, nhưng dù sao họ cũng đã tìm thấy tương lai và sự
cứu rỗi cuộc đời theo những cách riêng. “Bà cũng đang rời bỏ thế giới này như một người đàn
bà đã yêu và đã được yêu. Bà vĩnh biệt cuộc sống với tư cách là một người bạn, người đồng
hành, người bảo vệ. Một người mẹ. Một người quan trọng.”.Dù bất kì đâu, khao khát được
sống, được cống hiến ở mỗi con người đều mãnh liệt. Dù phài trải qua những đày đọa, khổ ải thì
cũng khơng ngăn được cái ước muốn và hi vọng vào tương lai, vào cuộc đời phía trước. “Laila
phải tiến lên bởi vì cuối cùng thì cơ đã hiểu đó là tất cả những gì cơ có thể làm. Tiến lên và hy

vọng.”
Ở đất nước Afghanistan nếu chính trị như một bàn tay vơ hình tạo nên nền văn hóa gia
trưởng, độc tơn nam giới thì văn chương chính là phương tiện của con người giúp vượt ra khỏi
sự kiểm soát, chống lại thể chế xã hội đen tối ấy, mà cụ thể ở đây chính là những lời văn đầy
tinh tế của Hosseini trong “ Ngàn mặt trời rực rỡ”. Dưới ách thống trị của chế độ hồi giáo
Taliban, chiến tranh không phải là thảm họa cuối cùng trong cuộc đời của những người phụ nữ
nơi đây. Một nửa đất nước là phụ nữ, nhưng họ lại không hề được đối xử như một con người.
Họ thậm chí cịn khơng được coi như một con vật, chứ khơng nói đến vị trí của một người vợ
trong gia đình. Chế độ hồi giáo cực đoan như bức tường nhà tù đen đặc phủ kín, khơng cho một
chút ánh sáng le lói nào chiếu xuống cuộc đời của những người phụ nữ nơi đây. Nhiều chương
trong cuốn sách là cảnh Mariam và Laila bị hành hạ bởi chính người chồng già của mình. Hắn
ta chỉ cưng nựng khi nghĩ rằng họ sẽ đẻ cho hắn một đứa con trai, và sẵn sàng ném họ vào
tường, đánh gãy răng của họ hay bóp cổ họ đến chết khi khơng vừa lịng một điều gì. Nạn bất
bình đẳng giới trở thành một tôi ác khi Hosseini nhắc tới cách Mariam giải thốt cho cuộc đời
mình và Laila: Mariam giết chết Rasheed. “Đây là kết thúc chính đáng của một cuộc sống được
bắt đầu bằng những điều không chính đáng”.Đến đây ,tơi chỉ muốn ít ra họ có cơ hội bào chữa
cho bản thân, lý do tại sao họ lại làm ra tội ác khủng khiếp đó. Nhưng luật pháp - từ mà Laila
cảm thấy ghê tởm sau lần cô và Mariam bỏ trốn bất thành được sinh ra ở đất nước này để bảo
vệ cho đàn ông, những người vốn đã được Thượng Đế ưu ái, có cần đến nó nữa khơng khi “Một
người đàn ơng làm gì ở nhà là việc của ơng ta” cịn một người phụ nữ chẳng cần làm gì mà vẫn
bị đánh chết ở nhà hay giữa đường, “.... Đó chính là lý do chúng tôi chỉ yêu cầu một người đàn
ông làm nhân chứng nhưng lại cần đến hai người đàn bà...” Bi kịch của những người phụ nữ
đó đã chấm dứt, nhưng họ phải trả giá quá đắt. Liệu có cơng lí cho Mariam và Laila nói riêng
hay tồn bộ những người phụ nữ Afghanistan nói chung khi họ phải đặt dấu chấm hết cho cuộc
đời của mình vì đã ra tay bảo vệ cho chính mình và người thân?
Thứ hai, để khám phá thêm về “Văn chương nói điều gì khác về con người?” , chúng ta tiếp
tục đặt con người lên bàn cân văn chương và tôn giáo. Văn học và tơn giáo đều là hình thái ý
thức xã hội để bù đắp cho con người những cái thiếu hụt trong đời sống. Cả hai đều có mục đích
sâu xa là hướng đến tình u thương, sự an ủi, đồng cảm khi con người đau khổ, từ đó xây dựng
niềm tin cho con người ở một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng cũng như trong mối quan hệ với



chính trị, văn chương và tơn giáo cũng đều có những góc nhìn khác nhau về con người. Tơn
giáo quan tâm đến niềm tin vào các thế lực siêu nhiên, tín ngưỡng trong xã hội, đời sống con
người. Nó có sự gắn bó chặt chẽ với chính trị. Khi một tơn giáo ra đời và hình thành ở một
nước, thì nó thường dựa theo chính thể ở nước đó, vì những người truyền bá và tiếp nhận tôn
giáo ấy không thể có ý tưởng nào khác với chính thể hiện hành ở nước mình. Chính vì thế tơn
giáo dùng những quyền hành tinh thần và tình cảm bằng phương tiện đạo đức để chi phối, kiểm
sốt con người và khơng quan tâm đến những suy nghĩ, nỗi đau riêng của mỗi cá nhân, số phận
con người. Nhưng đến với “ Ngàn mặt trời rực rỡ”, chúng ta được chứng kiến những nỗi đau,
những số phận con người khốn khổ đằng sau những quyền hành tinh thần và tình cảm ấy mà tôn
giáo áp buộc lên người dân Afghanistan. Ở đất nước này, người phụ nữ đã và đang bị chà đạp,
dày xéo dưới nền tôn giáo hà khắc, đầy bất công. Đạo luật Hồi giáo bảo thủ,khắt khe khiến cho
những người phụ nữ sống không danh dự, không đặc quyền, khơng tự do.Họ sống nhịn nhục,
thu mình trong những tấm Burqa và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Chính nền tơn giáo hà
khắc đã tạo nên bộ luật Shari’a cổ hủ trói buộc,áp đặt lên những người phụ nữ:
“Phụ nữ cần phải chú ý:
Luôn luôn ở trong nhà. Khơng được đi lang thang khơng có mục đích ở trên đường. Nếu đi ra
ngoài phải đi cùng một nam giới có quan hệ họ hàng. Nếu bị bắt gặp đi một mình trên phố sẽ bị
đánh địn và bắt đưa về nhà.
Trong bất kì trường hợp nào phụ nữ đều khơng được để lộ khn mặt của mình. Phải mặt burqa
khi đi ra ngồi. Nếu khơng sẽ bị đánh thật nặng.
Khơng được nói nếu người khác chưa nói với mình.
Khơng được nhìn vào mắt đàn ơng.
Khơng được cười ở nơi công cộng.
Nghiêm cấm trẻ em gái đến trường.
Nghiêm cấm phụ nữ đi làm…”
Và chắc khơng sai khi nói rằng chính nền tơn giáo bảo thủ, khắt khe ấy đã tạo ra những thằng
đàn ơng độc đốn, gia trưởng,đốn mạt thẳng tay đàn áp đánh đập phụ nữ như Rasheed, hay
những tay lính lấy ăng ten tivi mà vụt vào đùi vào thân thể những người đàn bà dám ra đường

một mình đến tóe máu.
Văn chương chính là hiện thực cuộc sống, văn chương gắn liền với sự sống của con người.
Nhưng cái đích hướng tới của văn chương đâu chỉ dừng ở việc phản ánh hiện thực mà qua phản
ánh hiện thực, văn chương muốn thể hiện mối quan tâm đến những cảnh ngộ, những suy nghĩ,
những khát vọng riêng của một cá thể, cá nhân con người. Con người trong văn chương được


hiện lên như một chỉnh thể sống động, toàn vẹn, tổng hòa các mối quan hệ xã hội. “Ngàn mặt
trời rực rỡ” chính là nói những điều như thế về số phận con người, đặc biệt là số phận người
phụ nữ ở Afghanistan. Tìm hiểu về những nỗi đau, những số phận con người mà chúng ta sẽ
không bao giờ biết được ở những khía cạnh chính trị, tơn giáo, đạo đức,...,văn chương đã chạm
được đến sự rung cảm ở tận đáy sâu tâm hồn, mở ra cho ta một góc nhìn rộng mở, sống động
hồn tồn khác về con người.

Tài liệu tham khảo

1. [Review sách] NGÀN MẶT TRỜI RỰC RỠ – Khaled Hossei
/>2. Cuộc đời và văn học />3. NGÀN MẶT TRỜI RỰC RỠ – KHALED HOSSEINI />4. Sáng tạo những tác phẩm có giá trị vì con người, vì phẩm giá con người- Hồng Quân
/>5. Mối quan hệ giữa tơn giáo với chính trị và pháp luật- Luật Minh Khuê
/>


×